Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 9
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 9 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 9 Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh Một dòng xanh mát Trời mây bát ngát
Xanh ngắt mùa thu ... Em quay đầu đỏ Em vẽ nhà ở
Ngói mới đỏ tươi
Trường học trên đồi Em tô đỏ thắm. (Vẽ quê hương)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Trong khổ thơ thứ nhất, màu sắc được nhắc đến là gì? A. xanh B. đỏ C. tím
Câu 2. Các sự vật xuất hiện trong khổ thơ thứ nhất là gì? A. tre, lúa, sông, trời B. tre, lúa, trời, mây
C. tre, lúa, sông, trời, mây
Câu 3. Trong khổ thơ thứ hai, màu sắc được nhắc đến là gì? A. vàng B. đỏ C. xanh
Câu 4. Trong khổ hai, nhân vật em đã vẽ cái gì? A. ngôi nhà B. trường học C. Cả 2 đáp án trên
Câu 5. Nêu cảm nhận của em về bức tranh quê hương? III. Luyện tập Câu 1. Viết câu:
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ,
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha.
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ,
Mây trời lồng lộng không phủ kín tình cha.
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn,
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con.
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc,
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không! Câu 2. a. Điền ay hoặc ây - nhảy d… - tàu b… - c… cối - máy x…
b. dấu ngã hoặc dấu hỏi - keo kẹt - chăm chi - mai miết - tần tao
Câu 3. Đặt 2 câu theo mẫu: Ai/Cái gì/Con gì làm gì?
Câu 4. (*) Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) tả một món đồ chơi em thích
Đề 2: Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) giới thiệu một người bạn của em.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Trong khổ thơ thứ nhất, màu sắc được nhắc đến là gì? A. xanh
Câu 2. Các sự vật xuất hiện trong khổ thơ thứ nhất là gì?
C. tre, lúa, sông, trời, mây
Câu 3. Trong khổ thơ thứ hai, màu sắc được nhắc đến là gì? B. đỏ
Câu 4. Trong khổ hai, nhân vật em đã vẽ cái gì? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 5. Bức tranh quê hương nhiều màu sắc, tươi đẹp và tràn đầy sức sống. III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2. a. Điền ay hoặc ây - nhảy dây - tàu bay - cây cối - máy xay
b. dấu ngã hoặc dấu hỏi - kẽo kẹt - chăm chỉ - mải miết - tần tảo Câu 3.
- Anh Hoàng đang chơi bóng chuyền cùng với các bạn.
- Đàn ong đang kiếm mật trong vườn hoa.
- Cái trống nằm im suốt ba tháng hè. Câu 4.
- Đề 1: Cuối năm học, em đạt được kết quả cao. Mẹ đã mua cho em một chú gấu
bông. Em đã đặt tên cho chú là Đậu. Chú có thân hình nhỏ nhắn. Bộ lông màu nâu
rất mềm mại. Chiếc đầu tròn như quả bưởi. Đôi tai màu trắng tinh. Cái mũi, đôi
mắt được làm bằng nhựa. Cái miệng nhỏ được may bằng chỉ đỏ. Ở cổ Đậu có đeo
một chiếc chuông màu vàng. Tay và chân của chú gấu cũng rất nhỏ. Cuối tuần, em
lại chơi với Đậu. Em còn nhờ mẹ may quần áo cho nó nữa. Em rất yêu quý chú gấu bông của mình.
- Đề 2: Mạnh là người bạn thân nhất của tôi. Cậu có dáng người dong dỏng cao,
nhưng lại khá gầy. Nếu như những bạn nam khác có nước da bánh mật thì da của
Mạnh lại khá trắng. Mái tóc đen được cắt ngắn gọn gàng. Khuôn mặt của bạn khá
nhỏ. Nổi bật trên gương mặt ấy là đôi mắt đen láy khiến người đối diện cảm nhận
được vẻ thông minh, lanh lợi. Mạnh là một chàng trai hòa đồng và thân thiện. Cậu
rất hay cười, mỗi lần cười lại để lộ hàm răng trắng tinh. Nụ cười ấy trông vừa tinh
nghịch vừa rất dễ mến. Ở trong lớp học, Mạnh được rất nhiều bạn quý mến. Cậu
được các thầy cô giáo rất yêu mến vì chăm chỉ và thông minh. Có thể khẳng định,
Mạnh là một học sinh gương mẫu, không những chấp hành đầy đủ các nội quy của
lớp, mỗi khi có sự kiện hay hoạt động gì, cậu đều tham gia và cống hiến hết sức
mình vì tập thể. Tôi rất yêu quý Mạnh. Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
Ngày xưa có một người thợ săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp
bác ta thì hôm ấy coi như đó là ngày tận số.
Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang
ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.
Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn với đôi mắt căm
giận, tay không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra, loang khắp ngực.
Người thợ săn đứng im, chờ kết quả...
Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi
nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống.
Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ gãy
nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.
Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa.
(Người đi săn và con vượn)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Khi vào rừng, người đi săn đã thấy gì? A. Một con hổ rất to B. Một con nai chạy qua
C. Một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá
Câu 2. Người đi săn đã làm gì?
A. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ
B. Bác mặc kệ con vượn, tiếp tục đi vào rừng
C. Cả 2 đáp án đều sai
Câu 3. Vượn mẹ đã làm gì với đứa con?
A. Vượn mẹ bỏ mặc đứa con, rồi chạy mất
B. Vượn mẹ vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con.
C. Vượn mẹ vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con
Câu 4. Câu chuyện đem đến bài học gì?
A. Cần phải bảo vệ môi trường sống của các rừng
B. Cần phải bảo vệ các loài động vật hoang dã C. Cả 2 đáp án trên III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Hạt gạo làng ta (Trích) Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay.
Câu 2. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
a. Cô Hoài của em là một (bác sĩ/bác học).
b. Em (ước mơ/cầu nguyện) trở thành một phi hành gia.
c. Ông nội của tôi đã ngoài bảy mười (năm/tuổi).
d. Đàn cò trắng (bay lượn/bay nhảy) trên bầu trời.
Câu 3. (*) Chọn đáp án đúng:
(1). Đặt câu hỏi trả lời cho bộ phận được in đậm trong câu: Chị gái của em rất xinh đẹp.
A. Chị gái của em là gì?
B. Chị gái của em như thế nào?
C. Chị gái của em làm gì?
(2). Câu: “Chị ong nâu đang làm việc chăm chỉ” sử dụng biện pháp? A. So sánh B. Nhân hóa C. Cả 2 đáp án trên
(3). Chọn dấu câu thích hợp:
Nhà em có năm người () ông, bà, bố, mẹ và em. A. Dấu chấm B. Dấu hai chấm C. Dấu phẩy
(4). Trong các từ sau, từ nào KHÔNG chỉ nghề nghiệp? A. công an B. ngôi nhà C. họa sĩ
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) tả một món đồ chơi em thích.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Khi vào rừng, người đi săn đã thấy gì?
C. Một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá
Câu 2. Người đi săn đã làm gì?
A. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ
Câu 3. Vượn mẹ đã làm gì với đứa con?
C. Vượn mẹ vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con
Câu 4. Câu chuyện đem đến bài học gì?
B. Cần phải bảo vệ các loài động vật hoang dã III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
a. Cô Hoài của em là một (bác sĩ).
b. Em (ước mơ) trở thành một phi hành gia.
c. Ông nội của tôi đã ngoài bảy mười (tuổi).
d. Đàn cò trắng (bay lượn) trên bầu trời.
Câu 3. (*) Chọn đáp án đúng:
(1). Đặt câu hỏi trả lời cho bộ phận được in đậm trong câu: Chị gái của em rất xinh đẹp.
B. Chị gái của em như thế nào?
(2). Câu: “Chị ong nâu đang làm việc chăm chỉ” sử dụng biện pháp? B. Nhân hóa
(3). Chọn dấu câu thích hợp:
Nhà em có năm người () ông, bà, bố, mẹ và em. B. Dấu hai chấm
(4). Trong các từ sau, từ nào KHÔNG chỉ nghề nghiệp? B. ngôi nhà Câu 4. Gợi ý:
Cuối năm học, em đạt được kết quả cao. Mẹ đã mua cho em một chú gấu bông. Em
đã đặt tên cho chú là Đậu. Chú có thân hình nhỏ nhắn. Bộ lông màu nâu rất mềm
mại. Chiếc đầu tròn như quả bưởi. Đôi tai màu trắng tinh. Cái mũi, đôi mắt được
làm bằng nhựa. Cái miệng nhỏ được may bằng chỉ đỏ. Ở cổ Đậu có đeo một chiếc
chuông màu vàng. Tay và chân của chú gấu cũng rất nhỏ. Cuối tuần, em lại chơi
với Đậu. Em còn nhờ mẹ may quần áo cho nó nữa. Em rất yêu quý chú gấu bông của mình.