Bài tập Khảo sát về ảnh hưởng của thiết kế không gian tới nhu cầu sử dụng thư viện của sinh viên - Kinh tế Chính trị | Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Nắm bắt được những thay đổi trong tư duy của các bạn trẻ về khi ở trong không gian thư viện. Có được cái nhìn cụ thể về sự thay đổi cách đọc và ảnh hưởng tâm lý đọc khác nhau của mỗi người trong mỗi kiểu không gian đọc. Tổ chức không gian thư viện phù hợp cho kích thích nhu cầu sử dụng của sinh viên. Nghiên cứu thực trạng sinh viên chưa thực sự sử dụng hiệu quả thư viện. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Trường:

Đại học Kiến trúc Hà Nội 193 tài liệu

Thông tin:
37 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập Khảo sát về ảnh hưởng của thiết kế không gian tới nhu cầu sử dụng thư viện của sinh viên - Kinh tế Chính trị | Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Nắm bắt được những thay đổi trong tư duy của các bạn trẻ về khi ở trong không gian thư viện. Có được cái nhìn cụ thể về sự thay đổi cách đọc và ảnh hưởng tâm lý đọc khác nhau của mỗi người trong mỗi kiểu không gian đọc. Tổ chức không gian thư viện phù hợp cho kích thích nhu cầu sử dụng của sinh viên. Nghiên cứu thực trạng sinh viên chưa thực sự sử dụng hiệu quả thư viện. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

36 18 lượt tải Tải xuống
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
BÀI TẬP MÔN
XÃ HỘI HỌC
ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA THIẾT KẾ KHÔNG GIAN TỚI NHU CẦU SỬ
DỤNG THƯ VIỆN CỦA SINH VIÊN
Lớp học phần: CT4103_19TT1
Nhóm: 2
DVHD: THS. NGUYỄN HỒNG GIANG
SVTH: 1. Nguyễn Thu Trang - 19K4 - MSV: 1951010411
2. Nguyễn Trí Dũng - 19K4 - MSV: 1951010067
3. Tô Văn Trường - 19K4 - MSV: 1951010427
MỤC LỤC
I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………
2. Khách thể nghiên cứu…………………………………………….
3. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………
4. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………...
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu………………………………...
6. Thao tác hóa khái niệm…………………………………………...
7. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng nhu cầu sử dụng thư viện của sinh viên tại Hà Nội …
2. Phân tích các hoạt động của sinh viên thư viện tại các trường đại
học tại Hà Nội
III. PHIẾU KHẢO SÁT VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT
1. Phiếu khảo sát…………………………………………………
2. Kết quả khảo sát………………………………………………
IV. KẾT LUẬN
1. Tổng hợp……………………………………………………………
2. Kết luận ……………………………………………………………
I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tâm lý và nhu cầu sử dụng thư viện của thế hệ trẻ đặc biệt là học sinh, sinh viên.
2.KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
sinh viên
3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-Thư viện công cộng
-Thư viện trường đại học
4.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu:
-Nắm bắt được những thay đổi trong tư duy của các bạn trẻ về khi ở trong không gian thư viện
-Có được cái nhìn cụ thể về sự thay đổi cách đọc và ảnh hưởng tâm lý đọc khác nhau của mỗi người
trong mỗi kiểu không gian đọc.
-Tổ chức không gian thư viện phù hợp cho kích thích nhu cầu sử dụng của sinh viên
-Nghiên cứu thực trạng sinh viên chưa thực sự sử dụng hiệu quả thư viện.
Nhiệm vụ
-Tìm hiểu về các không gian đọc hiện có và các yếu tố như ánh sáng, vật liệu,bố cục nội thất,..có trong 1
phòng đọc ảnh hưởng ra sao đến không gian đọc và người đọc.
-Phân tích các tác động của mỗi kiểu không gian tới người dùng
-Tổng hợp dữ liệu và đưa ra kết luận cho sự thay đổi với mỗi không gian.
5.CÂU HỎI VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU
Câu hỏi nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu
1/ Cơ sở hạ tầng, thiết kế thư viện hiện có đáp
ứng được nhu cầu sử dụng của các bạn sinh viên
không ?
-Hạ tầng kỹ thuật đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế
-Thiết kế thư viện đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng
khi cần tra cứu và tìm kiếm sách.
-Không gian ngột ngạt, thiếu ánh sáng tự nhiên
-Chưa có các không gian phụ trợ khác
2/ Nhu cầu sử dụng không gian thư viện của các
bạn sinh viên hiện nay như thế nào ?
-Sinh viên có nhu cầu tra cứu và sử dụng tài liệu
tại thư viện cao.
-Cần có không gian để sinh hoạt giữa các nhóm
học tập và các cá nhân để không ảnh hưởng lẫn
nhau
3/ Các mặt hạn chế khiến cho sinh viên sử dụng
thư viện chưa thực sự hiệu quả
-Vấn đề về cơ sở hạ tầng
-Vấn đề về không gian, ánh sáng
-Vấn đề về
6.THAO TÁC HÓA KHÁI NIỆM
- Định Nghĩa: Thư viện là nơi thông tin được tổ chức, nơi dễ dàng tìm thấy thông tin qúy vị
cần hoặc muốn. Thư viện chỉ có giá trị khi nó có thông tincó người biến thông tin trở
nên hữu ích
Trong hoạt động thư viện, không gian học tập chung được hiểu là loại hình dịch vụ tích
hợp các ứng dụng công nghệ thông tin và thư viện (lưu hành, tham khảo, hỗ trợ máy tính
và khu vực học tập, kể cả nghe nhìn), cung cấp những dịch vụ cải tiến, cho phép NSD có
thể nhận được sự hỗ trợ của nơi cung cấp để đạt được kỹ năng kiến thức thông tin, kỹ
năng kiến thức kỹ thuật, hay kỹ năng kiến thức điện tử
a. Các loại hình thư vin
Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Thư viện công cộng.
Thư viện chuyên ngành.
Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân.
Thư viện cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi là thư viện đại học).
a. Tiêu chí đánh giá chất lượng không gian thư viện
Ánh sáng
Tiếng ồn
Chất lượng không khí thông gió
Cảnh quan thư viện
Màu sắc
b. Các không gian đọc chính trong thư viện
ekô g gia đọc ck" g
Pkò g đọc ťĩ k
Pkò g ťía c"
7.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Lập mẫu khảo sát ý kiến người dân đang sinh sống tại chung cư
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng nhu cầu sử dụng thư viện của sinh viên tại Hà Nội
Hệ thống thư viện hiện nay ngày càng được mở rộng không chỉ các trường học mà
còn các xã, huyện, tỉnh trên khắp cả nước. Đặc biệt trong các trường đại học,thư
viện là nơi nắm giữ các nguồn tài nguyên trí tuệ phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu,
giảng dạy và học tập của giáo viên, sinh viên.
Trên thực tế, một số sinh viên trên các trường đại học lại sử dụng thư viện không
đúng mục đích cho phép như ngủ, ăn uống, trò chuyện thỏa thích, sử dụng dịch vụ
internet trong việc vui chơi.
Ngoài ra, các thư viện đang gặp phải vấn đề nhàm chán trong cách tiếp cận và sử
dụng thư viện. Các thư viện mở ra nhưng vẫn còn rất nhiều những hạn chế. Đặc
biệt trong việc thu hút và khuyến khích người đọc quay trở lại.
Nhận thấy phần lớn thư viện trên Hà Nội chưa đáp ứng đủ các nhu cầu cho sinh
viên và người sử dụng về mặt không gian.
2. Phân tích các hoạt động của sinh viên thư viện tại các trường đại học tại
Nội
a. Các loại không gian chức năng trong thư viện:
1.1 không gian
chung
Là nơi gặp gỡ bạn đọc khi đến với thư viện, tại đây bạn
đọc có thể tự đọc, tự học hay gặp gỡ bạn bè để trò
chuyện, hay thậm chí là thư giãn, nghỉ ngơi sau
những giờ học hành căng thẳng. Bên cạnh đó, có thể bố
trí những góc sáng tạo, năng động, thoải mái để người
học có thể tự do khám phá, sáng tạo.
Quầy dịch vụ Quầy do cán bộ hướng dẫn thông tin phụ trách,ởmỗi tầng
có tên gọi khác nhau phụ thuộc vào tài liệu và dịch
vụởkhu vực đó để hỏ trợ giảng viên, nhà nghiên cứu,
người học tìm kiếm tài liệu in, tài liệu số...
Ví dụ: Quẩy tham khảo (Reference Desk), Quầy tài
nguyên đa phương tiện
(Multi-media Desk), Quấy ấn phẩm định kỳ (Periodical
Desk). Quầy mượn/
trả tài liệu (Circulation Desk). [1]
Khu vực đọc Bố trí bàn/ghế thoải mái để đọc ở mọi nơi trong thư viện
nhằm thoả mãn nhu cầu người sử dụng bao gồm cả việc
bố trí những góc nhìn qua cửa sổ bên ngoài như quang
cảnh đẹp, hồ nước, vườn hoa… của trường
Khu sách tham khảo Sắp xếp theo những chuyên đề/chủ đề khác nhau. Phân
bổ hợp lý tại các tầng phục vụ cho nhu cầu đọc/mượn
sách,
tài liệu của người đọc.
Khu lưu trữ luận
văn, luận án tài liệu
nội sinh
Bao gồm luận văn và luận án của trường ở dạng điện tử,
các bài nghiên cứu xuất sắc của sinh viên, các bài báo
mới xuất bản của giảng viên, nghiên cứu viên của
trường,…
Khu vực tạp chí
Khu thiết bị nghe
nhìn (AudioVisual
Materials)
Được trang bị đầy đủ các thiết bị thu phát âm thanh, được
trang bị âm thanh tốt phục vụ cho việc trình chiếu, nghe
nhìn, ôn luyện ngoại ngữ.
Khu vực đọc giải trí
(Leisure Reading
Area)
Không gian thư giãn tự do, được trang bị các ghế sofa
tiện nghi, một số loại sách báo, tạp chí giải trí như thời
trang, phim ảnh, truyện tranh; sinh viên có thể đọc sách
hoặc ngả lưng nghỉ ngơi, thư giãn.
Phòng học 24/24
(24h Study Room)
Bố trí bàn học, máy tính, tủ đồ cá nhân,… nhằm phục vụ
cho người đọc 24/24, tách biệt với khu mượn trả sách,
người học có thể ra vào tự do, chủ động thời gian học tập
của mình
Khu bản đồ (Maps) Khu vực lưu trữ các loại bản đồ
Khu Phòng học/đọc
cá nhân (Private
Study Room)
Phòng dành cho sinh viên nghiên cứu hoặc những sinh
viên muốn đăng ký mượn phòng học riêng tư, không
bị ảnh hưởng từ bên ngoài
Phòng đọc chuyên
gia
Là phòng dành cho giảng viên nghiên cứu chuyên sâu,
được thiết kế không gian yên tĩnh và cách xa khu vực
không gian chung để không bị ảnh hưởng từ bên ngoài.
Khu/phòng học/thảo
luận nhóm
Được thiết kế với không gian dành riêng cho thảo luận
các nhóm 3-5 người hoặc hơn; kèm theo các thiết bị âm
thanh, trình chiếu…
Trung tâm nghe
nhìn Media (Media
Learning Center)
Nơi được trang bị màn hình Smart TV, Amply, tai nghe,
ghế ngồi sofa tiện nghi, có khả năng phục vụ các hoạt
động học tập cá nhân và theo nhóm.
Khu vực trưng bày,
giới thiệu các sản
phẩm KHCN, ứng
dụng, chuyển
giao…
Không gian sáng tạo
chung (Creative
commons)
Không gian sáng tạo chung chứa đựng những sản phẩm
sáng tạo của sinh viên, giảng viên, nhóm nghiên cứu…
Đây là không gian sáng tạo, năng động, thoải mái để sinh
viên có thể khám phá, sáng tạo và trao đổi nhóm với nhau
[
Phòng Studio Nghiên cứu, sản xuất, dựng các chương trình/nghiên
cứu/bài giảng cho giảng viên, nhà nghiên cứu và người
học
Phòng chiếu phim
Khu vực trưng bày
các tác phẩm hội
họa, nhiếp ảnh…
b.Nguyên tắc thiết kế thư vin
•Đảm bảo chức năng hoạt động
•Đảm bảo khả năng lưu trữ, bảo tồn
•Có tính linh hot
•Đảm bảo an toàn
•Mang tính thẩm m
c. Khảo sát không gian của các trường ĐH trên Hà Nội:
•Thư viện trường ĐH Bách Khoa
- Cơ sở vật chất đã cũ, xuống cấp
- Hệ thống vào cửa bằng thẻ sinh viên giúp quản lý tốt mà không tốn
nhân công, kèm theo là Dịch vụ Wifi đăng nhập bằng tài khoản sinh
viên
- Không gian đọc không đa dạng, sinh viên đọc sách ở bàn dọc theo hành lang
chính có độ vang lớn (thiếu yên tĩnh, riêng tư)
- nhiều phòng đọc bị đóng cửa, chưa được tận dụng tốt không gian
- Không gian đọc thiếu ánh sáng tự nhiên, đèn điện yếu
- Không gian phòng đọc chuyên ngành có rất nhiều sách, kệ sách sinh viên
có thể mượn đọc tại chỗ và có hệ thống mượn sách tự động không cần thủ
thư
- có hệ thống máy tính, internet giúp sinh viên tra cứu tài liệu nhanh hơn
sơ đồ không gian thư viện tầng 4
- Sinh viên hoạt động chủ yếu ở không gian tầng 4 và tầng 5
- Sơ đồ hướng dẫn thư viện được đặt ở cầu thang lên tầng nên khi sinh
viên mới vào sẽ khó biết được không gian sử dụng
ánh sáng tự nhiên tiếp cận công trình
•Thư viện trường ĐH Bưu Chính Viễn Thông
Không gian đọc còn khá hạn chế vì chưa phân theo khu vực đọc và học tập của
sinh viên, tuy nhiên phòng đọc cung cấp đủ ánh sáng cho việc đọc.
Bảng chỉ dẫn chưa rõ ràng khiến sinh viên còn lúng túng trong việc tìm và tra
cứu tài liệu.
Sở hữu không gian để tra cứu
thông tin và tài liệu khá là tiện ích tại
thư viện mà hiện nay các trường đại
học khác không có, tuy nhiên các khu
vực chưa được phân chia rõ ràng và
đang ở thống nhất trong 1 phòng.
•Thư viện trường Đại học xây dựng
Thư viện trường chỉ dân chú thích khá rõ ràng đối với các khu vực chức
năng giúp các sinh viên dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm tiếp cận vào khu vực
đọc và tìm tài liệu.
Khu vực đọc và tự học tương đối
thiếu ánh sáng tự nhiên.
•Thư viện trường Kinh Tế Quốc Dân
Có không gian xanh ngay trong thư viện
Đa dạng về khu vực đọc góc riêng, phòng riêng
Tận dụng các cột chịu lực của tòa nhà tạo ra các không gian đọc sách, không gây
mất thẩm mỹ.
- Chiều cao tầng có độ cao lớn, tạo được cảm giác rộng rãi và thoáng mát bên
trong thư viện
- Tại vị trí lỗi ra vào, cửa thư viện không bố trí nhiều nội thất (vì sẽ gây
cảm giác chật chội)
- Nội thất mới, không gian nhiều màu sắc tránh đơn điệu, tăng tính sáng
tạo nhưng không bị quá nhiều gây mất tập trung
- Bố trí các trang thiết bị, nội thất linh hoạt, mềm dẻo, dễ dàng di chuyển, dễ
dàng thay đổi khi số lượng người sử dụng thư viện tăng lên và khu có
những đổi mới về nâng cấp về cơ sở vật chất- kĩ thuật.
- Có nhiều giá sách chuyên ngành ngay tại khu vực đọc giúp sinh viên dễ
tiếp cận, mượn sách tại chỗ
-
Khu vực máy tính có internet giúp sinh viên tra cứu tài liệu tốt hơn
- Không gian sảnh chung
- Phòng đọc chuyên ngành
- phòng đọc nhóm
- Các góc đọc riêng
Không gian thư viện
được chia làm nhiều
khu vực đọc
- Phòng đọc được bố trí gần sảnh, gần phòng tra cứu thông tin, tài liệu và tiếp xúc
với kho, Phòng đọc rộng rãi, sáng sủa, có nhiều cửa sổ lấy ánh sáng tự nhiên tuy
nhiên vẫn còn hạn chế và vẫn phải dùng rất nhiều ánh sáng nhân tạo.
- Tường được xây dựng bằng các vật liệu cách âm để hạn chế tiếng ồn
trong phòng đọc
- Tuy nhiên mức độ thông thoáng và gió vẫn không khí sạch, nhiệt độ và độ
ẩm vẫn toàn bộ được sử dụng qua hệ thống điều hòa.
- Phòng mượn là nơi diễn ra quá trình giao tiếp với bạn đọc nên thường xuyên ồn
ào, vì vậy nó được bố trí gần lối ra vào, có liên hệ trực tiếp với kho sách nằm
ngoài phòng đọc
- Hình khối của thư viện đơn giản cùng với cụm hành lang chạy dọc phía trước kết
nối các cụm chức năng với không gian sảnh ở giữa công trình, giúp cho lưu tuyến
định hướng rõ ràng.
Khu vực vườn Thượng Uyển trên mái
- Tạo không gian xanh cho thư viện
- Mái kính lấy sáng cho khu vực đọc bên dưới
- Tăng giá trị cảnh quan cho Trường hc
- Tạo không gian, điểm nhìn mới giúp thư giãn, giảm căng thẳng
•Thư viện Học viện Ngân hàng
- Mặt bằng làm việc của thư viện gồm 1 tòa nhà 7 tầng, tổng diện tích sử dụng khoảng 1600m2,
được trang bị đồng bộ phục vụ người dùng tin và các hoạt động nghiệp vụ
Tầng 1
Khu vực mượn sách và quản lý khá là rõ ràng
Tầng 2-Sách về chuyên ngành
Tầng 3-Tạp chí kinh tế
Tầng 4- Sách về chuyên ngành
ạo Quốc tế
Tầng 5 -Png đọc H Đào
Tầng 6-Phòng đọc chuyên đề ngoại ngữ
- Các phòng đọc đều được trang bị hệ thống giá sách mới, hiện đại, bàn đọc ghế ngồi đều được
trang bị phù hợp với tiêu chuẩn của thư viện hiện đại
- Tại thư viện được trang bị phòng máy tính hiện đại và phòng đọc tài liệu ngoại n
t
- Phân chia các không gian đọc và khu vực đọc theo chuyên đề với mỗi tầng khá hợp lý
•Thư viện trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội
Thư viện có 1 tầng ở tầng 1 nhà E, không gian
thiếu ánh sáng tự nhiên
Sinh viên muốn mượn sách phải vòng qua ngõ để
đến khu vực tầng 1 ký túc xá
Nội thất xuống cấp bàn bị bong tróc nhiều
Không đa dạng không gian đọc, chỉ có 1 phòng
đọc lớn duy nhất
Hệ thống ổ điện còn thiếu chỉ có các ổ gần
trường
có rất ít sách ở giá sách ngoài
Xung quanh không có không gian xanh
Không có hệ thống máy tính tra cứu tài liệu
Cửa phòng sách đóng muốn mượn sách phải
Có thủ thư chưa có hệ thống mượn sách tự
động Hệ thống ổ điện còn thiếu chỉ có các ổ
gần trường
Không có Wifi trong thư viện
c. So sánh các thiết kế về thư viện trên thế giới
và giữa các trường ĐH:
thư viện thành phố Stuttgart (Cộng hòa Liên bang Đức)
Hình 2: Không gian thông tầng với thiết kế trang nhã tạo cảm giác rộng mở và yên tĩnh tại thư
viện thành phố Stuttgart (Cộng hòa Liên bang Đức)
| 1/37