Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 34
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 34 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 34
Bài tập cuối tuần lớp 3 Tiếng Việt Tuần 34
I. Luyện đọc diễn cảm
Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp. Bác chữ A dõng dạc mở đầu.
Thưa các bạn! Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng.
Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn bạn viết thế này: “Chú
lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi”. Có tiếng xì xào: - Thế nghĩa là gì nhỉ?
- Nghĩa là thế này: “Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ. Dưới chân đi đôi
giày da. Trên chán lấm tấm mồ hôi”.
Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:
- Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.
Cả mấy dấu câu đều lắc đầu: - Ẩu thế nhỉ! Bác chữ A đề nghị:
- Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng
đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?
(Cuộc họp của các chữ viết) 1
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Lý do của cuộc họp giữa các chữ viết là gì?
A. Giúp đỡ Hoàng trong việc đặt dấu chấm câu.
B. Giúp đỡ Hoàng trong việc viết đúng chính tả
C. Giúp đỡ Hoàng trong việc viết chữ đẹp hơn.
Câu 2. Ai là người mở đầu cuộc họp? A. Dấu Chấm B. Dấu Phẩy C. Bác chữ A.
Câu 3. Dấu Chấm được giao nhiệm vụ gì?
A. Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa.
B. Dấu Chân cần nhắc Hoàng đặt dấu chấm đúng chỗ. C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Ý nghĩa của câu chuyện?
A. Vai trò của việc viết đúng chính tả
B. Vai trò của dấu chấm câu. C. Cả 2 đáp án trên III. Luyện tập
Câu 1. Điền l hoặc n?
a. Chúng em đang ở trong …ớp học.
b. Dãy …úi thật hùng vĩ.
c. Hôm nay, em được đi viếng …ăng Bác.
d. Xôi được nấu từ gạo …ếp.
Câu 2. Đặt câu với các từ lưu luyến, thư thái.
Câu 3. Kể lại một đoạn trong truyện Cóc kiện Trời.
Câu 4. Nêu lí do em thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. 2
Đáp án Bài tập cuối tuần lớp 3 Tiếng Việt Tuần 34
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Lý do của cuộc họp giữa các chữ viết là gì?
A. Giúp đỡ Hoàng trong việc đặt dấu chấm câu.
Câu 2. Ai là người mở đầu cuộc họp? C. Bác chữ A.
Câu 3. Dấu Chấm được giao nhiệm vụ gì?
A. Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa.
Câu 4. Ý nghĩa của câu chuyện?
B. Vai trò của dấu chấm câu. III. Luyện tập
Câu 1. Điền l hoặc n?
a. Chúng em đang ở trong lớp học.
b. Dãy núi thật hùng vĩ.
c. Hôm nay, em được đi viếng lăng Bác.
d. Xôi được nấu từ gạo nếp. Câu 2.
⚫ Bé Lan nhìn theo bố đầy lưu luyến.
⚫ Bây giờ, tôi cảm thấy rất thư thái. Câu 3.
Sắp đặt mọi thứ xong, Cóc liền một mình bước tới, lấy dùi đánh ba hồi trống.
Sau đó, từ đâu có một chú Gà bay đến. Biết là do trời sai Gà đến trị tội, Cóc liền
ra hiệu cho Cáo. Anh Cáo nhảy xổ tới cắn cổ Gà tha đi. Một lúc sau, Trời lại sai
Chó ra bắt Cáo. Nhưng Chó vừa ra tới cửa thì đã bị Gấu quật chết. Lúc này,
Trời tức lắm, sai Thần Sét ra trị anh Gấu. Thần Sét cầm lưỡi tầm sét rất hùng hổ 3
đi ra. Cóc liền ra hiệu cho tôi. Hiểu ý Cóc, Ong lao ra đốt Thần Sét túi bụi. Thần
phải nhảy vào chum nước gần đóm thì lập tức bị anh Cua giơ càng ra kẹp làm
thần đau điếng. Đến khi thần nhảy ra thì lại bị anh Cọp vồ lấy. Câu 4.
- Mẫu 1: Em đã đọc truyện cổ tích Cây khế. Trong truyện, em thích nhất là nhân
vật người em. Vì nhân vật này có những đức tính tốt đẹp. Người em vừa hiền
lành, lại chăm chỉ. Quanh năm, người em luôn cố gắng làm lụng. Khi được
chim thần trả ơn, người em không tham lam, chỉ lấy vừa đủ số vàng. Em đã học
được bài học giá trị từ nhân vật người em.
- Mẫu 2: Nhân vật mà em yêu thích là Cô-li-a trong câu chuyện Bài tập làm văn.
Có lần, cô giáo giao cho cả lớp đề văn: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ”. Cô-li-a
đã phải loay hoay một lúc mới có thể viết được một vài công việc đã giúp đỡ
mẹ. Mấy hôm sau, mẹ đã nhờ Cô-li-a giặt quần áo giúp. Cậu chợt nhớ đến bài
văn đã viết và đồng ý. Qua nhân vật này, em đã học được bài học ý nghĩa.
Chúng ta cần biết sống tự lập, biết yêu thương và giúp đỡ cha mẹ nhiều hơn. 4