Thực trạng sử dụng từ mượn Hán Việt trên báo mạng điện tử | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí. Phân loại từ Hán - Việt trong tiếng Việt. Từ đơn Hán - Việt. Từ ghép Hán - Việt. Từ Hán - Việt Việt tạo. Vai trò. Quy tắc. Khảo sát. Tích cực. Tiêu cực. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Báo mạng điện tử CLC
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Khái niệm
* Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí:
Xét trên hai phương diện:
+ phải mang tính chất quy ước xã hội, phải được xã hội chấp nhận và sử dụng;
+ phải phù hợp với quy luật phát triển nội tại của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử.
=> Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí cần phải:
Nắm được quy luật biến đổi và phát triển của ngôn ngữ trên tất cả
các cấp độ : ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách.
Xét đến những lý do ngoài ngôn ngữ vốn ảnh hưởng đến sự phát
triển của tiếng Việt. Như những biến đổi lớn lao ngoài xã hội,
những yếu tố xã hội, chính trị, văn hóa đều có ảnh hưởng trực tiếp
đến cấu trúc nội tại của tiếng Việt ở từng thời đại lịch sử, nó được
thể hiện tức thời sâu sắc và với một tần số cao trên báo chí.
Từ mượn Hán Việt
Từ Hán - Việt là những từ có nguồn gốc từ tiếng Hán, được
vay mượn vào tiếng Việt, có cách đọc Hán - Việt, có biến đổi
ngữ nghĩa và cấu tạo cho phù hợp với hệ thống từ vựng của người Việt. 2.
Phân loại từ Hán - Việt trong tiếng Việt * Từ đơn Hán - Việt
Từ đơn Hán - Việt là từ chỉ có một yếu tố- hoạt động như một từ,
một âm đơn, âm tiết thuần Việt.
Nó có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập vào hệ thống từ vựng tiếng
Việt, có dạng thức ngữ âm đọc theo cách đọc. VD: cao, thành, học… * Từ ghép Hán - Việt
Từ Hán - Việt ghép là những từ gốc Hán có từ hai yếu tố (hai tiếng
hay hai âm tiết) trở lên đã chịu sự chi phối của quy luật ngữ âm,
ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt.
Yếu tố cấu tạo là những hình thức ngữ âm nhỏ nhất có nguồn gốc
từ tiếng Hán được đọc theo ngữ âm Hán - Việt VD: Hải quân, bộ binh…
Các dạng từ ghép Hán Việt mượn Hán:
Giữ nguyên cấu tạo và ngữ nghĩa: Chiếm một tỉ lệ lớn
là các từ Hán - Việt được giữ nguyên về ngữ nghĩa và
cấu tạo như các từ nguyên gốc trong tiếng Hán. VD:
Kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa, quốc gia, giang sơn, tổ quốc…
Có biến đổi về ngữ nghĩa: Sự thay đổi về ý nghĩa có thể
xảy ra ở một số từ ghép Hán - Việt mượn Hán như: Đả
thông, bạch nhật; chỉ điểm, đáo để, báo hỷ….
Đảo trật tự các yếu tố cấu tạo: Một số từ bị biến đổi về
hình thức cấu tạo của các từ ghép Hán - Việt mượn Hán
bằng cách thay đổi vị trí giữa các yếu tố cấu tạo. VD:
âm cực - cực âm; chính bản - bản sao; chính bản - bản chính….
* Từ Hán - Việt Việt tạo
Từ Hán - Việt Việt tạo trong tiếng Việt chủ yếu là từ ghép có hai
âm tiết hoặc 2 âm tiết trở lên. Chúng được người Việt tạo nên bởi 2 cách:
Cách 1: Ghép hai hoặc nhiều yếu tố gốc Hán với nhau dựa
trên yếu tố cấu tạo và mẫu cách tạo của tiếng Hán
VD: Thiện nguyện, ngoại thương, thương mại….
Cách 2: Ghép một yếu tố gốc Hán với một yếu tố thuần Việt.
VD: từ Hán Việt tự tạo như: cướp đoạt đói khổ, binh lính…. 3. Vai trò
Từ mượn Hán Việt có vai trò nhất định trong tiếng Việt. Nó bổ sung
những từ còn thiếu, tạo ra một lớp từ có sắc thái khác với những từ đã có
trong tiếng Việt. Những lớp từ này thể hiện sự sang trọng khái quát.
Từ mượn Hán Việt còn giúp cho vốn từ tiếng Việt trở nên đa dạng,
phong phú và phù hợp với mọi thời đại. 4. Quy tắc
Báo chí với vai trò là người đưa thông tin bằng ngôn từ thì việc sử dụng
càng phải cẩn trọng, bởi ngôn từ báo chí cần những tiêu chí chuẩn mực
chứ không thể “phóng khoáng” hay bay bổng như văn chương, cũng
không thể suồng sã như văn nói được.
Khi vay mượn vốn từ Hán Việt, báo chí cần tuân theo những tiêu chuẩn nhất định.
Tôn trọng nghĩa gốc của từ vay mượn.
Ví dụ: không ai nói “ nữ dân quân” bằng “ dân quân gái”,
Hay “độc lập” bằng “đứng một mình”
Dùng đúng từ, đúng lúc đúng nơi, đúng đối tượng và gọi đúng tên
sự vật hiện tượng, tránh lặp từ. -> Thể hiện trình độ, là vấn đề đạo
đức và ý thức tự tôn ngôn ngữ tiếng Việt, tự tôn dân tộc.
Ví dụ: Phía sau hậu trường (“hậu” đã có nghĩa là “phía sau”);
Trẻ em vị thành niên (“vị” nghĩa là chưa tới, “trẻ em” - trẻ con thì
đương nhiên chưa tới “thành niên”, vì thế, đã viết “trẻ em” thì
không thêm “vị thành niên”)
+ Sửa đổi thói quen và phải hiểu nghĩa.
Tên người Việt Nam hay tên người nước ngoài được phiên âm qua
Hán - Việt, chữ cái đầu của tất cả các âm tiết đều được viết hoa.
Ví dụ: Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đỗ Phủ, Thành Cát Tư Hãn …
Không lạm dụng và sử dụng quá nhiều từ Hán – Việt khi có thể sử dụng từ thuần Việt.
Minigame: Chọn từ Hán Việt đúng trong các từ sau:
1. Từ nào sau đây có nghĩa là khuyến khích người mua
A. Khuyến mãi B. Khuyến mại => A
Thuyết trình : “Mãi” là mua (khi nói “khuyến mãi” có thể hiểu là
khuyến khích người mua) còn “mại” là bán (“mại dâm”), nhưng
vẫn có những bài báo “lẫn lộn” giữa “mua” và “bán” (“khuyến
mãi” thì viết thành “khuyến mại”; “mãi dâm” - đối tượng đi bán
thành “mại dâm” - đối tượng đi mua...).
2. Từ Hán Việt nào sau đây mang nghĩa là thờ ơ, đứng ngoài cuộc, không quan tâm A. Bàng quang B. Bàng quan => B
Thuyết trình: Thậm chí, đã có bài báo, văn bản viết là “phải khắc phục
cho được những biểu hiện bàng quang trước khó khăn của cơ sở...”, mà
không hiểu rằng “bàng quang” là thuật ngữ chỉ một bộ phận của cơ thể
của con người, còn “bàng quan” mới là từ Hán Việt mang nghĩa là thờ
ơ, đứng ngoài cuộc, không quan tâm.
3. Từ Hán Việt nào sau đây mang nghĩa là đi đến tận nơi để
quan sát, mở rộng hiểu biết cũng như học hỏi thêm kinh nghiệm. A. Tham quan B. Thăm quan => A
Thuyết trình: Tham quan được dùng là ” (động từ) – theo gốc Hán Việt
thì từ ” tham ” có nghĩa là thêm vào. Còn từ “quan” có nghĩa là quan
sát, nhìn nhận. Chính vì vậy, “tham quan” sẽ được hiểu với nghĩa là đi
đến tận nơi để quan sát, mở rộng hiểu biết cũng như học hỏi thêm kinh nghiệm.
Từ ” thăm quan ” khi chúng ta phân tích nó ra, nghĩa của từ ” thăm ”
– đó là bày tỏ sự quan tâm, hỏi han ( hỏi thăm người bệnh ) hay đi đến
tận nơi để xem xét nắm biết tình hình (thăm trường, lớp) sẽ dùng từ thăm.
Chúng ta cũng thường hay nói, đi hỏi thăm người ốm, thăm lại mái
trường xưa… Chứ ai mà dùng thăm quan cảnh đẹp thì có nghia là bạn
đang sử dụng nhầm đấy. 5. Khảo sát
Theo TS. Đặng Thị Thu Hương, Chủ nhiệm Khoa Báo chí, Đại học
KHXH&NV Hà Nội: “Ngôn ngữ là thứ luôn phát triển theo đời sống và
nó luôn chịu áp lực từ những hình thái tranh chấp để tồn tại dựa trên sự
chọn lọc mang tính kế thừa và sáng tạo mới. Có những từ ngữ trước đây
hiểu theo nghĩa này, nhưng nay lại bị hoán đổi ý nghĩa và công năng
cũng là điều không khó hiểu.” ( Dẫn dắt vào Thực trạng) 5.1 Tích cực
Trên báo chí hiện nay, đa phần các nhà báo đã hiểu đúng và dùng
đúng ngữ nghĩa của từ Hán Việt, điều đó không chỉ bảo vệ sự trong
sáng của tiếng Việt mà còn làm giàu thêm vốn từ vựng phong phú
của cha ông, nối dài nét đẹp văn hóa và chữ viết – vốn là sợi dây
kết nối văn hóa của người Việt. Để rồi từ đó, mỗi người mang tiếng
nói và chữ viết nước mình quảng bá với thế giới.
Báo chí đã thực hiện tốt trong chuẩn hóa và giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt, ngoài ra còn có sự hài hòa, đan xen hợp lý với các
từ Hán Việt để có được 1 sản phẩm báo chí chất lượng, thu hút độc giả.
=> Bởi vậy, không phải tự dưng tiếng Việt có thể tồn tại và phát
triển, trong khi đã có hàng ngàn ngôn ngữ và chữ viết của các dân
tộc bị hủy diệt theo dòng chảy phát triển của nhân loại. Báo Vietnamnet.
https://vietnamnet.vn/video-hai-quan-trung-quoc-tap-tran-gan-dao-dai-loan- 2047068.html
Những từ Hán Việt sử dụng trong bài báo:
“Hải quân”: một quân chủng trong quân đội thuộc lực lượng vũ trang các nước có
biển, thực hiện nhiệm vụ trên chiến trường biển, đại dương và sông nước.
“tập trận”: Tập trận là một thuật ngữ quân sự mà quân đội các nước đều phải nắm rõ.
Tập trận còn được hiểu là một sự kiện mà quân đội các nước thường tổ chức, nhằm
huấn luyện cho binh sĩ làm quen với môi trường thực tế của chiến trường.
“giới chức”: người có chức vụ cao, đại diện cho một ngành, một đơn vị, một địa
phương, v.v. nào đó (nói khái quát)
“giả định”: giả (không thực), định (quyết định) -> coi như là có thực.
“chiến hạm: tàu thuyền dùng để tác chiến.
=> Việc sử dụng từ Hán Việt trong bài báo giúp cho bài báo ngắn gọn, tránh dài
dòng, đem đến sự hứng thú cho người đọc. Nhà báo khi viết bài đã tuân thủ đúng
quy tắc chuẩn mực từ Hán Việt. Từ Hán Việt được sử dụng đúng nghĩa, đúng hoàn cảnh,...
https://vietnamnet.vn/nhung-tin-hieu-sau-cuoc-gap-cua-ngoai-truong-my-
trung-quoc-2047618.html?
fbclid=IwAR33gTyKchJXZhPWkTJO5bzcvat3H9uqy9SeUQ3Q5yGIxBQRY F6eI4lU28g
Trong bài tác giả Hoàng Việt đã sử dụng từ “ đồng cấp” nói đến cuộc gặp gỡ của
ngoại trưởng Mỹ Atony Blinken với chính trị gia Vương Nghị chứ không dùng từ “
cùng cấp” để thể hiện sự trang trọng, lịch sự về mối quan hệ giữa 2 bên.
Bên cạnh đó các từ Hán Việt “ đồng thuận”, “ quan ngại” , “ hành xử”, “ trung
lập”, “ xung đột”, “ thoả hiệp”, “ bất mãn”,... cũng được tác giả sử dụng chỉn
chu, thay thế những từ thuần Việt như văn nói , phù hợp với ngôn ngữ báo chí,
khiến bài viết chất lượng hơn. Tiêu cực
1. Những cách dùng sai phổ biến
Theo thống kê sơ bộ của Khoa Ngôn ngữ, những hình thức sử dụng sai
từ Hán Việt khá phổ biến hiện nay như:
Sai vì không hiểu gốc Hán Việt;
Sai vì cố ý sửa gốc của từ;
Sai vì không hiểu văn phạm giữa Hán Việt và Hán Nôm;
Sai vì dùng từ thiếu chính xác ngữ cảnh;
Dùng sai nghĩa từ thuần Việt lại tưởng từ Hán Việt;
Dùng từ Hán Việt vô nghĩa và lộn xộn;
Cóp y nguyên tiếng Tàu đang sử dụng và coi đó là từ Hán Việt;
Đảo ngược ngữ pháp hay cấu trúc từ Hán Việt;
Đảo từ ghép Hán Việt sai và không đúng cách;
Ghép từ Hán Việt bừa bãi
Dùng từ Hán Việt cho “sang” với ý nghĩa đao to búa lớn không cần
thiết; đặc biệt là thiếu từ cho các thuật ngữ khoa học công nghệ
hay chuyển nghĩa từ ngoại ngữ phương Tây sang.
Tuy nhiên, nhìn vào câu chuyện dùng từ Hán Việt nói riêng, trên báo chí
nói chung, chúng ta cũng dễ thấy 4 hiện tượng:
Lạm dụng tiếng nước ngoài;
Dùng nhiều từ thô tục, tối nghĩa, thiếu văn hóa;
Lạm dụng và dùng sai nghĩa của nhiều từ Hán Việt.
Chẳng hạn: từ yếu điểm có nghĩa là điểm quan trọng. Chữ yếu trong
tiếng Hán có nghĩa là quan trọng. Chữ yếu này đ
ược dùng trong rất nhiều từ Hán Việt như: yếu nhân (VIP), yếu tố, chính
yếu, chủ yếu, hiểm yếu, kỷ yếu, trọng yếu, xung yếu, yếu địa, yếu lược…
Thế nhưng, một số người nhầm lẫn yếu điểm là điểm yếu. Điểm yếu là từ
thuần Việt. Nếu diễn đạt nghĩa điểm yếu bằng từ Hán Việt thì đó sẽ là nhược điểm.
Có một số từ Hán Việt bị dùng sai quá nhiều nên giờ thành phổ
biến. VD: đó là tự vẫn. Đây là từ Hán Việt với nghĩa là dùng gươm
/ dao tự đâm cổ mình. Thế nhưng từ này được dùng tương đương
như tự tử hay tự sát vốn có trường nghĩa rộng hơn để chỉ hiện
tượng "cố ý giết chết mình". Tốt nhất là dùng tự tử, vì đây là từ chỉ
chung các trường hợp. Còn tự thiêu, tự vẫn, tự trẫm… là những
hình thức cố ý làm hại cuộc sống của mình một cách đặc biệt.
=> Lỗi dùng sai từ Hán Việt phổ biến trên báo chí đã được nhiều học
giả, các nhà nghiên cứu lên tiếng, song, tình trạng này hiện vẫn chưa
được một số cơ quan báo chí - xuất bản, một số đơn vị làm truyền thông - quảng cáo chú trọng. Minigame:
1. Từ nào sau đây là từ chính xác? C. Sát nhập D. Sáp nhập => B Thuyết trình: Sáp nhập là gì?
Sáp nhập là 2 từ được mượn nghĩa từ Hán Việt. “Sáp” có nghĩa là lắp
ráp, ráp, hay là ghép vào nhau xen hoặc
vào nhau, lẫn vào nhau. Còn
“Nhập” có nghĩa là gộp lại, gộp chung lại làm một hoặc nhập 2 hoặc
nhập nhiều lại, gộp lại với nhau.
Khi 2 từ này gộp vào nhau có nghĩa là nhập lại hoặc gộp lại 1 sự vật, 1 đối tượng nào đó. Sát nhập là gì?
Sát là từ mượn của Hán Việt có nghĩa là sát (giết)
Nhập: có nghĩa tương tự như trên của từ sáp nhập là nhập lại hay gộp lại.
Nhưng khi gộp 2 từ sát nhập vào nhau lại không có ý nghĩa gì. Hơn nữa,
từ sát nhập cũng không có trong từ điển tiếng Việt.
2. Từ nào sau đây là từ chính xác:
A. Sáng lạng B. Xán lạn => B
Thuyết trình: “Xán lạn” là một tính từ gốc Hán, trong đó “xán” là rực
rỡ, “lạn” là sáng sủa. Vì vậy, xán lạn có nghĩa là rực rỡ sáng sủa. Từ
“sáng lạng” không có nghĩa và không tồn tại trong từ điển tiếng Việt.
Nó đơn giản chỉ là từ viết sai chính tả mà thôi.
3. Từ nào sau đây là từ chính xác
A. nề nếp B. Nề nếp => A
Thuyết trình: Trong 2 từ nề nếp và nền nếp thì từ đúng chính tả là nền
nếp. Tại sao nền nếp mới là từ đúng? Để biết câu trả lời, chúng ta hãy
xét nghĩa của từ nền nếp và nề nếp: Nền nếp:
Nền: Nền tảng, nền móng, cơ sở vững chắc
Nếp: Lối sống
=> Nền nếp là các lối sống đã được hình thành từ lâu của con người,
thường mang ý nghĩa tích cực, khen. Nề nếp:
Nề: Nề hà, ngại ngần,...
Nếp: Lối sống
=> Khi ghép lại chúng ta có nề nếp, không tạo thành ngữ nghĩa đúng.
=> Từ đúng chính tả phải là nền nếp
2.Từ Hán Việt dùng chưa đúng nghĩa
Chính kiến → chủ kiến
Tít báo “Người có chính kiến” đã nhầm lẫn dùng từ HV “chính kiến” khi
giải thích thêm: “Nêu ý kiến của mình, bảo vệ ý kiến đó đến cùng vì cho
là đúng đắn, như thế là người có chính kiến” đồng thời dẫn thêm các ví
dụ minh họa: Một sinh viên Điện lực chạy xe ôm Grab, nhặt được của
rơi nhất quyết phải trả lại chủ nhân, anh này đã thể hiện chính kiến của
mình. Một nông dân học hết lớp 7 sáng chế máy móc nhà nông, bán ra
14 nước, từ chối 2 tỷ đồng tiền bán bản quyền, bỏ nơi làm việc ở nước
ngoài với lương 30.000 đô-la một tháng, quyết về nước chế tạo máy
phục vụ nông dân nước mình. Đó là người có chính kiến.
Thực ra, chính kiến là danh từ chỉ: “Ý kiến của mỗi người về chính trị,
quan điểm chính trị”. Trong trường hợp trên, nó cần được thay thế bởi từ
“chủ kiến” với nghĩa là ý kiến của chính mình, không phụ thuộc vào ý kiến người khác. Cổ súy → cổ xuý
“Cổ xúy” là từ HV cũ có nghĩa “Đề xướng, cổ động/ Tán dương, tuyên
truyền/ Hô hào, động viên” thường bị viết sai chính tả thành cổ súy là tổ
hợp từ vô nghĩa, không tồn tại trong tiếng Việt.
3. Kết hợp khập khiễng từ tố Hán Việt với thuần Việt
Độc giả - đọc giả
Hoặc dịch từ tố “độc” thành “đọc” trong từ “độc giả” với nghĩa người
đọc sách, đọc báo; nghĩa hiện nay được mở rộng thêm: Người đọc sách
báo, trong quan hệ với tác giả, nhà xuất bản, cơ quan báo chí, thư viện.
Chắp bút → chấp bút
“Chấp bút” là từ Hán Việt theo nghĩa đen nghĩa là cầm lấy bút để viết,
nghĩa bóng là khởi thảo, thực hiện một văn bản theo một đề cương sẵn
có; nhầm lẫn từ tố “chấp” Hán Việt với từ thuần Việt “chắp” là không phù hợp.
Nhận chức → nhậm chức
“Nhậm chức” là nói cách trang trọng về việc chính thức đảm nhận chức
vụ/ nhận lãnh công việc được giao phó, trong đó từ tố HV “nhậm” có
nghĩa là “nhận” (thuần Việt), bị kết hợp khập khiễng; có lẽ nguyên do là
bởi 2 âm Hán và Việt nhậm/ nhận gần nhau, đọc dễ bị nhầm lẫn, như các
trường hợp đã dẫn trên: Tham → thăm, độc → đọc, chấp → chắp.
4. Lạm dụng từ Hán Việt
Lúc sinh thời, Bác Hồ đã từng dạy bảo về vấn đề giữ gìn sự trong sáng
của Tiếng Việt. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nhắc nhở căn
dặn với đại ý: Tiếng Việt ta rất giàu và đẹp. Phải yêu quý Tiếng nói nước
nhà. Bác đã chỉ rõ với ý nghĩa nước ta phải dùng tiếng ta. Trong trường
hợp phải dùng tiếng nước ngoài thì phải có chọn lọc, nhất là từ Hán Việt.
Từ phải dùng thì ta dùng. Từ có thể thay thế được thì ta thay thế.
VD: "Hội Phụ nữ" không thể nói là "Hội đàn bà". Ta nên nói là "Công ty
ngoại thương", không thể nói là "Công ty buôn bán với nước ngoài"... Ta
nói là "Nữ dân quân" nhưng cũng có thể nói là "dân quân gái". Một số
người hay nói là "sĩ số", "hy hữu" nhưng phải nói là "số học sinh", "hiếm có”...
Hiện nay, quá nhiều sách vở, báo chí (kể cả báo hình) hiện tượng quá
lạm dụng và dùng sai từ Hán Việt đã đến mức quá đáng, không chấp nhận được. 6.
Nguyên nhân và giải pháp Nguyên nhân: Tích cực
Nguyên nhân khách quan:
Sự du nhập của các nền văn hóa phương Bắc vào nước ta làm cho
giá trị văn hóa thay đổi một cách mạnh mẽ, góp phần phong phú
thêm từ vựng tiếng Việt.
Các sự vật, hiện tượng mới du nhập vào nước ta trong khi tiếng
Việt vẫn chưa hoàn thiện đòi hỏi phải có những ngôn từ mới và từ
mượn ra đời là một điều tất yếu. Dù vay mượn tiếng Hán nhưng
khi sử dụng đã được Việt hóa về chữ viết, ngữ âm, ngữ nghĩa nhằm
diễn tả một cách dễ dàng, đầy đủ các sự vật hiện tượng mới mà
tiếng Việt chưa diễn tả được một cách trọn vẹn
Nguyên nhân chủ quan:
Do sự am hiểu ngôn ngữ và tính cẩn trọng của người viết.
Trách nhiệm của những người biên tập trên các phương tiện
thông tin đại chúng như báo chí, đài truyền thanh, truyền hình và xuất bản. Tiêu cực
Nguyên nhân khách quan:
Sự du nhập văn hóa một cách ồ ạt, thiếu tính chọn lọc đã làm từ Hán
Việt bị sử dụng biến chất đi so với ý nghĩa thực sự của nó.
Nguyên nhân chủ quan:
Bệnh sính dùng từ Hán Việt. Một số người cho rằng bài viết, nói
"Phải có nhiều từ Hán Việt", "dùng từ hán Việt mới thức thời, mới
là người có chữ".. Chính vì thế, người ta lạm dụng từ Hán- Việt không cần thiết.
Không hiểu nghĩa từ, cấu tạo từ, quan hệ ngữ pháp của các từ trong
câu văn cùng với sự biến đổi quá nhanh của từ ngữ hiện đại khiến
nhiều người đôi lúc sử dụng sai nghĩa và sai ý trong văn cảnh nên
sử dụng từ Hán Việt sai mà không biết. Giải pháp:
- Với xã hội nói chung:
+ Ban văn hóa giáo dục Quốc Hội, Ban Văn hóa tư tưởng Trung ương,
cơ quan ngôn ngữ… sớm có những văn bản, những chủ trương giữ gìn
sự trong sáng của Tiếng Việt, chống bệnh “sính chữ”, quá lạm dụng và
dùng sai từ Hán Việt hiện nay.
+ Đề nghị toàn xã hội có ý thức dùng đúng từ, dùng hay, chăm lo nói
đúng viết hay có ý thức giao tiếp đúng, đẹp cả về ngôn ngữ và nhân văn,
thẳng thắn góp ý vào việc chống bệnh sính từ, nói theo, nói leo, dùng từ ngữ tắc trách.
+ Đề nghị trong chương trình đổi mới, Bộ Giáo dục nên có phần dạy
tiếng nước ngoài hợp lý và dạy từ Hán Việt chu đáo. Ngoài từ điển Bộ
Giáo dục nên cho biên soạn một số sách hướng dẫn giáo viên và học
sinh nghiên cứu, học tập và dùng đúng, dùng hay từ Hán Việt.
- Với những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí:
+ Các nhà ngôn ngữ, các báo chí kể cả đài phát thanh và truyền
hình có thêm mục giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, tăng mục
“dọn vườn” như trước đây.
+ Đề nghị các cơ quan, nhất là cơ quan ngôn ngữ, báo chí và giáo dục
đào tạo có biện pháp giải quyết tình trạng đọc sai tên âm, tên chữ
cái, đọc sai số vì âm, chữ cái, tên các số… có liên quan chặt chẽ
đến ngôn ngữ, đến tiếng nói nước nhà.
Với sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền: ( Với tư cách là
những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí trong tương lai)
Nắm rõ những quy tắc sử dụng từ và chuẩn mực từ ngữ trong báo chí
Chỉ sử dụng từ khi đã hiểu rõ ngữ nghĩa của từ
Thực hiện đúng trách nhiệm của một nhà báo tương lai, chỉn
chu về chất lượng chứ không phải chạy đua theo số lượng