Bài tập cuối tuần tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tuần 1 cơ bản
Bài tập cuối tuần tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tuần 1 cơ bản được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CD)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌ TÊN: ..................................................... LỚP: 3 ....
BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 3 CÁNH DIỀU - TUẦN 1 CÓ ĐÁP ÁN
I. Luyện đọc diễn cảm
Em bước vào tinh mơ
Con đường quen mát lạnh Mùa thu êm như thơ
Như cho em đôi cánh
Chim gọi năm học mới
Reo vang dọc con đường
Niềm vui thêm phơi phới
Trào dâng buổi tựu trường
Này cặp da, tập mới
Mũ giày cũng mới tinh
Này quần xanh, áo trắng
Này khăn quàng thắm xinh
Sân trường quen mà lạ
Nụ cười như mới hơn
Trống trường sao hối hả
Nghe rạo rực bàn chân.
(Sáng khai trường, Nguyễn Lãm Thắng)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ viết về sự việc gì?
Câu 2. Bạn nhỏ trong bài đã chuẩn bị những gì mới cho sự việc đó?
Câu 3. Tìm câu thơ nói về cảm xúc của bạn nhỏ. III. Luyện tập
Câu 1. Đặt câu với các từ: hớn hở, hào hùng
Câu 2. Xác định công dụng của dấu hai chấm trong các trường hợp sau:
a. Như tôi đã nói: Cô ấy rất xấu xí. b. Tôi hỏi Hồng:
- Cậu làm bài tập về nhà chưa? Hồng trả lời:
- Tớ làm bài tập về nhà rồi! Câu 3. Viết câu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. (Ca dao)
Câu 4. Viết đoạn văn kể về việc em chuẩn bị đi khai giảng. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ viết về ngày khai trường.
Câu 2. Bạn nhỏ trong bài đã chuẩn bị: cặp da, tập mới, mũ giày cũng mới
tinh, quần xanh, áo trắng, khăn quàng.
Câu 3. Câu thơ nói về cảm xúc của bạn nhỏ:
Sân trường quen mà lạ
Nụ cười như mới hơn
Trống trường sao hối hả
Nghe rạo rực bàn chân. III. Luyện tập
Câu 1. Đặt câu với các từ: hớn hở, hào hùng
⚫ Các bạn học sinh hớn hở quay lại trường học sau một kì nghỉ hè.
⚫ Giai điệu của bài hát thật hào hùng.
Câu 2. Xác định công dụng của dấu hai chấm trong các trường hợp sau:
a. Đánh dấu phần giải thích cho bộ phận đứng trước dấu hai chấm
b. Báo trước lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).
Câu 3. Học sinh tự viết, chú ý cách trình bày và lỗi chính tả có thể gặp phải. Câu 4. Mẫu 1
Em là Đỗ Tuấn Anh. Em đang là học sinh lớp 3A2, trường Tiểu học Hòa
Bình. Năm học mới đã đến. Hôm nay, em sẽ đến trường dự lễ khai giảng.
Buổi lễ diễn ra vào lúc bảy giờ ba mươi phút. Bởi vậy, em thức dậy thật
sớm để chuẩn bị. Trước tiên, em chuẩn bị đồ dùng học tập. Sau đó, em
thay bộ đồng phục mới của trường. Bảy giờ, ông sẽ đưa em đến trường.
Trên đường đi, em cảm thấy rất vui vẻ. Em sẽ được gặp lại thầy cô và bạn bè. Mẫu 2
Hôm nay, buổi lễ khai giảng sẽ được tổ chức vào lúc bảy giờ sáng. Buổi
sáng, em thức dậy từ sáu giờ. Sau đó, em vệ sinh cá nhân và ăn sáng.
Xong xuôi, em chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập để cho vào cặp. Cuối
cùng, em thay bộ đồng phục mới tinh, thơm tho. Mẹ đã đưa em đến
trường dự lễ khai giảng. Trong buổi lễ hôm nay, em sẽ được lên biểu diễn
văn nghệ. Vì vậy, em cảm thấy rất háo hức và mong đợi. Em cũng rất
sung sướng vì sắp được gặp lại bạn bè sau ba tháng hè.