Bài tập học kỳ học phần Luật hành chính

Bài tập học kỳ học phần Luật hành chính của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem! 

lOMoARcPSD|17327 243
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
-----
-----
BÀI TẬP NHÓM
MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
Ủy ban nhân dân phường V, Quận B, thành phố H đã nhận
tiêm vaccine covid-19.
Lớp
:
N02.TL
2
Nhóm
:
5
Năm 2022
lOMoARcPSD|17327 243
LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 18/06/2022
Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Khóa: 46
Khoa: Pháp luật Hành chính nhà nước
Nhóm: 5
Lớp: 4604 – N02.TL2 Tổng số sinh viên của nhóm: 8
+ Có mặt: ...
+ Vắng mặt: ... Có lí do: ... Không có lí do: ...
Nội dung: Xác đnh mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm.
Tên bài tập: Bà Nguyễn Th N công chức văn phòng-thống kê của Ủy ban nhân dân
phường V, Quận B, thành phố H đã nhận s tiền 10 triệu đồng của một số người dân
để ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine covid-19.
Câu hỏi:
1. Hành vi của bà N có phải là hành vi vi phạm hành chính không? Vì sao?
2. Với hành vi nêu trên, bà N có thể bị xử lý kỷ luật hay không? sao?
3. Trong trường hp hành vi của bà N hành vi vi phạm kluật, y phân tích thủtục
xử lí kỉ luật đi với bà N.
4. Sau khi vụ việc bị phát hiện N làm đơn xin thôi việc, người thẩm quyền
sẽphải giải quyết như thế nào? Nêu n cứ pháp lý?
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường V phải chịu trách nhiệm pháp vhành
vicủa bà N không? Nêu n cứ pháp lí?
1. Kế hoạch làm việc của nhóm.
Tuần 9,10,11: Tự tìm hiểu và chuẩn bị nội dung.
Tuần 12,13:
- Xây dng và thảo lun nội dung;
-Viết báo cáo;
-Diễn tập thuyết bài tập nhóm;
Tuần 14: Np Báo cáo kết quả nghn cứu và tiếp tục chuẩn bị cho bài tập nhóm.
lOMoARcPSD|17327 243
TRƯỞNG NHÓM
THƠM
Nguyễn Thị Hồng Thơm
2. Phân chia công việc và họp nhóm.
MỤC LỤC
1. Câu 1:........................................................................................................................5
lOMoARcPSD|17327 243
1.1. Các trường
hợp:......................................................................................................5
1.1.1. Yếu tố “có lỗi”............................................................................................7
1.1.2. Yếu tố “vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không
phải là tội phạm”.......................................................................................................7
1.1.3. Yếu tố “theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính” 8
2. Câu 2:........................................................................................................................8
3. Câu 3:........................................................................................................................9
3.1. Tổ chức họp kiểm điểm bà N............................................................................9
3.1.1. Trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm..................................................9
3.1.2. Thành phần tham dự cuộc họp kiểm điểm................................................10
3.1.3. Tiến hành việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm.............................................10
3.1.4. Thời hạn gửi báo cáo, biên bản cuộc họp kiểm điểm và nội dung báo cáo
10
3.2. Hội đồng kỷ luật bà N......................................................................................11
3.3. Thành phần Hội đồng kỷ luật bà N..................................................................11
3.4. Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật bà N.................................................................11
3.4.1. Chuẩn bị họp.............................................................................................11
3.4.2. Trình tự
họp...................................................................................................12
3.5. Quyết định kỷ luật bà N...................................................................................12
3.5.1. Trình tự ra quyết định kỷ
luật........................................................................13
3.5.2. Quyết định kỷ luật bà N có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi
hành. 13
4. Câu 4:......................................................................................................................13
5. Câu 5:......................................................................................................................13
5.1. Trường hợp 1: Chủ tịch UBND phường V không giao cho bà N nhiệm vụ
xếp lịch tiêm vaccine Covid-19...............................................................................13
5.2. Trường hợp 2: Chủ tịch UBND phường V không giao cho bà N nhiệm vụ
xếp lịch tiêm vaccine Covid-19...............................................................................14
5.3. Trường hợp 3: Chủ tịch UBND phường V ra quyết định bà N thực hiện hành vi
nhận số tiền 10 triệu đồng của một số người dân để ưu tiên xếp lịch tiêm
vaccine
Covid-19..................................................................................................................14
1. Câu 1:
Khi đánh giá hành vi của bà N, theo nhóm cần phân chia thành 02 trường hợp:
lOMoARcPSD|17327 243
(1) N được Chủ tịch UBND phường V giao nhiệm vxếp lịch tiêm vaccine
Covid-19;
(2) N không được Chủ tịch UBND phường V giao nhiệm vụ xếp lịch tiêm
vaccine Covid-19;
1.1. Các trường hợp:
Tờng hợp 1: Bà N được Chủ tịch UBND phường V giao nhiệm vụ xếp lịch tiêm
vaccine Covid-19
Điểm c khoản 3 Điều 2 Thông số 13/2019/TT-BNV của BNội vụ hướng dẫn
một số quy định vcán bộ, công chức cấp xã người hoạt động không chuyên trách
ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định:
Điều 2. Nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã
3.Công chức Văn phòng - Thống
c) Thực hiện các nhiệm vụ kc theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
Trong trường hợp N được Chủ tịch UBND phường V giao nhiệm vxếp lịch tiêm
vaccine Covid-19 thì hành vi của N không phải hành vi vi phạm hành chính, do:
Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm nh chính quy đnh: Vi phạm hành chính là
hành vi lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về
quản nnước mà không phải tội phạm và theo quy định của pháp lut phải bị
xử phạt vi phạm hành chính”.
Điểm a khoản 1 Điều 354 Bluật nh sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy
định về tội nhận hối lộ:
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc
sẽ nhận bt kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người
hoặc tổ chức khác đlàm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của
người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất kc trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới
100.000.000 đồng
Khoản 6 Điều 3 Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán hướng
dẫn áp dụng mt số quy định của B luật Hình strong xét xử tội phạm tham nhũng
lOMoARcPSD|17327 243
tội phạm khác về chức vquy định: “Li dụng chức vụ, quyền hạn” quy định
tại khoản 1 Điều 356 của Bộ luật Hình sự là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao
để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy đnh của pháp luật.
Khoản 1 Điều 356 Bộ luật nh sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về
tội lợi dụng chức vụ, quyn hạn trong khi thi hành ng vụ:
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn
làm trái công vy thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000
đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01
m đến 05 năm.”
Đối chiếu với sự kiện thực tế: N lỗi cố ý với hành vi nhận 10 triệu đồng của
một số người dân để ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine Covid-19, bà N là người có năng
lực trách nhiệm hình sự. Như vậy, ta có thể xác định: trong trường hợp này, hành vi
của bà N là tội phạm, tội nhận hối lộ hoặc tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi
thi hành ng vụ (nếu y ảnh hưởng lớn tới uy n của chính quyền địa phương).
Do đó hành viy không phải là hành vi vi phạm hành chính (không thỏa mãn yếu
tố vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước không phải tội
phạm”).
Tờng hợp 2: N không được Ch tịch UBND phường V giao nhiệm vxếp lịch
tiêm vaccine Covid-19
Trong trường hợp bà N không được Chủ tịch UBND phường V giao nhiệm vxếp
lịch tiêm vaccine Covid-19, hành vi của bà N có lành vi vi phạm hành chính, do:
Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm nh chính quy đnh: Vi phạm hành chính là
hành vi lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về
quản nnước mà không phải tội phạm và theo quy định của pháp lut phải bị
xử phạt vi phạm hành chính”.
Khi xem xét 01 hành vi phải là hành vi vi phạm hành chính hay không, ta phải
xem xét, đánh giá đầy đủ, toàn diện 04 dấu hiệu cấu thánh: Khách thể, chủ thể, mặt
chủ quan, mặt khách quan. Trong trường hợp này, ta thấy nh vi của bà N thỏa n
các đầy đủ các yếu tố cấu thành một hành vi vi phạm hành chính. Cụ thể:
lOMoARcPSD|17327 243
1.1.1. Yếu tố “có lỗi”
N đ điều kin đlựa chn cách xsự phù hợp với pháp luật (tức không ưu
tiên xếp lịch tiêm vaccine Covid-19 đối với nhng người kng thuộc nhóm đối
tượng ưu tiên), tuy nhiên bà N đã không lựa chọn cách xử sự này. Chính vì vậy, ta
nhận đnh: N li cố ý khi thực hiện hành vi ưu tiên trong xếp lịch tiêm vaccine
Covid-19.
Cùng với đó, xét về mặt chthể của vi phạm hành chính: bà N công chức cấp xã,
nhân có năng lực chịu trách nhiệm pháp lí hành chính theo quy định của pháp
luật hành chính.
1.1.2. Yếu tốvi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không
phải là tội phạm”
Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết s21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính Phủ về mua và
sử dụng vaccine phòng Covid-19 quy định về c đối tượng ưu tiên tiêm (như lực
lượng tuyến đầu phòng, chống dịch; Nhân viên, cán bộ ngoại giao được cử đi nước
ngoài; Người cung cấp dịch vthiết yếu …)
Đối chiếu quy định trên ca pháp luật vi thực tế sự việc: Bà N đã hành vi ưu tiên
xếp lịch tiêm vaccine Covid-19 đối với những người không thuộc nhóm đối tượng
ưu tiên. Hành vi của bà N đã không tuân thủ theo những biện pháp phòng, chống
dịch bnh truyền nhiễm (Covid-19) Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 21/NQ-CP
quy định, nên hành vi của bà N thỏa n yếu tố “vi phạm quy định của pháp luật về
quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm”.
Về mặt khách quan, hành vi N nhận 10 triệu đồng để ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine
Covid 19 đối với nhng người không thuộc nhóm đối tượng ưu tiên hành vi vi
phạm nh chính. nh vi của bà N đã xâm phạm khách thể tính đúng đắn của
hoạt động quản lí hành chính nhà nước và hoạt động công vụ.
1.1.3. Yếu tố “theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành
chính”
Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong nh vực y tế đã quy định: Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chp hành c biện
lOMoARcPSD|17327 243
pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền, trừ các trường hợp quy định tại các điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13
Ngh đnh này.
Do dịch Covid-19 được xác định dịch bệnh truyền nhiễm theo Quyết định số
173/QĐ-TTg ngày 01/02/2020 của Thủ ớng Chính phủ, n khi N thực hiện
hành vi ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine Covid-19 cho một số người không thuộc diện
ưu tiên, thì bà N đã hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch
bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của Chính phủ. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14
Nghđịnh số 117/2020/NĐ-CP hành vi ca bà N thuộc diện phải bxphạt vi phạm
hành chính.
Như vậy, trong trường hợp này, hành vi ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine Covid-19 của
N đã đáp ng các yếu tố về vi phạm hành chính mà Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý
vi phạm hành chính quy định (có lỗi; do cá nn (có ng lực trách nhiệm nh
chính) thực hiện; vi phạm quy định của pháp luật về quản nhà nước không
phải tội phạm; theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính),
nên em có đủ cơ sở kết lun: Hành vi của bà N là hành vi vi phạm hành chính.
2. Câu 2:
Bà N thể bị xem xét x lý kỉ luật, bởi:
Khoản 3 Điều 18 Luật n bộ, công chức số 25/VBHN ngày 16/12/2019 của Văn
phòng Quốc Hội quy đnh: Những việc cán bộ, công chức không được làm liên
quan đến đạo đức công vụ: 3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng
thông tin liên quan đến công vđể vụ lợi”.
Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ v
xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức (dưới đây gọi tt Nghị định số
112/2020/NĐ-CP) quy định các nh vi b x lý kỷ luật: Cán bộ, công chức, viên
chức nh vi vi phạm các quy định về nghĩa vcủa cán bộ, công chức, viên
chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế
của quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật
khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xlý kỷ luật.
Đối chiếu quy định trên của pháp luật vi thực tế vụ việc: bà N công chức, có
hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng nhiệm vụ xếp lịch tiêm vaccine Covid-19 để vụ lợi
lOMoARcPSD|17327 243
số tiền 10 triệu đồng t một sngười n. Đây chính hành vi của bà N vi phạm
quy định về những việc cán b, công chức không được làm, vậy nên, (nếu không
thuộc một trong những trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật quy định tại Điều
4 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP) thì bà N có thể bị xem xét xử lý kỉ luật.
3. Câu 3:
Điều 25 Nghị đnh số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử kỉ
luật cán bộ, công chức, viên chức quy định: Trình tự, thủ tục xử kỷ luật đối với
công chức:
Việc xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo các bước sau đây:
1. Tổ chức họp kiểm điểm;
2. Thành lập Hội đồng kỷ luật;
3. Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Ngoài ra, các Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30 Nghị định số
112/2020/NĐ-CP nêu trên quy định cụ th về: Tổ chức họp kiểm điểm công chức;
Hội đồng kỷ luật công chức; Thành phần Hội đồng kỷ luật công chức; Tổ chức họp
Hội đồng kỷ luật công chức có hành vi vi phạm; Quyết định k luật công chức.
Theo đó, việc xử lí kỉ luật đối với bà N phải tuân thủ trình tự, thủ tục như sau:
3.1. Tổ chức họp kiểm điểm bà N
3.1.1. Trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm
Chủ tịch UBND phường V có trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm.
3.1.2. Thành phần tham dự cuộc họp kiểm điểm
Thành phần dự họp gồm đại diện lãnh đo Đảng ủy phường V, đại diện UBND
phường V, đại diện Hội phụ nphường V toàn thể công chức của UBND phường
V.
3.1.3. Tiến hành việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm
Đầu tiên, người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do cuộc họp (kiểm điểm bà N), thông
báo hoặc y quyền cho cơ quan tham mưu về công tác t chức, cán bthông báo các
nội dung: tóm tắt về quá trình công tác; hành vi vi phạm (nhn số tiền 10 triệu đồng
của một s người n để ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine Covid-19 -lợi dụng, lạm dụng
nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến ng vụ để vụ lợi); các hình
thức xđã ban hành (nếu có); thời điểm xy ra hành vi vi phạm, thời điểm phát
lOMoARcPSD|17327 243
hiện hành vi vi phạm; các nh tiết tăng nặng, giảm nhcủa bà N; thời hiệu và thời
hạn xử lý theo quy định ca pháp luật.
Thứ hai, N trình bày bn kiểm điểm, trong đó nêu rõ hành vi vi phạm (nhận số
tiền 10 triệu đồng ca mt số người dân để ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine Covid-19 -
lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hn; sử dụng thông tin ln quan đến công vụ
để vụ lợi) và tự nhận hình thức kỷ luật.
Thứ ba, các thành viên tham dự cuộc họp phát biểu, nêu ý kiến về các nội dung
mà người chủ trì cuộc họp hoặc quan tham mưu về ng tác tổ chức, cán bộ đã
thông báo ở trên.
Thứ tư, người chủ trì cuộc họp kết luận.
Nội dung cuộc họp kiểm điểm được lập thành biên bản.
3.1.4. Thời hạn gửi báo cáo, biên bản cuộc hp kiểm điểm và nội dung báo cáo
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, ktừ ngày kết thúc cuộc họp kiểm điểm, người
chủ trì cuộc họp gửi báo cáo và biên bản cuộc họp kiểm điểm đến Chủ tịch UBND
huyện B.
Báo cáo thể hiện rõ các nội dung sau đây:
a) Hành vi vi phạm của N (nhận số tiền 10 triệu đồng của một số người dân
để ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine Covid-19 -li dụng, lạm dụng nhiệm vụ,
quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi), tính chất và
hậu quả ca hành vi vi phạm;
b) Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
c) Trách nhiệm của người có nh vi vi phạm;
d) Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật;
đ) Kiến nghị về việc xử lý kỷ luật; hình thức kỷ luật (nếu có) và trình tự thực hiện.
3.2. Hội đồng kỷ luật bà N
Chủ tịch UBND quận B quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật theo đúng thời hạn,
nguyên tắc làm việc được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 27 Nghị định số
112/2020/NĐ-CP, trừ các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật được quy
định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định s112/2020/NĐ-CP.
lOMoARcPSD|17327 243
3.3. Thành phần Hội đồng kỷ luật bà N
Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND quận B;
- 01y viên Hội đồng là đại diện Liên đoàn lao động quận B;
- 01y viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo của UBND phường V; - 01 y
viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo văn phòng-thống phường V trực tiếp
quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của bà N;
- 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là đại diệnnh đạo Phòng Nội vụ quận B.
3.4. Tổ chức họp Hi đồng kỷ luật bà N
3.4.1. Chuẩn bị họp
a) Thủ tục triệu tập
Chậm nhất 07 ngày làm việc trước ngày tổ chức cuộc họp của Hội đồng kỷ luật,
Chủ tịch UBND phường V gửi giấy triệu tập họp tới bà N.
a) Thành phần mời dự họp
Hội đồng kluật có thể mời đại diện Đảng ủy phường V, đại diện Hội ph nữ phường
V dự họp.
b) Chuẩn bị tài liệu, hồ sơ
Ủy viên kiêm THội đồng kỷ luật nhiệm vụ chun b tài liệu, h liên quan
đến việc xử lý kỷ luật, ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật.
c) Hồ sơ xử lý kỷ luật
Hồ x kluật trình Hội đồng kỷ luật gồm: bản tự kiểm điểm, trích ngang
yếu lý lịch của bà N, bn bn cuộc họp kiểm điểm của UBND phường V và các tài
liệu khác có liên quan.
3.4.2. Trình tự họp
a) Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND quận B tuyên bố do, giới thiệu các thànhviên
tham dự.
b) Đại diện lãnh đạo Phòng Nội vụ quận B đọc trích ngang sơ yếu lý lịch củaN
các tài liệu khác có liên quan. c) Bà N đọc bản tkiểm điểm.
Trường hợp N vắng mặt nhưng bản kiểm điểm tThư Hội đồng kluật
đọc thay; trường hợp có mặt nhưng không làm bản tự kiểm điểm hoặc vắng mặt và
lOMoARcPSD|17327 243
không có bản kiểm điểm thì Hi đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc
họp.
d) Đại diện lãnh đo Phòng Nội vụ qun B đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm.
đ) Các thành viên Hội đồng kluật người tham dự cuộc họp thảo luận và phát
biểu ý kiến.
e) N phát biểu ý kiến; nếu bà N kng phát biểu ý kiến hoặc vắng mặt thì Hộiđồng
kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuc hp.
g) Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu vviệc có kỷ luật hay không kỷ luật; trường hợp đasố
phiếu kiến nghị kỷ luật thì bỏ phiếu về việc áp dụng hình thức k luật; việc bphiếu
được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín theo phương pháp tích phiếu.
h) Chủ tịch hoặc Phó Chủ tch UBND qun B công bố kết quả bỏ phiếu kín vàthông
qua biên bản cuộc họp.
i) Chtịch hoặc PChủ tịch UBND quận B và đại diện lãnh đạo Phòng Nội vụquận
B ký bn bản cuộc họp.
3.5. Quyết định klut bà N
3.5.1. Trình tự ra quyết định kỷ luật
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, ktừ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ
luậtcó kiến nghị việc xử kỷ luật bằng văn bn (kèm theo biên bản họp Hội đồng
kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật) gửi Chủ tịch UBND quận B.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, ktừ ngày nhận được văn bản kiến nghị củaHội
đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kluật hoặc biên bản cuộc họp
kiểm điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong trường hợp không thành lập Hội đồng
kỷ luật hoặc văn bản đề xuất của cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ ca
cấp có thẩm quyền x lý kỷ luật, Chủ tịch UBND quận B ra quyết định kỷ luật hoặc
kết luận công chức không vi phạm.
3.5.2. Quyết định kỷ luật bà N có hiu lực 12 tng kể từ ngày có hiệu lực thi
nh.
4. Câu 4:
Sau khi vụ việc bị phát hiện, bà N làm đơn xin thôi việc. Trong thời hn 30 ngày kể
từ ngày nhận được đơn xin thôi việc của bà N, người có thẩm quyền sẽ trả lời bà N
lOMoARcPSD|17327 243
bằng văn bản vi nội dung: Không đồng ý cho bà N thôi việc bởi vì bà N đang trong
thời gian bị xem xét kỷ luật.
Căn cpháp lý không đồng ý cho thôi việc: Khon 2, khon 3 Điều 59 Luật Cán bộ,
công chức số 25/VBHN ngày 16/12/2019 của Văn phòng Quốc Hội quy đnh: 2.
Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi quan, tổ chức,
đơn vị thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể tngày nhận
đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải tr lời bằng n bản, nếu không
đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức,
đơn vị có thm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc
và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
3. Không giải quyết thôi việc đối với công chức đang trong thời gian xem xét kỷ
luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.”
5. u 5: 5.1. Trường hợp 1: Chủ tịch UBND phường V không giao cho bà N
nhiệm vụ
xếp lịch tiêm vaccine Covid-19
Trong trường hợp này, hành vi của bà N hành vi lạm dụng nhiệm vụ, quyn hn
để vụ lợi (quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Cán bộ, công chức); Chủ tịch UBND
phường V không phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của bà N.
5.2. Trường hợp 2: Chủ tịch UBND phường V không giao cho bà N nhiệm vụ xếp
lịch tiêm vaccine Covid-19
Trong trường hợp này, hành vi của bà N là tội phạm tội nhận hi lộ hoặc tội phạm
tội lợi dụng chức vụ, quyn hạn trong khi thi hành ng vụ; Chủ tịch UBND
phường V có phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của bà N, bởi:
Thứ nhất, hành vi nhận hối lộ hoặc hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ ca bà N là hành vi tham nhũng theo quy định tại điểm b và
điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018.
Thứ hai, khoản 1 Điều 72 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định:
Người đng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi để
xảy ra tham nhũng của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ.
lOMoARcPSD|17327 243
5.3. Trường hợp 3: Chủ tịch UBND phường V ra quyết đnh N thực hiện hành
vi nhn số tiền 10 triệu đồng của một sngười n đưu tiên xếp lịch tiêm
vaccine Covid-19
Chủ tịch UBND phường V phải chịu trách nhiệm pháp về hành vi của N
trong trường hợp:
- Chtịch UBND phường V đã ra quyết định N thực hiện hành vi nhận số
tiền 10 triệu đồng của một sngười dân để ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine
Covid-19.
- Sau đó, bà N đã kịp thời o cáo bng văn bn với Chủ tịch UBND phường
V vviệc N cho rằng quyết định trên trái pháp luật, tuy nhiên Chtịch
UBND phường V vẫn quyết định việc thi hành và có văn bản quyết định việc
thi hành.
- Bà N chấp hành quyết đnh của Chủ tịch UBND pờng V và có báo cáo Ch
tịch UBND quận B.
Trong trường hợp này, Chủ tịch UBND phường V sẽ phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về quyết định ca mình.
Nhận định trên dựa vào căn cứ pháp lý quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán
bộ, công chức s 25/VBHN ngày 16/12/2019 của Văn phòng Quốc Hội vnghĩa vụ
của cán bộ, công chức trong thi hành ng vụ: 5. Chấp hành quyết định của cấp
trên. Khi n cứ cho rằng quyết đnh đó trái pháp luật thì phải kịp thời báo
cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn
quyết định việc thi hành tphải văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng
không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo o cấp trên
trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về quyết đnh của mình.
| 1/14

Preview text:

lOMoARc PSD|17327243 BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ----- ----- BÀI TẬP NHÓM
MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
Đề tài: Bà Nguyễn Thị N công chức văn phòng-thống kê của
Ủy ban nhân dân phường V, Quận B, thành phố H đã nhận
số tiền 10 triệu đồng của một số người dân để ưu tiên xếp lịch
tiêm vaccine covid-19. Lớp
: N02.TL 2 Nhóm : 5 Năm 2022
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA lOMoARc PSD|17327243 LÀM BÀI TẬP NHÓM Ngày: 18/06/2022
Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội Khóa: 46
Khoa: Pháp luật Hành chính nhà nước Nhóm: 5
Lớp: 4604 – N02.TL2 Tổng số sinh viên của nhóm: 8 + Có mặt: ...
+ Vắng mặt: ... Có lí do: ... Không có lí do: ...
Nội dung: Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm.
Tên bài tập: Bà Nguyễn Thị N công chức văn phòng-thống kê của Ủy ban nhân dân
phường V, Quận B, thành phố H đã nhận số tiền 10 triệu đồng của một số người dân
để ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine covid-19. Câu hỏi:
1. Hành vi của bà N có phải là hành vi vi phạm hành chính không? Vì sao?
2. Với hành vi nêu trên, bà N có thể bị xử lý kỷ luật hay không? Vì sao?
3. Trong trường hợp hành vi của bà N là hành vi vi phạm kỉ luật, hãy phân tích thủtục
xử lí kỉ luật đối với bà N.
4. Sau khi vụ việc bị phát hiện bà N làm đơn xin thôi việc, người có thẩm quyền
sẽphải giải quyết như thế nào? Nêu căn cứ pháp lý?
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường V có phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành
vicủa bà N không? Nêu căn cứ pháp lí?
1. Kế hoạch làm việc của nhóm.
• Tuần 9,10,11: Tự tìm hiểu và chuẩn bị nội dung. • Tuần 12,13:
- Xây dựng và thảo luận nội dung; -Viết báo cáo;
-Diễn tập thuyết bài tập nhóm;
• Tuần 14: Nộp Báo cáo kết quả nghiên cứu và tiếp tục chuẩn bị cho bài tập nhóm. lOMoARc PSD|17327243 TRƯỞNG NHÓM THƠM Nguyễn Thị Hồng Thơm
2. Phân chia công việc và họp nhóm. MỤC LỤC 1.
Câu 1:........................................................................................................................5 lOMoARc PSD|17327243 1.1. Các trường
hợp:......................................................................................................5 1.1.1.
Yếu tố “có lỗi”............................................................................................7 1.1.2.
Yếu tố “vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không
phải là tội phạm”.......................................................................................................7 1.1.3.
Yếu tố “theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính” 8 2.
Câu 2:........................................................................................................................8 3.
Câu 3:........................................................................................................................9 3.1.
Tổ chức họp kiểm điểm bà N............................................................................9 3.1.1.
Trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm..................................................9 3.1.2.
Thành phần tham dự cuộc họp kiểm điểm................................................10 3.1.3.
Tiến hành việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm.............................................10 3.1.4.
Thời hạn gửi báo cáo, biên bản cuộc họp kiểm điểm và nội dung báo cáo 10 3.2.
Hội đồng kỷ luật bà N......................................................................................11 3.3.
Thành phần Hội đồng kỷ luật bà N..................................................................11 3.4.
Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật bà N.................................................................11 3.4.1.
Chuẩn bị họp.............................................................................................11 3.4.2. Trình tự
họp...................................................................................................12 3.5.
Quyết định kỷ luật bà N...................................................................................12 3.5.1.
Trình tự ra quyết định kỷ
luật........................................................................13 3.5.2.
Quyết định kỷ luật bà N có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành. 13 4.
Câu 4:......................................................................................................................13 5.
Câu 5:......................................................................................................................13 5.1.
Trường hợp 1: Chủ tịch UBND phường V không giao cho bà N nhiệm vụ
xếp lịch tiêm vaccine Covid-19...............................................................................13 5.2.
Trường hợp 2: Chủ tịch UBND phường V không giao cho bà N nhiệm vụ
xếp lịch tiêm vaccine Covid-19...............................................................................14 5.3.
Trường hợp 3: Chủ tịch UBND phường V ra quyết định bà N thực hiện hành vi
nhận số tiền 10 triệu đồng của một số người dân để ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine
Covid-19..................................................................................................................14 1. Câu 1:
Khi đánh giá hành vi của bà N, theo nhóm cần phân chia thành 02 trường hợp: lOMoARc PSD|17327243 (1)
Bà N được Chủ tịch UBND phường V giao nhiệm vụ xếp lịch tiêm vaccine Covid-19; (2)
Bà N không được Chủ tịch UBND phường V giao nhiệm vụ xếp lịch tiêm vaccine Covid-19;
1.1. Các trường hợp:
Trường hợp 1:
Bà N được Chủ tịch UBND phường V giao nhiệm vụ xếp lịch tiêm vaccine Covid-19
Điểm c khoản 3 Điều 2 Thông tư số 13/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn
một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách
ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định:
Điều 2. Nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã
3.Công chức Văn phòng - Thống kê
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
Trong trường hợp bà N được Chủ tịch UBND phường V giao nhiệm vụ xếp lịch tiêm
vaccine Covid-19 thì hành vi của bà N không phải hành vi vi phạm hành chính, do:
Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: “Vi phạm hành chính là
hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về
quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị
xử phạt vi phạm hành chính”.
Điểm a khoản 1 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy
định về tội nhận hối lộ:
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc
sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người
hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của
người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới
100.000.000 đồng
Khoản 6 Điều 3 Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán hướng
dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng lOMoARc PSD|17327243
và tội phạm khác về chức vụ quy định: ““Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” quy định
tại khoản 1 Điều 356 của Bộ luật Hình sự là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao
để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật.
Khoản 1 Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về
tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ:
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn
làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000
đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01
năm đến 05 năm.”
Đối chiếu với sự kiện thực tế: bà N có lỗi cố ý với hành vi nhận 10 triệu đồng của
một số người dân để ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine Covid-19, bà N là người có năng
lực trách nhiệm hình sự. Như vậy, ta có thể xác định: trong trường hợp này, hành vi
của bà N là tội phạm, tội nhận hối lộ hoặc tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi
thi hành công vụ (nếu gây ảnh hưởng lớn tới uy tín của chính quyền địa phương).
Do đó hành vi này không phải là hành vi vi phạm hành chính (không thỏa mãn yếu
tố “vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm”).
Trường hợp 2: Bà N không được Chủ tịch UBND phường V giao nhiệm vụ xếp lịch tiêm vaccine Covid-19
Trong trường hợp bà N không được Chủ tịch UBND phường V giao nhiệm vụ xếp
lịch tiêm vaccine Covid-19, hành vi của bà N có là hành vi vi phạm hành chính, do:
Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: “Vi phạm hành chính là
hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về
quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị
xử phạt vi phạm hành chính”.
Khi xem xét 01 hành vi có phải là hành vi vi phạm hành chính hay không, ta phải
xem xét, đánh giá đầy đủ, toàn diện 04 dấu hiệu cấu thánh: Khách thể, chủ thể, mặt
chủ quan, mặt khách quan. Trong trường hợp này, ta thấy hành vi của bà N thỏa mãn
các đầy đủ các yếu tố cấu thành một hành vi vi phạm hành chính. Cụ thể: lOMoARc PSD|17327243
1.1.1. Yếu tố “có lỗi”
Bà N có đủ điều kiện để lựa chọn cách xử sự phù hợp với pháp luật (tức không ưu
tiên xếp lịch tiêm vaccine Covid-19 đối với những người không thuộc nhóm đối
tượng ưu tiên), tuy nhiên bà N đã không lựa chọn cách xử sự này. Chính vì vậy, ta
nhận định: bà N có lỗi cố ý khi thực hiện hành vi ưu tiên trong xếp lịch tiêm vaccine Covid-19.
Cùng với đó, xét về mặt chủ thể của vi phạm hành chính: bà N là công chức cấp xã,
là cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm pháp lí hành chính theo quy định của pháp luật hành chính.
1.1.2. Yếu tố “vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không
phải là tội phạm”
Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính Phủ về mua và
sử dụng vaccine phòng Covid-19 quy định về các đối tượng ưu tiên tiêm (như lực
lượng tuyến đầu phòng, chống dịch; Nhân viên, cán bộ ngoại giao được cử đi nước
ngoài; Người cung cấp dịch vụ thiết yếu …)
Đối chiếu quy định trên của pháp luật với thực tế sự việc: Bà N đã có hành vi ưu tiên
xếp lịch tiêm vaccine Covid-19 đối với những người không thuộc nhóm đối tượng
ưu tiên. Hành vi của bà N đã không tuân thủ theo những biện pháp phòng, chống
dịch bệnh truyền nhiễm (Covid-19) mà Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 21/NQ-CP
quy định, nên hành vi của bà N thỏa mãn yếu tố “vi phạm quy định của pháp luật về
quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm”.
Về mặt khách quan, hành vi bà N nhận 10 triệu đồng để ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine
Covid 19 đối với những người không thuộc nhóm đối tượng ưu tiên là hành vi vi
phạm hành chính. Hành vi của bà N đã xâm phạm khách thể là tính đúng đắn của
hoạt động quản lí hành chính nhà nước và hoạt động công vụ.
1.1.3. Yếu tố “theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”
Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đã quy định: “Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành các biện lOMoARc PSD|17327243
pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền, trừ các trường hợp quy định tại các điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13
Nghị định này.
Do dịch Covid-19 được xác định là dịch bệnh truyền nhiễm theo Quyết định số
173/QĐ-TTg ngày 01/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ, nên khi bà N thực hiện
hành vi ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine Covid-19 cho một số người không thuộc diện
ưu tiên, thì bà N đã có hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch
bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của Chính phủ. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14
Nghị định số 117/2020/NĐ-CP hành vi của bà N thuộc diện phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, trong trường hợp này, hành vi ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine Covid-19 của
bà N đã đáp ứng các yếu tố về vi phạm hành chính mà Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý
vi phạm hành chính quy định (có lỗi; do cá nhân (có năng lực trách nhiệm hành
chính) thực hiện; vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không
phải là tội phạm; theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính),
nên em có đủ cơ sở kết luận: Hành vi của bà N là hành vi vi phạm hành chính. 2. Câu 2:
Bà N thể bị xem xét xử lý kỉ luật, bởi:
Khoản 3 Điều 18 Luật Cán bộ, công chức số 25/VBHN ngày 16/12/2019 của Văn
phòng Quốc Hội quy định: “Những việc cán bộ, công chức không được làm liên
quan đến đạo đức công vụ: 3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng
thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi”.
Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về
xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức (dưới đây gọi tắt là Nghị định số
112/2020/NĐ-CP) quy định các hành vi bị xử lý kỷ luật: “Cán bộ, công chức, viên
chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên
chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế
của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật
khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
Đối chiếu quy định trên của pháp luật với thực tế vụ việc: bà N là công chức, có
hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng nhiệm vụ xếp lịch tiêm vaccine Covid-19 để vụ lợi lOMoARc PSD|17327243
số tiền 10 triệu đồng từ một số người dân. Đây chính là hành vi của bà N vi phạm
quy định về những việc cán bộ, công chức không được làm, vậy nên, (nếu không
thuộc một trong những trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật quy định tại Điều
4 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP) thì bà N có thể bị xem xét xử lý kỉ luật. 3. Câu 3:
Điều 25 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỉ
luật cán bộ, công chức, viên chức quy định: “Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức:
Việc xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo các bước sau đây:
1. Tổ chức họp kiểm điểm;
2. Thành lập Hội đồng kỷ luật;
3. Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Ngoài ra, các Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30 Nghị định số
112/2020/NĐ-CP nêu trên quy định cụ thể về: Tổ chức họp kiểm điểm công chức;
Hội đồng kỷ luật công chức; Thành phần Hội đồng kỷ luật công chức; Tổ chức họp
Hội đồng kỷ luật công chức có hành vi vi phạm; Quyết định kỷ luật công chức.
Theo đó, việc xử lí kỉ luật đối với bà N phải tuân thủ trình tự, thủ tục như sau:
3.1. Tổ chức họp kiểm điểm bà N
3.1.1. Trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm
Chủ tịch UBND phường V có trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm.
3.1.2. Thành phần tham dự cuộc họp kiểm điểm
Thành phần dự họp gồm đại diện lãnh đạo Đảng ủy phường V, đại diện UBND
phường V, đại diện Hội phụ nữ phường V và toàn thể công chức của UBND phường V.
3.1.3. Tiến hành việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm
Đầu tiên, người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do cuộc họp (kiểm điểm bà N), thông
báo hoặc ủy quyền cho cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ thông báo các
nội dung: tóm tắt về quá trình công tác; hành vi vi phạm (nhận số tiền 10 triệu đồng
của một số người dân để ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine Covid-19 -lợi dụng, lạm dụng
nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi); các hình
thức xử lý đã ban hành (nếu có); thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, thời điểm phát lOMoARc PSD|17327243
hiện hành vi vi phạm; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của bà N; thời hiệu và thời
hạn xử lý theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, bà N trình bày bản kiểm điểm, trong đó nêu rõ hành vi vi phạm (nhận số
tiền 10 triệu đồng của một số người dân để ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine Covid-19 -
lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ
để vụ lợi) và tự nhận hình thức kỷ luật.
Thứ ba, các thành viên tham dự cuộc họp phát biểu, nêu rõ ý kiến về các nội dung
mà người chủ trì cuộc họp hoặc cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ đã thông báo ở trên.
Thứ tư, người chủ trì cuộc họp kết luận.
Nội dung cuộc họp kiểm điểm được lập thành biên bản.
3.1.4. Thời hạn gửi báo cáo, biên bản cuộc họp kiểm điểm và nội dung báo cáo
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp kiểm điểm, người
chủ trì cuộc họp gửi báo cáo và biên bản cuộc họp kiểm điểm đến Chủ tịch UBND huyện B.
Báo cáo thể hiện rõ các nội dung sau đây: a)
Hành vi vi phạm của bà N (nhận số tiền 10 triệu đồng của một số người dân
để ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine Covid-19 -lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ,
quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi), tính chất và
hậu quả của hành vi vi phạm; b)
Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; c)
Trách nhiệm của người có hành vi vi phạm; d)
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật;
đ) Kiến nghị về việc xử lý kỷ luật; hình thức kỷ luật (nếu có) và trình tự thực hiện.
3.2. Hội đồng kỷ luật bà N
Chủ tịch UBND quận B quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật theo đúng thời hạn,
nguyên tắc làm việc được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 27 Nghị định số
112/2020/NĐ-CP, trừ các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật được quy
định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP. lOMoARc PSD|17327243
3.3. Thành phần Hội đồng kỷ luật bà N
Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm: -
Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND quận B; -
01 Ủy viên Hội đồng là đại diện Liên đoàn lao động quận B; -
01 Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo của UBND phường V; - 01 Ủy
viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo văn phòng-thống kê phường V trực tiếp
quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của bà N; -
01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là đại diện lãnh đạo Phòng Nội vụ quận B.
3.4. Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật bà N
3.4.1. Chuẩn bị họp a) Thủ tục triệu tập
Chậm nhất là 07 ngày làm việc trước ngày tổ chức cuộc họp của Hội đồng kỷ luật,
Chủ tịch UBND phường V gửi giấy triệu tập họp tới bà N.
a) Thành phần mời dự họp
Hội đồng kỷ luật có thể mời đại diện Đảng ủy phường V, đại diện Hội phụ nữ phường V dự họp.
b) Chuẩn bị tài liệu, hồ sơ
Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liên quan
đến việc xử lý kỷ luật, ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật.
c) Hồ sơ xử lý kỷ luật
Hồ sơ xử lý kỷ luật trình Hội đồng kỷ luật gồm: bản tự kiểm điểm, trích ngang sơ
yếu lý lịch của bà N, biên bản cuộc họp kiểm điểm của UBND phường V và các tài liệu khác có liên quan. 3.4.2. Trình tự họp
a) Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND quận B tuyên bố lý do, giới thiệu các thànhviên tham dự.
b) Đại diện lãnh đạo Phòng Nội vụ quận B đọc trích ngang sơ yếu lý lịch của bà Nvà
các tài liệu khác có liên quan. c) Bà N đọc bản tự kiểm điểm.
Trường hợp bà N vắng mặt nhưng có bản kiểm điểm thì Thư ký Hội đồng kỷ luật
đọc thay; trường hợp có mặt nhưng không làm bản tự kiểm điểm hoặc vắng mặt và lOMoARc PSD|17327243
không có bản kiểm điểm thì Hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp.
d) Đại diện lãnh đạo Phòng Nội vụ quận B đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm.
đ) Các thành viên Hội đồng kỷ luật và người tham dự cuộc họp thảo luận và phát biểu ý kiến.
e) Bà N phát biểu ý kiến; nếu bà N không phát biểu ý kiến hoặc vắng mặt thì Hộiđồng
kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp.
g) Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu về việc có kỷ luật hay không kỷ luật; trường hợp đasố
phiếu kiến nghị kỷ luật thì bỏ phiếu về việc áp dụng hình thức kỷ luật; việc bỏ phiếu
được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín theo phương pháp tích phiếu.
h) Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND quận B công bố kết quả bỏ phiếu kín vàthông qua biên bản cuộc họp.
i) Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND quận B và đại diện lãnh đạo Phòng Nội vụquận
B ký biên bản cuộc họp.
3.5. Quyết định kỷ luật bà N
3.5.1. Trình tự ra quyết định kỷ luật
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ
luậtcó kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản họp Hội đồng
kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật) gửi Chủ tịch UBND quận B.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị củaHội
đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc biên bản cuộc họp
kiểm điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong trường hợp không thành lập Hội đồng
kỷ luật hoặc văn bản đề xuất của cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của
cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật, Chủ tịch UBND quận B ra quyết định kỷ luật hoặc
kết luận công chức không vi phạm.
3.5.2. Quyết định kỷ luật bà N có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành. 4. Câu 4:
Sau khi vụ việc bị phát hiện, bà N làm đơn xin thôi việc. Trong thời hạn 30 ngày kể
từ ngày nhận được đơn xin thôi việc của bà N, người có thẩm quyền sẽ trả lời bà N lOMoARc PSD|17327243
bằng văn bản với nội dung: Không đồng ý cho bà N thôi việc bởi vì bà N đang trong
thời gian bị xem xét kỷ luật.
Căn cứ pháp lý không đồng ý cho thôi việc: Khoản 2, khoản 3 Điều 59 Luật Cán bộ,
công chức số 25/VBHN ngày 16/12/2019 của Văn phòng Quốc Hội quy định: “2.
Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức,
đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận
đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không
đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức,
đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc
và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
3. Không giải quyết thôi việc đối với công chức đang trong thời gian xem xét kỷ
luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.”
5. Câu 5: 5.1. Trường hợp 1: Chủ tịch UBND phường V không giao cho bà N nhiệm vụ
xếp lịch tiêm vaccine Covid-19
Trong trường hợp này, hành vi của bà N là hành vi lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn
để vụ lợi (quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Cán bộ, công chức); Chủ tịch UBND
phường V không phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của bà N.
5.2. Trường hợp 2: Chủ tịch UBND phường V không giao cho bà N nhiệm vụ xếp lịch tiêm vaccine Covid-19
Trong trường hợp này, hành vi của bà N là tội phạm tội nhận hối lộ hoặc tội phạm
tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Chủ tịch UBND
phường V có phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của bà N, bởi:
Thứ nhất, hành vi nhận hối lộ hoặc hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ của bà N là hành vi tham nhũng theo quy định tại điểm b và
điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018.
Thứ hai, khoản 1 Điều 72 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định:
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi để
xảy ra tham nhũng của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ.” lOMoARc PSD|17327243
5.3. Trường hợp 3: Chủ tịch UBND phường V ra quyết định bà N thực hiện hành
vi nhận số tiền 10 triệu đồng của một số người dân để ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine Covid-19
Chủ tịch UBND phường V có phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của bà N trong trường hợp:
- Chủ tịch UBND phường V đã ra quyết định bà N thực hiện hành vi nhận số
tiền 10 triệu đồng của một số người dân để ưu tiên xếp lịch tiêm vaccine Covid-19.
- Sau đó, bà N đã kịp thời báo cáo bằng văn bản với Chủ tịch UBND phường
V về việc bà N cho rằng quyết định trên trái pháp luật, tuy nhiên Chủ tịch
UBND phường V vẫn quyết định việc thi hành và có văn bản quyết định việc thi hành.
- Bà N chấp hành quyết định của Chủ tịch UBND phường V và có báo cáo Chủ tịch UBND quận B.
Trong trường hợp này, Chủ tịch UBND phường V sẽ phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về quyết định của mình.
Nhận định trên dựa vào căn cứ pháp lý quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán
bộ, công chức số 25/VBHN ngày 16/12/2019 của Văn phòng Quốc Hội về nghĩa vụ
của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ: “5. Chấp hành quyết định của cấp
trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo
cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn
quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng
không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên
trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về quyết định của mình.