-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo - Tuần 1
Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo - Tuần 1 được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Toán 3 (CTST)
Môn: Toán 3
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Phiếu bài tập cuối lớp 3: Tuần 1
Bài tập cuối tuần lớp 3 - Tuần 1 môn Toán Đề bài
Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.
Sắp xếp các số 734, 756, 743, 728, 678, 527.
a) Theo thứ tự từ lớn đến bé: 756, 743, 734, 728, 678, 527 756, 734, 728, 743, 678, 527
b) Theo thứ tự từ bé đến lớn: 678, 728, 527, 743, 734, 756 527, 678, 728, 734, 743, 756
Bài 2: Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Khối lớp Một có 167 học sinh. Khối lớp Hai có ít hơn khối lớp Một 35 học sinh. Hỏi khối lớp Hai có bao nhiêu học sinh? A. 132 học sinh B. 134 học sinh C. 136 học sinh
Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống. Tính: a) 345 + 267 = 602 612 622 b) 106 + 213 + 47 = 366 376 386
Bài 4: Điền dấu ( >, <, = ) thích hợp vào chỗ chấm: a) 235 ……. 200 + 35
b) 170 – 70 …….. 100 + 1 c) 675 ……. 600 + 70 + 5 d) 500 + 5 …….. 504
Bài 5: Đặt tính rồi tính: a) 424 + 505 261 + 349 705 + 126 …………… …………… ………… …………… …………… …………… …………… …………… …………… b) 653 – 263 585 – 72 542 – 266 …………… …………… ………… …………… …………… …………… …………… …………… …………… Bài 6: a, x - 225 = 347 b, x + 308 = 568
Bài 7: Một đội công nhân gồm 385 người, trong đó có 214 nam. Hỏi đội công nhân đó có bao nhiêu nữ? Bài giải
………………………………………………………………………………......................
………………………………………………………………………………......................
……………………………………………………………………....................................
Bài 8: Với ba số 415, 40, 455 và các dấu +, – , = , em hãy lập các phép tính đúng:
………………………………………………………………………………......................
………………………………………………………………………………......................
………………………………………………………………………………......................
………………………………………………………………………………......................
Lời giải chi tiết Bài 1. Phương pháp giải:
- So sánh các số đã cho:
+ Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn; số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
+ Nếu hai số có số chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.
- Sắp xếp lại theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn. Cách giải :
a) So sánh các số đã cho ta có:
756 > 743 > 734 > 728 > 678 > 527.
Các số được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là: 756, 743, 734, 728, 678, 527
Vậy ta có kết quả như sau:
756, 743, 734, 728, 678, 527 => Ghi Đ.
756, 734, 728, 743, 678, 527 => Ghi S.
b) So sánh các số đã cho ta có:
678 < 728 < 527 < 743 < 734< 756
Các số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn: 678, 728, 527, 743, 734, 756
Vậy ta có kết quả như sau:
678, 728, 527, 743, 734, 756 => Ghi S.
527, 678, 728, 734, 743, 756 => Ghi Đ. Bài 2: Phương pháp giải:
- Xác định dạng toán ít hơn.
- Tìm số học sinh khối lớp Hai = số học sinh khối lớp Một – 35. Cách giải :
Khối lớp Hai có số học sinh là: 167 – 35 = 132 (học sinh) Đáp số: 132 học sinh.
=> Đáp án cần chọn là A. Bài 3: Phương pháp giải:
- Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Tính : Cộng lần lượt từ phải sang trái. Cách giải : a) b) Bài 4: Phương pháp giải:
- Tính kết quả của các phép tính.
- So sánh hai vế với nhau.
- Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm. Cách giải : Bài 5: Phương pháp giải:
- Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Tính : Cộng, trừ lần lượt từ phải sang trái. Cách giải: Bài 6: a, x = 572 b, x = 260 Bài 7: Phương pháp giải:
Số công nhân nữ = tổng số công nhân – số công nhân nam. Cách giải :
Đội công nhân đó có số nữ là: 385 – 214 = 171 (nữ) Đáp số: 171 nữ. Bài 8: Phương pháp giải:
- Thử các phép tính cộng, phép tính trừ với ba số.
- Đổi chỗ các số hạng trong phép tính cộng. Cách giải :
Các phép tính đúng lập được là: 415 + 40 = 455 455 – 40 = 415 40 + 415 = 455 455 – 415 = 40
Bài tập cuối tuần lớp 3 - Tuần 1 môn Tiếng Việt Đề bài
1. Trong câu chuyện Cậu bé thông minh, nhà vua đã thách đố mấy lần? a. Một lần b. Hai lần c. Ba lần
2. Qua câu chuyện Cậu bé thông minh, cậu bé bộc lộ những phẩm chất gì tốt đẹp?
a. Nhân ái, lạc quan, yêu đời
b. Thông minh, sắc sảo, bình tĩnh, tự tin, dũng cảm
c. Có nghị lực, hoài bão, ước mơ
3. Nội dung bài thơ Hai bàn tay em nhắc đến điều gì? a. Em bé rất siêng năng
b. Công việc hàng ngày của em bé
c. Đôi bàn tay xinh và nhiều lợi ích của em bé
4. Hàm răng của em bé được so sánh với sự vật gì? a. Hoa mai b. Hoa nhài c. Nụ hồng xinh
5. Hình ảnh so sánh “Hai bàn tay của em bé như hai bông hồng, ngón tay như cánh hoa” nói lên điều gì?
a. Hai bàn tay của bé luôn nghịch ngợm, hiếu động
b. Hai bàn tay của bé thơm tho như những bông hoa
c. Hai bàn tay của em bé xinh xắn như hai bông hoa, những ngón tay là những cánh hoa.
6. Điền vào chỗ trống l hay n? a. ...ăn lóc b. ...ao xao c. bằng ...ăng d. ...óng nực e. ...ợ nần
7. Điền vào chỗ trống an hay ang? a. Cái b..... b. B... bạc c. Tr... sách d. Ngăn c...
8. Từ nào sau đây không chỉ sự vật? a. cột điện b. thầy giáo c. yêu thương
9. Những câu sau, câu nào là câu so sánh?
a. Con gấu bông có đôi mắt đen láy
b. Cánh cò bay lả rập rờn
c. Giọng hát của bé như tiếng chim họa mi
10. Hãy nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Gợi ý:
Em thu thập thông tin về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh qua người thân hoặc trên báo đài.
a) Đội thành lập ngày nào?
b) Các đội viên đầu tiên của đội là ai?
c) Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào?
Lời giải chi tiết
1. Trong câu chuyện Cậu bé thông minh, nhà vua đã thách đố cậu bé hai lần. Chọn đáp án: b
2. Qua câu chuyện Cậu bé thông minh, cậu bé bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp: thông minh, sắc sảo,
bình tĩnh, tự tin, dũng cảm Chọn đáp án: b
3. Nội dung bài thơ Hai bàn tay em nhắc đến đôi bàn tay xinh và nhiều lợi ích của em bé. Chọn đáp án: c
4. Hàm răng của em bé được so sánh với hoa nhài (Răng trắng hoa nhài) Chọn đáp án: b
5. Hình ảnh so sánh “Hai bàn tay của em bé như hai bông hồng, ngón tay như cánh hoa” cho thấy
hai bàn tay của em bé xinh xắn như hai bông hoa, những ngón tay là những cánh hoa. Chọn đáp án: c 6. a. lăn lóc b. lao xao c. bằng lăng d. nóng nực e. nợ nần 7. a. Cái bảng b. Bàn bạc c. Trang sách d. Ngăn cản
8. Từ không chỉ sự vật là: yêu thương Chọn đáp án: c
9. Câu là câu so sánh là: Giọng hát của bé như tiếng chim họa mi. Chọn đáp án: c 10.
a) Đội thành lập ngày nào?
- Đội TNTP Hồ Chí Minh được thành lập ngày 15 tháng 5 năm 1941 bởi Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc,
ở gần hang Pác Bó, Cao Bằng. Lúc đầu mang tên là Đội Nhi đồng Cứu quốc.
b) Các đội viên đầu tiên của đội là ai?
- Các đội viên đầu tiên là :
1. Nông Văn Dền (đội trưởng- bí danh: Kim Đồng)
2. Nông Văn Thàn (bí danh Cao Sơn)
3. Lý Văn Tịnh (bí danh Thanh Minh)
4. Lý Thị Nạ (bí danh Thanh Thủy)
5. Lý Thị Xậu (bí danh Thủy Tiên)
c) Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào?
- Đội đã có nhiều lần đổi tên:
+ Đội Nhi đồng Cứu quốc (1941)
+ Đội Thiếu nhi Tháng Tám (1951)
+ Đội Thiếu niên Tiền phong (2-1956)
Và 30-1-1970 Đội mang tên Bác Hồ: Đội Thiếu niên mang tên Đội thiếu niên thanh niên Hồ Chí Minh.
.......................................…