Bài tập cuối tuần tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tuần 4 cơ bản
Bài tập cuối tuần tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tuần 4 cơ bản được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CD)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌ TÊN: ..................................................... LỚP: 3 ....
BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 3 CÁNH DIỀU - TUẦN 4 CÓ ĐÁP ÁN
I. Luyện đọc diễn cảm
Có lần, cô giáo cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”
Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em đã nhiều lần
giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa”.
Đến đây, tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc.
Thỉnh thoảng, mẹ bận, định gọi tôi giúp việc này, việc kia, nhưng thấy tôi
đang học, mẹ lại thôi.
Tôi nhìn sang Liu-xi-a, thấy bạn ấy đang viết lia lịa. Thế là tôi bỗng nhỡ
có lần tôi nhặt thêm cả bít tất của mình, bèn viết thêm: “Em còn giặt bít tất”.
Nhưng chẳng lẽ lại nộp bài văn ngắn ngủn như thế này? Tôi nhìn xung
quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế? Tôi cố
nghĩ, rồi viết tiếp: “Em giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần”. Cuối cùng, tôi
kết thúc bài văn của mình: “Em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn, để mẹ đỡ vất vả”.
Mấy hôm sau, sáng chủ nhật, mẹ bảo tôi:
- Cô-li-a này! Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé!
Tôi tròn xoe mắt. Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời, vì đó là việc làm mà tôi
đã nói trong bài tập làm văn. (Bài tập làm văn)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các nhân vật trong truyện gồm? A. Cô-li-a, Liu-xi-a
B. Cô giáo, mẹ của Cô-li-a C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Cô giáo đã ra đề văn như thế nào cho lớp?
A. Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?
B. Kể về một việc tốt của em.
C. Tả người mẹ của em.
Câu 3. Vì sao Cô-li-a thấy khó khi viết bài văn?
A. Ở nhà mẹ thường làm mọi việc.
B. Khi mẹ bận, muốn nhờ Cô-li-a giúp nhưng thấy bạn đang học lại thôi. C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Khi mẹ nhờ giặt áo sơ mi và quần áo lót, Cô-li-ao đã phản ứng như thế nào?
A. Cô-li-a tròn xoe mắt tỏ vẻ rất ngạc nhiên vì chưa bao giờ làm việc này.
B. Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ, vì nhớ ra đó là việc mình viết trong bài tập làm văn. C. Cả 2 đáp án trên
Câu 5. Bài học mà em rút ra được từ câu chuyện là gì?
A. Lời nói phải đi đôi với việc làm.
B. Cần tự giác trong học tập.
C. Nên chăm chỉ làm việc nhà. III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: - Cần cù bù thông minh.
- Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
Câu 2. Đặt câu có sử dụng dấu gạch ngang.
Câu 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm dưới đây:
a. Chiếc khăn này được dệt bằng len.
b. Hồng rất thích bộ phim hoạt hình này.
c. Em tưới cây để làm gì?
Câu 4. Viết một đoạn nhật kí về một việc đáng nhớ em đã làm trong ngày
hôm nay và nêu cảm nghĩ của em. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các nhân vật trong truyện gồm? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Cô giáo đã ra đề văn như thế nào cho lớp?
A. Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?
Câu 3. Vì sao Cô-li-a thấy khó khi viết bài văn? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Khi mẹ nhờ giặt áo sơ mi và quần áo lót, Cô-li-ao đã phản ứng như thế nào? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 5. Bài học mà em rút ra được từ câu chuyện là gì?
A. Lời nói phải đi đôi với việc làm. III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2.
Chuyến tàu Hà Nội - Huế sẽ khởi hành vào lúc sáu giờ ba mươi phút.
Câu 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm dưới đây:
a. Chiếc khăn này được dệt bằng gì?
b. Ai rất thích bộ phim hoạt hình này?
d. Em tưới cây để làm gì? Câu 4. Thứ hai, ngày… tháng…
Hôm nay, em được đi tham quan tại Hoàng Thành Thăng Long. Em cảm
thấy rất háo hức và mong chờ. Bảy giờ, cả nhà cùng lên xe. Khoảng một
tiếng, xe đến nơi. Lần đầu tiên, em được nhìn thấy Bác Hồ. Sau đó, em
được đến thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ở đây, em được nghe thuyết trình
về cuộc đời của Bác. Chuyến đi rất thú vị và vui vẻ.