Bài tập cuối tuần tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tuần 13 cơ bản
Bài tập cuối tuần tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tuần 13 cơ bản được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CD)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌ TÊN: ..................................................... LỚP: 3 ....
BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 3 CÁNH DIỀU - TUẦN 13 CÓ ĐÁP ÁN
I. Luyện đọc diễn cảm
Năm 1949, bác sĩ Đặng Văn Ngữ rời Nhật Bản về nước tham gia kháng
chiến chống thực dân Pháp. Để tránh bị địch phát hiện, ông phải vòng từ
Nhật Bản qua Thái Lan, sang Lào, về Nghệ An, rồi từ Nghệ An lên chiến khu Việt Bắc.
Dù băng qua rừng rậm hay suối sâu, lúc nào ông cũng giữ bên mình chiếc
va li đựng nấm pê-ni-xi-lin mà ông gây được từ bên Nhật. Nhờ va li nấm
này, ông đã chế được “nước lọc pê-ni-xi-lin” chữa thương cho binh.
Năm 1967, lúc đã gần 60 tuổi, ông lại lên đường ra mặt trận chống Mỹ
cứu nước. Ở chiến trường, bệnh sốt rét hoành hành, đồng bào và chiến sĩ cần có ông.
Sau nhiều ngày khổ công nghiên cứu, ông chế ra thuốc chống sốt rét và tự
tiêm thử vào cơ thể mình những liều thuộc đầu tiên. Thuốc sản xuất ra,
bước đầu có hiệu quả cao. Những giữa lúc ấy, một trận bom của địch đã
cướp đi người trí thức yêu nước và tận tụy của chúng ta.
(Người trí thức yêu nước)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bác sĩ Đặng Văn Ngữ rời Nhật Bản về nước vào năm nào? A. 1948 B. 1949 C. 1950
Câu 2. Dù băng qua rừng rậm hay suối sâu, bác sĩ Đặng Văn Ngữ vẫn giữ bên mình vật gì?
A. Những cuốn sách nghiên cứu về y học
B. Chiếc va li đựng nấm pê-ni-xi-lin C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Trong kháng chiến chống Mỹ, bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã có đóng góp gì?
A. Chế ra thuốc chống sốt rét
B. Cứu chữa cho nhiều thương binh
C. Tham gia tiêu diệt giặc Mỹ
Câu 4. Qua văn bản, em nhận thấy bác sĩ Đặng Văn Ngữ là người như thế nào? A. tài năng, dũng cảm
B. yêu nước, thương dân C. Cả 2 đáp án trên III. Luyện tập Câu 1. Viết câu: -
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. (Ca dao) -
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công. (Hồ Chí Minh)
Câu 2. Điền dấu hỏi hay dấu ngã? - cái vong - kém coi - mệt moi - mai mai
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì?
a. Hôm nay, chị Phương phải thức khuya để học bài.
b. Chị Hòa đã mua một chiếc máy giặt để tặng cho mẹ.
c. Để có được thành tích thi đấu tốt, Minh phải tập luyện rất chăm chỉ.
d. Hà đã dọn dẹp thật sớm để về nhà với mẹ.
Câu 4. Viết đoạn văn tả một đồ dùng trong nhà (hoặc đồ dùng học tập). Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bác sĩ Đặng Văn Ngữ rời Nhật Bản về nước vào năm nào? B. 1949
Câu 2. Dù băng qua rừng rậm hay suối sâu, bác sĩ Đặng Văn Ngữ vẫn giữ bên mình vật gì?
B. Chiếc va li đựng nấm pê-ni-xi-lin
Câu 3. Trong kháng chiến chống Mỹ, bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã có đóng góp gì?
A. Chế ra thuốc chống sốt rét
Câu 4. Qua văn bản, em nhận thấy bác sĩ Đặng Văn Ngữ là người như thế nào? C. Cả 2 đáp án trên III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết
Câu 2. Điền dấu hỏi hay dấu ngã? - cái võng - kém cỏi - mệt mỏi - mãi mãi
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì?
a. Hôm nay, chị Phương phải thức khuya để học bài.
b. Chị Hòa đã mua một chiếc máy giặt để tặng cho mẹ.
c. Để có được thành tích thi đấu tốt, Minh phải tập luyện rất chăm chỉ.
d. Hà đã dọn dẹp thật sớm để về nhà với mẹ. Câu 4. Mẫu 1
Năm học mới, mẹ đã đưa em đi hiệu sách. Em được mua rất nhiều đồ
dùng học tập. Nhưng em thích nhất là chiếc thước kẻ. Nó được làm bằng
nhựa dẻo trong suốt. Thước có chiều dài là ba mươi xăng-ti-mét. Còn
chiều ngang là năm xăng-ti-mét. Mặt thước có các vạch đo đơn vị màu
đen. Phía góc trái của thước in hình những bông hoa đào nhỏ rất đẹp.
Chiếc thước khá nhỏ gọn. Em dùng thước kẻ để vẽ tranh, kẻ bài. Em sẽ
giữ gìn chiếc thước thật cẩn thận. Mẫu 2
Hôm qua, bố mẹ đã đi mua một chiếc tủ lạnh của hãng Panasonic. Nó có
hình chữ nhật, rất to và nặng. Chiều dài khoảng chín mươi xăng-ti-mét.
Chiều rộng khoảng sáu mươi xăng-ti-mét. Chiếc tủ gồm các bộ phận
chính là vỏ tủ lạnh, cánh cửa tủ, ngăn làm đá, ngăn mát. Lớp vỏ tủ lạnh
được làm từ nhiều chất liệu, với màu sắc khác nhau. Bên trong tủ được
chia làm các ngăn khác nhau. Chiếc tủ chạy bằng điện. Tủ lạnh giúp bảo
quản thức ăn luôn tươi ngon. Em cảm thấy chiếc tủ lạnh rất có ích trong cuộc sống.