-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo - Tuần 2
Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo - Tuần 2 được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Toán 3 (CTST)
Môn: Toán 3
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo - Tuần 2
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán - Tuần 2
I. Phần 1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Tính: 4 × 7 + 6 = ………… A. 30 B. 32 C. 34 D. 36
Câu 2: Số lớn nhất có ba chữ số khác nhau là: A. 900 B. 987 C. 998 D. 999
Câu 3: Chu vi hình vuông ABCD là: A. 80cm B. 120cm C. 80cm2 D. 160cm
Câu 4: Tính nhẩm: 400 × 2 = …… A. 8 B. 80 C. 800 D. 402
Câu 5: Có 32 cái bánh được xếp đều vào 4 hộp. Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu cái bánh ? A. 5 cái B. 6 cái C. 7 cái D. 8 cái
Câu 6: Mỗi bàn có 2 học sinh. Hỏi 8 bàn như thế có bao nhiêu học sinh? A. 14 học sinh B. 15 học sinh C. 16 học sinh D. 17 học sinh
Câu 7: x - 35 = 203 - 75. Giá trị của x là: A. 160 B. 163 C. 166 D. 168
Câu 8: Hình vẽ bên có mấy hình tam giác ? A. 2 hình tam giác B. 3 hình tam giác C. 4 hình tam giác D. 5 hình tam giác
II. Phần 2. Giải các bài toán sau: Bài 1: Tính: 21 : 3 + 5 5 × 7 – 26 2 × 2 × 9 =………… =………… =………… =………… =………… =………… Bài 2: Tìm x a, x -175 = 650 - 204 b, x : 3 = 308 - 299
Bài 3: Đội Một trồng được 287 cây, đội Hai trồng được nhiều hơn đội Một 35 cây. Hỏi:
a) Đội Hai trồng được bao nhiêu cây?
b) Hai đội trồng được tất cả bao nhiêu cây? Bài giải
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………… Lời giải chi tiết I. Phần 1. Câu 1 Phương pháp giải:
- Thực hiện phép tính nhân trước.
- Tiếp đó thực hiện phép tính cộng. Cách giải : 4 × 7 + 6 = 28 + 6 = 34
⇒ Đáp án cần chọn là C. Câu 2: Phương pháp giải:
- Lần lượt chọn các chữ số lớn nhất ở hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
- Các chữ số không giống nhau. Cách giải:
- Chọn chữ số hàng trăm là số lớn nhất: 9.
- Chọn chữ số hàng chục, khác chữ số hàng trăm: 8.
- Chọn chữ số hàng đơn vị, khác chữ số hàng trăm và hàng chục: 7.
Vậy số lớn nhất có ba chữ số khác nhau là 987.
⇒ Đáp án cần chọn là B. Câu 3: Phương pháp giải:
Để tìm chu vi hình vuông ABCD ta lấy độ dài một cạnh nhân với 4.. Cách giải: Chu vi hình vuông ABCD là: 20 × 4 = 80 (cm) Đáp số: 80cm.
⇒ ⇒ Đáp án cần chọn là A. Câu 4: Phương pháp giải:
Thực hiện tính nhẩm 400 là 4 trăm. Cách giải: 400 × 2 = … Nhẩm: 4 trăm × 2 = 8 trăm Vậy: 400 × 2 = 800.
⇒ Đáp án cần chọn là C. Câu 5: Phương pháp giải:
Để tìm số bánh có trong mỗi hộp ta lấy số cái bánh chia cho số hộp. Cách giải : Bài giải
Mỗi hộp có số cái bánh là: 32 : 4 = 8 (cái) Đáp số: 8 cái bánh.
⇒ Đáp án cần chọn là D. Câu 6: Phương pháp giải:
Để tìm số học sinh của 8 bàn ta lấy số học sinh của 1 bàn nhân với 8. Cách giải : Bài giải
8 bàn như thế có số học sinh là: 2 × 8 = 16 (học sinh) Đáp số: 16 học sinh
⇒ Đáp án cần chọn là C. Câu 7:
⇒ Đáp án cần chọn là B. Câu 8: Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ rồi liệt kê các hình tam giác có trong hình. Cách giải:
Hình vẽ đã cho có 3 hình tam giác là ABC, ABH, AHC.
⇒ Đáp án cần chọn là B. II. Phần 2. Bài 1: Phương pháp giải:
Thực hiện các phép tính nhân, chia trước. Cách giải: +) 21 : 3 + 5 = 7 + 5 = 12 +) 5 × 7 – 26 = 35 – 26 = 9 +) 2 × 2 × 9 = 4 × 9 = 36 Bài 2:
a, x – 175 = 650 – 204 x = 621 b) x : 3 = 308 – 299 x = 27 Bài 3: Phương pháp giải:
a) - Xác định dạng toán nhiều hơn.
- Số cây đội Hai trồng = Số cây đội Một trồng + 35.
b) Số cây hai đội trồng được = Số cây đội Một trồng + Số cây đội Hai trồng. Cách giải:
a) Đội Hai trồng được số cây là: 287 + 35 = 322 (cây)
b) Hai đội trồng được tất cả số cây là: 287 + 322 = 609 (cây) Đáp số: a) 322 cây; b) 609 cây.
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt - Tuần 2
1. Vì sao En-ri-cô lại cảm thấy hối hận sau khi trả thù Cô-rét-ti? Hãy khoanh tròn vào
trước những đáp án mà em chọn?
a. Vì cậu ấy đã dần nhận ra hành động của Cô-rét-ti không cố ý.
b. Vì En-ri-cô thương bạn khi nhìn thấy trên vai áo cậu ấy bị sứt chỉ.
c. Vì En-ri-cô đã được cô giáo gọi riêng vào phòng và giảng giải cho En-ri-cô hiểu.
d. Vì Cô-rét-ti làm mặt lạnh và không muốn nói chuyện với En-ri-cô nữa
2. Ý nghĩa câu chuyện “Ai có lỗi” là gì? a. Lỗi lầm của En-ri-cô
b. Khen ngợi Cô-rét-ti vì bạn ấy biết tha thứ
c. Bạn bè phải biết nhường nhịn nhau, can đảm nhận lỗi khi phạm sai lầm.
3. Đọc lại bài thơ “Khi mẹ vắng nhà” và cho biết: Khi mẹ vắng nhà, bạn nhỏ đã làm
những gì? Khoanh tròn vào trước những đáp án mà em chọn?
a. Thổi cơm và luộc khoai
b. Làm bài tập và trông em c. Cùng chị giã gạo
d. Nhổ cỏ và quét sân, quét cổng
4. Câu chuyện “Cô giáo tí hon” nói lên ước mơ gì của Bé?
a. Ước mơ đạt thành tích cao trong học tập.
b. Sẽ dạy dỗ các em của mình thật giỏi c. Làm cô giáo.
5. Điền vào chỗ chấm s hoặc x để hoàn chỉnh đoạn thơ:
Một nhà …….àn đơn …….ơ vách nứa
Bốn bên …….uối chảy cá bơi vui
Đêm đêm cháy hồng bên bếp lửa
Ánh đèn khuya còn …….áng trên đồi.
(Theo Tố Hữu)
6. Điền vào chỗ chấm uêch/uyu để hoàn chỉnh các từ sau: a. rỗng t.... b. h.... hoác c. kh... tay d. ngã kh....
7. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
trẻ em, thiếu nhi, lễ phép, ngây thơ
a) Câu lạc bộ ……. quận Cầu Giấy.
b) Chăm sóc bà mẹ và …….
c) Đôi mắt ……. của bé mở to tròn và đen láy.
d) Nam cúi đầu chào một cách …….
8. Viết vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh theo mẫu Ai là gì?
a) Bạn Hồng Ngọc …….
b) ……. là hoa của học trò.
c) ……. là mẹ hiền thứ hai của em. d) Mẹ em …….
9. Đặt câu hỏi cho bộ phận in nghiêng trong các câu sau:
a) Gốc đa là nơi hội tụ của đám học trò chúng tôi.
b) Lũy tre là một vành đai phòng thủ kiên cố cho làng.
c) Yết Kiêu là một tướng giỏi đời Trần. 10.
Viết một đoạn văn (4 – 5 câu) nói về cảm xúc của em khi được gia nhập (nếu được
gia nhập) Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Lời giải chi tiết
1. En-ri-cô cảm thấy hối hận sau khi trả thù Cô-rét-ti vì:
a. Vì cậu ấy đã dần nhận ra hành động của Cô-rét-ti không cố ý.
b. Vì En-ri-cô thương bạn khi nhìn thấy trên vai áo cậu ấy bị sứt chỉ.
2. Ý nghĩa câu chuyện “Ai có lỗi” là: Bạn bè phải biết nhường nhịn nhau, can đảm
nhận lỗi khi phạm sai lầm. Chọn đáp án: c
3. Khi mẹ vắng nhà, bạn nhỏ đã làm những công việc sau:
a. Thổi cơm và luộc khoai c. Cùng chị giã gạo
d. Nhổ cỏ và quét sân, quét cổng
4. Câu chuyện “Cô giáo tí hon” nói lên ước mơ được làm cô giáo của Bé. Chọn đáp án: c 5.
Một nhà sàn đơn sơ vách nứa
Bốn bên suối chảy cá bơi vui
Đêm đêm cháy hồng lên bếp lửa
Ánh đèn khuya còn sáng trên đồi. 6. a. rỗng tuếch b. huếch hoác c. khuỷu tay d. ngã khuỵu 7.
a) Câu lạc bộ thiếu nhi quận Cầu Giấy.
b) Chăm sóc bà mẹ và trẻ em.
c) Đôi mắt ngây thơ của bé mở to tròn và đen láy.
d) Nam cúi đầu chào một cách lễ phép. 8.
a) Bạn Hồng Ngọc là học sinh ưu tú của lớp 3B.
b) Hoa phượng là hoa của học trò.
c) Cô giáo là mẹ hiền thứ hai của em.
d) Mẹ em là y tá ở bệnh viện. 9.
a) Cái gì là nơi hộ tụ của đám học trò?
b) Lũy tre là gì đối với làng?
c) Ai là một tướng giỏi đời Trần? 10.
Vậy là đã một tuần trôi qua kể từ ngày em được gia nhập Đội Thiếu niên Tiền phong
Hồ Chí Minh. Cho tới giờ, em vẫn còn cảm giác vui sướng và tự hào khi được kết
nạp Đội. Em thấy mình như trưởng thành và có trách nhiệm hơn trong học tập và
cuộc sống. Mỗi ngày đến trường, em không quên quàng lên mình chiếc khăn quàng
đỏ thắm. Em luôn tự nhắc nhở bản thân phải cố gắng chăm ngoan và học tập thật
giỏi để xứng đáng là thành viên gương mẫu của Đội.
................................