Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 | Chân trời Sáng tạo Tuần 4 Cơ bản
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Chân trời Sáng tạo nâng cao do biên soạn gồm 3 phần đọc hiểu văn bản, luyện từ và câu, viết, bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt tuần lớp 2 sách Chân trời sáng tạo. Mời các em tham khảo.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 2 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tên: Lớp:
PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN LỚP 2
- Môn: Tiếng Việt (sách Chân trời sáng tạo) - Nội dung: Tuần 4
- Mức độ: Nâng cao
✪ Kiến thức trọng tâm
1. Phần Đọc: Nắm vững kĩ năng đọc hiểu một văn bản, trả lời được các câu hỏi
liên quan đến nội dung, hình thức và ý nghĩa của văn bản Cô gió (ở mức độ Nâng cao)
2. Phần luyện từ và câu: Luyện tập về vốn từ (chủ đề bạn bè) 3. Phần Viết:
- Luyện viết một đoạn văn, đoạn thơ
- Luyện tập phân biệt ai/ay
- Luyện tập đặt tên cho bức tranh BÀI TẬP A. Đọc văn bản CÔ GIÓ
Người ta gọi cô là gió. Việc của cô là đi khắp đó đây. Trên mặt sông, mặt
biển, cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô đưa mây về làm mưa trên
các miền đất khô hạn. Vì tính cô hay giúp người nên ai cũng yêu cô. Cô không có
hình dáng, màu sắc nhưng cô đi đến đâu ai cũng biết ngay: - Cô gió kìa!
Cô cất tiếng chào những bông hoa, những lá cờ, chào những con thuyền,
những chong chóng đang quay...
Cô không có dáng hình, nhưng điều đó chẳng sao. Hình dáng của cô là ở
những việc có ích mà cô làm cho người khác. Dù không trông thấy cô, người ta
vẫn nhận ra cô ngay và gọi tên cô: Gió! theo Xuân Quỳnh
B. Đọc - hiểu văn bản
Dựa vào nội dung bài đọc ở phần A, thực hiện các yêu cầu sau:
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
1. Vì sao mọi người đều yêu quý cô gió?
A. Vì cô gió rất thích đi khắp đó đây
B. Vì cô gió thường chào hỏi mọi người rất lễ phép
C. Vì cô gió không có hình dáng, màu sắc
D. Vì cô gió thường giúp đỡ người khác
2. Hình dáng của cô gió được xác định qua những điều gì?
A. Qua giọng hát, tiếng cười của cô gió
B. Qua những việc có ích mà cô làm cho người khác
C. Qua những con đường, dòng sông mà cô đi qua
D. Qua những cái tên mà người ta đặt cho cô
3. Dòng nào sau đây không nêu đúng đặc điểm của cô gió?
A. Không tên, không tuổi
B. Không hình dáng, màu sắc
C. Thường hay giúp người
D. Thường đi khắp đó đây Trả lời câu hỏi:
4. Em kể tên những việc mà cô gió đã làm cho chiếc thuyền và mặt đất khô hạn. Chiếc thuyền
Mặt đất khô hạn
5. Viết 1-2 câu nêu tình cảm, suy nghĩ của em về nhân vật cô gió.
C. Luyện từ và câu
a) Hãy tìm 3-5 từ ngữ có chứa tiếng “bạn”.
b) Đặt câu với 1 trong các từ ngữ vừa tìm được ở câu a. D. Viết
Câu 1: Nhìn - viết:
Cô cất tiếng chào những bông hoa, những lá cờ, chào những con thuyền,
những chong chóng đang quay... Cô cất tiếng hát: Tôi là ngọn gió Ở khắp mọi nơi
Công việc của tôi
Không bao giờ nghỉ...
Câu 2: Điền vào chỗ trống ai hoặc ay (thêm dấu thanh nếu có)
- Nhà Hoa ở gần sân b__________ nên chiều nào em cũng được nhìn thấy cảnh
m__________ b__________ hạ cánh. Tiếng động cơ m__________ b__________ nghe ầm ầm như tiếng sấm vậy.
- Quà sinh nhật bà tặng em là một cái t__________ nghe không dây. Em vui lắm, cẩn
thận đưa h__________ t__________ ra nhận lấy món quà của bà.
- Sáng n__________, tổ em đến lượt trực nhật, nên em đến lớp từ sớm, để hoàn
thành kịp nhiệm vụ trước giờ vào học.
Câu 3: Đặt tên cho bức tranh sau:
Mức độ hoàn thành ☆ ☆ ☆ ☆ ☆