Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao Tuần 15 - Chân trời sáng tạo
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao Tuần 15 - Chân trời sáng tạo do biên soạn nhằm giúp các em ôn luyện, tổng hợp lại những kiến thức đã được học ở Tuần 15 thuộc chương trình Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên: ………………………………………………………. Lớp: 3….
PHIẾU CUỐI TUẦN 15 TIẾNG VIỆT LỚP 3
(Chân trời sáng tạo) (NÂNG CAO)
I – Bài tập về đọc hiểu
Bầu trời ngoài cửa sổ
Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở
đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng
lên lông, lên cánh, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông
hơn chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu
lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời
ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm
những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng
hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời
bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ,
và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc
sau, đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa
bầu trời ngoài cửa sổ. (Trích Nguyễn Quỳnh)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà có đặc điểm gì? A. Đầy ánh sáng B. Đầy màu sắc
C. Đầy án sáng, đầy màu sắc.
Câu 2. Từ “búp vàng” trong câu “Những ngọn bạch đàn chanh cao
vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”.” chỉ gì? A. Chỉ vàng anh B. Ngọn bạch đàn C. Ánh nắng trời.
Câu 3. Vì sao nói đàn chim đã bay đi nhưng tiếng hót như “đọng
mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ”?
A. Vì tiếng hót còn ngân nga mãi trong không gian
B. Vì tiếng hót cứ âm vang mãi trong tâm trí của bé Hà
C. Vì tiếng hót còn lưu luyến mãi với cửa sổ của bé Hà
Câu 4: Viết các câu có hình ảnh so sánh trong bài:
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Chính tả: Tập chép:
Nhớ lại buổi đầu đi học
Cũng như tôi, mấy học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ
dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn
bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được
như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
Câu 2: Viết 2 - 3 từ có nghĩa giống nhau:
a) Cảm xúc của em khi chơi với các bạn: …………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………….
b) Tình cảm của em dành cho các bạn: …………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………….
Câu 3. Viết lại cuộc hội thoại 3 - 4 giữa em và bạn, trong đó có sử
dụng dấu gạch ngang.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Dấu gạch ngang trong các câu trên được dùng để : …………………………..
….………………………………………………………………………………………………….. Câu 4: Tìm
Tiếng chứa r, d, v hoặc gi để điền vào chỗ chấm:
- Mẹ em dặn, khi ………. ngoài đường luôn phải đeo khẩu trang.
- Tiết học Mĩ thuật hôm nay, cô yêu cầu các bạn ……… người mà mình yêu quý nhất.
- Cả nhà em đi xem pháo hoa vào lúc …………….. thừa.
- Làn ……… của em bé luôn mịn màng.
Câu 5. Viết một bức thư ngắn cho một người bạn để hỏi thăm và
kể về việc học của em.
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
PHIẾU CUỐI TUẦN 15 TIẾNG VIỆT LỚP 3 (đáp án)
(Chân trời sáng tạo) (NÂNG CAO)
I – Bài tập về đọc hiểu
Bầu trời ngoài cửa sổ
Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở
đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng
lên lông, lên cánh, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông
hơn chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu
lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời
ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm
những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng
hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời
bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ,
và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc
sau, đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa
bầu trời ngoài cửa sổ. (Trích Nguyễn Quỳnh)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà có đặc điểm gì?
C. Đầy án sáng, đầy màu sắc.
Câu 2. Từ “búp vàng” trong câu “Những ngọn bạch đàn chanh cao
vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”.” chỉ gì? B. Ngọn bạch đàn
Câu 3. Vì sao nói đàn chim đã bay đi nhưng tiếng hót như “đọng
mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ”?
B. Vì tiếng hót cứ âm vang mãi trong tâm trí của bé Hà
Câu 4: Viết các câu có hình ảnh so sánh trong bài:
Vàng như dát vàng lên lông.
Tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Chính tả: Tập chép:
Nhớ lại buổi đầu đi học
Câu 2: Viết 2 - 3 từ có nghĩa giống nhau:
a) Cảm xúc của em khi chơi với các bạn: vui vẻ, thích thú, phấn khởi, …..
b) Tình cảm của em dành cho các bạn: yêu quý, quý mến, thương mến, ….
Câu 3. Viết lại cuộc hội thoại 3 - 4 giữa em và bạn, trong đó có sử
dụng dấu gạch ngang.
Hôm nay, vào giờ ra chơi, Hà đến gần bàn của em, nói:
- Cậu có ra sân chơi nhảy dây với tớ không? Em bèn đáp:
- Có, cậu chờ tớ cất gọn sách vở đã nhé!
- Để tớ giúp cậu một tay.
Hà bèn cất giúp em những chiếc bút cho vào hộp. Em liền nói với Hà:
- Tớ cảm ơn cậu nhiều nhé!
Dấu gạch ngang trong các câu trên được dùng để : Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói. Câu 4: Tìm
Tiếng chứa r, d, v hoặc gi để điền vào chỗ chấm:
- Mẹ em dặn, khi ra ngoài đường luôn phải đeo khẩu trang.
- Tiết học Mĩ thuật hôm nay, cô yêu cầu các bạn vẽ người mà mình yêu quý nhất.
- Cả nhà em đi xem pháo hoa vào lúc giao thừa.
- Làn da của em bé luôn mịn màng.
Câu 5. Viết một bức thư ngắn cho một người bạn để hỏi thăm và
kể về việc học của em.
Hà Nội, ngày … tháng ….. năm ……. Phương Anh thân yêu,
Đã lâu rồi mình chưa có dịp viết thư cho bạn. Hôm nay ở lớp có bài
tập làm văn viết thư cho một người bạn ở xa, vậy là mình liền tranh
thủ viết mấy dòng ngắn ngủi để hỏi thăm sức khỏe và kể cho bạn
nghe về tình hình học tập của mình trong thời gian vừa qua.
Vậy là đã một năm kể từ khi bạn cùng gia đình chuyển vào Thành phố
Hồ Chí Minh. Không biết dạo này bạn cuộc sống của bạn như thế nào.
Ông bà và bố mẹ của bạn có khỏe không?
Bố mẹ và mình đều khỏe cả. Sau nhiều ngày rèn luyện, chữ viết của
mình đã đẹp hơn rất nhiều rồi. Mỗi buổi học trên lớp đều rất thú vị.
Cô giáo chủ nhiệm của lớp mình năm nay là cô Thu Hà. Chắc bạn vẫn
còn nhớ cô đúng không? Hàng ngày, mình vẫn được bố đưa đến
trường. Nhưng mình cảm thấy rất buồn vì không có bạn ở bên cạnh.
Mình cảm thấy rất nhớ bạn. Khi nào được nghỉ hè, bạn nhớ về thăm mình nhé.
Thôi, thư mình viết đã dài, mình xin dừng bút tại đây. Cuối thư mình
chúc bạn chăm ngoan học giỏi. Bạn thân của cậu Trang Thu Trang