Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 5
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 5 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 - CTST Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
“Trẻ em như búp trên cành,
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan,
Chẳng may vận nước gian nan,
Trẻ em cũng bị bận thân cực lòng.
Học hành, giáo dục đã không,
Nhà nghèo lại phải làm công, cày bừa.
Sức còn yếu, tuổi còn thơ,
Mà đã khó nhọc cũng như người già!
Có khi lìa mẹ, lìa cha,
Đi ăn ở với người ta bên ngoài.
Vì ai mà đến thế này?
Vì giặc Nhật với giặc Tây bạo tàn!
Khiến ta nước mất, nhà tan,
Trẻ em cũng phải cơ hàn xót xa.
Vậy nên con trẻ nước ta
Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh!
Kẻ lớn cứu quốc đã đành,
Trẻ em cũng phải ra dành một vai.
Bao giờ đánh đuổi Nhật, Tây,
Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng.” (Trẻ con, Hồ Chí Minh)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ viết về đối tượng nào?
Câu 2. Tìm những câu thơ nói về trẻ em khi vận nước gian nan.
Câu 3. Bác Hồ đã khuyên nhủ trẻ em làm gì?
Câu 4. Bài thơ thể hiện thái độ, tình cảm gì của Bác Hồ? III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Câu 2. Đặt 2 câu về hoạt động học tập của trẻ em.
Câu 3. Điền l hoặc n? a. …àm lụng b. đất …ước c. …ong lanh d. cái …ôi
Câu 4. Viết bản tin tháng 9 của lớp em. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ viết về đối tượng trẻ em
Câu 2. Những câu thơ là:
Chẳng may vận nước gian nan,
Trẻ em cũng bị bận thân cực lòng.
Học hành, giáo dục đã không,
Nhà nghèo lại phải làm công, cày bừa.
Sức còn yếu, tuổi còn thơ,
Mà đã khó nhọc cũng như người già!
Có khi lìa mẹ, lìa cha,
Đi ăn ở với người ta bên ngoài.
Câu 3. Bác Hồ đã khuyên nhủ trẻ em cần đoàn kết lại để mà đấu tranh.
Câu 4. Bài thơ thể hiện thái độ, tình cảm thương cảm, yêu mến của Bác Hồ dành cho trẻ em. III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2.
⚫ Em đang làm bài tập về nhà.
⚫ Các thành viên trong lớp trao đổi sôi nổi về bài học.
Câu 3. Điền l hoặc n? a. làm lụng b. đất nước c. long lanh d. cái nôi Câu 4. Gợi ý:
Trường Tiểu học Hòa Bình Lớp: 3B BẢN TIN THÁNG 9 - Học tập:
⚫ Tích cực gặt hái được nhiều điểm tốt.
⚫ Tham gia cuộc thi Giải Toán Violympic - Vui chơi:
⚫ Tham gia cuộc thi: Cờ vua, Bơi lội…
⚫ Biểu diễn văn nghệ chào mừng năm học mới.
⚫ Tham gia Hội khỏe Phù Đổng. - Hoạt động khác
⚫ Quyên góp, ủng hộ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
⚫ Tham gia: Ngày hội trồng cây Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
Tuy bận rộn việc nước nhưng Bác Hồ luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến các cháu thiếu nhi.
Dịp hè năm 1961, chính tại ngôi nhà của Bác ở Phủ Chủ tịch có một sự kiện đáng
ghi nhớ. Từ ngày 22 tháng 6 đến ngày 11 tháng 7, Bác đã dành chỗ cho các cháu
thiếu niên, nhi đồng làm phòng triển lãm Thiếu nhi với 5 điều Bác Hồ dạy. Trung
tâm triển lãm chính là phòng khách của ngôi nhà.
Trong 20 ngày có gần 10 vạn thiếu nhi đến xem triển lãm và vui chơi. Bác Hồ đã
đến nói chuyện và dự liên hoan với 2000 thiếu nhi trong buổi bế mạc. Bác rất phấn
khởi khi nhìn thấy thành tích mà các cháu thiếu niên, nhi đồng đạt được.
(Triển lãm Thiếu nhi với 5 điều Bác Hồ dạy)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bác Hồ luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến đối tượng nào? A. Các cháu thiếu nhi B. Nhân dân miền Nam
C. Những người nghèo đói
Câu 2. Dịp hè năm 1961, chính tại ngôi nhà của Bác ở Phủ Chủ tịch đã diễn ra sự kiện gì?
A. Một buổi gặp mặt, trò chuyện của Bác với các cháu thiếu nhi
B. Một buổi triển lãm Thiếu nhi với 5 điều Bác Hồ dạy
C. Một buổi đến thăm các cháu thiếu nhi ở trường Tiểu học
Câu 3. Những chi tiết cho thấy sức hút của sự kiện được tổ chức?
A. Trong 20 ngày có gần 10 vạn thiếu nhi đến xem triển lãm và vui chơi.
B. Bác Hồ đã đến nói chuyện và dự liên hoan với 2000 thiếu nhi trong buổi bế mạc. C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Văn bản đã cho em thấy điều gì?
A. Tình cảm của Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi
B. Tình cảm của Bác Hồ dành cho nhân dân
C. Tình cảm của Bác Hồ dành cho đất nước III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Gió sông Hương (Trích)
Uyên chuyển trường theo ba mẹ ra Hà Nội. Em nhớ ngôi nhà nhỏ bên Cồn Hến và
con đường Lê Lợi rợp bóng cây. Em nhớ mỗi sáng đến lớp, gió sông Hương nhẹ
đùa mái tóc. Mẹ vừa đưa em đến trường vừa kể chuyện Huế xưa…
Câu 2. Tìm 5 từ chỉ hình dáng của trẻ em, đặt câu với 2 từ vừa tìm được.
Câu 3. (*) Em hãy điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
Ra đồng[ ] Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá
vừa tép[ ] Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì.
Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị[ ]
[ ] Chị Tấm ơi chị Tấm[ ] Đầu chị lấm[ ] chị hụp cho sâu[ ] kẻo về dì mắng.
Tin là thật[ ] Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp trút hết tép
của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước[ ] Lúc Tấm bước lên chỉ
còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu[ ]
(Trích truyện cổ tích Tấm Cám)
Câu 4. Viết bản tin tháng 9 của lớp em.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
I. Luyện đọc diễn cảm
Câu 1. Bác Hồ luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến đối tượng nào? A. Các cháu thiếu nhi
Câu 2. Dịp hè năm 1961, chính tại ngôi nhà của Bác ở Phủ Chủ tịch đã diễn ra sự kiện gì?
B. Một buổi triển lãm Thiếu nhi với 5 điều Bác Hồ dạy
Câu 3. Những chi tiết cho thấy sức hút của sự kiện được tổ chức? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Văn bản đã cho em thấy điều gì?
A. Tình cảm của Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2.
- Từ chỉ hình dáng của trẻ em: mũm mĩm, mập mạp, trắng trẻo, gầy gò, phúng phính - Đặt câu:
⚫ Bé Nga có chiếc má phúng phính.
⚫ Em Huyền có làn da trắng trẻo.
Câu 3. (*) Em hãy điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
Ra đồng[,] Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá
vừa tép[.] Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì.
Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị[:]
[-] Chị Tấm ơi chị Tấm[!] Đầu chị lấm[,] chị hụp cho sâu[,] kẻo về dì mắng.
Tin là thật[,] Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp trút hết tép
của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước[.] Lúc Tấm bước lên chỉ
còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu[.]
(Trích truyện cổ tích Tấm Cám) Câu 4. Gợi ý:
Trường Tiểu học Họa Mi Lớp: 3C BẢN TIN THÁNG 9
- Hoạt động học tập: Thi đua chào mừng năm học mới, tích cực gặt hái được hoa điểm mười.
- Hoạt động vui chơi: Tổ chức sinh hoạt văn nghệ vào cuối tháng.
- Hoạt động khác: Tham gia “Ngày hội đến trường”.