-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập cuối tuần tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tuần 20 cơ bản
Bài tập cuối tuần tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tuần 20 cơ bản được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CD) 63 tài liệu
Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Bài tập cuối tuần tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tuần 20 cơ bản
Bài tập cuối tuần tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tuần 20 cơ bản được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CD) 63 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 3
Preview text:
Bài tập cuối tuần tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tuần 20 cơ bản
Phần I. Đọc hiểu Sông Hương
Từ xưa, người Huế đã dành những lời thơ đẹp nhất, tình cảm sâu đậm
nhất cho dòng sông quê hương.
Người ta kể rằng, xưa kia, dòng nước ở đây thường thoảng lên một mùi
hương dìu dịu bởi nguồn sông chảy qua một cánh rừng mọc dày một loại cỏ có
tên là thạch xương bồ.
Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi
khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh đó là một màu
xanh có nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau: màu xanh da trời, màu xanh của
nước biếc, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ…
Cứ mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang
bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho
không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến. Theo CỬU THỌ
1. Qua đoạn 2, em hiểu vì sao dòng sông được đặt tên là sông Hương? Khoanh
tròn chữ cái trước ý đúng:
a. Vì người Huế muốn dùng tên gọi ấy để thể hiện tình yêu với dòng sông quê hương.
b. Vì xưa kia, dòng nước ở đây thường thoảng lên mùi hương dìu dịu của cây thạch xương bồ.
c. Vì lúc nào dòng nước ở đây cũng thoảng lên mùi hương dìu dịu của cây thạch xương bồ.
2. Câu mở đầu đoạn 3 gọi sông Hương là gì? Viết tiếp:
Sông Hương là ............................................................. 3.
Tìm những hình ảnh minh họa cho nhận xét nói trên về vẻ đẹp của sông Hương.
Đánh dấu √ vào ô thích hợp: ĐÚNG SAI
1. Nguồn sông chảy qua một cánh rừng mọc dày một loại cỏ có tên là thạch xương bồ.
2. Bao trùm lên cả bức tranh đó là một màu xanh có nhiều sắc độ, đậm
nhạt khác nhau: màu xanh da trời, màu xanh biếc của nước, màu xanh
non của những bãi ngô, thảm cỏ...
3. Mùa hè tới, Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành
dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
4. Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. 4.
Gạch dưới những từ ngữ thể hiện sự thay đổi mà sông Hương tạo ra cho phố phường xung quanh:
Sông Hương là một đặc ân thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành
phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho
thành phố một vẻ đẹp êm đềm.
Phần II. Luyện tập
5. Em hãy gạch chân vào các từ viết sai chính tả và sửa lại cho đúng:
a. Rau luột, cuộc đua, chải chuốt, con ruốc.
b. Tuốt lúa, chuộc lỗi, cái vuốt, viên thuốc.
c. Rét buốt, cuộc sống, điều ước, cốc nước.
d. Lướt thướt, vườn tượt, điều ước, trượt chân.
6. Em hãy chuyển những câu sau thành câu có sử dụng hình ảnh so sánh:
a. Những bông hoa có màu trắng. b. Mặt nước trong.
7. Em hãy tìm và gạch chân dưới câu văn có sử dụng dấu ngoặc kép và cho biết
tác dụng của dấu ngoặc kép đó.
Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một
giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ: “Phải nói ngay điều
này để thầy biết”. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng
họp chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn: “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn
làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này.”
8. Em hãy viết các tên gọi khác nhau của Hồ Tây. Phần III. Viết
Viết một đoạn văn ngắn kể về một cảnh đẹp mà em biết Gợi ý:
- Đó là cảnh đẹp (di tích lịch sử) nào, ở đâu? Vì sao em biết (do đã đến đó hay
qua phim ảnh, truyền hình…)?
- Cảnh đẹp (di tích lịch sử) có những nét gì nổi bật? Em có suy nghĩ gì về cảnh đó?
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN
Phần I. Đọc hiểu
1. Đáp án đúng: b. Vì xưa kia, dòng nước ở đây thường thoảng lên mùi hương
dìu dịu của cây thạch xương bồ.
2. Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc
đều có vẻ đẹp riêng của nó. 3. ĐÚNG SAI
1. Nguồn sông chảy qua một cánh rừng mọc dày một loại cỏ có tên là √ thạch xương bồ.
2. Bao trùm lên cả bức tranh đó là một màu xanh có nhiều sắc độ, đậm
nhạt khác nhau: màu xanh da trời, màu xanh biếc của nước, màu xanh √
non của những bãi ngô, thảm cỏ...
3. Mùa hè tới, Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành √
dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
4. Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát √ vàng.
4. Sông Hương là một đặc ân thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí
thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo
cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm.
Phần II. Luyện tập 5. a. Rau luột → Rau luộc
b. Cải cuốt → cái cuốc
d. Vườn tượt → vườn tược 6.
a. Những bông hoa có màu trắng như tuyết.
b. Mặt nước trong như tấm gương khổng lồ.
7. Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành
một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ: “Phải nói ngay
điều này để thầy biết”. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước
phòng họp chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn: “Thưa thầy, sau này lớn lên, em
muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này.” * Tác dụng:
- Dấu ngoặc kép thứ nhất: Đánh dấu suy nghĩ của nhân vật.
- Dấu ngoặc kép thứ hai: Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. 8.
Các tên riêng địa lý: Hồ Tây, Đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ. Phần III. Viết
Đoạn văn tham khảo
Quê em ở Nha Trang. Nhà em cách biển không xa. Những đêm trăng đẹp, em
thường được bố mẹ cho ra ngắm biển. Biển quê em đẹp tuyệt vời trong những
đêm trăng sáng. Mặt biển như một tấm thảm dát vàng khổng lồ. Xa xa, ánh đèn
trên những chiếc thuyền câu lúc ẩn lúc hiện như những ánh sao trong đêm.
Trên bãi biển, những du khách đang thả bước một cách thanh bình. Họ như
muốn tận hưởng vẻ đẹp kì diệu của đêm trăng. Một vài bạn nhỏ đang chơi đùa
dưới ánh trăng với những trò như cút bắt, trốn tìm. Chơi hết buổi tối mà em
cũng chưa muốn về vì luyến tiếc vẻ đẹp của nó.