-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 17
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 17 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CTST) 78 tài liệu
Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 17
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 17 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CTST) 78 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 3
Preview text:
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 17 Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
Ngày xưa, có một em bé rất thông minh, tên là Mã Lương. Mã Lương rất thích vẽ.
Khi kiếm củi trên núi hay lúc cắt cỏ ven sông, em đều tập vẽ trên đất, trên đá. Em
vẽ chim, tưởng như sắp được nghe chim hót; vẽ cá, tưởng được trông thấy cá bơi.
Em ao ước có một cây bút vẽ.
Một đêm, Mã Lương mơ thấy một cụ già tóc bạc phơ đưa cho em cây bút sáng lấp
lánh. Em reo lên: “Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông!”. Tỉnh dậy, Mã Lương thấy
cây bút vẫn trong tay mình.
Mã Lương vẽ một con chim, chim tung cánh bay; vẽ một con cá, cá vẫy đuôi trườn
xuống sông,… Mã Lương liền dùng bút thần vẽ cho người nghèo trong làng. Nhà
nào không có cày, em vẽ cho cày. Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc,...
Biết chuyện, một phú ông trong làng sai đầy tớ: “Mau bắt Mã Lương về cho ta!”.
Hắn bắt Mã Lương vẽ theo ý muốn của hắn. Mã Lương không chịu. Hắn nhốt em
vào chuồng ngựa bỏ đói, bỏ rét. Nhưng Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò sưởi để sưởi.
Phú ông sai đầy tớ xông vào cướp bút thần. Nhưng Mã Lương đã vượt ra ngoài
bằng chiếc thang vẽ trên tường. Rồi Mã Lương vẽ một con ngựa, đi khắp đó đây
giúp đỡ người nghèo khổ. (Cây bút thần)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Mã Lương rất thích làm gì? A. Vẽ tranh B. Làm thơ C. Tập võ
Câu 2. Mã Lương mơ thấy một cụ già tóc bạc phơ đưa cho món đồ gì? A. Một cây bút thần B. Một chiếc rìu C. Một cuốn sách
Câu 3. Vì sao Mã Lương không chịu làm theo ý muốn của phú ông?
A. Phú ông nhốt Mã Lương vào chuồng ngựa
B. Phú ông là một kẻ tham lam
C. Phú ông cho Mã Lương nhiều vàng bạc
Câu 4. Qua câu chuyện, em thấy Mã Lương là một người như thế nào? A. Tài năng, tốt bụng
B. Dũng cảm, không tham lam C. Cả 2 đáp án trên III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Người làm đồ chơi (Trích)
Bác Nhân, hàng xóm nhà tôi, là một người làm đồ chơi bằng bột màu. Ở ngoài phố,
cái sào nứa cắm đồ chơi của bác dựng chỗ nào là chỗ ấy, các bạn nhỏ xúm lại. Từ
những ngón tay đen sạm và thô nháp của bác Nhân hiện ra những con rồng đang
múa, những con vịt ngây thơ, chậm chạp, những con gà tinh nhanh, chăm chỉ,…
Bác Nhân rất vui với công việc của mình.
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây: Có tiếng xì xào [ ]
- Thế nghĩa là gì nhỉ [ ]
- Nghĩa là thế này [ ] “Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ. Dưới chân đi đôi
giày da. Trên chán lấm tấm mồ hôi”.
Tiếng cười rộ lên [ ] Dấu Chấm nói:
[ ] Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.
Cả mấy dấu câu đều lắc đầu: - Ẩu thế nhỉ! Bác chữ A đề nghị [ ]
- Từ nay [ ] mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng
đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào [ ]
(Cuộc họp của các chữ viết)
Câu 3. (*) Xác định biện pháp tu từ được sử dụng, hình ảnh sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: “Chớp Rạch ngang trời Khô khốc Sấm Ghé xuống sân Khanh khách Cười Cây dừa Sải tay Bơi Ngọn mùng tơi Nhảy múa” (Mưa, Trần Đăng Khoa)
Câu 4. Viết thư cho bạn (hoặc cho người thân) ở xa.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Mã Lương rất thích làm gì? A. Vẽ tranh
Câu 2. Mã Lương mơ thấy một cụ già tóc bạc phơ đưa cho món đồ gì? A. Một cây bút thần
Câu 3. Vì sao Mã Lương không chịu làm theo ý muốn của phú ông?
B. Phú ông là một kẻ tham lam
Câu 4. Qua câu chuyện, em thấy Mã Lương là một người như thế nào? C. Cả 2 đáp án trên III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây: Có tiếng xì xào [:]
- Thế nghĩa là gì nhỉ [?]
- Nghĩa là thế này [:] “Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ. Dưới chân đi đôi
giày da. Trên chán lấm tấm mồ hôi”.
Tiếng cười rộ lên [.] Dấu Chấm nói:
[-] Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.
Cả mấy dấu câu đều lắc đầu: - Ẩu thế nhỉ! Bác chữ A đề nghị [:]
- Từ nay [,] mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng
đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào [?]
(Cuộc họp của các chữ viết) Câu 3. (*)
⚫ Các câu thơ trên sử dụng biện pháp nhân hóa.
⚫ Hình ảnh được nhân hóa: chớp, sấm, cây dừa, ngọn mùng tơi.
⚫ Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, các sự vật trở nên sinh
động, giống như con người. Câu 4. Gợi ý:
…, ngày… tháng… năm... Hà Anh thân mến,
Từ lúc bạn cùng gia đình sang Mỹ sống đến giờ đã được sáu tháng rồi. Mình cảm
thấy rất nhớ bạn. Lời đầu thư, cho mình gửi lời chào cũng như lời hỏi thăm sức
khỏe đến bạn và gia đình.
Hà Anh này, hiện tại bạn đã quen với cuộc sống ở một đất nước mới chưa? Việc
học tập của bạn chắc sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải làm quen với một ngôi trường
mới, những người bạn mới. Nhưng mình mong Hà Anh hãy luôn cố gắng nhé.
Mình rất tò mò về cuộc sống của bạn ở Mỹ. Vậy nên bạn nhớ viết thư trả lời mình
rồi kể cho mình nghe về mọi thứ nha.
Hy vọng sớm nhận được thư của bạn! Bạn tốt Anh Đào Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
Quê Thảo là một vùng nông thôn trù phú. Thảo rất yêu quê hương mình. Thảo yêu
mái nhà tranh của bà, yêu giàn hoa thiên lí tỏa mùi hương thơm ngát, yêu tiếng
võng kẽo kẹt mẹ đưa, yêu cả những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch. Thảo sinh ra
và lớn lên ở đây. Nơi thơm hương cánh đồng lúa chín ngày mùa, thơm hương hạt
gạo mẹ vẫn đem ra sàng sảy, nơi nâng cánh diều tuổi thơ của Thảo bay lên cao, cao mãi.
Thảo nhớ lại những ngày ở quê vui biết bao. Mỗi sáng, Thảo đi chăn trâu cùng cái
Tí, nghe nó kể chuyện rồi hai đứa cười rũ rượi. Chiều về thì đi theo các anh chị lớn
bắt châu chấu, cào cào. Tối đến rủ nhau ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm
bay. Đom đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong
đêm. Màn đêm giống như nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh.
Thời gian dần trôi, Thảo chuyển về thành phố. Đêm tối ở thành phố ồn ã, sôi động
chứ không yên bình như ở quê. Những lúc đó, Thảo thường ngẩng đầu lên bầu trời
đếm sao và mong đến kì nghỉ hè để lại được về quê.
(Quê hương, Theo Báo Văn học và tuổi trẻ)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Quê hương Thảo ở đâu? A. Thành phố B. Miền núi C. Nông thôn
Câu 2. Thảo nhớ những kỉ niệm gì ở quê nhà?
A. Đi chăn trâu, đi bắt châu chấu, cào cào, ra đình chơi và xem múa lân.
B. Theo các anh chị lớn đi bắt châu chấu, cào cào, bắt đom đóm.
C. Đi chăn trâu, đi bắt châu chấu, cào cào, ra đình chơi và xem đom đóm bay.
Câu 3. Con vật nào được tác giả miêu tả trông như những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm? A. Con châu chấu B. Con cào cào C. Con đom đóm
Câu 4. Tìm và viết lại câu văn cho thấy sau khi về sống ở thành phố, Thảo nhớ và
yêu quê hương tha thiết.
Câu 5. Em thích cuộc sống ở thành phố hay ở nông thôn? Vì sao? III. Luyện tập
Câu 1. Trong các câu ca dao dưới đây, các tên riêng đều chưa được viết hoa, em
hãy gạch chân và viết hoa lại các tên riêng ấy.
Đồng đăng có phố kì lừa
Có nàng tô thị có chùa tam thanh.
Câu 2. Tìm 5 - 7 từ ngữ và viết vào bảng (theo mẫu): Khu vực
Từ ngữ chỉ sự vật
Từ ngữ chỉ đặc điểm Ở thành thị chung cư… cao ngất…
Ở nông thôn vườn cây… xanh mơn mởn…
Câu 3. Gạch dưới câu thơ có hình ảnh so sánh:
a. Bế cháu ông thủ thỉ:
- Cháu khoẻ hơn ông nhiều!
Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng sáng.
b. Ông trăng tròn sáng tỏ Soi rõ sân nhà em Trăng khuya sáng hơn đèn Ơi ông trăng sáng tỏ
c. Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Câu 4. (*) Viết một đoạn văn miêu tả khu vườn vào buổi sáng. Trong đó có một câu so sánh.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Quê hương Thảo ở đâu? C. Nông thôn
Câu 2. Thảo nhớ những kỉ niệm gì ở quê nhà?
C. Đi chăn trâu, đi bắt châu chấu, cào cào, ra đình chơi và xem đom đóm bay.
Câu 3. Con vật nào được tác giả miêu tả trông như những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm? C. Con đom đóm
Câu 4. Tìm và viết lại câu văn cho thấy sau khi về sống ở thành phố, Thảo nhớ và
yêu quê hương tha thiết.
Những lúc đó, Thảo thường ngẩng đầu lên bầu trời đếm sao và mong đến kì nghỉ
hè để lại được về quê. Câu 5. Gợi ý:
Em thích cuộc sống ở nông thôn. Vì ở đó là nơi yên bình, không ồn ào, vội vã. III. Luyện tập
Câu 1. Trong các câu ca dao dưới đây, các tên riêng đều chưa được viết hoa, em
hãy gạch chân và viết hoa lại các tên riêng ấy. - Gạch chân:
Đồng đăng có phố kì lừa
Có nàng tô thị có chùa tam thanh. - Viết lại:
Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.
Câu 2. Tìm 5 - 7 từ ngữ và viết vào bảng (theo mẫu): Khu vực
Từ ngữ chỉ sự vật
Từ ngữ chỉ đặc điểm
Ở thành chung cư, nhà cửa, cây cối, đường phố, cao ngất, rộng lớn, ồn ã, vội thị vườn thú, siêu thị vàng, tấp nập Ở
nông vườn, mái ngói, rơm rạ, ruộng vườn, xanh mơn mởn, yên bình, thôn thóc, gạo vắng vẻ, xa xa
Câu 3. Gạch dưới câu thơ có hình ảnh so sánh:
a. Bế cháu ông thủ thỉ:
- Cháu khoẻ hơn ông nhiều!
Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng sáng.
b. Ông trăng tròn sáng tỏ Soi rõ sân nhà em Trăng khuya sáng hơn đèn Ơi ông trăng sáng tỏ
c. Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. Câu 4. (*) Gợi ý:
Nhà em có một vườn cây rất đẹp. Trong vườn cây cối cùng nhau chung sống rất
vui vẻ. Mấy chị hoa hồng khoe sắc với đủ các màu sắc nào vàng, đỏ, cam. Mấy cô
hoa đồng tiền rung rinh trong gió như đang mỉm cười với em. Mấy chậu hoa mười
giờ vẫn còn lười biếng chưa chịu tỉnh giấc. Anh hồng xiêm cao lớn nhất khu vườn
đang vươn mình ra đón lấy ánh nắng mai để nuôi dưỡng những trái hồng đang trĩu
nặng trên những cành cây. Bác ổi gần đó dường như sau một đêm đã trưởng thành
hơn để có thể nâng niu được những trái ổi to lớn. Một vài chú chim nhỏ nhảy nhót
trên cành của cây, khẽ kêu lên những tiếng ríu rít vang vọng tận đến trời xanh. Em
rất thích khu vườn nhà mình.
Câu văn: Mấy cô hoa đồng tiền rung rinh trong gió như đang mỉm cười với em.