Bài tập kiểm tra giữa kì môn triết - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Trong lý luận biện chứng mác xít, bên cạnh vấn đề đấu tranh và thống nhất, vấn đềkết hợp giữa các mặt đối lập cũng được đặt ra và giải quyết. Đây là biểu hiện hoạtđộng tích cực, chủ động của chủ thể trên cơ sở nhận thức mâu thuẫn khách quan,nhận thức sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1/Phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng sự kết hợp các mặt đối lập
Trong lý luận biện chứng mác xít, bên cạnh vấn đề đấu tranh và thống nhất, vấn đề
kết hợp giữa các mặt đối lập cũng được đặt ra và giải quyết. Đây là biểu hiện hoạt
động tích cực, chủ động của chủ thể trên cơ sở nhận thức mâu thuẫn khách quan,
nhận thức sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Chính xuất phát từ việc
nhận thức sự thống nhất khách quan, từ những điểm chung vốn có giữa các mặt đối
lập, đồng thời cũng xã hội xuất phát từ nhu cầu hoạt động thực tiễn xã hội của
mình, con người có thể chủ động tiến hành kết hợp các yếu tố, thậm chí cả các mặt
đối lập nào đó nhằm giải quyết được những mâu thuẫn xã hội cụ thể, đem lại lợi
ích cụ thể cho chủ thể con người.
Có thể nói, khi đề cập tới vấn để thống nhất giữa các mặt đối lập trong một mâu
thuẫn biện chứng, người ta có thể và cần phải tiếp cận từ ba góc độ cụ thể sau:
Thứ nhất, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ bản thể luận, tức
sự thống nhất khách quan vốn có của chúng. Ở góc độ này, mâu thuẫn của sự vật
được biểu hiện ra với tư cách một thể thống nhất hoàn chỉnh. Đương nhiên, đó
không phải là sự thống nhất có tính tuyệt đối, mà trái lại, là một sự thống nhất
tương đối , thống nhất trong sự khác biệt , kể cả sự đối lập.
Thứ hai, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ nhận thức luận. Ở
góc độ này, sự thống nhất giữa các mặt đối lập được xem như đối tượng nhận thức
của con người. Nhiệm vụ của chủ thể ở đây là phải phát hiện, vạch ra những mặt
đối lập đang tồn tại, ẩn náu bên dưới cái vỏ thống nhất hoàn chỉnh. Điều này rõ
ràng là một công việc không đơn giản, không chỉ tùy thuộc vào nhân tố chủ quan,
vào chủ thể mà còn phụ thuộc vào chính bản thân mâu thuẫn. Bởi vì mâu thuẫn
không tự bộc lộ ra, mà nó tồn tại bên trong cái " vỏ bọc" thống nhất với những hình
thức cụ thể của nó. Để nhận thức nó, cần phải tiến hành thao tác nhận thức như
V.I.Lênin đã chỉ dẫn:" phân đôi cái thống nhất". Có biết " phân đôi" một cái vốn
thống nhất thì mới có khả năng phát hiện và nắm bắt được các mặt đối lập tạo
thành mâu thuẫn. Điều này V.I.Lênin viết như sau : " Sự phân đội của cái thống
nhất và sự nhận thức các bộ phận mâu thuẫn của nó (...), đó là thực chất (một trong
những "bản chất", một trong những đặc trưng hay đặc điểm cơ bản , nếu không
phải là đặc trưng hay đặc điểm cơ bản nhất) của phép biện chứng "[63, tr.378] . Cố
nhiên, " sự phân đôi " ở đây không phải là hoạt động chủ quan tùy tiện mà phải dựa
trên cơ sở tôn trọng tính khách quan của mâu thuẫn biện chứng. Nhiệm vụ của chủ xã hội ở đây
là vạch ra được sự tồn tại của các mặt đối lập trong thể thống nhất vốn có của chúng.
Thứ ba, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ thực tiễn. Ở góc độ
này, trên cơ sở nhận thức sự thống nhất (và đương nhiên bao hàm cả sự đấu tranh)
giữa các mặt đối lập của một mâu thuẫn nhất định, chủ thể có thể thực hiện việc
kết hợp các mặt đối lập để từ đó tạo điều kiện giải quyết mâu thuẫn được tốt. Dĩ
nhiên, vì đây là biểu hiện hoạt động của chủ thể cho nên, việc kết hợp các mặt đối
lập cũng xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của chủ thể. Có thể khẳng định sự kết hợp
các mặt đối lập phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa điều kiện khách quan, tính
tất yếu khách quan với nhân tố chủ quan. Một mặt, con người với tư cách chủ thể
tiến hành hoạt động kết hợp các mặt đối lập nhằm giải quyết một mâu thuẫn xã hội
cụ thể theo hướng có lợi cho bản thân, đáp ứng được nhu cầu, lợi ích của bản thân;
song mặt khác , đó lại không phải là hoạt động chủ quan tùy tiện , mà phải trên cơ
sở nhận thức đúng và tuân theo những yêu cầu khách quan, cũng như những điều
kiện khách quan của việc giải quyết mâu thuẫn đó.
Việc kết hợp các mặt đối lập trong lĩnh vực xã hội không phải là hành động đượctiến hành với
bất cứ yếu tố, mặt đối lập nào, trong bất kỳ điều kiện nào. Càngkhông nên hiểu việc kết hợp này
là một hoạt động mang tính chủ quan thuần túy,thậm chí là tùy tiện, vô nguyên tắc của chủ thể
hành động. Việc kết hợp các mặtđối lập ở đây, với tư cách là hoạt động tích cực của nhân tố chủ
quan, phải đượcdựa trên cơ sở khách quan cụ thể, đó là những đòi hỏi tất yếu của việc kết hợp và
ởcả những điều kiện khách quan cho phép để có thể tiến hành việc kết hợp này.Đồng thời, việc
kết hợp các mặt đối lập trong đời sống xã hội cũng phải thể hiệnđược tính định hướng rõ ràng.
Cụ thể là việc kết hợp này phải làm sao cho quátrình vừa thống nhất, vừa đấu tranh giữa các mặt
đối lập trong một chỉnh thể mâuthuẫn xã hội cụ thể, mặt đối lập đại diện cho sự tiến bộ sẽ dần
dần chiến thắngđược mặt đối lập đại diện cho sự lạc hậu. Có như vậy, việc giải quyết mâu thuẫn
xãhội mới đem lại động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, phù hợp với quy luậtphát triển khách quan của xã hội
Sở dĩ như vậy là vì trong thực tế xã hội, không giống như ở giới tự nhiên, nhữngmâu thuẫn xã
hội thường được biểu hiện thông qua thái độ, nguyện vọng của cáclực lượng xã hội. Các mặt đối
lập trong chỉnh thể mâu thuẫn xã hội thường biểuhiện ra là một mặt đại diện cho cái cũ, là lực
cản sự phát triển xã hội, còn mặt kiađại diện cho cái mới, cái thúc đẩy xã hội phát triển. Trong sự
phát triển xã hội, cáimới và cái cũ này không tách rời nhau mà gắn bó với nhau, đan xen nhau,
vừathống nhất, vừa đấu tranh với nhau. Vai trò của cái mới đối với sự phát triển xã hộichỉ được
phát huy trên cơ sở phủ định biện chứng, biết kế thừa cái cũ. Bởi vì, bảnthân cái cũ, dù là nhân
tố, về căn bản, kìm hãm sự phát triển, song không vì thế mà không còn chứa đựng những yếu tố
có thể góp phần vào sự phát triển xã hội. Dođó, việc kết hợp các mặt đối lập - giữa cái cũ và cái
mới - với tính cách là một hoạtđộng tích cực chủ quan nhằm giải quyết mâu thuẫn xã hội khách
quan không thểkhông tiến hành và hơn nữa, không thể tiến hành một cách tùy tiện, vô nguyên
tắc,không tuân theo quy luật khách quan
Có thể nói, lý luận Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa điều kiện kháchquan và nhân tố
chủ quan hoàn toàn xa lạ với quan điểm tả khuynh, nóng vội, chủquan, duy ý chí cũng như sự
bảo thủ, trì trệ, thụ động trong hoạt động thực tiễn. Ởđây, hoạt động của con người chỉ tự do
trong giới hạn nhận thức và làm theo tấtyếu khách quan
Theo tinh thần của lý luận biện chứng mác xít, khi đề cập đến việc giải quyết mâuthuẫn biện
chứng mác xít nói chung, đương nhiên phải nhận thức được rằng đó làquá trình tự giải quyết.
Tuy nhiên, đối với loại mâu thuẫn biện chứng Xã hội lại cónhững biểu hiện đặc thù của việc giải
quyết mâu thuẫn đó. Do chỗ xã hội, trong đócó cả quy luật xã hội, mâu thuẫn xã hội: một mặt tồn
tại khách quan, đối lập với ýthức và ý chí con người; song mặt khác, xét cho cùng, lại chính do
con người tạora, thông qua sự tồn tại của bản thân con người cũng như những hoạt động tự
giáccủa họ. Mà khi đã nói tới hoạt động của con người thì không thể không nói tới lợiích, động
cơ của hoạt động đó. Bởi vì, hoạt động của con người (cá nhân, nhóm,giai cấp, nhân loại…) bao
giờ cũng gắn liền với những lợi ích cụ thể. Cũng vì hoạtđộng của con người luôn gắn với lợi ích
cho nên mâu thuẫn xã hội nảy sinh từ hoạtđộng của con người, suy cho cùng, chính là mâu thuẫn
về mặt lợi ích, giữa nhữnglợi ích nhất định. Vì vậy, việc giải quyết mâu thuẫn xã hội, rõ ràng
không giống vớiviệc giải quyết mâu thuẫn trong tự nhiên. Việc giải quyết mâu thuẫn xã hội
đượcthực hiện thông qua hoạt động của con người. Việc giải quyết mâu thuẫn này sẽ tốthơn, tạo
động lực thúc đẩy xã hội phát triển mạnh mẽ hơn, khi thông qua hoạt độngtự giác, tích cực của
con người. Ở đây, thuật ngữ tự giải quyết có nghĩa là quá trìnhgiải quyết một mâu thuẫn xã hội
cụ thể nào đó đã diễn ra một cách khách quan đốivới con người, đối với một lực lượng xã hội
nhất định. Con người không thể xóabỏ một mâu thuẫn xã hội, cũng như thủ tiêu quá trình tự giải
quyết của nó. Trái lại,con người chỉ có thể tác động, làm chậm lại hoặc thúc đẩy nhanh hơn quá
trình giảiquyết mâu thuẫn xã hội đó, tùy vào mức độ nhận thức và làm theo tính tất yếukhách
quan của việc giải quyết mâu thuẫn xã hội này. Qua đó, con người có thểkìm hãm hoặc thúc đẩy
sự phát triển của xã hội. Đó là biểu hiện của mối quan hệbiện chứng giữa khách quan và chủ
quan trong đời sống xã hội, trong sự phát triểnxã hội. Hoạt động giải quyết mâu thuẫn xã hội của
chủ thể chỉ đúng, và qua đóđem lại lợi ích cho chủ thể, khi hoạt động đó xuất phát từ bản thân
mâu thuẫn, lấybản chất khách quan của mâu thuẫn làm cơ sở. Phương pháp giải quyết mâu thuẫn
xã hội mà chủ thể tiến hành cũng phải phù hợp với bản chất khách quan của mâuthuẫn đó. Tuy
nhiên, việc giải quyết mâu thuẫn xã hội, thực chất lại là biểu hiệnhoạt động của chủ thể con
người. Do đó, quá trình giải quyết mâu thuẫn cũng indấu ấn của chủ thể. Điều đó được biểu hiện
ở phương pháp giải quyết mâu thuẫnmà chủ thể sử dụng trong việc giải quyết một mâu thuẫn xã
hội cụ thể. Trên cơ sởtôn trọng nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn thông qua sự đấu tranh giữa các
mặt đốilập, chủ thể có thể chủ động tìm ra một phương pháp giải quyết mâu thuẫn thíchhợp nhất
để có thể giải quyết tốt nhất một mâu thuẫn xã hội cụ thể, đem lại hiệuquả cao nhất cho chủ thể.
Chính trong quá trình hoạt động tự giác như vậy, trongđiều kiện cho phép, chủ thể có thể sử dụng
phương pháp kết hợp các mặt đối lập,coi như một hình thức cụ thể để các mặt đối lập thực hiện
sự đấu tranh của chúng,dẫn tới việc giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể theo hướng có lợi
cho chủ thể. Cũng chính vì thế, việc tiến hành kết hợp các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫnxã
hội, rõ ràng không thể là một giải pháp duy nhất và cũng không phải là giảipháp có thể áp dụng
đối với mọi trường hợp. Trong đời sống xã hội, mâu thuẫn xãhội với tính cách là mâu thuẫn giữa
người với người về mặt lợi ích, là cội nguồncho sự phát triển xã hội, được thể hiện ra rất nhiều
hình thức, nhiều loại cụ thể.Mỗi một loại lại có những đặc điểm, tính chất… khác nhau, và do đó
quy định hìnhthức, biện pháp giải quyết mâu thuẫn khác nhau. Ngay trong quá trình vận
động,phát triển của một mâu thuẫn, tùy thuộc vào tương quan giữa các mặt đối lập củanó, tùy
thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh trong đó mâu thuẫn nảy sinh và phát triển,mà có thể có những
hình thức, biện pháp giải quyết mâu thuẫn cụ thể. Chẳng hạn,đối với loại mâu thuẫn đối kháng,
phương pháp giải quyết nhìn chung là sử dụngbạo lực, thực hiện loại trừ một mặt đối lập nào đó.
Tuy nhiên, trong điều kiện cụthể, khi giữa hai lực lượng xã hội cụ thể tồn tại với tư cách là hai
mặt đối lập củanhau, mặc dù xét về bản chất vẫn có sự đối kháng về lợi ích với nhau, song lại
xuấthiện một số điểm chung nào đó về lợi ích; thì khi đó có thể thực hiện hình thức“kết hợp các
mặt đối lập”. Điều đó cho phép việc giải quyết mâu thuẫn giữa chúngđược thực hiện tốt hơn,
đem lại lợi ích cho chủ thể nhiều hơn. Đương nhiên, ở đâyđòi hỏi chủ thể thực hiện việc kết hợp
phải có đủ khả năng (cả trí tuệ và bản lĩnhchính trị) cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của việc
thực hiện giải pháp này. Trongtrường hợp này, mặc dù về cơ bản, mâu thuẫn đó vẫn là mâu thuẫn
đối kháng; songở một khía cạnh cụ thể nào đó, vẫn có thể cho phép kết hợp các mặt đối lập. Ví
dụ,trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản, trong điều kiện giai cấp vôsản đã giành
được chính quyền, song vẫn cần tới kinh nghiệm làm ăn kinh tế, quảnlý kinh tế của nhà tư bản,
đồng thời có một chính quyền vô sản vững mạnh, thìđiều đó cho phép tiến hành kết hợp giữa tư
sản và vô sản để giải quyết mâu thuẫnnày được tốt hơn.
Đối với loại mâu thuẫn xã hội không đối kháng, thể hiện ở quan hệ giữa nhữngnhân tố, lực lượng
xã hội có lợi ích cơ bản nhất trí với nhau, chủ thể hoạt độnghoàn toàn có thể tiến hành kết hợp
các mặt đối lập. Bởi lẽ, ở đây, giữa các mặt đốilập tạo thành mâu thuẫn dễ dàng xuất hiện những
điểm chung, tương đồng chophép tiến hành việc kết hợp này nhằm đạt mục đích mong muốn.
Tuy nhiên, nếutrong trường hợp chủ thể mắc sai lầm nghiêm trọng và kéo dài; khi chủ thể
khôngcòn đủ năng lực trí tuệ và bản lĩnh chính trị cần thiết để thực hiện sự kết hợp đúngđắn,
khoa học; thì khi đó lại xuất hiện yêu cầu khách quan giải quyết mâu thuẫnbằng phương pháp
loại trừ các mặt đối lập. Thực tế sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội hiện thực vừa qua đã cho
thấy, khiĐảng cộng sản cầm quyền mắc sai lầm chủ quan nghiêm trọng và kéo dài thì mâuthuẫn
giữa quần chúng nhân dân với đảng của giai cấp công nhân, vốn không mangtính đối kháng đã
dần dần xuất hiện những biểu hiện đối kháng. Do đó, thay vì giảiquyết mâu thuẫn một cách hòa
bình, bằng biện pháp thuyết phục thì cũng đã xuấthiện cách giải quyết bằng bạo lực.
2. Lê-nin, HCM và Đảng ta đã vận dụng phương pháp này như thế nào trong thực tế CM?
Theo Lê-nin, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là cuộc đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác,
làm thất bại các trào lưu tư tưởng sai trái, phản động, phản khoa học, khẳng định bản chất cách mạng,
khoa học của chủ nghĩa Mác trong Đảng, trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. “Nếu không có
cuộc đấu tranh quyết định và thẳng tay về mọi mặt để chống lại các đảng ấy - hoặc các nhóm ấy, các phái
ấy, v.v., cũng vậy thôi - thì không thể nói đến đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, nói đến chủ nghĩa Mác,
nói đến phong trào công nhân xã hội chủ nghĩa”(3). Thực tiễn cách mạng đã chứng minh từ năm 1840 đến
nửa cuối những năm 70 của thế kỷ XIX, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã phải đấu tranh không khoan nhượng
với các trào lưu tư tưởng đối lập, phản động, phản khoa học. Từ phái Hê-ghen trẻ cấp tiến - phái tuyên
truyền quan điểm của chủ nghĩa duy tâm triết học, đến lý luận kinh tế, chống chủ nghĩa xã hội không
tưởng tiểu tư sản của Pru-đông. Từ các quan điểm vô chính phủ của phái Ba-cu-nin và loại bỏ phái này ra
khỏi Quốc tế I, đến tư tưởng Muyn-béc-giơ thuộc phái kinh tế của Lát-xan nổi lên ở Đức... Từ đó, chủ
nghĩa Mác đã chiến thắng tất cả những tư tưởng đối lập và chiếm vị trí độc tôn trong phong trào công nhân quốc tế.
Đảng là linh hồn của đổi mới. Đảng phải vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, căn cứ thực tiễn của
Việt Nam và thế giới để bổ sung những tư liệu, vấn đề mà các nhà kinh điển ở thời mình không thể có
được để đề ra và thực hiện đường lối, chủ trương đúng đắn. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: thế giới ngày
ngày đổi mới, xã hội ngày một phát triển, nhân dân ngày càng tiến bộ, do vậy, cán bộ, đảng viên không
thể “giữ cái kẹp giấy cũ không thay đổi”, “tư tưởng, hành động cũng phải phát triển”, “phải tiếp tục học
và hành để tiến bộ kịp nhân dân”.
3/ Vận dụng phương pháp trong giải quyết mâu thuẫn của bản thân
Hiện nay, tầm quan trọng của việc vận dụng lý luận biện chứng các mặt đối lậpvàocuộc sống là
vô cùng quan trọng. Đứng trước các vấn đề khó khăn, cần sự lựachọn, em vận dụng các nguyên
lý này nhằm giải quyết vấn đề một cách thuậnlợi.Một trong những vấn đề chủ yếu đó là việc học
và làm thêm. Đây là hai mặt đốilập nhau khi em bước vào giảng đường đại học và cần phải giải
quyếtThực vậy, mâu thuẫn giữa việc học và làm thêm là khi phải phân bố thời gian ưutiên thực
hiện cái nào quan trọng. Việc học, đến giảng đường đại học giúp chúng tabổ sung kiến thức, kĩ
năng chuyên môn đối với ngành học của mình; trong khi đó,làm thêm sẽ giúp ta học hỏi các kĩ
năng mềm, giao tiếp cũng như tạo thêm mộtnguồn thu nhập cho bản thân mình. Tuy nhiên, làm
thêm quá nhiều sẽ dẫn đến việchọc bị đình trệ, thụt lùi cũng như chỉ chăm chú học tập sẽ dẫn đến
sự thiếu hụt cáckỹ năng xã hội. Hai mặt này tồn tại đối lập nhau, mâu thuẫn với nhau. Vì vậy
emđã áp dụng lý luận kết hợp biện chứng các mặt đối lập nhằm giải quyết mâu thuẫntrên Thứ
nhất, việc học và làm thêm có một số điểm chung với nhau, điều hòa nhau. Đóchính là cả hai
cùng là nơi bổ sung cho từng cá nhân các kỹ năng cần thiết, là môitrường để tiếp thu các kiến
thức quan trọng trong đời sống con người. Ngoài ra,cảhai đều đòi hỏi nỗ lực, công sức trong một
khoảng thời gian dài và liên tục nhằm từtừ tiếp thu chứ không thể chỉ có làm việc hay học tập
trong một thời gian ngắn rồinhảy sang cái khác. Như vậy, đã có sự đối lập giữa lựa chọn học tập
hay làm thêm khi cả hai bên đều tốn thời gian mà ta phải chấp nhận hi sinh cái này để được
cáicòn lại.Trong xã hội hiện đại ngày nay, đã có nhiều tiến bộ trong các lĩnh vực, đặc biệt làgiáo
dục và các ngành nghề dịch vụ. Khi ta có thể giảm thời gian lên lớp bằng cácphương pháp học
tập khác như học trực tuyến, làm và nộp bài tập sử dụng côngnghệ thông tin tiên tiến. Ngoài ra,
luôn có các công việc bán thời gian phù hợp chocác bạn sinh viên, học sinh với khoảng thời gian
ngắn hơn và mức lương trungbình nhằm tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên trải nghiệm, tìm
kiếm việc làm.Chính những yếu tốkhách quan này giúp cho em có thể em kết hợp học và
làm,phân bổ hai công việc một cách hợp lí nhất có thể. Đối với việc học, em sẽ dànhbuổi sáng
cho việc này khi đến các giảng đường học. Buổi chiều tối sẽ khoảng thờigian dành cho công việc
làm thêm. Nhờ đó,không chỉ trau dồi các kiến thứcchuyên môn cần thiết mà em còn có thể bổ
sung kĩ năng mềm, kĩ năng làm việctrong xã hội.