Bài tập cuối tuần tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tuần 19 cơ bản
Phiếu bài tập cuối tuần môn tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Tuần 19 cơ bản có đáp án được biên tập bám sát chương trình SGK tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 3 ôn tập lại kiến thức tiếng Việt trọng tâm tuần 19 hiệu quả.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên: ………………………………………………………. Lớp: 2….
PHIẾU CUỐI TUẦN 19 TIẾNG VIỆT LỚP 3
(Chân trời sáng tạo) (Cơ bản)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tuần 19
Phần I. Đọc hiểu
Chiếc áo của hoa đào
1. Trong vườn hoa, loài hoa nào cũng cho là mình đẹp nhất. Chỉ riêng một cái
cây đứng ở trong góc vườn là im lặng. Cái cây có nhiều cành nhỏ màu nâu và
thưa thớt lá xanh. Những bông hoa nhìn nó và nói:
- Cây gì mà thân cành khẳng khiu thế kia, chẳng có hoa gì cả! Từ đó, không ai
nhắc đến cái cây trong góc vườn nữa.
2. Sáng ba mươi Tết, cô chủ chạy lại phía góc vườn về và reo lên:
- Ôi, cây đào đẹp quá!
Các loài hoa bất chợt nhận ra cái cây khẳng khiu mọi khi giờ đã khoác một
chiếc áo đẹp tuyệt vời. Hàng nghìn bông hoa thảm hồng xinh xinh đang đùa trong nắng xuân ấm áp.
3. Một cây hoa cất tiếng hỏi hoa đào:
- Bạn đã làm cách nào để có được những bông hoa đẹp đến như vậy? Hoa đào dịu dàng trả lời:
- Đó là nhờ đất mẹ nuôi nấng, nhờ mưa nắng bốn mùa, nhờ bàn tay chăm sóc
sớm hôm của cô chủ đấy!
4. Các loài hoa đã hiểu ra. Cảm thấy xấu hổ vì thái độ của mình trước kia, chúng khẽ nói:
- Hoa đào ơi, chúng tớ muốn cùng bạn góp sắc hương trong ngày Tết Có được không?
- Được chứ! Nào các bạn, chúng ta hãy cùng nhau đón mừng năm mới nhé!
Cả vườn hoa bừng hương sắc rực rỡ và ngào ngạt để đón mừng mùa xuân về.
Theo Truyện kể giáo dục đạo đức tập 1, NXB Giáo dục, 2008
1. Ban đầu, vì sao các loài hoa trong vườn không chú ý đến cây hoa đào?
2. Cây hoa đào có gì đáng khen?
3. Theo cây hoa đào, nhờ đâu mà nó có được những bông hoa đẹp?
Phần II. Luyện tập
4. Viết 2 – 3 từ ngữ: a. Gọi tên lễ hội M: lễ hội Đền Hùng
b. Gọi tên hoạt động trong lễ hội M: gói bánh chưng
c. Chỉ không khí của lễ hội M: náo nhiệt
d. Chỉ cảm xúc của người tham gia lễ hội M: hào hứng
5. Viết 1 – 2 câu về hoạt động trong lễ hội em đã chứng kiến hoặc tham gia.
M: Chúng em tham gia gói bánh chưng 6.
Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
a. (sắc, xắc): Các cô gái đeo chiếc ……………………. vải nho nhỏ, có tua
bằng chỉ ngũ………………..
b. (sinh, xinh): Cô mèo tam thể vừa …………… bốn chú mèo con rất……………
c. (say, xay): Ru bé ngủ……………, rồi bà đi ………………. bột làm bánh. Phần III. Viết
Viết đoạn văn tả một đồ dùng học tập mà em thích nhất.
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN
Phần I. Đọc hiểu
1. Ban đầu, các loài hoa trong vườn không chú ý đến cây hoa đào vì các loài
hoa thấy cây đào thân cành khẳng khiu, chẳng có hoa gì cả.
2. Dù bị các bạn coi thường nhưng không vì thế mà cây hoa đào tự ti và ghét
các bạn. Cây vẫn vui tươi đáp lời khi các bạn hỏi chuyện và sẵn sàng tha thứ,
sẵn sàng mở lòng chơi cùng khi các bạn nhận ra lỗi của bản thân.
3. Theo cây đào, nó có được những bông hoa đẹp là nhờ đất mẹ nuôi nấng, nhờ
mưa nắng bốn mùa, nhờ bàn tay chăm sóc sớm hôm của cô chủ.
Phần II. Luyện tập 4.
a. Gọi tên lễ hội: lễ hội chùa Hương, lễ hội Chử Đồng Tử…
b. Gọi tên hoạt động trong lễ hội: chèo thuyền, đấu vật, đấu cờ….
c. Chỉ không khí của lễ hội: nhộn nhịp, nghiêm trang, đông đúc, thiêng liêng…
d. Chỉ cảm xúc của người tham gia lễ hội: vui vẻ, nhiệt tình, tự hào… 5.
- Chúng em tham gia các tiết mục văn nghệ.
- Chúng em tham gia thi chèo thuyền. 6.
a. Các cô gái đeo chiếc xắc vải nho nhỏ, có tua bằng chỉ ngũ sắc.
b. Cô mèo tam thể vừa sinh bốn chú mèo con rất xinh.
c. Ru bé ngủ say, rồi bà đi xay bột làm bánh. Phần III. Viết
Đoạn văn tham khảo
Hôm qua, mẹ mua cho em một cây bút mực. Bút dài khoảng 12 xăng-ti-mét,
với lớp vỏ bên ngoài là nhựa màu xanh rất đẹp mắt. Bên trong là phần ruột bút
có mực màu đen, khi viết rất đẹp. Nắp bút mực khá nhỏ và ngắn, chỉ bằng một
nửa nắp bút máy. Nhờ thế, bút khá nhẹ. Ngòi bút nhỏ và ngắn, nhưng khi viết
rất êm, đẹp và nhanh khô. Khi hết mực, chỉ cần vặn ở đầu bút để tháo ruột ra,
rồi lắp ruột bút mới vào là xong. Em thích chiếc bút mực mới lắm. Em sẽ cùng
bút học tập chăm chỉ để đạt được kết quả thật tốt.