-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập hết môn báo mạng điện tử | Học viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Sự ra đời và phát triển của mô hình tòa soạn hội tụ là tất yếu, đáp ứng đòi hỏi khách quan của thời đại mới. Mô hình tòa soạn hội tụ là xu thế phát triển trong tương lai. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Báo mạng điện tử CLC 8 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Bài tập hết môn báo mạng điện tử | Học viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Sự ra đời và phát triển của mô hình tòa soạn hội tụ là tất yếu, đáp ứng đòi hỏi khách quan của thời đại mới. Mô hình tòa soạn hội tụ là xu thế phát triển trong tương lai. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Báo mạng điện tử CLC 8 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH
BÀI TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN
TÁC PHẨM BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
Giảng viên hướng dẫn: Cô Vũ Thuý Bình Cô Ngô Bích Ngọc
Sinh viên: Nguyễn Thị Hoà Lớp: Báo In K40 Mã SV: 2056020019 Hà Nội - 2 2 0 2 LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Vũ Thuý Bình và cô
Ngô Bích Ngọc, là hai giảng viên đã giảng dạy cho em trong môn học Tác phẩm Báo mạng điện tử.
Trong quá trình học tập bộ môn này, em không chỉ được tiếp thu những kiến
thức chuyên môn mới, mà còn được rèn luyện thêm những kỹ năng, tích luỹ
được những kinh nghiệm qua cơ hội tác nghiệp thực tế. Qua mỗi bài giảng, câu
chuyện thực tế và những kinh nghiệm sau khi được các cô đọc và sửa bài, là
nguồn động lực em phấn đấu để ngày một tốt hơn. Những kiến thức, kỹ năng mà
em học tập được trong môn học này không chỉ là bước đệm cho những môn học
tiếp theo của em, mà còn là hành trang quý giá để em có thể vững bước trong
quá trình làm nghề sau này.
Em đã cố gắng hết sức để hoàn thiện bài tập kết thúc học phần, tuy nhiên, do
vốn kiến thức còn nhiều hạn chế nên khó tránh khỏi sự sai sót, kính mong thầy
cô xem xét và góp ý để bài làm của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................
MỤC LỤC ..............................................................................................................
NỘI DUNG .............................................................................................................
PHẦN 1: NHỮNG ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN VỀ XU HƯỚNG PHÁT
TRIỂN CÙA TOÀ SOẠN HỘI TỤ ...................................................................1
1. Sự ra đời và phát triển của mô hình toà soạn hội tụ là tất yếu, đáp ứng đòi hỏi
khách quan của thời đại mới .................................................................................1
2. Mô hình toà soạn hội tụ là xu thế phát triển trong tương lai.............................2
3. Khảo sát mô hình toà soạn của báo VnExpress và toà soạn báo Nam Định ....2
3.1 Mô hình toà soạn hội tụ - báo VnExpress ...........................................2
3.2 Mô hình toà soạn truyền thống - báo Dân Việt ...................................3
3.3 So sánh điểm khác biệt giữa 2 mô hình toà soạn ................................3
4. Những điểm ưu việt và hạn chế của toà soạn hội tụ (Rút ra sau khi khảo sát
mô hình của báo Vnexpress) .................................................................................4
4.1 Những điểm ưu việt của toà soạn hội tụ .............................................4
4.2 Một số hạn chế và thách thức khi áp dụng mô hình toà soạn hội tụ ...8
PHẦN 2: TÁC PHẨM TIN ĐĂNG TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ .............9
PHẦN 3: TÁC PHẨM PHÓNG SỰ ............................................................... 13
PHẦN 4: TÁC PHẨM BÌNH LUẬN .............................................................. 18
DANH MỤC THAM KHẢO ........................................................................... 23 NỘI DUNG
PHẦN 1: NHỮNG ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN VỀ XU HƯỚNG PHÁT
TRIỂN CÙA TOÀ SOẠN HỘI TỤ
1. Sự ra đời và phát triển của mô hình toà soạn hội tụ là tất yếu, đáp ứng
đòi hỏi khách quan của thời đại mới
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã giúp chúng ta bước sang kỷ nguyên mới, kỷ
nguyên của công nghệ thông tin và trí thông minh nhân tạo. Cuộc cách mạng
này có sự ảnh hưởng và tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống, và báo
chí – truyền thông không phải là ngoại lệ. Các phương tiện truyền thông mới ra
đời làm thay đổi toàn bộ trật tự của các phương tiện truyền thông truyền thống,
thúc đẩy các phương tiện truyền thông truyền thống phải thay đổi để bắt kịp với
kỷ nguyên của công nghệ số, hội tụ công nghệ và hội tụ nội dung.
Môi trường truyền thông số đã và đang thay đổi nhiều khâu trong quy trình tổ
chức sản xuất sản phẩm báo chí. Một chiếc điện thoại thông minh bây giờ có thể
lướt web, nghe nhạc, xem phim, nhận thư điện tử, soạn thảo văn bản... Điều đó
có nghĩa, công chúng sẽ được tiếp nhận thông tin bằng đa phương tiện và đồng
nghĩa với việc “người tiếp nhận” cũng dễ dàng trở thành “người truyền thông
tin” và chia sẻ thông tin theo nhu cầu.
Xu hướng “tiêu thụ” thông tin của công chúng đã và đang thay đổi nhanh chóng
do khả năng kết nối dễ dàng vào mạng Internet toàn cầu. Hình thức truyền thông
mới đã cho ra đời lớp công chúng mới - “công chúng chủ động” thu nhận, chia
sẻ thông tin bằng cả hình ảnh, âm thanh, văn bản,... Rõ ràng, tích hợp đa phương
tiện sẽ giúp công chúng dễ dàng lựa chọn hơn. Do đó, để có thể phát huy tối đa
sức mạnh tổng hợp của nguồn nhân lực cũng như những ưu thế về công nghệ kỹ
thuật, từ những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, nhiều tòa soạn báo trên thế giới đã
chuyển sang xây dựng mô hình tòa soạn hội tụ. Đây là mô hình tòa soạn đa
phương tiện, lấy báo điện tử làm trung tâm, tận dụng tối đa ưu thế về nhân lực 1
đa phương tiện, dựa trên một nền tảng công nghệ kỹ thuật hiện đại để sản xuất ra
các ấn phẩm cho nhiều loại hình, phương tiện báo chí.
2. Mô hình toà soạn hội tụ là xu thế phát triển trong tương lai
Mô hình toà soạn hội tụ đã và đang lan rộng trên thế giới, đặc biệt ở những quốc
gia có nền báo chí phát triển. Đồng thời, mô hình hiện đại này dần trở thành một
xu hướng báo chí trong thời đại phát triển truyền thông hội tụ.Tuy nhiên, ở nước
ta mô hình này vẫn còn mới mẻ và chưa phổ biến. Mặc dù còn gặp không ít khó
khăn, thách thức như vậy, nhưng hiện nay đã có một số tòa soạn, cơ quan báo
chí mà tiêu biểu là báo điện tử VnExpress đã mạnh dạn đi đầu trong việc xây
dựng, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ và đã bước đầu đạt nhiều hiệu quả tích
cực từ quy trình sản xuất thông tin cho đến việc khẳng định uy tín, thương hiệu
với độc gỉả. Xây dựng tòa soạn hội tụ rõ ràng là một xu thế tất yếu. Tuy nhiên,
hiện nay một số cơ quan báo chí chưa thực sự quan tâm, chưa thực sự tìm hiểu
mô hình tòa soạn hội tụ, coi đó là việc của báo khác, người khác hoặc chỉ coi
“tòa soạn hội tụ” là phép cộng máy móc các loại hình báo chí trong một cơ
quan. Trong tương lai, em nghĩ rằng mô hình toà soạn hội tụ sẽ ngày càng được
áp dụng vào các toà soạn, đặc biệt là các toà soạn lớn ở nước ta. Đồng thời mô
hình này cũng sẽ có thể được điều chỉnh, xây dựng phù hợp với môi trường báo
chí Việt Nam, điều kiện thực tế của các cơ quan báo chí.
3. Khảo sát mô hình toà soạn của báo VnExpress và toà soạn báo Nam Định
3.1 Mô hình toà soạn hội tụ - báo VnExpress 2
Toà soạn của Vnexpress được thiết kế theo không gian mở để có thể vận hành
được tòa soạn hội tụ theo tiêu chuẩn quốc tế. Toàn bộ lãnh đạo, phóng viên, biên
tập viên, thư ký tòa soạn,... cùng làm việc trên một mặt phẳng, không có vách
ngăn với tổng diện tích văn phòng lên tới gần 1000m.. Mọi hoạt động của tòa
soạn đều lấy bàn siêu biên tập (super desk) – trung tâm sản xuất và phân phối tin
tức đa phương tiện của tòa soạn làm trung tâm. Super desk là nơi tập trung 9 thư
ký tòa soạn - các biên tập viên cao cấp của tòa soạn. Mỗi thư ký sẽ phụ trách từ
1 đến 2 mảng thông tin và xung quanh sẽ là các ban chuyên môn được bố trí
theo từng khối. Ngay sát các ban chuyên môn là khu vực kỹ thuật (gồm trung
tâm Nghiên cứu & Phát triển và trung tâm Thiết kế mỹ thuật sáng tạo) để đảm
bảo sự hỗ trợ, tích hợp đa phương tiện trong cùng văn phòng.
3.2 Mô hình toà soạn t ruyền thống - báo Dân Việt
Báo Dân Việt đã thực hiện mô hình toà soạn đa phương tiện, hội tụ một phần tuy
chưa hoàn toàn. Các phòng ban mặc dù có phân khu vực, vị trí riêng nhưng
không gian vẫn tương đối mở và có sự liên kết tương đối. Toà soạn vừa sản xuất
tin bài cho báo mạng điện tử Dân Việt vừa sản xuất báo giấy là báo Nông thôn Ngày nay.
3.3 So sánh điểm khác biệt giữa 2 mô hình toà soạn 3
Cả hai toà soạn đều có những đội ngũ, bộ phận gần như nhau nhưng cách bố trí
và sắp xếp lại có sự khác biệt lớn. Nếu Vnexpress được tổ chức theo mô hình
bánh xe vòng tròn thì tòa soạn báo Dân Việt được tổ chức theo chiều dọc, như
một sợi chỉ xuyên suốt, từ đội ngũ lãnh đạo, quản lý đến từng bộ phận phóng viên, kỹ thuật viên.
Thêm nữa báo Vnexpress là tờ báo thuần tuý là báo mạng điện tử nên không
phải có thêm những bộ phận và không phụ thuộc vào tờ báo “mẹ” như Dân Việt.
4. Những điểm ưu việt và hạn chế của toà soạn hội tụ (Rút ra sau khi khảo
sát mô hình của báo Vnexpress)
4.1 Những điểm ưu việt của toà soạn hội tụ
Điểm ưu việt nhất của mô hình toà soạn hội tụ là ở mô hình này người ta có thể
tận dụng tối đa ưu thế về nhân lực đa phương tiện và nền tảng công nghệ kỹ
thuật tiên tiến để sản xuất ra các ấn phẩm cho nhiều loại hình, nhiều phương tiện báo chí khác nhau.
Thứ nhất, sự hợp nhất về không gian làm việc với bàn siêu biên tập giúp các bộ
phận trong tòa soạn từ cấp lãnh đạo, quản lý cho đến bộ phận phóng viên hay
đội ngũ nhân lực giữa các ban chuyên môn với nhau dễ dàng trao đổi, đóng góp
ý kiến lẫn nhau. Đồng thời điều này giúp cho hệ thống tin, bài của tòa soạn luôn
được trôi chảy, thông suốt. Còn các toà soạn truyền thống thường hoạt động
riêng rẽ, phóng viên chủ yếu tác nghiệp, phục cho cho một loại hình báo chí
riêng biệt. Vẫn còn tình trạng “toà soạn trong toà soạn”, khiến cho việc liên kết,
xử lý thông tin giữa các phòng ban diễn ra lâu hơn, từ đó mà giảm đi sự cạnh
tranh về tốc độ của thông tin. Và khi xảy ra vấn đề, việc xử lý và giải quyết sẽ chậm trễ hơn nhiều.
Dẫn chứng: Ở Vnexpress, chính nhờ không gian mở của cơ cấu tòa soạn hội tụ,
sự liên kết và hợp sức của đội ngũ đã giúp VnExpress trở thành tờ báo uy tín
nhất Việt Nam có thông tin được cập nhật liên tục 24/24. Mỗi ngày, VnExpress
xuất bản khoảng 500 tin, bài chia cho nhiều chuyên mục khác nhau như: Thời 4
sự, Thế giới, Thể thao, Giải trí, Kinh doanh, Giáo dục, Pháp luật, Du lịch, Sức
khỏe....Các tin tức đều có sự đa dạng về hình thức thể hiện, khách quan về nội
dung và đáp ứng những nhu cầu thông tin của bạn đọc cả nước và trong khu vực
Đông Nam Á. Không chỉ có sự đổi mới trong tổ chức tòa soạn hội tụ, VnExpress
còn luôn có sự áp dụng những phương tiện công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong
sản xuất tin, bài, đảm bảo tin tức được truyền tải và khai thác trên nhiều loại
hình, nhiều thiết bị khác nhau. Dưới sự hỗ trợ các phương tiện kỹ thuật, công
nghệ khoa học hiện đại của FPT Online, dòng chảy thông tin giữa các bộ phận
tại tòa soạn hội tụ VnExpress luôn đảm bảo tốc độ, chính xác và tiên tiến nhất.
Tính đến ngày 14-10-2021, trên bảng xếp hạng 50 website hàng đầu Việt Nam,
VnExpress đã trở thành báo điện tử được nhiều người đọc nhất với số lượng thời
gian độc giả lưu lại trang là 9 phút 25 giây; số lượng trang được xem trung bình
là 4,67 trang, số lượng tìm kiếm từ khóa là 8,2%, tổng số trang dẫn đến website
là 7.000. Từ đó, VnExpress trở thành tòa soạn báo đi đầu trong xu hướng tòa
soạn hội tụ ở Việt Nam.
Thứ hai, với hoạt động ban đầu tại tòa soạn hội tụ PV, BTV cùng hợp tác làm
tin, bài thay vì hoạt động độc lập như các toà soạn truyền thống trước. Cụ thể,
khi xảy ra sự kiện có tính thời sự, dưới sự điều phối, nhóm phóng viên thu thập
tin tức, đồng thời chia sẻ những thông tin đã thu thập được và thống nhất chọn
cách tốt nhất để đưa tin trên báo in, báo điện tử. So với toà soạn truyền thống,
việc áp dụng mô hình này tránh được hiện tượng chồng chéo nội dung và lãng
phí nguồn tài nguyên hiện có.
Ví dụ: Khi xảy ra một vụ cháy, dưới sự điều phối của các trưởng ban, nhóm
phóng viên Vnexpress sẽ được phân công đi xác nhận và thu thập thông tin liên quan đến vụ v ệ
i c. Sau đó thay vì hoạt động và viết tin bài độc lập, các phóng
viên sẽ mang thông tin mình có được về toà soạn. Khi đó các PV, BTV sẽ cùng
nhau tổng hợp, sắp xếp lại các thông tin, thống nhất và biên tập thành nhiều bài
khác nhau về cùng một sự việc. Như vậy so với quy trình thông thường của toà 5
soạn trước đây, các thông tin mà phóng viên thu thập về sẽ được tận dụng hết và
không bị lược bỏ, hay không sử dụng đến.
Thứ ba, toà soạn hội tụ sẽ giúp nâng cao vai trò của các phóng viên, biên tập viên. Vì
hội tụ triệt để, lấy điện tử làm trung tâm, các phóng viên tác nghiệp trên
chuyên trang điện tử sẽ có nhiều “đất”, không gian để thể hiện với các loại hình
đa phương tiện được tích hợp (ảnh, text, video…). Thêm nữa, các biên tập viên
được nâng cao vai trò, có cơ hội thể hiện được khả năng trong việc xử lý, tổng
hợp tin, bài, bố cục trang ấn phẩm in. Với việc áp dụng tòa soạn hội tụ triệt để,
năng lực của BTV, PV được nâng cao, hướng đến sự chuyên nghiệp. Đặc biệt,
tiết kiệm được chi phí và tăng năng suất lao động ở mỗi vị trí. Còn với toà soạn
truyền thống, phóng viên, biên tập viên sẽ khó phát huy được hết khả năng của
mình, nhất là không rèn luyện được những kỹ năng khác như kỹ năng làm việc
nhóm, kỹ năng đa phương tiện. Đặc biệt việc phải sử dụng nhiều nhân lực khác
nhau để phục vụ cho từng khâu khiến tăng về chi phí và giảm năng suất lao động.
Theo thông tin tòa soạn cung cấp, VnExpress có 230 nhà báo, phóng viên làm
việc tại trụ sở chính ở Hà Nội, văn phòng tại TP HCM và các địa phương trên cả
nước. Họ ở tuổi trung bình 31, trẻ trung, năng động, sáng tạo, có những sự am
hiểu, nắm bắt tốt về công nghệ, kỹ thuật. Bên cạnh đó, tòa soạn luôn nhận được
sự hỗ trợ kịp thời về mặt công nghệ của tập đoàn FPT để tạo điều kiện tối đa cho
phóng viên trong môi trường tác nghiệp. Mặt khác, lãnh đạo tòa soạn là những
người có năng lực chuyên môn và trách nhiệm trong công việc, họ c ủ h yếu được
đào tạo bào bản qua các cơ sở đào tạo báo chí uy tín tong nước cũng như nước
ngoài. Tòa soạn thường xuyên tổ chức nhiều khoa học ngắn hạn bồi dưỡng kỹ
năng đa phương tiện cho phóng viên với người đứng lớp là tổng biên tập, thư ký
tòa soạn hay các trưởng ban (mỗi khóa học sẽ có khoảng 30 - 40 người tham
dự). Duy trì được nhiệt huyết, sự đam mê và đặc biệt là khả năng thích ứng
trong môi trường làm việc đa phương tiện chính là lợi thế quan trọng trong việc
vận hành tòa soạn hội tụ của tờ báo. 6
Ở tòa soạn hội tụ ở VnExpress đã phần nào thể h ệ
i n thành công sự hội tụ về nội
dung tin tức - yếu tố quan trọng để quyết định một tòa soạn đủ khả năng hướng
đến hội tụ toàn diện hay không. Với những tin, bài lớn, sự kiện nóng VnExpress
không chỉ sử dụng đa nguồn tin từ nhiều phóng viên thu thập mà còn sản xuất ra
những tác phẩm báo chí đa phương tiện.
Ví dụ: Với sự kiện “Triển lãm quốc phòng quốc tế 2022”: Thống kê trên báo
VnExpress, có tới 30 tin bài đưa tin về sự kiện trển lãm. Mặt khác, các tác phẩm
được sản xuất sau đó được thể hiện dưới nhiều dạng thức thông tin từ chữ v ế i t,
ảnh, đồ họa, video…thể hiện được các thông tin đầy đủ về sự kiện một cách sinh động, hấp dẫn.
Thứ tư, với sự vận dụng nền tảng công nghệ kỹ thuật hiện đại, được tích hợp
ngay trong môi trường hội tụ ở tòa soạn, tạo sự thuận lợi tối đa cho độc giả trong
phương thức tiếp nhận thông tin, đồng thời tạo sự kết nối hai chiều giữa toà soạn
và độc giả. Ở toà soạn truyền thống, việc độc giả tiếp cập toà soạn và tiếp nhận
các thông tin thường chậm hơn và không có nhiều sự tương tác. Các cơ quan
báo chí theo mô hình truyền thống thường chú trọng ấn phẩm báo in hoặc điện
tử nhưng về công cụ mạng xã hội thì còn chưa phát triển mạnh.
Ví dụ với bài viết https://vnexpress.net/10-su-kien-kinh-te-xa-hoi-nam-2022-
4548538.html tổng hợp 10 sự kiện kinh tế nổi bật 2022, VnExpress đã cho thấy
sự sáng tạo của mình với dạng thức truyền tải thông tin hấp dẫn và ấn tượng với
biểu đồ, các con số, cột mốc, video, hình ảnh chất lượng cao, trình bày bắt bắt,
với các thao tác nhanh chóng, thuận tiện.
Các sản phẩm tin tức từ báo VnExpress được sản xuất để tạo tiện ích và sự phù
hợp với nhiều nền tảng, đầu thu thiết bị từ qua Internet, điện thoại di động hay
các thiết bị cầm tay cá nhân. Hiện nay, báo VnExpress có mặt hầu hết trên các
nền tảng mạng xã hội: Youtube, Facbook, Tik Tok, Zalo,...nhận được rất nhiều
lượt theo dõi, lượt xem. Chỉ tính riêng Facebook, Vnexpress đã có tới 4.194.769
người theo dõi. Các công cụ mạng xã hội này được Vnexpress sử dụng một 7
cách hiệu quả, tạo sự tương tác tối đa với công chúng, nâng cao sự phong phú,
đa dạng và chất lượng của nguồn tin, tạo nên thương hiệu cho tờ báo.
Khi một tin bài được hoàn thành hành, Vnexpress sẽ đẩy tin bài này lên trang
báo điện tử của mình, đồng thời lên các trang mạng xã hội khác. Các tin bài
được đăng tải liên tục, đồng loạt, thống nhất, giúp người đọc dễ dàng tìm đọc,
theo dõi thông tin ở mọi lúc, mọi nơi với các thiết bị khác nhau. Còn đối với toà
soạn truyền thống, nhất là những toà soạn chủ đạo về báo in, thì các tin bài đăng
trên báo in, báo mạng hay mạng xã hội còn chưa được liên tục, thống nhất.
4.2 Một số hạn chế và thách thức khi áp dụng mô hình toà soạn hội tụ
Bên cạnh những ưu việt vượt trội, việc vận hành mô hình tòa soạn hội tụ cũng
không tránh khỏi được hạn chế và thách thức.
Trước hết, cũng như đa số các tòa soạn hội tụ trên thế giới, việc bố trí các bộ
phận cùng làm việc trong cùng một mặt phẳng và thậm chí không có vách ngăn giữa các bàn làm việc k
hiến mọi người dường như không có không gian riêng tư
và tạo ra những áp lực nhất định.
Việc vận hành mô hình hội tụ đòi hỏi phải xây dựng không gian làm việc hội tụ,
phương tiện kỹ thuật hiện đại cơ sở vật chất. Đồng thời cũng đòi hỏi phải có đội
ngũ phóng viên, biên tập viên, nhà báo có trình độ cao, có các kỹ năng đa phưng
tiện, năng động, sáng tạo. Vì vậy quá trình chuyển dịch từ toà soạn truyền thống
đến toà soạn hội tụ một cách hoàn toàn không hề dễ, bởi còn phải căn cứ vào
điều kiện cụ thể của từng cơ quan báo chí. 8
PHẦN 2: TÁC PHẨM TIN ĐĂNG TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
KHAI MẠC TRIỂN LÃM TRANH DÂN GIAN “CON ĐƯỜNG”:
ĐI ĐẾN TẬN CÙNG CỦA SỰ TRUYỀN THỐNG
Nguyễn Hoà – Chiều ngày 7/10, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc
Triển lãm tranh dân gian lớn nhất Việt Nam năm 2022 – “CON ĐƯỜNG” với
hơn 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.
Hướng tới kỷ niệm 68 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2022),
Latoa Indochine và Bảo tàng Hà Nội phối hợp thực hiện triển làm “Con đường”.
Triển lãm khởi nguồn từ chính niềm đam mê và tình yêu đối với nghệ thuật
tranh dân gian sơn mài khắc truyền thống của các họa sĩ đến từ Latoa Indochine
nhằm phục hồi và bảo tồn những giá trị nghệ thuật dân gian xưa cũ.
Tham gia lễ khai mạc, về phía ban tổ chức triển lãm có ông Nguyễn Tiến Đà –
giám đốc Bảo tàng Hà Nội, ông Phạm Ngọc Long, chủ tịch công ty Latoa
Indochine,...Về phía đại biểu các nhà khoa học có sự góp mặt của PGS.TS. Đỗ
Văn Trụ - Chủ tịch Hội Di sản Văn hoá Việt Nam, phó chủ tịch Hội đồng Di sản
quốc gia; PGS.TS. Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa; GS.TS
Trương Quốc Bình – nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hoá, nguyên giám
đốc bảo tàng mỹ thuật Việt Nam;...cùng các đại biểu khách mời khác. 9
Ảnh: Đại diện ban tổ chức cùng đại biểu, khách mời tham dự khai mạc Triển lãm
Triển lãm trưng bày tất cả 120 tác phẩm nghệ th ậ
u t được thực hiện bởi nhóm
nghệ sĩ tại Latoa Indochine. Tất cả tác phẩm đều là các dòng tranh dân gian
quen thuộc như Tranh Hàng Trống - Đông Hồ - Kim Hoàng nhưng được làm
mới hoàn toàn trên chất liệu sơn mài khắc (kết hợp giữa sơn mài và khắc).
Chia sẻ về việc quyết định tổ chức triển lãm, ông Phạm Ngọc Long, chủ tịch
công ty Latoa Indochine cho biết: “Đây là “hành trình” mà Latoa Indochine đã
ấp ủ từ lâu, một hành trình được xây dựng bởi những con người yêu, trân quý
nét đẹp văn hoá dân tộc. Tên công ty là Latoa cũng chính là lan toả, tôi mong
muốn rằng triển lãm “Con đường” lần này sẽ là nơi gặp gỡ của những tình yêu
di sản. Đồng thời mong muốn giữ gìn giá trị văn hoá mỹ thuật, giá trị dân tộc,
giá trị phong thuỷ ẩn chứa từng tác phẩm tranh dân gian xưa và nâng tầm lên
một tầm cao mới trên chất liệu sơn mài khắc truyền thống,” 10
Ảnh: Ông Phạm Ngọc Long, chủ tịch công ty Latoa Indochine trả lời phỏng vấn
tại lễ khai mạc
Tới dự buổi khai mạc triển lãm, GS.TS Trương Quốc Bình - nguyên giám đốc
bảo tàng mỹ thuật Việt Nam đánh giá về triển lãm: “Trong bối cảnh tranh dân
gian Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị thất truyền, thì đây là một giải pháp
hay, một sự kiện rất ý nghĩa góp phần phát huy những giá trị độc đáo của tranh dân gian.”
Tranh sơn mài khắc là sự kết hợp sáng tạo và độc đáo của hai phương pháp làm
tranh lâu đời là sơn mài (1930) và sơn khắc (1945). Điều đặc biệt ở “Con
đường” là mỗi tác phẩm đều có sự tham gia của cả 12 hoạ sĩ ở từng công đoạn
khác nhau. Tất cả những điều đó khiến mỗi bức tranh rạo rực một nguồn năng
lượng khởi sinh mãnh liệt và tích cực.
Với cách thể hiện đặc biệt mới mẻ này, “CON ĐƯỜNG” hứa hẹn sẽ mang đến
cho những người yêu nghệ thuật một góc nhìn thú vị, đầy sáng tạo về dòng tranh
truyền thống của dân tộc, đồng thời, góp phần phát triển một nét văn hoá xưa lên
tầm cao mới, quyện hoà giữa dân gian bình dị trong dòng chảy hiện đại, cấp tiến. 11
Đồng thời, buổi triển lãm cũng hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho những người
yêu nghệ thuật những cảm xúc mới mẻ, cảm xúc để tiếp bước những hành trình sáng tạo.
Ảnh: Người đến tham quan và thưởng thức tranh tại buổi triển lãm
Triển lãm ‘Con đường’ sẽ chính thức được Latoa Indochine giới thiệu và mở
cửa đón công chúng từ ngày 08/10/2022 tới hết ngày 31/12/2022 tại Bảo tàng
Hà Nội, Đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Nguyễn Hoà – Báo In K40 12
PHẦN 3: TÁC PHẨM PHÓNG SỰ
Khi người trẻ quyết giữ “lửa nghề” truyền thống
Là người con sinh ra và lớn lên tại làng nghề truyền thống – làng Vòng, với
chị Nguyễn Thị Bích Nga (36 tuổi), cốm đã như thấm sâu vào da thịt. Tiếp nối
sứ mệnh từ thế hệ trước, chị đã góp phần “giữ lửa” cho nghề làm cốm.
Ảnh: Chị Nguyễn Thị Bích Nga với công việc làm cốm hằng ngày
Làng Vòng trước có tên là thôn Hậu, thuộc xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay
thuộc phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Là thương hiệu nức
tiếng ở Hà thành, cốm Vòng đã "gieo thương nhớ" cho biết bao người con Hà
Nội và cả những du khách từng đến đây du lịch.
Chẳng ai nhớ nghề làm cốm ở làng Vòng có tự bao giờ, chỉ biết nay cốm là thức
quà có mặt từ Bắc chí Nam. Người dân làng Vòng vẫn tâm huyết với nghề
truyền thống từ bao đời nay, nhưng theo theo xu hướng đô thị hóa làng nay đã
thành phố, đồng ruộng đã biến thành nhà ở,. ..Trải qua nhiều biến động, thăng 13
trầm, nhưng cho đến ngày nay nghề làm cốm ở làng Vòng vẫn được các thế hệ lưu giữ, kế thừa.
Từ ngày chuyển đến đây, đã biết bao lần đi qua cổng Làng Vòng nhưng chưa có
dịp để ghé vào, lần này tôi quyết tâm dừng lại trước một sạp hàng của một bà cụ.
Hỏi ra mới biết, đó là sạp hàng của cụ Đỗ Thị Khà – người đã có hơn 60 năm
gắn bó với cốm Vòng. Thấy tôi có vẻ thích thú và ngỏ ý muốn biết thêm về nghề
làm cốm, cụ đã chỉ đường cho tôi về nhà cụ để gặp chị Nga – cháu gái của cụ.
Theo sự chỉ dẫn, chẳng mấy mà tôi tìm vào tới nhà có biển hiệu “Đặc sản Cốm
làng Vòng gia truyền – Bà Khà”. Ngôi nhà có khoảng sân khá rộng rãi nằm ở
cuối một con ngõ nhỏ đường Trần Thái Tông. Từ ngoài cổng đi vào, đã thấy
thoang thoảng hương cốm mới quyện hoà với hương lá sen nhẹ dịu, sảng khoái.
Trong sân không chỉ có những mẹt cốm tươi mà còn có đủ loại sản phẩm làm từ
cốm như bánh xu xê, bánh cốm, xôi cốm,...
Tôi cất tiếng gọi, khoảng vài ba phút sau có một người phụ nữ đáp lời rồi từ
trong nhà đi ra. Khác với tưởng tượng của tôi về những cô gái Hà thành truyền
thống mảnh mai và yểu điệu, chị Nga có thân hình khoẻ mạnh, cao lớn, những
bước đi dứt khoát và nhanh nhẹn.
Sau khi chào hỏi và giới thiệu, chị mời tôi ngồi xuống ghế trước nhà, nom chị có
vẻ khá bận rộn. Những cuộc gọi đặt hàng đến liên tục, chị vừa gói hàng vừa trả
lời khách một cách nhanh gọn. Một lúc sau, ngơi bớt cuộc gọi chị đã dành một
chút thời gian gói bánh cốm và trò chuyện với tôi.
Đến với nghề như một cái duyên
Được biết chị là thế hệ thứ 4 trong gia đình có truyền thống làm cốm, từ nhỏ chị
Nga đã quen với việc phụ bà và mẹ làm cốm. Chị kể với tôi: “Nhớ ngày xưa mỗi
khi đi học về, chị lại tỉ mỉ lau từng chiếc lá ráy, lá sen cho bà và mẹ gói cốm.
Rồi có những ngày chị lại lẽo đẽo theo bà ra cổng làng bán cốm.” Có lẽ chính
những ký ức trong trẻo thời thơ ấu ấy đã se duyên cho chị đến với nghề. Đối với
chị, nghề làm cốm cũng là môt mối duyên, tự nhiên nó sẽ đến. 14
Ảnh: Chị Nguyễn Thị Bích Nga tẩn mẩn gói từng đơn hàng để gửi đi cho khách
“Trước đây, thấy bà và mẹ phải làm cốm hoàn toàn bằng thủ công rất vất vả nên
chị đã không muốn theo nghề này và đi làm công việc khác. Nhưng quãng thời
gian nghỉ dịch covid, thấy bà ngoại đã tuổi cao sức yếu mà vẫn luôn trăn trở về
việc không có ai nối nghề, chị đã ở nhà phụ giúp bà một thời gian. Rồi làm cốm
mãi cũng thấy thích. Thích rồi không muốn đi làm nữa, nên chị đã quyết định
xin nghỉ hẳn công việc đang làm và quay trở về tiếp nối nghề của bà.” – Chị Nga
tâm sự với tôi về cơ duyên đã đưa chị đến với nghề, nghề mà không phải người
trẻ nào thời nay cũng muốn làm.
Giữ nét truyền thống trong thời 4.0
Nhờ sự nhạy bén và năng động, chị Nga đã tận dụng mạng xã hội và việc kết
hợp vừa bán hàng trực tiếp tại nhà vừa bán hàng online để củng cố và phát triển
hơn nữa thương hiệu cốm của gia đình. Chị chia sẻ: “Giờ cũng thời đại 4.0 nên
là muốn nhiều người biết đến thì tất nhiên sẽ phải tích cực quảng cáo sản phẩm
của mình và đăng tải lên mạng xã hội. Nhưng chủ yếu lượng khách hàng của gia 15
đình chị đến từ việc truyền miệng, người này giới thiệu cho người kia, khách
quen sẽ lại đưa đến cho mình những khách hàng mới.”
Tuy bán cốm qua mạng đã mang tới cho chị Nga rất nhiều đơn hàng nhưng chị
vẫn luôn coi trọng việc giữ gìn nét xưa của ông bà. Theo chị, dân mình phần
nhiều vẫn thích sự truyền thống hơn. Có nghĩa rằng, dù có thể mua online nhưng
vào lúc rảnh rơi nhất là vụ mùa thu, người ta vẫn thích cảm giác được lượn lờ
ngắm nhìn và thưởng thức cốm tươi ở những gánh hàng cốm bên hè phố. “Phải
thực tế thì người ta mới nhớ tới mình, còn chỉ trông chờ qua những bức ảnh trên
mạng thì ai cũng giống ai.” Đó là lý do mà thương hiệu cốm gia truyền – Cốm
Bà Khà từ lâu đã được mọi người biết đến và công nhận nhưng bà của chị Nga
vẫn miệt mài gánh cốm ra cổng làng bán và chị vẫn luôn khuyến khích mời
khách mua cốm ghé trực tiếp nhà của mình cũng là nơi trực tiếp sản xuất để thấy
được quy trình làm cốm. Bởi hiện nay vấn đề bị nhái lại thương hiệu đang diễn
ra khá phổ biến, thương hiệu cốm Bà Khà gia truyền của gia đình chị Nga cũng
đã bị một vài đối tượng làm giả rồi bày bán trên mạng. Trước tình trạng đó, chị
Nga đã rất thận trọng gắn từng logo vào ảnh sản phẩm của mình khi đăng tải lên mạng xã hộị.
Không chỉ dừng lại ở cốm tươi hay xôi cốm, chị Nga đã học hỏi và sản xuất
thêm nhiều sản phẩm khác để khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn như: chả
cốm, bánh cốm, bánh xu xê cốm, bánh trung thu nhân cốm,...Chính bởi có thể
lưu giữ và bảo quản được lâu, nên những sản phẩm do chị làm đã vượt ra khỏi
biên giới. Không chỉ có khách hàng trong nước, khách mua cốm của chị Nga
còn là những người sinh sống và làm việc ở các nước Nga, Đức, Cộng hoà
Séc,...và cả du khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch. 16
Ảnh: Các sản phẩm đa dạng từ cốm của chị Nga là thức quà yêu thích của
những người m ố
u n thưởng thức sản vật
Sứ mệnh “giữ lửa” cho nghề
“Bây giờ thì cũng không nói trước được, theo được đến đâu thì theo tới đó. Chứ
mai sau mình già để cho trẻ con nó theo thì cũng không thể ép được. Phải thực
sự yêu thích thì mới theo được vì nghề cốm khá là vất vả”. Tuy vậy, đối với
riêng bản thân chị Nga, chị cảm thấy vông việc này vất vả nhưng cũng rất đáng
để tự hào. Bởi theo chị, mình phải có trách nhiệm tiếp nối nghề của ông cha, góp
công sức cùng với cộng đồng gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc.
Việc gìn giữ làng nghề trong bối cạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặc biệt là
trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay là cả một thách thức lớn. Thế
nhưng, làng Vòng vẫn “sống dậy” nhờ sự nhiệt huyết của những người trẻ như
chị Nga. Những làng nghề truyền thống vẫn luôn cần những người trẻ như chị,
dám nghĩ, dám làm, mang trong mình hoài bão sẽ hồi sinh làng nghề, gìn giữ
bản sắc các địa phương.
Nguyễn Hoà – Báo In K40 17