-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập kiểm tra nhóm Môn Kinh Doanh Quốc Tế | Kinh doanh quốc tế | Đại học Ngoại thương
Bài tập kiểm tra nhóm Môn Kinh Doanh Quốc Tế của Trường Đại học Ngoại thương. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Kinh doanh quốc tế 19 tài liệu
Đại học Ngoại Thương 314 tài liệu
Bài tập kiểm tra nhóm Môn Kinh Doanh Quốc Tế | Kinh doanh quốc tế | Đại học Ngoại thương
Bài tập kiểm tra nhóm Môn Kinh Doanh Quốc Tế của Trường Đại học Ngoại thương. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Môn: Kinh doanh quốc tế 19 tài liệu
Trường: Đại học Ngoại Thương 314 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|44862240
Bài tập kiểm tra nhóm
Môn: Kinh Doanh Quốc Tế
Nhóm 9:
Lê Mai Phương
Lương Thu Hà
Nguyễn Minh Châu
Đề bài: Giả sử nhóm bạn là một DN sản xuất và kinh doanh một mặt hàng cụ thể nào đó ở trong nước. DN của bạn đang muốn mở rộng haojt động tới một thị trường nước ngoài nhất định.
a. Hãy lý giải động cơ tham gia KDQT tại thị trường mới của DN
- Tìm hiểu các yếu tố tác động đến họat động KD của DN trên thị trường đó.
- DN sẽ lựa chọn phương thức nào để thâm nhập vào thị trường quốc tế đó?Tại sao?
VINAMILK THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CAMPUCHIA
1. Giới thiệu chung về công ty sữa Vinamilk
1.1. Tổng quan về Vinamilk
- Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company)
- Mã cổ phiếu: VNM
- Đến nay, vốn điều lệ của Công ty đã lên đến 1.550 tỷ đồng.
- Theo Vietstock, trong năm 2018, vốn đầu tư của chủ sở hữu của Vinamilk là 17,416,878.
- Trụ sở ban đầu đặt tại Thôn Đát Khế, Xã Phú Lâm, Huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuyên Quang. Tuy nhiên, Vào tháng 07/2007, trụ sở chính Công ty được chuyển về số 10, Đường Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, Tp. HCM nhằm thuận tiện cho công tác quản lý.
1.2 Lĩnh vực kinh doanh của Vinamilk
- Ngành nghề hoạt động của Công ty khá đa dạng, gồm: Chăn nuôi bò sữa; Trồng trọt và chăn nuôi hỗn hợp; Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản; Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu và động vật sống; Đại lý (tinh bò, thuốc thú y, thức ăn gia súc, …).
- Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡ ng và các sản phẩm từ sữa khác;
- Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành và nước giải khát
- Kinh doanh thực phẩm công nghệ , thiết bị phụ tùng, vật tư , hoá chất vànguyên liệu;
- Sản xuất và kinh doanh bao bì
- Sản xuất, mua bán các sản phẩm nhựa (trừ tái chế phế thải nhựa)
1.3 Khái quát về vị thế của Vinamilk:
- Trên thế giới:
Bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, "ông lớn" ngành sữa Việt còn sở hữu các nhà máy sản xuất sữa tại Mỹ (100% cổ phần nhà máy Driftwood), tại Campuchia (100% cổ phần nhà máy Angkormilk), New Zealand (22,8% cổ phần) và một công ty con tại Ba Lan làm cửa ngõ giao thương các hoạt động thương mại của Vinamilk tại châu Âu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đang đầu tư phát triển trang trại hữu cơ tại Lào và tiếp tục tìm các cơ hội hợp tác ở các nước trong khu vực.
- Tại Việt Nam:
Hiện có 13 nhà máy trải dài khắp Việt Nam. Hệ thống bán hàng của Vinamilk tỏa rộng khắp cả nước, thông qua các kênh bán hàng truyền thống (bao gồm 208 nhà phân phối với hệ thống điểm lẻ lên đến 250.000 điểm), kênh hiện đại (bao gồm hầu hết siêu thị và cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc). Chuỗi cửa hàng "Giấc mơ sữa Việt" của hãng đã tăng gần 450 điểm và kết nối với hệ thống mua hàng online tại www.giacmosuaviet.com.vn.
Hiện, doanh nghiệp chiếm hơn 50% thị phần toàn ngành sữa và liên tục tăng trong suốt nhiều năm qua. Riêng năm 2018, con số này đã tăng thêm 0,9%.
2. Động cơ để Vinamilk chọn Campuchia là thị trường mở rộng kinh doanh quốc tế
1.2 Các yếu tố khách quan
Năm 2010 là một năm nền kinh tế Việt Nam hồi phục sau khủng hoảng. Vì vậy, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu có xu hướng gia tăng trở lại. Nắm bắt cơ hội này, các doanh nghiệp trong nước đã dần phục hồi sản xuất và mở rộng thị trường ra ngoài thế giới. Đồng thời, Vinamilk đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài.
Được biết, mức tiêu thụ sữa của người dân Việt Nam mới chỉ bằng 1/7 so với mức trung bình của các nước phát triển, do đó năng lực sản xuất còn rất lớn. Nên Vinamilk không muốn lãng phí nguồn năng lực sản xuất này.
Mặt khác, Campuchia có được rất nhiều lợi thế lớn để một doanh nghiệp như Vinamilk có thể thành công trong kinh doanh. Campuchia là thị trường vô cùng tiềm năng khi được coi là một "con hổ kinh tế" mới ở châu Á, tăng trưởng kinh tế những năm gần đây liên tục đạt trên 7%/năm, đời sống người dân ngày càng được cải thiện đã nảy sinh nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng con người, trong đó có nhu cầu rất cao về sử dụng sữa. Tuy vậy, trái ngược với nhu cầu tiêu thụ đang tăng cao, ngành công nghiệp chế biến sữa nước này lại chưa phát triển. Ở thời điểm năm 2016, mức tiêu thụ sữa trên đầu người ở Campuchia là 5kg chỉ bằng 1/3 so với tại Việt Nam và do chưa có nhà máy sản xuất nên 100% lượng sữa tiêu thụ nội địa là nhập khẩu.
1.3 Các yếu tố chủ quan
“Bản thân nó là đối thủ của nó,” ông Trần Bảo Minh, giám đốc điều hành Công ty cổ phần Sữa Quốc Tế và là cựu giám đốc tiếp thị của Vinamilk nhận xét. Ông cho rằng Vinamilk cần phải tìm chiến lược mới để vượt ngưỡng hiện nay. Để Vinamilk không chỉ còn dừng lại ở người khổng lồ trong nước nữa.
=> Như vậy, dù đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường sữa Việt Nam, nhưng Vinamilk chưa thỏa mãn mà đang có chiến lược đưa thương hiệu vươn xa ra khỏi tầm quốc gia, với tầm nhìn trở thành một biểu tượng thế giới trong ngành thực phẩm. Và Campuchia là một trong những thị trường được Vinamilk nhắm tới đầu tiên. Chính vì nắm bắt được tiềm năng đó, cộng thêm được sự ủng hộ của hai Chính phủ Việt Nam và Campuchia, Vinamilk đã bắt đầu liên doanh xây dựng nhà máy sữa Angkormilk trong thời gian đầu và cuối cùng biến nhà máy thành công ty con của mình để tăng trưởng lợi nhuận.
3. Yếu tố tác động đến hoạt động KD của Vinamilk tại thị trường Campuchia
3.1 Luật pháp và chính trị
Campuchia thực hiện chính sách tự do kinh tế và được coi là 1 trong những nền kinh tế cởi mở nhất ở châu Á. Tạo điều kiện cho các Công ty Việt Nam xuất khẩu hàng tiêu dùng vào Campuchia. Người dân Campuchia vốn quen sử dụng hàng hóa nhập khẩu từ Thái Lan, đã chuyển sang dùng hàng Việt Nam. Dạo quanh một vòng các cửa hàng, cửa hiệu trên các đường phố chính ở thủ đô Phnôm Pênh dễ dàng nhìn thấy hàng Việt Nam bày bán. 30 - 40% hàng trên đất Campuchia. Đây là cơ hội để DN VN tiếp tục đưa hàng vào Campuchia, từ đó xuất sang những thị trường khác
Mặc dù được xem là nước nghèo trên thế giới nhưng Chính phủ Campuchia muốn thu hút đầu tư nước ngoài để thay đổi bộ mặt kinh tế của đất nước. Một trong những chính sách đầu tiên mà Chính phủ Campuchia thực hiện là ổn định chính trị và an ninh quốc gia. Ông Saroeun nói rằng, Chính phủ Campuchia đã rất thành công trong chính sách an dân và giữ gìn an ninh quốc gia trong mấy năm qua, và kết quả là có nhiều nhà đầu tư vào Campuchia làm ăn.
Hiện tại Campuchia đang thực hiện một chính sách kinh tế mở khá thông thoáng với tất cả các nhà đầu tư, không phân biệt nước ngoài hay trong nước. Họ mở cửa cả những lĩnh vực nhạy cảm như bảo hiểm, viễn thông, ngân hàng... vốn là những lĩnh vực mà nhiều quốc gia khác yêu cầu phải có doanh nghiệp nội địa tham gia góp vốn. Thủ tướng Hun Sen thậm chí cam kết biến Campuchia thành nước có môi trường kinh doanh tốt nhất khu vực và đảm bảo với các nhà đầu tư về một môi trường có lợi và thúc đẩy đầu tư. Theo quy định tại Luật Đầu tư, khi đầu tư vào Campuchia, doanh nghiệp sẽ không bị phân biệt đối xử, không bị quốc hữu hóa, không giới hạn vốn đầu tư, không bị can thiệp vào giá cả, được tự do chuyển tiền về nước và được hưởng nhiều ưu đãi như quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) từ nhiều nước, nhất là các nước ở khu vực Liên minh châu (EU).
3.2 Môi trường văn hóa, xã hội
Campuchia cũng là một nước trong khu vực Đông Nam Á nền văn hóa, thị hiếu người tiêu dùng Campuchia khá tương đồng với người Việt Nam. Điều này là một lợi thế của Vinamilk. Tuy nhiên trong văn hóa của Campuchia vẫn có một vài điểm khác biệt cần lưu ý sau:
- Tín ngưỡng: Campuchia là một trong những đất nước mà người dân lại luôn tin tưởng tuyệt đối vào tôn giáo, trên 90% người dân Campuchia là Phật tử.
- Cách chào hỏi và gặp gỡ: Cách thức chào hỏi sẽ khác nhau sẽ phụ thuộc vào từng mối quan hệ, thứ bậc và tuổi tác giữa người với người, đó là nét độc đáo về phong tục tập quán và văn hóa của người dân Campuchia. Cách chào hỏi đơn giản và truyền thống của người Campuchia là cúi người cùng với động tác chắp tay trước ngực. Còn nếu một người muốn thể hiện sự kính trọng dành cho người đối diện thì sẽ cúi người thấp hơn và chắp tay ở vị trí cao hơn. Đối với người ngoại quốc thì người dân Campuchia vẫn dùng cách bắt tay, tuy nhiên phụ nũ thì vẫn chọn cách chào truyền thống đối với khách.
- Phong tục tặng quà: Người Campuchia chỉ thường tặng quà nhau nhân dịp tết cổ truyền của dân tộc, một điểm khác biệt so với nền văn hóa của nước khác là người dân Campuchia không tổ chức sinh nhật và sinh nhật không được coi là dịp kỉ niệm đáng nhớ của họ.
- Họ luôn cấm kỵ việc tặng dao, quà tặng sẽ được gói cẩn thận trong những tờ giấy gói quà đầy màu sắc, nên dùng với thái độ là cả hai tay để trao quà, không được mở quà sau khi nhận.
3.3 Môi trường địa lý
Việt Nam và Campuchia có đường biên giới chung dài khoảng 1270 km.
Đường biên giới này đi qua 10 tỉnh biên giới Việt Nam (là Kon Tum, Gia Lai, Đắk
Lắk, Đắc Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang) và 9 tỉnh biên giới Campuchia (Ratanakiri, Mondulkiri, Kratié, Tbong Khmum, Svay Rieng, Prey Veng, Kandal, Takéo và Kampot), 10 cửa khẩu quốc tế, nhiều cửa khẩu chính và cửa khẩu phụ, khoảng cách từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Phnom Penh chỉ có 230 km.
3.4 Môi trường cạnh tranh
Thị trường Campuchia đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các DN, nhà đầu tư nước ngoài, trong đó đáng chú ý là các công ty của Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan. Ngoài ra, từ cuối năm 2013, khi hải quan Campuchia siết chặt công tác kiểm hóa, các DN VN xuất khẩu hàng hóa tổng hợp đã gặp khó khăn trong việc kê khai hải quan vì thường nhập một lô hàng với rất nhiều mặt hàng khác nhau. Trong khi đó, hàng hóa từ Thái Lan hay Trung Quốc nhập khẩu qua Campuchia thường theo các lô hàng lớn, thuận lợi cho công tác kê khai, kiểm hóa tại cửa khẩu. Như vậy, sữa VNM tại Campuchia sẽ phải cạnh tranh với các sản phẩm thay thế sữa được nhập khẩu từ Trung Quốc và Thái Lan.
4. Phương thức thâm nhập của Vinamilk vào thị trường Campuchia
4.1 Giai đoạn thâm nhập với phương thức thâm nhập đầu tư
Chính vì nắm bắt được tiềm năng đó, sau nhiều năm tìm hiểu và nhận thấy tiềm năng của thị trường Campuchia và được sự hỗ trợ rất lớn của Chính phủ hai nước Việt Nam - Campuchia, ngày 24/07/2013, Vinamilk đã cùng với Công ty BPC – nhà phân phối, đối tác chiến lược từ những ngày đầu của Vinamilk tại thị trường Campuchia – ký hợp đồng hợp tác liên doanh thành lập Công ty TNHH sữa Angkor trong đó đối tác BPC nắm giữ 49% cổ phần và Vinamilk là 51%. Tiếp theo đó, ngày 13/1/2014, Vinamilk đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trao giấy phép đầu tư nhà máy sữa Angkor tại Thủ đô Phnompenh, trong khuôn khổ diễn đàn hợp tác đầu tư Việt Nam– Campuchia do Thủ tướng hai nước chủ trì.
Đến tháng 10/2015, Angkormilk chính thức đi vào sản xuất thương mại. Là nhà máy sản xuất sữa đầu tiên và duy nhất tại Campuchia tại thời điểm này, với công nghệ sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhà máy sữa Angkor sẽ hiện thực hóa mục tiêu cung cấp cho người dân Campuchia những sản phẩm sữa được sản xuất tại chính đất nước Campuchia với chất lượng tốt theo tiêu chuẩn thế giới cùng giá thành phù hợp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, phát triển thể chất và trí tuệ của người dân Campuchia, đặc biệt là các đối tượng trẻ em.
Tháng 3/2017, Vinamilk gia tăng sở hữu lên 100% cổ phần tại Angkormilk.
Danh mục sản phẩm hiện nay của Angkormilk gồm sữa đặc, sữa nước và sữa chua.
Trong năm 2018, Angkormilk ghi nhận tốc độ tăng trưởng tốt với tổng doanh thu đạt 39,8 triệu USD, tương đương 915 tỉ đồng, tăng 98,4% so với năm 2017. Riêng tại Campuchia, VNM cho biết thực sự không ngờ khi tỷ lệ 9 tháng đầu năm 2018 đột biến. Trước đó khi chỉ dừng lại ở phân phối thì chưa khi nào VNM đã được mức tăng trưởng như hiện tại ở Campuchia, đến lúc bắt đầu xây dựng nhà máy, lập hệ thống thì hiệu suất kinh doanh tăng vọt, sức mua của người dân nơi đây cũng tốt hơn nhiều. Đây cũng là một kinh nghiệm mà VNM cho rằng sẽ cân nhắc ở thị trường mới khai thác là Myanmar.
Trong năm 2019, Angkormilk đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu ở mức 2 con số và tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động.
Ban đầu, VNM liên doanh với đối tác BPC tại Campuchia, năm 51% cổ phần, sau cùng, VNM tăng tổng số vốn đầu tư lên nhằm tăng tỷ lệ sở hữu đến 100%, và Angkormilk trở thành công ty con của VNM.
4.2 Đánh giá về phương thức thâm nhập đầu tư của VNM
- Ưu điểm: khai thác được đầy đủ kiến thức, hiểu biết của đối tác sở tại trong thời gian dài, hạn chế rủi ro mất công nghệ chế biến sữa cũng như tài sản, mặt khác còn kiểm soát được chặt chẽ các hoạt động ở nước sở tại. Tận dụng được những lợi thế sẵn có của Campuchia để đưa sản phẩm sữa của DN vươn xa hơn nữa.
- Nhược điểm: Tuy nhiên khi doanh nghiệp thâm nhập bằng cách đầu tư trực tiếp thì lại gặp vấn đề về chi phí và rủi ro thâm nhập
5. Kết luận
Từ những phân tích trên, nhóm đưa ra kết luận về những lý do cũng như đánh giá chung về cách thức thâm nhập đầu tư của Vinamilk vào thị trường Campuchia như sau:
- Campuchia có được 3 lợi thế lớn: sự ổn định Chính trị, ổn định về Kinh tế và đồng thời là hành lang pháp lý vững chắc cho các doanh nghiệp. Sau khi phục hồi từ thời kỳ đen tối, Campuchia đã bắt đầu củng cố sự phát triển đáng ghi nhận mà quốc gia này đạt được kể từ khi áp dụng chính sách kinh tế thị trường tự do vào những năm 90. Từ năm 1998 đến 2007, tỉ lệ tăng trưởng GDP 9,8% của Campuchia xếp thứ 6 trên thế giới và là quốc gia phát triển nhanh nhất tại khu vực Đông Á sau Trung Quốc.
- Môi trường đầu tư thuận lợi nhờ các chính sách thương mại rộng mở, ưu đãi thu hút vốn đầu tư, cơ cấu vốn mở, dễ dàng đưa lợi nhuận về nước. Campuchia còn là diễn đàn Lĩnh vực Công-Tư giúp giảm thiểu và khắc phục các khó khăn và thiếu sót khác. Đây cũng là một đất nước có biệt danh “ đô la hóa” lớn vì rủi ro ngoại tệ thấp và có các chính sách tiền tệ cũng như chính sách tài chính ổn định.
- Vị trí địa lý thuận lợi: Với lợi thế đường biên giới chung đi qua 10 tỉnh biên giới Việt Nam và 9 tỉnh biên giới Campuchia; có 10 cửa khẩu quốc tế, nhiều cửa khẩu chính và cửa khẩu phụ; khoảng cách từ TPHCM đến Phnom Penh chỉ có 230km; đây là những điều kiện thuận lợi để các mặt hàng của Việt Nam dễ dàng thâm nhập vào thị trường Campuchia. Hơn nữa, Campuchia đang có một thẻ ưu tiên, đó là khả năng xâm nhập thị trường, trong khi đó các nước láng giềng lại không có ưu thế đó. Lào và Myanmar cũng có lợi thế như Campuchia, đó cũng là các nước kém phát triển, nhưng Lào không có cửa ra biển, còn Myanmar thì lại không có quyền xâm nhập thị trường các nước phát triển. Trong khối ASEAN, chỉ có Campuchia là có lợi thế lớn nhất để phát triển với tư cách là một nước kém phát triển.
- Điều kiện thuận lợi về lao động:
- Một trong những quốc gia có giá nhân công rẻ nhất ở Châu Á.
- Nguồn lực dồi dào các lao động nhiệt tình và có trình độ.
- Tỉ lệ phổ cập giáo dục tăng cao đạt trên 75%.
- Thị trường tiêu dùng nội địa: Người dân Campuchia cũng có nhu cầu tiêu dùng tương đương như người dân Việt Nam, ngoài ra hình thái dân số trẻ (61% người Campuchia ở độ tuổi dưới 25; tuổi trung bình: 21) cũng thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng sữa tại đất nước này cao lên.
- Sự ủng hộ từ phía nước sở tại và yếu tố nắm bắt cơ hội của Vinamilk: Bà Men Sam On, Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm bộ trưởng Bộ quan hệ Quốc hội, Thượng viện và Thanh tra Vương quốc Campuchia, khẳng định nhà máy Angkor Milk ra đời không chỉ góp phần cải thiện sự phát triển kinh tế của hai quốc gia mà còn đem lại lợi ích lâu dài trong việc phát triển thể chất và trí tuệ cho người dân, đặc biệt là trẻ em Campuchia. Theo bà, việc Vinamilk đầu tư nhà máy sữa tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp nước này bổ sung nguồn thiếu hụt sữa, giảm dần nhập khẩu. Đặc biệt, nhà máy cũng giúp phát triển kinh tế thủ đô Phnompenh, tạo thêm việc làm và thu nhập cho lao động địa phương.
Đánh giá chung: Vinamilk đầu tư vào Campuchia là một bước đi khôn ngoan vì tại thời điểm đó, Campuchia chưa có nhà máy sản xuất sữa cũng như nhu cầu về sữa của người dân là tất yếu. Hơn nữa,VNM đã biết tận dụng được những lợi thế điển hình của nước sở tại, tính đến nay, Campuchia vẫn chỉ có duy nhất nhà máy sữa Angkormilk cung cấp sữa cho toàn bộ người dân Campuchia và điều này cũng minh chứng cho bước đi nền tảng vững chắc này của VNM.