Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao Tuần 13 - Chân trời sáng tạo
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao Tuần 13 - Chân trời sáng tạo do biên soạn nhằm giúp các em ôn luyện, tổng hợp lại những kiến thức đã được học ở Tuần 13 thuộc chương trình Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên: ………………………………………………………. Lớp: 3….
PHIẾU CUỐI TUẦN 13 TIẾNG VIỆT LỚP 3
(Chân trời sáng tạo) (NÂNG CAO)
I – Bài tập về đọc hiểu Cậu bé thông minh
Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua hạ
lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng,
nếu không có thì cả làng phải chịu tội.
Được lệnh vua, cả vùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé bình tĩnh thưa với cha:
- Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, con sẽ lo được việc này.
Người cha lấy làm lạ, nói với làng. Làng không biết làm thế nào, đành
cấp tiền cho hai cha con lên đường.
Đến trước cung vua, cậu bé kêu khóc om sòm. Vua cho gọi vào, hỏi:
- Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ?
- Muôn tâu Đức Vua – cậu bé đáp – bố con mới đẻ em bé, bắt con đi
xin sữa cho em. Con không xin được, liền bị đuổi đi. Vua quát:
- Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được! Cậu bé bèn đáp:
- Muôn tâu, vậy sao Đức Vua lại ra lệnh cho làng con phải nộp gà
trống biết đẻ trứng ạ?
Vua bật cười, thầm khen cậu bé, nhưng vẫn muốn thử tài cậu lần nữa.
Hôm sau, nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ, bảo cậu
bé làm ba mâm cỗ. Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, nói:
- Xin ông về tâu Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao
thật sắc để xẻ thịt chim.
Vua biết là đã tìm được người giỏi, bèn trọng thưởng cho cậu bé và
gửi cậu vào trường học để luyện thành tài. TRUYỆN CỔ VIỆT NAM
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
A. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
B. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà mái biết đẻ trứng.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 2. Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
A. Vì gà mái không đẻ trứng được
B. Vì gà trống không đẻ trứng được.
C. Vì không tìm được người tài giúp nước.
Câu 3. Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì?
A.Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua đưa cho một cao dao thật sắc để xẻ thịt chim.
B. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một lưỡi
hái thật sắc để xẻ thịt chim.
C. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một con
dao thật sắc để xẻ thịt chim.
Câu 4: Theo em, cậu bé là người như thế nào?
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Chính tả: Tập chép:
Người lính dũng cảm Viên tướng khoát tay: - Về thôi
- Nhưng như vậy là hèn.
Nói rồi, chú lính quả quyết bước về phía vườn trường. Những người
lính và viên tướng sững lại nhìn chú lính nhỏ. Rồi, cả đội bước nhanh
theo chú, như là bước theo một người chỉ huy dũng cảm.
Câu 2: Tìm các từ ngữ có nghĩa giống nhau trong đoạn thơ dưới đây: Sáng đầu thu trong xanh
Gặp bạn, cười hớn hở Em mặc quần áo mới Đứa tay bắt mặt mừng
Đi đón ngày khai trường Đứa ôm vai bá cổ Vui như là đi hội
Cặp sách đùa trên lưng… Từng nhóm đứng đo nhau Thấy bạn nào cũng lớn Năm xưa bé tí teo, Giờ lớp ba, lớp bốn. (Nguyễn Bùi Vợi)
….……………………………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………………………
Câu 3. Viết 2 câu hỏi có từ ngữ em tìm được ở bài tập 2:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 4: Điền vào chỗ trống a. s hay x?
- Mẹ mua cho em một con búp bê rất ….inh … ắn.
- Buổi ….áng, em dậy ….ớm đi học.
- Dì Năm đang nấu …ôi cho cả nhà ăn.
- Để có một …ức khỏe tốt, cần tập thể dục thường …uyên.
b. âc hay ât? Thêm dấu thanh (nếu cần) Xôi g…….. B…… lửa B.…….. cầu thang G.……. gù
Câu 5. Viết đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân
vật trong câu chuyện. Gợi ý:
- Em muốn nói về nhân vật nào?
- Lí do em thích hoặc không thích nhân vật ấy? (đặc điểm, lời nói, việc làm,…)
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
PHIẾU CUỐI TUẦN 13 TIẾNG VIỆT LỚP 3 (đáp án)
(Chân trời sáng tạo) (NÂNG CAO)
I – Bài tập về đọc hiểu
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
A. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
Câu 2. Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
B. Vì gà trống không đẻ trứng được.
Câu 3. Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì?
C. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một con
dao thật sắc để xẻ thịt chim.
Câu 4: Theo em, cậu bé là người như thế nào?
Cậu bé là một người thông minh và lạnh lợi.
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Chính tả: Tập chép:
Câu 2: Tìm các từ ngữ có nghĩa giống nhau trong đoạn thơ dưới đây:
Từ có nghĩa giống nhau: vui - cười hớn hở - ta bắt mặt mừng.
Câu 3. Viết 2 câu hỏi có từ ngữ em tìm được ở bài tập 2:
Hôm nay đi học bạn có vui không?
Có chuyện gì mà nhìn bạn cười hớn hở vậy?
Câu 4: Điền vào chỗ trống a. s hay x?
- Mẹ mua cho em một con búp bê rất xinh xắn.
- Buổi sáng, em dậy sớm đi học.
- Dì Năm đang nấu xôi cho cả nhà ăn.
- Để có một sức khỏe tốt, cần tập thể dục thường xuyên.
b. âc hay ât? Thêm dấu thanh (nếu cần) Xôi gấc Bật lửa Bậc cầu thang Gật gù
Câu 5. Viết đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân
vật trong câu chuyện.
Trong truyện Thạch Sanh, em rất ghét Lí Thông. Bởi nhân vật này vừa
tham lam, lại độc ác. Lí Thông đã lừa Thạch Sanh đi trông miếu hoang,
cướp công lao diệt chằn tinh, giết đại bàng cứu công chúa. Những việc
làm của Lí Thông thật sai trái, đáng bị lên án. Đến cuối cùng, Lí Thông
đã bị trừng trị thích đáng. Nhân vật đã giúp em nhận ra bài học bổ ích.