Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao Tuần 13 - Cánh diều
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao Tuần 13 - Cánh diều được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CD)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên: ………………………………………………………. Lớp: 3….
PHIẾU CUỐI TUẦN 13 TIẾNG VIỆT LỚP 3 (Cánh diều) (NÂNG CAO)
I – Bài tập về đọc hiểu
Ngọn đèn vĩnh cửu
Hồi nhỏ, Ngô Thì Sĩ rất thích được đến trường học cùng các bạn. Nhà
nghèo, không có tiền đi học. Những lúc rỗi việc, Sĩ thường đứng ngoài
cửa lớp xem các bạn học bài.
Khao khát học tập, ngày ngày, Sĩ mượn sách của các bạn, đến đêm
ngồi chép lại. Không có đèn dầu thắp đèn, Sĩ phải đốt lửa lấy ánh sáng
mà học. Những đêm trăng sáng, Sĩ viết bài, đọc sách dưới ánh trăng.
Biết nhà Sĩ nghèo, lại mượn sách để chép bài vào ban đêm, các bạn
hỏi Sĩ lấy đèn đâu mà học. Sĩ chỉ tay lên mặt trăng, tươi cười nói:
- Mình có ngọn đèn lớn, ngọn đèn vĩnh cửu ở trên bầu trời kia kìa! (Sưu tầm)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Vì sao ngày nhỏ Ngô Thì Sĩ không đến trường?
A. Vì bố mẹ Sĩ không muốn cậu đi học
B. Vì Sĩ lười viết chữ
C. Vì nhà Sĩ nghèo, không có tiền đi học
Câu 2. Để được học, Sĩ đã làm gì?
A. Đi làm kiếm tiền đi học
B. Mượn sách vở của bạn để chép bài
C. Đứng ngoài cửa lớp nghe giảng và mượn vở chép bài
Câu 3. Ngọn đèn vĩnh cửu của Sĩ là gì? A. Đèn dầu B. Mặt trăng C. Ngọn nến
Câu 4. Điều ta cần học tập ở Sĩ là gì?
A. Tinh thần vượt khó học tập B. Tính tiết kiệm C. Tính trung thực
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Chính tả: Tập chép: Ông Ngoại
Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, ông dẫn tôi lang thang
khắp các căn lớp trống. Ông còn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử
vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường. Tiếng trống buổi sáng
trong trẻo ấy là tiếng trống trường đầu tiên, âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này
Câu 2: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động về nghiệp mà em biết (theo mẫu) Mẫu:
Bác sĩ: khám bệnh, chữa bệnh.
Thợ may: may quần áo, khâu vá.
….……………………………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………………………
Câu 3. Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi “Ở đâu?” và gạch chân:
a. Ở bên kia sông, một nhà máy mới đang được xây dựng.
b. Trong phòng thí nghiệm, các nhà bác học đang miệt mài nghiên cứu.
c. Ngoài đồng, bà con nông dân đang hăng say thu hoạch lúa.
d. Trên sườn đồi, đàn cò béo mập đang ung dung gặm cỏ.
Câu 4. Điền dấu hai chấm vào vị trí thích hợp trong từng câu sau :
a. Trong vườn, muôn hoa đua nhau khoe sắc mai vàng rực rỡ, đào
phơn phớt hồng, mào gà đỏ thắm,...
b. Chợ quê bán đủ thứ rau củ miệt vườn cải ngọt, rau muống, bầu, bí,
đậu đũa, khoai sọ, khoai lang,
=> Tác dụng của dấu hai chấm là: ……………………………………………………
Câu 5: Điền dấu hỏi hay dấu ngã vào tiếng in đậm:
Làng tôi có luy tre xanh
Có sông Tô Lịch chay quanh xóm làng
Trên bờ, vai, nhan hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
Câu 6. Viết đoạn văn ngắn tả một đồ vật (đồ chơi, máy móc, trang
phục,…) thể hiện một ý tưởng sáng tạo của em.
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
Họ và tên: ………………………………………………………. Lớp: 3….
PHIẾU CUỐI TUẦN 13 TIẾNG VIỆT LỚP 3 (đáp án) (Cánh diều) (NÂNG CAO)
I – Bài tập về đọc hiểu
Ngọn đèn vĩnh cửu
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Vì sao ngày nhỏ Ngô Thì Sĩ không đến trường?
C. Vì nhà Sĩ nghèo, không có tiền đi học
Câu 2. Để được học, Sĩ đã làm gì?
C. Đứng ngoài cửa lớp nghe giảng và mượn vở chép bài
Câu 3. Ngọn đèn vĩnh cửu của Sĩ là gì? B. Mặt trăng
Câu 4. Điều ta cần học tập ở Sĩ là gì?
A. Tinh thần vượt khó học tập
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Chính tả: Tập chép: Ông Ngoại
Câu 2: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động về nghiệp mà em biết (theo mẫu) Mẫu:
Bác sĩ: khám bệnh, chữa bệnh.
Thợ may: may quần áo, khâu vá.
Câu 3. Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi “Ở đâu?” và gạch chân:
a. Ở bên kia sông, một nhà máy mới đang được xây dựng.
b. Trong phòng thí nghiệm, các nhà bác học đang miệt mài nghiên cứu.
c. Ngoài đồng, bà con nông dân đang hăng say thu hoạch lúa.
d. Trên sườn đồi, đàn cò béo mập đang ung dung gặm cỏ.
Câu 4. Điền dấu hai chấm vào vị trí thích hợp trong từng câu sau :
a. Trong vườn, muôn hoa đua nhau khoe sắc[:] mai vàng rực rỡ, đào
phơn phớt hồng, mào gà đỏ thắm,...
b. Chợ quê bán đủ thứ rau củ miệt vườn[:] cải ngọt, rau muống, bầu,
bí, đậu đũa, khoai sọ, khoai lang,…
=> Dấu hai chấm ở 2 câu trên để báo hiệu bộ phận liệt kê
Câu 5: Điền dấu hỏi hay dấu ngã vào tiếng in đậm:
Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch chảy quanh xóm làng
Trên bờ, vải, nhãn hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
Câu 6. Viết đoạn văn ngắn tả một đồ vật (đồ chơi, máy móc, trang
phục,…) thể hiện một ý tưởng sáng tạo của em.
Em đã sử dụng những chiếc đũa tre cũ mà mẹ cất trong tủ từ lâu chưa
dùng đến để thiết kế ra một ngôi nhà tre. Em dùng keo dán những
thanh đũa lại thành từng mảng tường tre, rồi ghép lại với nhau tạo ra
bốn bức tường bao quanh. Tiếp đến em ghép mái nhà. Hàng rào bao
quanh sân, em dùng đũa xếp chéo như chữ X nối dài. Phần cửa và cửa
sổ, em dùng giấy bìa vẽ và dán lên tượng trưng. Vậy là em đã hoàn
thành xong mô hình một ngôi nhà bằng đũa tre.