Bài tập cuối tuần tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tuần 18 cơ bản
Bài tập cuối tuần tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tuần 18 cơ bản được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CD)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌ TÊN: ..................................................... LỚP: 3 ....
BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 3 CÁNH DIỀU - TUẦN 18 CÓ ĐÁP ÁN
I. Luyện đọc diễn cảm
Đời Hùng vương thứ 18, ở làng Chử Xá bên bờ sông Hồng, có một chàng
trai tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, hai cha con chàng chỉ
có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn
khố chôn cha, còn mình đành ở không.
Một hôm, đang mò cá dưới sông, chàng thấy một chiếc thuyền lớn và
sang trọng tiến dần đến. Đó là thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái
vua Hùng đang du ngoạn. Chàng hoảng hốt, chạy tới khóm lau thưa trên
bãi, nằm xuống, bới cát phủ lên mình để ẩn trốn. Nào ngờ, công chúa
thấy cảnh đẹp, ra lệnh cắm thuyền, lên bãi dạo rồi cho vây màn ở khóm
lau mà tắm. Nước giội làm trôi cát đi, để lộ một chàng trai khỏe mạnh.
Công chúa rất đỗi bàng hoàng. Nhưng khi biết rõ tình cảnh nhà chàng,
nàng rất cảm động và cho là duyên trời sắp đặt, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên với chàng.
Sau đó, hai vợ chồng Chử Đồng Tử không về kinh mà tìm thầy học đạo
và đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa nuôi tằm, dệt vải. Cuối cùng,
cả hai đều hóa lên trời. Sau khi về trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển
linh giúp dân đánh giặc.
Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên
sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một
vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
(Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Hai nhân vật chính trong bài là?
A. Chử Đồng Tử, công chúa Tiên Dung B. Sơn Tinh, Thủy Tinh C. Lạc Long Quân, Âu Cơ
Câu 2. Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã giúp nhân dân việc gì?
A. Truyền cho dân cách trồng lúa nuôi tằm, dệt vải.
B. Hiển linh giúp dân đánh giặc. C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Nhân dân làm gì để tưởng nhớ Chử Đồng Tử ? A. Lập đền thờ ông
B. Cứ đến mùa xuân lại tổ chức lễ hội. C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Văn bản trên giải thích điều gì?
A. Sự ra đời của lễ hội Chử Đồng Tử
B. Phong tục thờ cúng thần linh
C. Truyền thống đánh giặc ngoại xâm III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Khi mẹ vắng nhà (Trích)
Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai
Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo
Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm
Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn
Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng.
Câu 2. Sử dụng biện pháp tu từ so sánh để hoàn thiện câu văn sau: a. Mặt trăng… b. Trường học…
Câu 3. Nêu công dụng của dấu hai chấm trong các trường hợp sau: a. Hoàng hỏi: - Cậu vẫn khỏe chứ?
Tôi mỉm cười và trả lời: - Tớ vẫn khỏe!
b. Tôi đã mua một số đồ dùng học tập: sách vở, hộp bút, cặp sách,...
Câu 4. Viết đoạn văn kể lại một lần em làm việc nhà được cha mẹ khen. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Hai nhân vật chính trong bài là?
A. Chử Đồng Tử, công chúa Tiên Dung
Câu 2. Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã giúp nhân dân việc gì? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Nhân dân làm gì để tưởng nhớ Chử Đồng Tử ? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Văn bản trên giải thích điều gì?
A. Sự ra đời của lễ hội Chử Đồng Tử III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Sử dụng biện pháp tu từ so sánh để hoàn thiện câu văn sau:
a. Mặt trăng giống như một quả bóng khổng lồ.
b. Trường học giống như ngôi nhà thứ hai của em. Câu 3.
a. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại
b. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích Câu 4. Mẫu 1
Cuối tuần, mẹ phải đi công tác, chỉ có em và bố ở nhà. Em đã giúp bố làm
việc nhà. Buổi sáng, em cho quần áo vào máy giặt, rồi phơi quần áo. Đến
trưa, em phụ bộ nhặt rau, rửa rau. Mặc dù, bố không thường xuyên nấu
cơm. Nhưng những món ăn của bố cũng rất tuyệt. Chiều, em ra vườn giúp
bố tưới cây. Hai bố con vừa làm việc, vừa trò chuyện vui vẻ. Buổi tối, mẹ
gọi điện về hỏi thăm. Em đã kể rằng mình đã giúp bố việc nhà. Mẹ khen
em là ngoan ngoãn, đảm đang. Em cảm thấy vui sướng vô cùng. Mẫu 2
Sáng nay, mẹ phải sang thăm bà ngoại. Mẹ đã giao cho em nhiệm vụ
trông nom bé Bi. Em đã đồng ý sẽ giúp đỡ mẹ. Từ sáng, mẹ đã đánh thức
Bi và cho em ăn. Em và Bi chào tạm biệt mẹ. Sau đó, em dắt bé lên tầng
chơi đồ chơi. Hai chị em chơi đùa rất vui vẻ. Gần trưa, em đã lấy hoa quả
trong tủ cho Bi ăn. Bé ăn rất ngon miệng, rồi tiếp tục xem hoạt hình.
Mười hai giờ trưa, mẹ về đến nhà thì thấy hai chị em ngủ rất ngon lành.
Chiều hôm đó, mẹ đã khen ngợi em là một người chị đảm đang. Em rất tự hào và vui sướng.