Bài tập mạng điện tử | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Thực hiện suy luận diễn dịch và suy luận quy nạp để xây dựng một giả thuyết nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu và các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu? Anh/chị hãy trình bày các đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học? Nêu ý nghĩa rút ra? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
9 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập mạng điện tử | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Thực hiện suy luận diễn dịch và suy luận quy nạp để xây dựng một giả thuyết nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu và các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu? Anh/chị hãy trình bày các đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học? Nêu ý nghĩa rút ra? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

30 15 lượt tải Tải xuống
HỌ VÀ TÊN: TRẦN PHƯƠNG ANH
LỚP: MẠNG ĐIỆN TỬ K42
MSV: 2256070004
CÂU 4:
Thực hiện suy luận diễn dịch và suy luận quy nạp để xây dựng một giả thuyết
nghiên cứu.
- Giả thuyết nghiên cứu một kết luận giả định về bản chất, biện pháp tác động
đến một hiện tượng hay một quá trình hội đã được đặt ra trong vấn đề nghiên
cứu.
- Suy luận quy nạp:
+ hình thức suy luận trong đó kết luận tri thức chung được khái quát từ
những tri thức ít chung hơn.
+ Phương pháp xem xét tất cả các lớp đối tượng nghiên cứu rồi rút ra kết luận về
thuộc tính, tính chất chung của chúng là quy nạp hoàn toàn.
+ Kết luận thu được bằng cách chỉ xét một số bộ phận của lớp đối tượng gọi là quy
nạp không hoàn toàn
Ví dụ:
Đồng dẫn điện
Sắt dẫn điện
Nhôm dẫn điện
=>Vậy mọi kim loại đều dẫn điện
- Suy luận diễn dịch:
+ Khi có những khái quát về thuộc tính chung của một loại đối tượng người ta xây
dựng những kết luận (giả định) về các sự vật, hiện tượng mới trong cùng tập hợp
+ Diễn dịch trực tiếp suy luận diễn dịch kết luận được rút ra từ một tiền đề.
thể thực hiện diễn dịch trực tiếp bằng phép chuyển hóa, phép đảo ngược hay
phép đối lập vị từ
Chẳng hạn, từ luận đề: chúng ta không thể nâng cao chất lượng giáo dục nếu không
xây dựng được đội ngũ giảng viên đủ tiêu chuẩn, có thể xây dựng giả thuyết:
++ Nếu không đội ngũ giảng viên đủ tiêu chuẩn thì không thể nâng cao chất
lượng giáo dục.
++ Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì phải xây dựng đội ngũ giảng viên đủ
tiêu chuẩn.
++ Nếu đội ngũ giảng viên đủ tiêu chuẩn thì ( mới thể) nâng cao chất lượng
giáo dục.
+ Diễn dịch gián tiếp suy luận diễn dịch kết luận được rút ra từ nhiều tiền
đề. Trong đó tam luận là trường hợp được sử dụng khá phổ biến trong suy luận.
Ví dụ: Toàn cầu hóa là xu thế chung của sự phát triển, tác động một cách mạnh mẽ,
sâu rộng tới các lĩnh vực đời sống của mọi quốc gia trên thế giới. VN xây dựng
phát triển kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. ( Do vậy) Việt Nam không thể tránh
khỏi những tác động của toàn cầu hóa.
CÂU 5:
Anh/chị hãy trình bày các đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học? Nêu
ý nghĩa rút ra?
- Khái niệm của nghiên cứu khoa học:
Nghiên cứu khoa học hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm tìm tòi,
khám phá bản chất các quy luật vận động của thế giới, ứng dụng vào quá trình
hội để tạo ra những sản phẩm vật chất, tinh thần thoải mãn nhu cầu của con
người.
Chủ thể của hoạt động nghiên cứu là:
Các nhà khoa học có phẩm chất trí tuệ và năng lực hoạt động nhất định.
Những người xác định mục đích nghiên cứu ứng dụng kết quả nghiên
cứu. Họ hoạt động vì sự phát triển của giai cấp, dân tộc và nhân loại.
Mục đích của nghiên cứu khoa học là:
Tìm tòi, khám phá bản chất, các quy luật vận động của thế giới tự nhiên
hội, nhằm ứng dụng chúng vào sản xuát hay tạo ra những giá trị tinh
thần.
Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người.
Sản phẩm của hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn:
Tri thức phản ánh bản chất, quy luật của quan hệ hội các quá trình
hội.
Những phương hướng, biện pháp hình hội phục vụ trực tiếp cho
hoạt động tổ chức, quản hội theo định hướng xác định của mỗi quốc
gia.
- 5 đặc điểm của nghiên cứu khoa học:
Tính mới và sự thừa kế:
Tính mới biểu hiện quan trọng nhất, thuộc tính số một của lao động
khoa học. Nghiên cứu khoa học luôn hướng tới những phát hiện mới hoặc
sáng tạo những sự vật, những giải pháp quản lý và công nghệ mới. Biểu hiện
tính mới trong nghiên cứu khoa học là sự không chấp nhận lặp lại về phương
pháp, cách tiếp cận hay sản phẩm tạo ra. Con người đã đạt được những
thành tựu khoa học vĩ đại thì vẫn không ngừng tìm kiếm và sáng tạo, liên tục
chiếm lĩnh những đỉnh cao mới trong nhận thức và hiệu quả cải tạo thế giới.
Tính mới không mâu thuẫn bao hàm trong sự kế thừa những kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước. Thành quả nghiên cứu khoa học
phụ thuộc vào thái độ của nhà khoa học trước những giá trị khoa học
nhân loại đã sáng tạo ra.
Tính khách quan, tin cậy, trung thực của thông tin:
Sản phẩm của nghiên cứu khoa học những tri thức thể hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau như bài báo khoa học, mẫu sản phẩm, mô hình sản xuất
thí điểm... song đều đem đến cho người tiếp nhận những tin tức, thông báo
hiểu biết mới. Sự gắn giữa thông tin tri thức, tri thức thông tin
hoạt động nghiên cứu khoa học làm nên đặc trưng của hoạt động này. Thông
tin nguyên liệu của hoạt động nghiên cứu. Thông qua quá trình xử
thông tin của duy để hình thành tri thức mới. Khi đưa vào hệ thống lưu
chuyển hội, tri thức ấy lại đóng vai trò thông tin trong một quá trình
nghiên cứu tiếp theo. Do vậy thông tin cũng sản phẩm của nghiên cứu
khoa học. Đặc thù này đòi hỏi thông tin trong nghiên cứu khoa học phải đạt
yêu cầu về sự khách quan, trung thực, đa chiều cập nhật. Đồng thời, quá
trình nghiên cứu chỉ chất lượng khi nhà khoa học những phẩm chất
chính trị, đạo đức và năng lực tư duy lý luận khoa học.
Tính phi kinh tế
Mục đích của nghiên cứu khoa học giải phóng sức lao động, nâng cao
hiệu quả chinh phục tự nhiên tổ chức quản lý, phát triển kinh tế hội.
Song trong nghiên cứu khoa học, lợi ích kinh tế trước mắt không được xem
là mục đích trực tiếp, động lực duy nhất.
Tính phi kinh tế trong khoa học thể hiện:
++ Lao động nghiên cứu khoa học khó định mức một cách chính xác như
trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Trong một số trường hợp, lao động khoa
học không thể định mức.
++ Những thiết bị chuyên dụng cho nghiên cứu khoa học hầu như không thể
khấu hao bởi tần suất sử dụng không ổn định. Tốc độ hao mòn hình luôn
vượt trước xa so với hao mòn hữu hình. Chẳng hạn một thiết bị thí nghiệm
có thể chưa hao mòn hữu hình thì đã trở nên lỗi thời về kỹ thuật.
++ Hiệu qủa kinh tế của nghiên cứu khoa học hầu như không thể xác định.
Ngay cả những kết quả nghiên cứu về kỹ thuật giá trị mua bán cao trên
thị trường song vẫn có thể không được áp dụng bởi lý do thuần túy xã hội.
Hơn nữa trong lĩnh vực khoa học hội nhân văn, hiệu quả kinh tế của
công trình nghiên cứu không thể xác định ngay vàràng. Nhiều công trình
nghiên cứu sau khi áp dụng, thể đem lại sự thay đổi to lớn cho hội,
song điều đó chỉ thể nhận thấy qua thời gian dài hay khi xem xét một
cách trừu tượng cả quá trình phát triển
Tính cá nhân và vai trò của tập thể khoa học:
Hoạt động nghiên cứu khoa học là một dạng lao động xã hội. Vai trò của tập
thể khoa học được khẳng định. Song, trong nghiên cứu, những sáng tạo mới,
những phát minh, sáng chế luôn gắn với vai trò đột phá của cá nhân, của các
nhà khoa học đầu đàn.nh nhân thể hiện trong tư duy chủ kiến độc
đáo của nhà nghiên cứu.
Uy tín của nhà khoa học được xem xét thông qua tập hợp các tiêu chí định
tính và định lượng thể hiện phẩm chất, năng lực, sức cống hiến của một nhà
khoa học cho nhân loại. Các tiêu chí đó bao gồm: Số lượng chất lượng
công trình nghiên cứu đã hoàn thành, được công bố hay áp dụng; số lượng,
chất lượng trình độ học vấn các học viên do nhà khoa học đào tạo...
Trong hoạt động nghiên cứu, nhân không tách rời tập thể khoa học. Tập
thể khoa học môi trường nâng đỡ cho sự ra đời ý tưởng mới của nhân,
phản biện, hoàn thiện ý tưởng ấy, tập trung trí tuệ thực hiện quá trình nghiên
cứu. Không phải ngẫu nhiên trên thế giới, hình thành trung tâm nghiên cứu
lớn, từng bước chuyên môn hóa quá trình nghiên cứu trở thành khuynh
hướng cho sự phát triển khoa học.
Ý nghĩa hoạt động nghiên cứu khoa học:
Hoạt động nghiên cứu khoa họcý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của xã
hội
Nghiên cứu khoa học giúp mở rộng kiến thức của con người về thế giới
xung quanh, từ việc khám phá những hiện tượng tự nhiên đến tìm hiểu các
quy luật xã hội và con người.
Những tiến bộ trong nghiên cứu khoa học thể dẫn đến các phát minh
cải tiến công nghệ, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
dụ, các nghiên cứu trong y học giúp phát triển các phương pháp điều trị mới,
kéo dài tuổi thọ và cải thiện sức khỏe.
Quá trình nghiên cứu đòi hỏi sự sáng tạo vàduy phản biện, giúp thúc đẩy
đổi mới trong nhiều lĩnh vực, từ khoa học cơ bản đến công nghệ ứng dụng.
Tham gia nghiên cứu khoa học giúp phát triển các kỹ năng cần thiết như
duy phân tích, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, góp phần tạo ra lực
lượng lao động chất lượng cao cho xã hội.
Nghiên cứu khoa học công nghệ động lực chính cho sự phát triển kinh
tế, thông qua việc thúc đẩy các ngành công nghiệp mới, tạo ra việc làm
tăng cường năng lực cạnh tranh của quốc gia trên thị trường toàn cầu.
CÂU 6: Vấn đề nghiên cứu và các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu?
1, Vấn đề nghiên cứu
Khái niệm: Vấn đề nghiên cứu là những mâu thuẫn nhà nghiên cứu phát hiện
trong quá trình quan sát sự kiện
Bản chất của vấn đề nghiên cứu những mâu thuẫn đặt ra yêu cầu nhận
thức giải quyết. VĐNC được phát hiện trong quá trình quan sát sự kiện.
Người nghiên cứu thể thiết lập sự kiện để tiến hành quan sát bằng cách
chọn những sự kiện vốn tồn tại trong xã hội hoặc chủ động tạo ra sự kiện
hội bằng con đường thực nghiệm.
Câu hỏi nghiên cứu hình thức ban đầu của vấn đề nghiên cứu. Câu hỏi
nghiên cứu biểu hiện của mâu thuẫn giữa nhu cầu nhận thức của chủ thể
với vốn tri thức đã có, giữa mong muốn của nhà nghiên cứu với những
đang diễn ra trong hiện thực. VĐNC chỉ có ý nghĩa khi nó phản ánh nhu cầu
của xã hội, do thực tiễn đặt ra, mang tính khách quan.
Trong KHXHNV, VĐNC biểu hiện những mâu thuẫn về nhận thức của
giới khoa học trước các hiện tượng hội, về việc xác định phương hướng,
cách thức tổ chức quản hội so với yêu cầu phát triển của thực tiễn đặt
ra. Việc nhận thức giải quyết VĐNC ý nghĩa thúc đẩy tích cực quá
trình phát triển xã hội, phát triển con người.
2, Phương pháp phát hiện VĐNC
Phát hiện những kẽ hở trong các tài liệu khoa học:
Tài liệu khoa học sản phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học, luận giải
các vấn đề nghiên cứu cụ thể luận thực tiễn đặt ra trong một điều
kiện lịch sử cụ thể.
Song thực tiễn vận động biến đổi không ngừng, những kiến giải trở nên
không phù hợp với hiện thực, tri thức khoa học ấy chuyển tải không đáp ứng
được nhu cầu nhận thức cải tạo thực tiễn. Khi những vấn đề thực tiễn
không thể giải quyết trong khuôn khổ các lý thuyết hiện có, VĐNC được xác
định.
Hơn nữa, VĐNC xuất hiện khi những nội dung chưa được nhận thức và giải
quyết trọn vẹn về mặt khoa học trong các tài liệu khoa học, khi nhà NC tham
gia phản biện công trình khoa học của đồng nghiệp.
Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận khoa học: Khi tham dự những
hội nghị, hội thảo khoa học, người NC nhận dạng vấn đề khoa học cần được
giải quyết thấu đáo sâu sắc hơn. Tranh luận khoa học điều kiện, môi
trường tốt hơn cho sự nhận diện VĐNC và hình thành ý tưởng nghiên cứu.
Nhận dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tiễn:
Thực tế đặt ra yêu cầu phải thay đổi nhận thức hành động những khó
khăn nảy sinh trong hoạt động sản xuất, tổ chức quản hội ko thể sử
dụng biện pháp thông thường hay biện pháp thông thường không đưa lại kết
quả mong muốn.
Song nhà khoa học cần tích cực lao động, yêu nghề mới thể nhận diện
những vẫn đề khoa học đang tồn tại trong lĩnh vực hoạt động của mình.
Sự phản ánh của quần chúng nhân dân:
Mục đích cao nhất của nghiên cứu giải quyết các vấn đề thực tiễn
cuộc sống, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con người và xã hội.
Đối tượng thụ hưởng những thành tựu Quần chúng nhân dân. vậy
những ý kiến phản ánh của họ gợi ý tốt nhất cho nhà KH về VĐNC.
VĐNC đôi khi xuất hiện khi nhà NC lắng nghe ý kiến phàn nàn của quần
chúng nhân dân về những vđ nảy sinh trong cuộc sống.
Nghĩ ngược lại những quan niệm thông thường: Bên cạnh sự thừa nhận
những quan niệm thông thường, phổ biến nhà KH cần thái độ hoài nghi
KH, không tự bằng lòng với tri thức đã có, biết lật đi lật lại vấn đề, đặt ra
hướng giải quyết khác biệt, đôi khitrái ngược với những phương đã được
thừa nhận rộng rãi.
| 1/9

Preview text:

HỌ VÀ TÊN: TRẦN PHƯƠNG ANH
LỚP: MẠNG ĐIỆN TỬ K42 MSV: 2256070004 CÂU 4:
Thực hiện suy luận diễn dịch và suy luận quy nạp để xây dựng một giả thuyết nghiên cứu.
- Giả thuyết nghiên cứu là một kết luận giả định về bản chất, biện pháp tác động
đến một hiện tượng hay một quá trình xã hội đã được đặt ra trong vấn đề nghiên cứu. - Suy luận quy nạp:
+ Là hình thức suy luận trong đó kết luận là tri thức chung được khái quát từ
những tri thức ít chung hơn.
+ Phương pháp xem xét tất cả các lớp đối tượng nghiên cứu rồi rút ra kết luận về
thuộc tính, tính chất chung của chúng là quy nạp hoàn toàn.
+ Kết luận thu được bằng cách chỉ xét một số bộ phận của lớp đối tượng gọi là quy nạp không hoàn toàn Ví dụ: Đồng dẫn điện Sắt dẫn điện Nhôm dẫn điện
=>Vậy mọi kim loại đều dẫn điện
- Suy luận diễn dịch:
+ Khi có những khái quát về thuộc tính chung của một loại đối tượng người ta xây
dựng những kết luận (giả định) về các sự vật, hiện tượng mới trong cùng tập hợp
+ Diễn dịch trực tiếp là suy luận diễn dịch mà kết luận được rút ra từ một tiền đề.
Có thể thực hiện diễn dịch trực tiếp bằng phép chuyển hóa, phép đảo ngược hay phép đối lập vị từ
Chẳng hạn, từ luận đề: chúng ta không thể nâng cao chất lượng giáo dục nếu không
xây dựng được đội ngũ giảng viên đủ tiêu chuẩn, có thể xây dựng giả thuyết:
++ Nếu không có đội ngũ giảng viên đủ tiêu chuẩn thì không thể nâng cao chất lượng giáo dục.
++ Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì phải xây dựng đội ngũ giảng viên đủ tiêu chuẩn.
++ Nếu có đội ngũ giảng viên đủ tiêu chuẩn thì ( mới có thể) nâng cao chất lượng giáo dục.
+ Diễn dịch gián tiếp là suy luận diễn dịch mà kết luận được rút ra từ nhiều tiền
đề. Trong đó tam luận là trường hợp được sử dụng khá phổ biến trong suy luận.
Ví dụ: Toàn cầu hóa là xu thế chung của sự phát triển, tác động một cách mạnh mẽ,
sâu rộng tới các lĩnh vực đời sống của mọi quốc gia trên thế giới. VN xây dựng và
phát triển kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. ( Do vậy) Việt Nam không thể tránh
khỏi những tác động của toàn cầu hóa. CÂU 5:
Anh/chị hãy trình bày các đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học? Nêu ý nghĩa rút ra?
- Khái niệm của nghiên cứu khoa học:
Nghiên cứu khoa học là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm tìm tòi,
khám phá bản chất và các quy luật vận động của thế giới, ứng dụng vào quá trình
xã hội để tạo ra những sản phẩm vật chất, tinh thần thoải mãn nhu cầu của con người.
Chủ thể của hoạt động nghiên cứu là:
Các nhà khoa học có phẩm chất trí tuệ và năng lực hoạt động nhất định. 
Những người xác định rõ mục đích nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên
cứu. Họ hoạt động vì sự phát triển của giai cấp, dân tộc và nhân loại.
Mục đích của nghiên cứu khoa học là:
Tìm tòi, khám phá bản chất, các quy luật vận động của thế giới tự nhiên và
xã hội, nhằm ứng dụng chúng vào sản xuát hay tạo ra những giá trị tinh thần. 
Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người.
Sản phẩm của hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn:
Tri thức phản ánh bản chất, quy luật của quan hệ xã hội và các quá trình xã hội. 
Những phương hướng, biện pháp và mô hình xã hội phục vụ trực tiếp cho
hoạt động tổ chức, quản lý xã hội theo định hướng xác định của mỗi quốc gia.
- 5 đặc điểm của nghiên cứu khoa học:
Tính mới và sự thừa kế:
Tính mới là biểu hiện quan trọng nhất, là thuộc tính số một của lao động
khoa học. Nghiên cứu khoa học luôn hướng tới những phát hiện mới hoặc
sáng tạo những sự vật, những giải pháp quản lý và công nghệ mới. Biểu hiện
tính mới trong nghiên cứu khoa học là sự không chấp nhận lặp lại về phương
pháp, cách tiếp cận hay sản phẩm tạo ra. Con người dù đã đạt được những
thành tựu khoa học vĩ đại thì vẫn không ngừng tìm kiếm và sáng tạo, liên tục
chiếm lĩnh những đỉnh cao mới trong nhận thức và hiệu quả cải tạo thế giới.
Tính mới không mâu thuẫn mà bao hàm trong nó sự kế thừa những kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước. Thành quả nghiên cứu khoa học
phụ thuộc vào thái độ của nhà khoa học trước những giá trị khoa học mà
nhân loại đã sáng tạo ra. 
Tính khách quan, tin cậy, trung thực của thông tin:
Sản phẩm của nghiên cứu khoa học là những tri thức thể hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau như bài báo khoa học, mẫu sản phẩm, mô hình sản xuất
thí điểm... song đều đem đến cho người tiếp nhận những tin tức, thông báo
và hiểu biết mới. Sự gắn bó giữa thông tin – tri thức, tri thức – thông tin ở
hoạt động nghiên cứu khoa học làm nên đặc trưng của hoạt động này. Thông
tin là nguyên liệu của hoạt động nghiên cứu. Thông qua quá trình xử lý
thông tin của tư duy để hình thành tri thức mới. Khi đưa vào hệ thống lưu
chuyển xã hội, tri thức ấy lại đóng vai trò là thông tin trong một quá trình
nghiên cứu tiếp theo. Do vậy thông tin cũng là sản phẩm của nghiên cứu
khoa học. Đặc thù này đòi hỏi thông tin trong nghiên cứu khoa học phải đạt
yêu cầu về sự khách quan, trung thực, đa chiều và cập nhật. Đồng thời, quá
trình nghiên cứu chỉ có chất lượng khi nhà khoa học có những phẩm chất
chính trị, đạo đức và năng lực tư duy lý luận khoa học.  Tính phi kinh tế
Mục đích của nghiên cứu khoa học là giải phóng sức lao động, nâng cao
hiệu quả chinh phục tự nhiên và tổ chức quản lý, phát triển kinh tế xã hội.
Song trong nghiên cứu khoa học, lợi ích kinh tế trước mắt không được xem
là mục đích trực tiếp, động lực duy nhất.
Tính phi kinh tế trong khoa học thể hiện:
++ Lao động nghiên cứu khoa học khó định mức một cách chính xác như
trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Trong một số trường hợp, lao động khoa
học không thể định mức.
++ Những thiết bị chuyên dụng cho nghiên cứu khoa học hầu như không thể
khấu hao bởi tần suất sử dụng không ổn định. Tốc độ hao mòn vô hình luôn
vượt trước xa so với hao mòn hữu hình. Chẳng hạn một thiết bị thí nghiệm
có thể chưa hao mòn hữu hình thì đã trở nên lỗi thời về kỹ thuật.
++ Hiệu qủa kinh tế của nghiên cứu khoa học hầu như không thể xác định.
Ngay cả những kết quả nghiên cứu về kỹ thuật có giá trị mua bán cao trên
thị trường song vẫn có thể không được áp dụng bởi lý do thuần túy xã hội.
Hơn nữa trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, hiệu quả kinh tế của
công trình nghiên cứu không thể xác định ngay và rõ ràng. Nhiều công trình
nghiên cứu sau khi áp dụng, có thể đem lại sự thay đổi to lớn cho xã hội,
song điều đó chỉ có thể nhận thấy qua thời gian dài hay khi xem xét một
cách trừu tượng cả quá trình phát triển 
Tính cá nhân và vai trò của tập thể khoa học:
Hoạt động nghiên cứu khoa học là một dạng lao động xã hội. Vai trò của tập
thể khoa học được khẳng định. Song, trong nghiên cứu, những sáng tạo mới,
những phát minh, sáng chế luôn gắn với vai trò đột phá của cá nhân, của các
nhà khoa học đầu đàn. Tính cá nhân thể hiện trong tư duy và chủ kiến độc
đáo của nhà nghiên cứu.
Uy tín của nhà khoa học được xem xét thông qua tập hợp các tiêu chí định
tính và định lượng thể hiện phẩm chất, năng lực, sức cống hiến của một nhà
khoa học cho nhân loại. Các tiêu chí đó bao gồm: Số lượng và chất lượng
công trình nghiên cứu đã hoàn thành, được công bố hay áp dụng; số lượng,
chất lượng và trình độ học vấn các học viên do nhà khoa học đào tạo...
Trong hoạt động nghiên cứu, cá nhân không tách rời tập thể khoa học. Tập
thể khoa học là môi trường nâng đỡ cho sự ra đời ý tưởng mới của cá nhân,
phản biện, hoàn thiện ý tưởng ấy, tập trung trí tuệ thực hiện quá trình nghiên
cứu. Không phải ngẫu nhiên trên thế giới, hình thành trung tâm nghiên cứu
lớn, từng bước chuyên môn hóa quá trình nghiên cứu trở thành khuynh
hướng cho sự phát triển khoa học. 
Ý nghĩa hoạt động nghiên cứu khoa học:
Hoạt động nghiên cứu khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của xã hội 
Nghiên cứu khoa học giúp mở rộng kiến thức của con người về thế giới
xung quanh, từ việc khám phá những hiện tượng tự nhiên đến tìm hiểu các
quy luật xã hội và con người. 
Những tiến bộ trong nghiên cứu khoa học có thể dẫn đến các phát minh và
cải tiến công nghệ, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Ví
dụ, các nghiên cứu trong y học giúp phát triển các phương pháp điều trị mới,
kéo dài tuổi thọ và cải thiện sức khỏe. 
Quá trình nghiên cứu đòi hỏi sự sáng tạo và tư duy phản biện, giúp thúc đẩy
đổi mới trong nhiều lĩnh vực, từ khoa học cơ bản đến công nghệ ứng dụng. 
Tham gia nghiên cứu khoa học giúp phát triển các kỹ năng cần thiết như tư
duy phân tích, giải quyết vấn đề, và làm việc nhóm, góp phần tạo ra lực
lượng lao động chất lượng cao cho xã hội. 
Nghiên cứu khoa học và công nghệ là động lực chính cho sự phát triển kinh
tế, thông qua việc thúc đẩy các ngành công nghiệp mới, tạo ra việc làm và
tăng cường năng lực cạnh tranh của quốc gia trên thị trường toàn cầu.
CÂU 6: Vấn đề nghiên cứu và các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu?
1, Vấn đề nghiên cứu
Khái niệm: Vấn đề nghiên cứu là những mâu thuẫn nhà nghiên cứu phát hiện
trong quá trình quan sát sự kiện 
Bản chất của vấn đề nghiên cứu là những mâu thuẫn đặt ra yêu cầu nhận
thức và giải quyết. VĐNC được phát hiện trong quá trình quan sát sự kiện.
Người nghiên cứu có thể thiết lập sự kiện để tiến hành quan sát bằng cách
chọn những sự kiện vốn tồn tại trong xã hội hoặc chủ động tạo ra sự kiện xã
hội bằng con đường thực nghiệm. 
Câu hỏi nghiên cứu là hình thức ban đầu của vấn đề nghiên cứu. Câu hỏi
nghiên cứu là biểu hiện của mâu thuẫn giữa nhu cầu nhận thức của chủ thể
với vốn tri thức đã có, giữa mong muốn của nhà nghiên cứu với những gì
đang diễn ra trong hiện thực. VĐNC chỉ có ý nghĩa khi nó phản ánh nhu cầu
của xã hội, do thực tiễn đặt ra, mang tính khách quan. 
Trong KHXHNV, VĐNC là biểu hiện những mâu thuẫn về nhận thức của
giới khoa học trước các hiện tượng xã hội, về việc xác định phương hướng,
cách thức tổ chức quản lý xã hội so với yêu cầu phát triển của thực tiễn đặt
ra. Việc nhận thức và giải quyết VĐNC có ý nghĩa thúc đẩy tích cực quá
trình phát triển xã hội, phát triển con người.
2, Phương pháp phát hiện VĐNC
Phát hiện những kẽ hở trong các tài liệu khoa học:
Tài liệu khoa học là sản phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học, luận giải
các vấn đề nghiên cứu cụ thể mà lý luận và thực tiễn đặt ra trong một điều
kiện lịch sử cụ thể.
Song thực tiễn vận động biến đổi không ngừng, những kiến giải trở nên
không phù hợp với hiện thực, tri thức khoa học ấy chuyển tải không đáp ứng
được nhu cầu nhận thức và cải tạo thực tiễn. Khi những vấn đề thực tiễn
không thể giải quyết trong khuôn khổ các lý thuyết hiện có, VĐNC được xác định.
Hơn nữa, VĐNC xuất hiện khi những nội dung chưa được nhận thức và giải
quyết trọn vẹn về mặt khoa học trong các tài liệu khoa học, khi nhà NC tham
gia phản biện công trình khoa học của đồng nghiệp. 
Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận khoa học: Khi tham dự những
hội nghị, hội thảo khoa học, người NC nhận dạng vấn đề khoa học cần được
giải quyết thấu đáo và sâu sắc hơn. Tranh luận khoa học là điều kiện, môi
trường tốt hơn cho sự nhận diện VĐNC và hình thành ý tưởng nghiên cứu. 
Nhận dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tiễn:
Thực tế đặt ra yêu cầu phải thay đổi nhận thức và hành động vì những khó
khăn nảy sinh trong hoạt động sản xuất, tổ chức và quản lí xã hội ko thể sử
dụng biện pháp thông thường hay biện pháp thông thường không đưa lại kết quả mong muốn.
Song nhà khoa học cần tích cực lao động, yêu nghề mới có thể nhận diện
những vẫn đề khoa học đang tồn tại trong lĩnh vực hoạt động của mình. 
Sự phản ánh của quần chúng nhân dân:
Mục đích cao nhất của HĐ nghiên cứu là giải quyết các vấn đề thực tiễn
cuộc sống, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con người và xã hội.
Đối tượng thụ hưởng những thành tựu là Quần chúng nhân dân. Vì vậy
những ý kiến phản ánh của họ là gợi ý tốt nhất cho nhà KH về VĐNC.
VĐNC đôi khi xuất hiện khi nhà NC lắng nghe ý kiến phàn nàn của quần
chúng nhân dân về những vđ nảy sinh trong cuộc sống.
Nghĩ ngược lại những quan niệm thông thường: Bên cạnh sự thừa nhận
những quan niệm thông thường, phổ biến nhà KH cần có thái độ hoài nghi
KH, không tự bằng lòng với tri thức đã có, biết lật đi lật lại vấn đề, đặt ra
hướng giải quyết khác biệt, đôi khi là trái ngược với những phương đã được thừa nhận rộng rãi.