Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 6
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 6 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 3 Tuần 6 - CTST Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
“Đôi bàn tay nhỏ
Lướt trên phím đàn Bài nhạc ngân vang Trong chiều yên ả Đôi bàn tay nhỏ Giúp ông giúp bà Giúp mẹ giúp cha
Làm nhiều việc tốt Đôi bàn tay nhỏ
Viết dòng chữ xinh
Trang giấy trắng tinh
Điểm mười thắm đỏ Đôi bàn tay nhỏ
Còn biết nhiều điều Ai cũng mến yêu
Đôi bàn tay nhỏ.”
(Bàn tay nhỏ, Nguyễn Lãm Thắng)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ viết về sự vật nào?
Câu 2. Câu thơ nào được lặp lại trong bài và lặp lại mấy lần?
Câu 3. Đôi bàn tay đã làm những gì?
Câu 4. Tìm những câu thơ viết về tình cảm dành cho đôi bàn tay? III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Vẽ quê hương Em vẽ làng xóm Tre xanh, lúa xanh Sông máng lượn quanh Một dòng xanh mát Trời mây bát ngát Xanh ngắt mùa thu ... Em quay đầu đỏ Em vẽ nhà ở Ngói mới đỏ tươi Trường học trên đồi Em tô đỏ thắm.
Câu 2. Đặt câu với các từ: chăm ngoan, sạch đẹp
Câu 3. Tìm các từ có chứa vần: ay, uốc
Câu 4. Tả một cuốn sách của em, trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ viết về đôi bàn tay. Câu 2.
⚫ Câu thơ được lặp lại trong bài: “Đôi bàn tay nhỏ”
⚫ Câu thơ được lặp lại năm lần.
Câu 3. Đôi bàn tay đã đánh đàn; giúp ông bà cha mẹ; làm việc tốt, viết chữ.
Câu 4. Những câu thơ viết về tình cảm dành cho đôi bàn tay: “Ai cũng mến yêu
Đôi bàn tay nhỏ” III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2.
⚫ Bé Phương rất chăm ngoan.
⚫ Cuốn vở của Hà thật sạch đẹp. Câu 3.
⚫ Các từ có chứa vần ay: máy bay, dạy dỗ, đắng cay, lung lay, may vá, say sưa, hát hay,...
⚫ Các từ có chứa vần uốc: đôi guốc, vỉ thuốc, ngọn đuốc, cuốc đất, học thuộc, luộc rau,... Câu 4. Gợi ý:
Nhân dịp sinh nhật, mẹ đã tặng em một cuốn sách. Nó là truyện cổ tích Tấm Cám.
Cuốn sách có hình chữ nhật. Chiều dài khoảng hai mươi xăng-ti-mét. Còn chiều
rộng khoảng mười lăm xăng-ti-met. Bìa sách có in hình cô Tấm đang cho cá bống
ăn. Phía xa, mẹ con Cám đang rình mò. Cô Tấm xinh đẹp như một nàng tiên vậy.
Bên trong sách in nội dung truyện và các bức tranh minh họa. Em rất thích cuốn sách này.
So sánh: Cô Tấm xinh đẹp như một nàng tiên vậy. Đề 2
I. Luyện tập đọc hiểu
Bây giờ đã là cuối mùa đông. Hôm nay, trời rét thêm. Mặt đất cứng lại. Cây cối rũ
lá úa vàng. Đá xám xịt phủ thêm hơi lạnh.
Mấy bạn nhỏ vẫn rủ nhau đến lớp. Những ngón tay nho nhỏ đỏ lên vì lạnh. Thầy
giáo và các bạn quây quần bên đống lửa.
Tiếng nói dè dặt ban đầu to dần lên theo ngọn lửa. Các bạn kể cho thầy giáo nghe
về cuộc sống của mình. Đêm qua, con bò nhà bạn Súa đẻ một con bê mập mạp. Bạn
thức suốt đêm đốt lửa cho mẹ con chúng sưởi. Bạn Mua thì kể về đám cưới của chị
gái, về bộ váy áo đẹp nhất, sặc sỡ nhất mà bạn nhìn thấy. Bạn Chơ kể về cái hàng
rào đá mà bố con bạn đang xếp dở. Cái hàng rào đá được xếp bằng những hòn đá
xanh, bằng sự khéo léo, cần cù của những bàn tay yêu lao động…
Tiếng Mông lẫn tiếng Kinh làm cho căn phòng nhỏ thêm rộn ràng. (Lớp học cuối đông)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Văn bản viết về khoảng thời gian nào? A. Đầu hè B. Cuối đông C. Đầu xuân D. Cuối thu
Câu 2. Những dấu hiệu cho thấy trời rét thêm? A. Mặt đất cứng lại
B. Cây cối rũ lá úa vàng
C. Đá xám xịt phủ thêm hơi lạnh
D. Cả 3 đáp án trên đúng
Câu 3. Trong lớp học đang diễn ra việc gì?
A. Thầy giáo đang giảng bài
B. Các bạn học sinh đang làm bài kiểm tra
C. Các bạn kể cho thầy giáo nghe về cuộc sống của mình D. Cả 3 đáp án trên sai
Câu 4. Những bạn nào đã kể về cuộc sống của mình? A. Bạn Súa B. Bạn Mua C. Bạn Chơ
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Hai bàn tay em (Trích) Có khi một mình Nhìn tay thủ thỉ: - Em yêu em quý Hai bàn tay em.
Câu 2. Hoàn thiện câu dưới đây có sử dụng biện pháp tu từ so sánh:
a. Đôi mắt của chú mèo…
b. Đôi bàn tay của bé Hoài…
Câu 3. (*) Cho đoạn văn sau:
“Hôm sau nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ bảo cậu bé làm ba mâm
cỗ. Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, nói:
- Xin ông về tâu Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
Vua biết là đã tìm được người tài giỏi, bèn trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào
trường học để luyện thành tài.” (Cậu bé thông minh)
a. Tìm trong đoạn văn một câu theo mẫu: “Ai làm gì?”
b. Đặt một câu với từ “tài giỏi”.
c. Ghi lại 2 động từ trong đoạn văn.
Câu 4. Tả một cuốn sách của em, trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Văn bản viết về khoảng thời gian nào? B. Cuối đông
Câu 2. Những dấu hiệu cho thấy trời rét thêm?
D. Cả 3 đáp án trên đúng
Câu 3. Trong lớp học đang diễn ra việc gì?
C. Các bạn kể cho thầy giáo nghe về cuộc sống của mình
Câu 4. Những bạn nào đã kể về cuộc sống của mình?
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2.
a. Đôi mắt của chú mèo tròn xoe như hai hòn bi ve.
b. Đôi bàn tay của bé Hoài giống như búp măng non. Câu 3. (*)
a. Hôm sau nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ bảo cậu bé làm ba mâm cỗ.
b. Hùng là một cậu bé tài giỏi. c. Động từ: bảo, đưa Câu 4. Gợi ý:
Cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tập 1 đã giúp ích cho em trong việc học tập.
Sách được in theo khổ hình chữ nhật. Chiều rộng là hai mươi sáu xăng-ti-mét và
chiều dài là mười chín xăng-ti-mét. Trên bìa sách có in hình các bạn nhỏ đang ngồi
trò chuyện. Cuốn sách giống như kho tàng tri thức vậy. Em đã học được rất nhiều bài học bổ ích.
So sánh: Cuốn sách giống như kho tàng tri thức vậy.