-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 35
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 35 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CTST) 78 tài liệu
Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 35
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 35 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CTST) 78 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 3
Preview text:
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 35
Bài tập cuối tuần lớp 3 Tiếng Việt Tuần 35
Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…
Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
(Trích Bầm ơi, Tố Hữu)
1. Bài thơ Bầm ơi sáng tác theo thể thơ gì?
2. Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào?
3. Cảm xúc của em sau khi đọc xong bài thơ? Câu 2. Điền? a. d, r hoặc gi? - cái …ổ - …a báo - …úp đỡ - …ao thông b. ai hoặc ay? - ngày m… - cánh t… 1 - m… mắn - cái t…
Câu 3. Lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã học ở lớp 3
Câu 4. Thuật lại một việc em hoặc bạn bè đã làm để góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp
Đáp án Bài tập cuối tuần lớp 3 Tiếng Việt Tuần 35
Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…
Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
(Trích Bầm ơi, Tố Hữu)
1. Bài thơ Bầm ơi sáng tác theo thể thơ lục bát.
2. Hình ảnh người mẹ hiện lên vất vả, nhọc nhằn.
3. Cảm xúc: Xúc động, nghẹn ngào trước hình ảnh người mẹ Việt Nam. Câu 2. Điền? a. d, r hoặc gi? - cái rổ - da báo - giúp đỡ 2 - giao thông b. ai hoặc ay? - ngày mai - cánh tay - may mắn - cái tay
Câu 3. Lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã học ở lớp 3
Gợi ý: Em đã được học truyện Cóc kiện trời. Trong truyện, Cóc là nhân vật em
ấn tượng nhất. Một năm, trời làm hạn hán khiến ruộng đồng nứt nẻ, cây cối trơ
trụi, muôn loài khát kho. Cóc thấy vậy liền nghĩ cần phải lên kiện trời. Dọc
đường, Cóc gặp cua, gấu, cọp, ong cáo. Đến thiên đình, cóc sắp đặt đâu ra đấy
cho những người bạn đồng hành. Cuối cùng, trời đành cho gọi cóc vào. Cóc đã
xin trời ban mưa xuống hạ giới. Qua câu chuyện, em cảm thấy cóc thật dũng
cảm, mưu trí và giàu lòng nghĩa hiệp. Em rất thích yêu nhân vật này.
Câu 4. Thuật lại một việc em hoặc bạn bè đã làm để góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Gợi ý: Vào giờ ra chơi, em và Thu đang chơi đá cầu trên sân trường. Chúng em
đang chơi rất vui vẻ. Bỗng nhiên, Thu thấy một bạn học sinh vứt chai nước vừa
uống vào bồn cây. Thu liền chạy đến nói với bạn học sinh rằng nếu vứt rác ra
bồn cây sẽ gây mất mĩ quan trường học. Thu còn giải thích về những tác hại của
rác thải nhựa cho bạn học sinh nghe. Sau khi nghe xong, bạn đã hiểu ra và nhặt
chai nước bỏ vào thùng rác. Em thấy Thu đã làm được một việc tốt để góp phần
bảo vệ môi trường. Em càng thêm yêu mến bạn nhiều hơn. 3