Bài tập lớn kết thúc học phần Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam | Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp là sự kết hợp của nhiều nhân tố, trong đó sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định hàng đầu. Bằng những sự kiện tiêu biểu, anh (chị) hãy làm rõ vai trò của Đảng qua thực tiễn lãnh đạo cách mạng giai đoạn 1945 - 1954? Đại hội VI (12/1986) của Đảng đã rút ra bài học kinh nghiệm: Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”. Dựa trên cơ sở kiến thức đã học và liên hệ thực tiễn, anh (chị) hãy làm rõ nội dung bài học trên? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.

0
NATIONAL UNIVERSITY OF HO CHI MINH CITY
INTERNATIONAL UNIVERSITY SCHOOL OF BUSINESS
HISTORY OF VIETNAMESE COMMUNIST PARTY
FINAL EXAMINATION
1
Câu 1: (50 điểm)
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp sự kết hợp của nhiều nhân tố, trong đó sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam nhân tố quyết định hàng đầu. Bằng những sự kiện tiêu biểu, anh (chị) hãy
làm rõ vai trò của Đảng qua thực tiễn lãnh đạo cách mạng giai đoạn 1945 - 1954?
Bài làm:
a/Vai trò của Đảng trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
+Thứ nhất là Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích, đánh giá tình hình, âm mưu của
địch trong thực hiện Kế hoạch Na-va cùng những quyết sách đúng đắn, kịp thời và sáng tạo. Sau thất bại
Chiến dịch Hòa Bình (năm 1951), Tây Bắc (năm 1952), thực dân Pháp chọn tướng H.Nava (khi ấy
Tham mưu trưởng lục quân Khối NATO) sang làm Tổng Chỉ huy Quân đội Pháp Đông Dương. Vị
tướng này đề ra kế hoạch quân sự mới mang tên ông ta và được Chính phủ Pháp chấp thuận (7-1953) với
hy vọng có thể “chuyển bại thành thắng” trong vòng 18 tháng. Thực hiện Kế hoạch, quân Pháp mở rộng
càn quét các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Bình - Trị - Thiên, Nam Bộ và tập trung quân cơ động chiến lược ở
Bắc Bộ chuẩn bị cho cuộc tiến công lớn. Cuối năm 1953, Pháp có 84 tiểu đoàn cơ động, trong đó 44 tiểu
đoàn đóng đồng bằng Bắc Bộ, chiếm 52% số quân động toàn Đông Dương. Tháng 9-1953, Bộ Chính
trị họp bàn nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953 - 1954, đề ra các nguyên tắc chỉ đạo chiến lược tác
chiến là: chọn nơi địch sơ hở, nơi địch tương đối yếu để đánh, giữ vững thế chủ động, kiên quyết buộc
địch phải phân tán lực lượng, không thể tập trung lực lượng cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ.
Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 11-1953, quân chủ lực ta tiến lên
Tây Bắc. Phát hiện tình hình đó, H.Na-va cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ (20-11-1953) để bảo
vệ Thượng Lào và gấp rút xây dựng nơi đây thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Cùng
với hướng chính là Tây Bắc, quân ta tiến đánh Trung Lào, Hạ Lào, Bắc Tây Nguyên, Thượng
Lào. Do đó, Pháp phải phân tán lực lượng để giữ Tây Bắc (Điện Biên Phủ), Thượng Lào, Hạ Lào, Bắc
Tây Nguyên và đồng bằng Bắc Bộ. Ngày 06-12-1953, Bộ Chính trị thông qua Kế hoạch tác chiến Đông
Xuân 1953 - 1954 quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ; giao cho Đại tướng Nguyên Giáp
làm thư Đảng ủy, lệnh Mặt trận. Trước khi ra mặt trận, Chủ tịch Hồ Chí Minh trao toàn quyền
quyết định cho Đại tướng căn dặn: Chiến dịch này rất quan trọng cả về chính trị quân sự, phải đánh
thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh. Tháng 12-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh
thư gửi cán bộ chiến mặt trận Điện Biên Phủ, động viên tinh thần chiến đấu, giữ vững quyết tâm
giành thắng lợi. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chỉ đạo các địa phương chi viện hậu cần cho mặt trận Điện
Biên Phủ. Trên địa bàn Tây Bắc, đồng bào các dân tộc giúp bộ đội lương thực, thực phẩm. Các tỉnh
Việt Bắc, vùng tự do Liên khu 4 huy động dân công phục vụ Chiến dịch. Trung ương chỉ đạo các chiến
trường Tây Nguyên, Liên khu 5, Nam Bộ và các nơi tiến công địch, phối hợp với Điện Biên Phủ. Đồng
bằng Bắc Bộ đẩy mạnh chiến tranh du kích, làm suy yếu địch, tiến công địch cả địa bàn Nội, Hải
Phòng. Chiến tranh nhân dân do Đảng ta lãnh đạo phát triển mạnh để “chia lửa” với mặt trận chính Điện
Biên Phủ. Như vậy, có thể khẳng định, đường lối lãnh đạo đúng đắn đã tạo cơ sở, tiền đề quan trọng cho
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Chiến dịch Điện Biên Phủ.
+Cùng với đó, vai trò lãnh đạo của Đảng còn được thể hiện ở việc kịp thời thay đổi cách đánh
của Đảng ủy Mặt trận.
Với tư cách Bí thư Đảng ủy Mặt trận, Đại tướng Nguyên Giáp đã thảo luận thẳng thắn trong Đảng ủy
để đi đến thay đổi cách đánh và chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thực hiện
2
quyết tâm tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ, khi địch còn đứng chân chưa vững, quan tham mưu đã đề
nghị phương án “đánh nhanh, giải quyết nhanh”, dốc toàn lực đánh trong 3 đêm, 2 ngày tiêu diệt toàn bộ
quân địch. Tại phiên họp đầu tiên của Đảng ủy, Đại tướng đã nêu những khó khăn lớn mà bộ đội ta chưa
thể vượt qua, nếu đánh theo phương án đó. Theo dõi suốt 11 ngày đêm, khi thấy địch ngày càng tăng
cường lực lượng, ra sức củng cố trận địa và những khó khăn của ta chưa có cách khắc phục, sáng 26-01-
1954, Đại tướng đưa ý kiến ra Đảng ủy bàn thay đổi cách đánh. Đảng ủy đã thảo luận sôi nổi cuối
cùng đã đi đến nhất trí chuyển sang phương án “đánh chắc, tiến chắc”. Về vấn đề này, Đại tướng
Nguyên Giáp sau viết lại: “Mặc dầu mấy vạn quân ta đã dàn trận, đạn đã lên nòng sẵn sàng nổ súng vào
đêm 26 tháng 1, nhưng chúng ta đã kiên quyết dừng lại, cho lui quân về vị trí tập kết, kéo pháo ra để
chuẩn bị trận địa đánh theo phương án mới. Quyết định thay đổi phương châm đã được triển khai, sau
đó báo cáo về Trung ương bằng thư hỏa tốc, được Bác Hồ Bộ Chính trị nhất trí cho biết sẽ động
viên hậu phương đem toàn lực chi viện cho tiền tuyến đánh thắng”.
Đại tướng cho rằng, chuyển từ phương án đánh nhanh, giải quyết nhanh sang đánh chắc, tiến chắc ở thời
điểm các đơn vị đã vào vị trí chiến đấu chờ giờ nổ súng là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ
huy của Ông. Chuyển sang đánh chắc, tiến chắc, “tức là bao vây đánh dần từng bước, tiêu diệt địch từng
bộ phận, từ ngoại vi vào tung thâm. Đánh theo cách này, ta điều kiện tập trung binh hỏa lực ưu thế
tuyệt đối trong từng trận, tạo nên sức mạnh áp đảo đánh thắng địch”. Cần nhấn mạnh rằng, quyết định
thay đổi cách đánh đã nhanh chóng được quán triệt từ Đảng ủy Chiến dịch đến các tổ chức đảng, các đại
đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, trung đội và từng cán bộ, đảng viên. Hoạt động công tác đảng, công
tác chính trị trên toàn mặt trận Điện Biên Phủ đã tập trung lãnh đạo tưởng, thống nhất nhận thức
hành động, ra sức chuẩn bị lực lượng về mọi mặt cho cách đánh mới.
Ngày 13-3-1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu. Trước khi bước vào Chiến dịch, Bộ Chính trị đã ra
Chỉ thị: Ra sức phá tan mưu mô đẩy mạnh chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp - Mỹ. Công tác trung
tâm trước mắt của toàn thể quân dân ta tập trung lực lượng đánh thắng địch trong những trận sắp
tới, tiêu diệt nhiều sinh lực địch hơn nữa, làm cho Kế hoạch Na-va của Pháp - Mỹ phải hoàn toàn thất
bại. Thực hiện quyết tâm đó, Bộ lệnh Mặt trận đã kiên quyết động viên nhân lực, vật lực để thắng
giặc, thắng lợi lớn của ta trong chiến dịch này sẽ ý nghĩa rất quan trọng về quân sự chính trị.
Ngày 23-02-1954, Bộ Chính trị thư gửi Đại tướng Nguyên Giáp, nói rõ schỉ đạo của Trung ương
đối với vùng địch hậu Bắc Bộ và ở Trung Lào, Hạ Lào. Đồng thời, phát động chiến tranh du kích ở ven
đường số 5 đồng bằng Bắc Bộ; phối hợp chặt chẽ lực lượng Việt Bắc Khu Tả ngạn; sử dụng Đại
đoàn 320 Phủ Lý, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình. Ngày 04-3-1954, Ban thư gửi điện mật cho
đồng chí Đức Thọ, Trung ương Cục miền Nam đồng chí Phạm Hùng, Phân Liên khu ủy miền Đông,
chỉ đạo thúc đẩy phong trào ở Nam Bộ và lãnh đạo chặt chẽ đấu tranh bí mật ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Ngày
06-3-1954, Trung ương gửi điện mật lưu ý Đảng bộ và nhân dân Liên khu V tiến hành chiến tranh nhân
dân, chiến tranh du kích mạnh mẽ. Ngày 09-3-1954, Ban thư chỉ thị việc chống địch bắt lính, đẩy
mạnh chiến tranh du kích kết hợp chặt chẽ với chống địch bắt lính, làm suy yếu địch ở các vùng miền để
phát triển mạnh cuộc chiến đấu ở Điện Biên Phủ và đồng bằng Bắc Bộ. Hai ngày sau trận đánh mở đầu
ở Điện Biên Phủ, ngày 15-3-1954, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cho toàn bộ cán
bộ, chiến sĩ mặt trận Điện Biên Phủ, nêu rõ: “Trung ương và Bác được báo cáo về hai trận thắng đầu tiên
của Quân đội ta Điện Biên Phủ. Trung ương Bác lời khen các đồng chí. Chiến dịch này một
chiến dịch lịch sử của Quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này ý nghĩa quân sự chính trị quan
trọng”, “Địch sẽ ra sức đối phó, ta phải cố gắng, chiến đấu dẻo dai, bền bỉ, chớ chủ quan khinh địch,
quyết giành toàn thắng cho chiến dịch này”
3
. Khi cuộc chiến đấu Điện Biên Phủ đang diễn ra quyết
liệt, ngày 19-4-1954, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết Về tiếp tục thấu triệt phương châm đánh chắc,
3
tiến chắc, đề cao quyết tâm tích cực giành toàn thắng cho Chiến dịch Điện Biên Phủ. Như vậy, tư tưởng
giành toàn thắng là chỉ đạo xuyên suốt của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Với sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng
sự chỉ đạo, hành động bản lĩnh, sáng tạo của Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Chiến dịch, đứng đầu là Đại tướng
Nguyên Giáp; sự chiến đấu anh dũng của cán bộ, đảng viên, bộ đội trên toàn Mặt trận; sự chi viện to lớn
của hậu phương và phối hợp giữa các chiến trường, sau 56 ngày đêm chiến đấu ngoan cường, ngày 07-
5-1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ đã toàn thắng.
b/Vai trò của Đảng trong chiến dịch Biên giới Thu-Đông (1950)
+Thứ nhất, nhận định chính xác tình hình, kịp thời hạ quyết tâm mở chiến dịch, tạo bước ngoặt
cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc phát triển.
Đầu năm 1950, Đảng ta sáng suốt nhận định: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt
Nam phát triển đang có lợi cho ta, bất lợi cho Pháp về tương quan so sánh lực lượng trên chiến trường
Đông Dương; thế và lực của ta ngày càng lớn mạnh, quân Pháp càng đánh càng suy nhược. Từ đó, Trung
ương Đảng xác định năm 1950 là năm bản lề giữa hai giai đoạn chiến lược, năm chuyển biến lớn-quyết
định để quân và dân ta vượt qua giai đoạn cầm cự, chuyển sang giai đoạn tổng phản công; là cơ sở vững
chắc để Đảng ta hạ quyết tâm chiến lược mở Chiến dịch Biên giới Thu-Đông 1950 với niềm tin giành
thắng lợi. Để thực hiện quyết tâm chiến lược, tại Hội nghị toàn quốc lần thứ ba (từ ngày 21-1 đến 3-2-
1950), Đảng ta đã thông qua chủ trương gấp rút chuẩn bị và chuyển mạnh sang tổng phản công. Chương
trình công tác năm 1950 nhấn mạnh: “Chuẩn bị đầy đủ và mau chóng chuyển sang tổng phản công, làm
cho năm 1950 này năm đại thắng lợi”. Chương trình công tác gồm 10 điểm, trong đó tập trung xây
dựng bộ đội chủ lực, tăng cường bộ đội địa phương, phát triển dân quân và các đội quân ngầm, phát triển
chiến tranh du kích đến cực độ; tổng động viên nhân lực, vật lực, tài lực và tinh thần của toàn dân... Đặc
biệt, Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng về mở Chiến dịch Tây Bắc và chuẩn bị chiến trường
Đông Bắc ngày 6-1-1950 đã khẳng định: “Chuẩn bị chiến trường Đông Bắc cho thật đầy đủ để khi có đủ
điều kiện sẽ mở một chiến dịch lớn, quét địch ra khỏi Đường số 4 và một đoạn bờ bể, đánh bại quân địch
trong vùng Đông Bắc”. Đông Bắc, “công tác chuẩn bị cần chú trọng đến củng cố và phát triển sở
chính trị trang, gây sở du kích miền bể... điều tra địch tình, phá hoại kinh tế địch, chuẩn bị lương
thực tiếp tế cho bộ đội đến đánh... phải chuẩn bị trên một phạm vi rộng lớn, cần huy động rất nhiều người.
Các cấp ủy đảng phải tuyệt đối giữ mật; chỉ những ai trách nhiệm mới được biết chủ trương của
Trung ương... Muốn chuẩn bị cho thật đầy đủ và kịp thời và để tất cả mọi lực lượng hướng vào mục tiêu
chính một cách có kế hoạch, các cấp ủy đảng phải ra sức lãnh đạo phối hợp quân dân chính thật chặt chẽ,
thật ăn khớp”. Đó sự lãnh đạo, chỉ đạo rất quan trọng của Trung ương Đảng về tưởng, tổ chức
hành động đối với Chiến dịch Biên giới Thu-Đông 1950. Nếu không có bước chuẩn bị chắc chắn, quân
và dân ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là trước khi vào thực hành chiến dịch.
+ Thứ hai, chuyển hướng chiến lược tiến công kịp thời, chính xác.
Đây thành công nổi bật, mang tầm chiến lược của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo Chiến dịch
Biên giới Thu-Đông 1950. Theo dự kiến ban đầu, Trung ương Đảng chủ trương: “Mở chiến dịch Tây
Bắc để phối hợp với Quân giải phóng Trung Quốc tiêu diệt tàn quân Quốc dân Đảng nếu chúng tràn qua
biên giới. Làm tan khối ngụy binh phá ngụy quyền, khôi phục lại Lào Kay (Lào Cai) mở thông
đường quốc tế... Chuẩn bị chiến trường Đông Bắc cho thật đầy đủ”, vì chiến trường Tây Bắc theo nhận
định đánh giá của Trung ương Đảng nơi quân địch hở yếu nhất. Song, do sự phát triển nhanh
chóng của tình thế cách mạng, Trung ương Đảng đã nhạy bén, linh hoạt chuyển hướng chiến lược từ Tây
Bắc sang Đông Bắc. Hướng Đông Bắc, đang từ hướng quan trọng trở thành hướng chiến lược; ngược lại,
hướng Tây Bắc đang ớng chiến lược trở thành hướng phối hợp. Quyết sách này thể hiện duy
4
chiến lược sáng suốt của Đảng ta trên cơ sở tình thế cách mạng đã có những chuyển biến căn bản, có lợi
cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Sự chuyển hướng chiến lược sang Đông Bắc đã trực tiếp
làm phá sản Kế hoạch Revers của thực dân Pháp hòng củng cố tuyến phòng thủ biên giới Việt-Trung và
phong tỏa bờ biển Việt Nam một cách nghiêm ngặt; củng cố tuyến hành lang Đông-Tây; chiếm giữ Đồng
bằng Bắc Bộ; củng cố khu phòng thủ tứ giác Lạng Sơn-Móng Cái-Hà NộiHải Phòng; bao vây, lập,
tiêu diệt quân ta. Hơn nữa, hướng Đông Bắc, đặc biệt đoạn Cao BằngĐông Khê trở thành nơi xung
yếu hở, dễ bị công phá nhất trong hệ thống phòng thủ biên giới của quân Pháp. Do đó, bước chuyển
hướng chiến lược từ chiến trường Tây Bắc sang chiến trường Đông Bắc nhằm giải phóng hoàn toàn biên
giới khu vực này, phá thế bị bao vây, lập, nối thông với hậu phương lớn hội chủ nghĩa, mở rộng
căn cứ địa Việt Bắc trở thành quyết tâm chiến lược lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong Chiến
dịch Biên giới.
+ Thứ ba, tập trung lực lượng lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Quân đội, tổ chức chỉ huy chặt chẽ,
đoàn kết thống nhất cao.
Chiến dịch Biên giới được thực hiện trong thế trận chung với sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các
chiến trường trên cả nước, từ Bắc Bộ, Trung Bộ đến Nam Bộ; từ đồng bằng đến miền núi, thành thị
nông thôn đặt dưới slãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Đảng, chỉ huy thống nhất của Bộ chỉ huy chiến dịch
do Bộ Tổng Tư lệnh trực tiếp phụ trách. Đảng ủy Mặt trận Biên giới được thành lập ngày 25-71950 theo
quyết định của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, trực thuộc Trung ương Đảng, có nhiệm vụ và quyền
hạn lãnh đạo về mọi mặt quân sự, chính trị đối với các đảng bộ lực lượng vũ trang tham gia chiến dịch,
có quyền ra chỉ thị cho Liên khu ủy Liên khu Việt Bắc, các tỉnh đảng bộ trong phạm vi chiến dịch nhằm
thống nhất chủ trương chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, tổ chức quần chúng, chính quyền,
tổ chức đảng các cấp, huy động tối đa nhân lực, vật lực của địa phương đáp ứng yêu cầu của chiến dịch.
Những tướng lĩnh cấp cao của Quân đội ta đã được phân công tham gia chiến dịch, như: Đồng chí Hoàng
Văn Thái, Tổng Tham mưu trưởng; đồng chí Phan Phác, Quyền Tổng Tham mưu phó; đồng chí Lê Liêm,
Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; đồng chí Trần Đăng Ninh, Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp...
+ Thứ tư, chủ động xây dựng, quán triệt tổ chức thực hiện sáng tạo phương châm tác chiến
chiến lược vào thực tiễn chiến đấu.
Đây là nét nổi bật trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược của Đảng ta đối với Chiến dịch Biên giới Thu-
Đông 1950. Trước đó, đầu năm 1949, tại Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ sáu (từ ngày 14 đến 18-
11949), Đảng ta đã đề ra phương châm chiến lược: “Du kích chiến là cơ bản, vận động chiến là phụ trợ.
Nhưng cần mạnh bạo đẩy vận động chiến đi tới và khi đủ điều kiện thì kịp thời nâng vận động chiến lên
địa vị quan trọng để tiến sang giai đoạn phản công”. Phương châm đã được quán triệt gấp rút thực
hiện bằng các giải pháp cụ thể: Xây dựng bộ đội, phát triển lực lượng dân quân, kiện toàn quan chỉ
huy, đào luyện cán bộ, xây dựng nền lý luận quân sự Việt Nam, chấn chỉnh công việc tuyên truyền các
chiến công của bộ đội và dân quân... Đối với công tác cán bộ, Đảng ta nhấn mạnh: Đào tạo và rèn luyện
cán bộ có năng lực chỉ huy điều khiển bộ đội tập trung và đánh vận động chiến.
Câu 2: (50 điểm)
Đại hội VI (12/1986) của Đảng đã rút ra bài học kinh nghiệm: Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng
phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”. Dựa trên cơ sở kiến thức đã học liên hệ thực tiễn, anh (chị)
hãy làm rõ nội dung bài học trên?
Bài làm:
5
Đại hội Đảng lần thứ VI đã tổng kết bài học quan trọng hàng đầu trong toàn bộ hoạt động của mình,
Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân là gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân lao
động. Trong điều kiện cầm quyền, phải đặc biệt chăm lo củng cố sự liên hệ giữa Đảng và Nhân dân, tiến
hành thường xuyên cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI cũng
cho rằng, Đảng cần đổi mới phong cách làm việc, tác phong đi sâu, đi sát thực tế, nắm bắt thông tin
nhanh chóng chính xác; mở rộng sinh hoạt dân chủ; nghiên cứu những kinh nghiệm sáng tạo của cơ
sở; lắng nghe ý kiến của quần chúng; các chủ trương quan trọng đều phải được bàn bạc quyết định
tập thể; người lãnh đạo phải biết nghe ý kiến trái với mình. Bởi vì, chính thực tiễn cách mạng Việt Nam,
đặc biệt trong những năm trước đổi mới đã cho thấy, khi nào chủ trương, chính sách nào phù hợp với
nguyện vọng của Nhân dân, bảo đảm các quyền và lợi ích của Nhân dân, “ý Đảng, lòng dân” hòa quyện
thành một, thì chủ trương, chính sách đó được Nhân dân đồng tình ủng hộ, nhanh chóng đi vào cuộc sống
và mang lại hiệu quả; chủ trương, chính sách nào không xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích của
Nhân dân, thì sẽ rất khó đi vào cuộc sống, thậm chí thất bại. Đường lối đổi mới thông qua tại Đại hội VI
được bắt nguồn hình thành từ chính sáng kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân các địa
phương, sở một minh chứng rất về vai trò của quần chúng nhân dân trong việc hình thành chủ
trương, đường lối của Đảng.
Ngày nay, đọc lại những dòng nghị quyết đúng đắn, mang tính chiến đấu mạnh mẽ của Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VI gần 30 năm trước -Đại hội Đổi mới như chúng ta vẫn gọi- mà Tổng Bí thư Nguyễn
Văn Linh người góp phần hoạch định lãnh đạo thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng, chúng ta càng
thấy công tác xây dựng Đảng quan trọng nhường nào bài học về tưởng lấy dân gốc”, tăng
cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với Nhân dân, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của
Nhân dân vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh covid-19 hiện nay.
Từ khi dịch COVID-19 tái bùng phát lần thứ 4 với biến chủng Delta hết sức nguy hiểm, từ ngày 27/4/2021
đến nay, nhiều địa phương phải phong toả, giãn cách từng khu vực hoặc toàn bộ địa bàn, làm ảnh hưởng
lớn đời sống của hàng chục triệu người. Trước tình hình trên, ngày 29/7/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công
tác phòng, chống đại dịch COVID-19. Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn
nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn
người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn,
đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng”. Lời kêu gọi của Tổng thư
Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định tinh thần “lấy dân làm gốc”, gắn kết mỗi người dân Việt Nam lại với
nhau để cùng đất nước vượt qua khủng hoảng. Ngày 30/7/2021, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số
23-QĐ/TW về Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, trong đó nhấn mạnh phải quán triệt,
tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước bằng các hình thức thiết thực, sáng tạo, phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, phát huy ý chí, quyết tâm sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo đồng thuận hội, củng cố
niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu
nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để chung sức, đồng lòng, chung tay cùng cả nước phòng chống dịch hiệu quả, nhà nước đã kịp thời ổn
định cuộc sống của người dân qua mùa dịch bằng việc ban hành kịp thời gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng cho
các đối tượng gặp khó khăn. Theo Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, việc triển khai cho
thấy chính sách hỗ trợ là đúng, trúng đối tượng, thông thoáng về thủ tục hồ sơ. Đến nay, việc triển khai
gói 26.000 tỷ đồng, 63/63 địa phương đã cơ bản đạt yêu cầu đề ra. Gần đây nhất ngày 11/01/2021, Quốc
6
hội đã thông qua gói hổ trợ phục hồi kinh tế hơn 300 ngàn tỷ để giúp đỡ người dân doanh nghiệp bị
thiệt hại trong đại dịch covid-19.
Không những thế, Với truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái “lá lành đùm bọc rách” của dân
tộc; nhiều quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhân trong ngoài nước, đồng bào ta nước
ngoài, với tình cảm sâu sắc trách nhiệm của mình đã tích cực tham gia ủng hộ phòng, chống dịch
COVID-19. Hình ảnh những anh “Bộ đội Cụ Hồ” không quản ngại ngày đêm, gian khổ làm nhiệm vụ
kiểm soát chặt chẽ đường biên giới; tổ chức cách ly; tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân; hình
ảnh các cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân không quản khó khăn gian khổ thường xuyên duy trì an ninh
trật tự, an toàn xã hội tại các vùng dịch; điển hình là hình ảnh đội ngũ y, bác sĩ phải đối mặt với nguy
lây nhiễm cao, ngày đêm điều trị cho các bệnh nhân nhiễm bệnh. Tất cả khi vào cuộc chiến phòng, chống
đại dịch COVID-19 như “chống giặc” đều đặt tính mạng của người bệnh và sự an toàn của cộng đồng
mục tiêu cao nhất. Không dừng lại ở đó, nhiều bác sỹ, y tác trẻ xung phong vào nơi tâm dịch với mong
muốn san sẻ bớt nỗi khó khăn, mệt nhọc của đồng nghiệp và tuyên truyền, vận động đồng bào yên tâm
phòng chống, chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Bên cạnh đó, tư tưởng “lấy dân làm gốc” cũng được những lãnh đạo ở các địa phương, ở các tỉnh hưởng
ứng bằng việc thăm hỏi, động viên, lằng nghe và chia sẻ khó khăn, mất mát của bà con đang sinh sống,
học tập, lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam khi thực hiện giãn cách xã hội. Và
khi người dân không được ra đường theo chỉ thị 16 thì lãnh đạo tỉnh, phường, khu phố đã mang nhu yếu
phẩm đến từng hộ gia đình để phát, giúp đỡ họ trong những ngày giãn cách.
Thành công bước đầu khẳng định, quan điểm, chủ trương, giải pháp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch
COVID-19 “Nước lấy dân làm gốc” đúng đắn, sáng tạo và hiệu quả; việc chỉ đạo, điều hành, triển khai
khoa học, sáng tạo, quyết liệt; không để mất thời cơ, huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc; quy
tụ được sức mạnh đại đoàn kết to lớn của toàn dân tộc; được cộng đồng quốc tế ghi nhận đánh giá cao.
Đây bài học kinh nghiệm quý, tạo tiền đề vững chắc để cả nước bình tĩnh, tự tin phòng chống thắng
lợi với hiểm họa COVID-19 đang lan tràn hiện nay.
| 1/7

Preview text:

NATIONAL UNIVERSITY OF HO CHI MINH CITY
INTERNATIONAL UNIVERSITY SCHOOL OF BUSINESS
HISTORY OF VIETNAMESE COMMUNIST PARTY FINAL EXAMINATION 0 Câu 1: (50 điểm)
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp là sự kết hợp của nhiều nhân tố, trong đó sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định hàng đầu. Bằng những sự kiện tiêu biểu, anh (chị) hãy
làm rõ vai trò của Đảng qua thực tiễn lãnh đạo cách mạng giai đoạn 1945 - 1954? Bài làm:
a/Vai trò của Đảng trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
+Thứ nhất là Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích, đánh giá tình hình, âm mưu của
địch trong thực hiện Kế hoạch Na-va cùng những quyết sách đúng đắn, kịp thời và sáng tạo. Sau thất bại
Chiến dịch Hòa Bình (năm 1951), Tây Bắc (năm 1952), thực dân Pháp chọn tướng H.Nava (khi ấy là
Tham mưu trưởng lục quân Khối NATO) sang làm Tổng Chỉ huy Quân đội Pháp ở Đông Dương. Vị
tướng này đề ra kế hoạch quân sự mới mang tên ông ta và được Chính phủ Pháp chấp thuận (7-1953) với
hy vọng có thể “chuyển bại thành thắng” trong vòng 18 tháng. Thực hiện Kế hoạch, quân Pháp mở rộng
càn quét các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Bình - Trị - Thiên, Nam Bộ và tập trung quân cơ động chiến lược ở
Bắc Bộ chuẩn bị cho cuộc tiến công lớn. Cuối năm 1953, Pháp có 84 tiểu đoàn cơ động, trong đó 44 tiểu
đoàn đóng ở đồng bằng Bắc Bộ, chiếm 52% số quân cơ động toàn Đông Dương. Tháng 9-1953, Bộ Chính
trị họp bàn nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953 - 1954, đề ra các nguyên tắc chỉ đạo chiến lược và tác
chiến là: chọn nơi địch sơ hở, nơi địch tương đối yếu để đánh, giữ vững thế chủ động, kiên quyết buộc
địch phải phân tán lực lượng, không thể tập trung lực lượng cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ.
Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 11-1953, quân chủ lực ta tiến lên
Tây Bắc. Phát hiện tình hình đó, H.Na-va cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ (20-11-1953) để bảo
vệ Thượng Lào và gấp rút xây dựng nơi đây thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Cùng
với hướng chính là Tây Bắc, quân ta tiến đánh Trung Lào, Hạ Lào, Bắc Tây Nguyên, Thượng
Lào. Do đó, Pháp phải phân tán lực lượng để giữ Tây Bắc (Điện Biên Phủ), Thượng Lào, Hạ Lào, Bắc
Tây Nguyên và đồng bằng Bắc Bộ. Ngày 06-12-1953, Bộ Chính trị thông qua Kế hoạch tác chiến Đông
Xuân 1953 - 1954 và quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ; giao cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp
làm Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Mặt trận. Trước khi ra mặt trận, Chủ tịch Hồ Chí Minh trao toàn quyền
quyết định cho Đại tướng và căn dặn: Chiến dịch này rất quan trọng cả về chính trị và quân sự, phải đánh
thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh. Tháng 12-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh có
thư gửi cán bộ và chiến sĩ mặt trận Điện Biên Phủ, động viên tinh thần chiến đấu, giữ vững quyết tâm
giành thắng lợi. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chỉ đạo các địa phương chi viện hậu cần cho mặt trận Điện
Biên Phủ. Trên địa bàn Tây Bắc, đồng bào các dân tộc giúp bộ đội lương thực, thực phẩm. Các tỉnh ở
Việt Bắc, vùng tự do Liên khu 4 huy động dân công phục vụ Chiến dịch. Trung ương chỉ đạo các chiến
trường Tây Nguyên, Liên khu 5, Nam Bộ và các nơi tiến công địch, phối hợp với Điện Biên Phủ. Đồng
bằng Bắc Bộ đẩy mạnh chiến tranh du kích, làm suy yếu địch, tiến công địch cả ở địa bàn Hà Nội, Hải
Phòng. Chiến tranh nhân dân do Đảng ta lãnh đạo phát triển mạnh để “chia lửa” với mặt trận chính Điện
Biên Phủ. Như vậy, có thể khẳng định, đường lối lãnh đạo đúng đắn đã tạo cơ sở, tiền đề quan trọng cho
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Chiến dịch Điện Biên Phủ.
+Cùng với đó, vai trò lãnh đạo của Đảng còn được thể hiện ở việc kịp thời thay đổi cách đánh
của Đảng ủy Mặt trận.
Với tư cách Bí thư Đảng ủy Mặt trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thảo luận thẳng thắn trong Đảng ủy
để đi đến thay đổi cách đánh và chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thực hiện 1
quyết tâm tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ, khi địch còn đứng chân chưa vững, cơ quan tham mưu đã đề
nghị phương án “đánh nhanh, giải quyết nhanh”, dốc toàn lực đánh trong 3 đêm, 2 ngày tiêu diệt toàn bộ
quân địch. Tại phiên họp đầu tiên của Đảng ủy, Đại tướng đã nêu những khó khăn lớn mà bộ đội ta chưa
thể vượt qua, nếu đánh theo phương án đó. Theo dõi suốt 11 ngày đêm, khi thấy địch ngày càng tăng
cường lực lượng, ra sức củng cố trận địa và những khó khăn của ta chưa có cách khắc phục, sáng 26-01-
1954, Đại tướng đưa ý kiến ra Đảng ủy bàn thay đổi cách đánh. Đảng ủy đã thảo luận sôi nổi và cuối
cùng đã đi đến nhất trí chuyển sang phương án “đánh chắc, tiến chắc”. Về vấn đề này, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp sau viết lại: “Mặc dầu mấy vạn quân ta đã dàn trận, đạn đã lên nòng sẵn sàng nổ súng vào
đêm 26 tháng 1, nhưng chúng ta đã kiên quyết dừng lại, cho lui quân về vị trí tập kết, kéo pháo ra để
chuẩn bị trận địa đánh theo phương án mới. Quyết định thay đổi phương châm đã được triển khai, sau
đó báo cáo về Trung ương bằng thư hỏa tốc, được Bác Hồ và Bộ Chính trị nhất trí và cho biết sẽ động
viên hậu phương đem toàn lực chi viện cho tiền tuyến đánh thắng”.
Đại tướng cho rằng, chuyển từ phương án đánh nhanh, giải quyết nhanh sang đánh chắc, tiến chắc ở thời
điểm các đơn vị đã vào vị trí chiến đấu chờ giờ nổ súng là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ
huy của Ông. Chuyển sang đánh chắc, tiến chắc, “tức là bao vây đánh dần từng bước, tiêu diệt địch từng
bộ phận, từ ngoại vi vào tung thâm. Đánh theo cách này, ta có điều kiện tập trung binh hỏa lực ưu thế
tuyệt đối trong từng trận, tạo nên sức mạnh áp đảo đánh thắng địch”. Cần nhấn mạnh rằng, quyết định
thay đổi cách đánh đã nhanh chóng được quán triệt từ Đảng ủy Chiến dịch đến các tổ chức đảng, các đại
đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, trung đội và từng cán bộ, đảng viên. Hoạt động công tác đảng, công
tác chính trị trên toàn mặt trận Điện Biên Phủ đã tập trung lãnh đạo tư tưởng, thống nhất nhận thức và
hành động, ra sức chuẩn bị lực lượng về mọi mặt cho cách đánh mới.
Ngày 13-3-1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu. Trước khi bước vào Chiến dịch, Bộ Chính trị đã ra
Chỉ thị: Ra sức phá tan mưu mô đẩy mạnh chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp - Mỹ. Công tác trung
tâm trước mắt của toàn thể quân và dân ta là tập trung lực lượng đánh thắng địch trong những trận sắp
tới, tiêu diệt nhiều sinh lực địch hơn nữa, làm cho Kế hoạch Na-va của Pháp - Mỹ phải hoàn toàn thất
bại. Thực hiện quyết tâm đó, Bộ Tư lệnh Mặt trận đã kiên quyết động viên nhân lực, vật lực để thắng
giặc, vì thắng lợi lớn của ta trong chiến dịch này sẽ có ý nghĩa rất quan trọng về quân sự và chính trị.
Ngày 23-02-1954, Bộ Chính trị có thư gửi Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nói rõ sự chỉ đạo của Trung ương
đối với vùng địch hậu Bắc Bộ và ở Trung Lào, Hạ Lào. Đồng thời, phát động chiến tranh du kích ở ven
đường số 5 đồng bằng Bắc Bộ; phối hợp chặt chẽ lực lượng ở Việt Bắc và Khu Tả ngạn; sử dụng Đại
đoàn 320 ở Phủ Lý, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình. Ngày 04-3-1954, Ban Bí thư gửi điện mật cho
đồng chí Lê Đức Thọ, Trung ương Cục miền Nam và đồng chí Phạm Hùng, Phân Liên khu ủy miền Đông,
chỉ đạo thúc đẩy phong trào ở Nam Bộ và lãnh đạo chặt chẽ đấu tranh bí mật ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Ngày
06-3-1954, Trung ương gửi điện mật lưu ý Đảng bộ và nhân dân Liên khu V tiến hành chiến tranh nhân
dân, chiến tranh du kích mạnh mẽ. Ngày 09-3-1954, Ban Bí thư chỉ thị việc chống địch bắt lính, đẩy
mạnh chiến tranh du kích kết hợp chặt chẽ với chống địch bắt lính, làm suy yếu địch ở các vùng miền để
phát triển mạnh cuộc chiến đấu ở Điện Biên Phủ và đồng bằng Bắc Bộ. Hai ngày sau trận đánh mở đầu
ở Điện Biên Phủ, ngày 15-3-1954, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cho toàn bộ cán
bộ, chiến sĩ mặt trận Điện Biên Phủ, nêu rõ: “Trung ương và Bác được báo cáo về hai trận thắng đầu tiên
của Quân đội ta ở Điện Biên Phủ. Trung ương và Bác có lời khen các đồng chí. Chiến dịch này là một
chiến dịch lịch sử của Quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và chính trị quan
trọng”, “Địch sẽ ra sức đối phó, ta phải cố gắng, chiến đấu dẻo dai, bền bỉ, chớ chủ quan khinh địch,
quyết giành toàn thắng cho chiến dịch này”3. Khi cuộc chiến đấu ở Điện Biên Phủ đang diễn ra quyết
liệt, ngày 19-4-1954, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết Về tiếp tục thấu triệt phương châm đánh chắc, 2
tiến chắc, đề cao quyết tâm tích cực giành toàn thắng cho Chiến dịch Điện Biên Phủ. Như vậy, tư tưởng
giành toàn thắng là chỉ đạo xuyên suốt của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Với sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng
sự chỉ đạo, hành động bản lĩnh, sáng tạo của Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Chiến dịch, đứng đầu là Đại tướng Võ
Nguyên Giáp; sự chiến đấu anh dũng của cán bộ, đảng viên, bộ đội trên toàn Mặt trận; sự chi viện to lớn
của hậu phương và phối hợp giữa các chiến trường, sau 56 ngày đêm chiến đấu ngoan cường, ngày 07-
5-1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ đã toàn thắng.
b/Vai trò của Đảng trong chiến dịch Biên giới Thu-Đông (1950)
+Thứ nhất, nhận định chính xác tình hình, kịp thời hạ quyết tâm mở chiến dịch, tạo bước ngoặt
cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc phát triển.
Đầu năm 1950, Đảng ta sáng suốt nhận định: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt
Nam phát triển đang có lợi cho ta, bất lợi cho Pháp về tương quan so sánh lực lượng trên chiến trường
Đông Dương; thế và lực của ta ngày càng lớn mạnh, quân Pháp càng đánh càng suy nhược. Từ đó, Trung
ương Đảng xác định năm 1950 là năm bản lề giữa hai giai đoạn chiến lược, năm chuyển biến lớn-quyết
định để quân và dân ta vượt qua giai đoạn cầm cự, chuyển sang giai đoạn tổng phản công; là cơ sở vững
chắc để Đảng ta hạ quyết tâm chiến lược mở Chiến dịch Biên giới Thu-Đông 1950 với niềm tin giành
thắng lợi. Để thực hiện quyết tâm chiến lược, tại Hội nghị toàn quốc lần thứ ba (từ ngày 21-1 đến 3-2-
1950), Đảng ta đã thông qua chủ trương gấp rút chuẩn bị và chuyển mạnh sang tổng phản công. Chương
trình công tác năm 1950 nhấn mạnh: “Chuẩn bị đầy đủ và mau chóng chuyển sang tổng phản công, làm
cho năm 1950 này là năm đại thắng lợi”. Chương trình công tác gồm 10 điểm, trong đó tập trung xây
dựng bộ đội chủ lực, tăng cường bộ đội địa phương, phát triển dân quân và các đội quân ngầm, phát triển
chiến tranh du kích đến cực độ; tổng động viên nhân lực, vật lực, tài lực và tinh thần của toàn dân... Đặc
biệt, Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng về mở Chiến dịch Tây Bắc và chuẩn bị chiến trường
Đông Bắc ngày 6-1-1950 đã khẳng định: “Chuẩn bị chiến trường Đông Bắc cho thật đầy đủ để khi có đủ
điều kiện sẽ mở một chiến dịch lớn, quét địch ra khỏi Đường số 4 và một đoạn bờ bể, đánh bại quân địch
trong vùng Đông Bắc”. Ở Đông Bắc, “công tác chuẩn bị cần chú trọng đến củng cố và phát triển cơ sở
chính trị và vũ trang, gây cơ sở du kích miền bể... điều tra địch tình, phá hoại kinh tế địch, chuẩn bị lương
thực tiếp tế cho bộ đội đến đánh... phải chuẩn bị trên một phạm vi rộng lớn, cần huy động rất nhiều người.
Các cấp ủy đảng phải tuyệt đối giữ bí mật; chỉ những ai có trách nhiệm mới được biết chủ trương của
Trung ương... Muốn chuẩn bị cho thật đầy đủ và kịp thời và để tất cả mọi lực lượng hướng vào mục tiêu
chính một cách có kế hoạch, các cấp ủy đảng phải ra sức lãnh đạo phối hợp quân dân chính thật chặt chẽ,
thật ăn khớp”. Đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo rất quan trọng của Trung ương Đảng về tư tưởng, tổ chức và
hành động đối với Chiến dịch Biên giới Thu-Đông 1950. Nếu không có bước chuẩn bị chắc chắn, quân
và dân ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là trước khi vào thực hành chiến dịch.
+ Thứ hai, chuyển hướng chiến lược tiến công kịp thời, chính xác.
Đây là thành công nổi bật, mang tầm chiến lược của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo Chiến dịch
Biên giới Thu-Đông 1950. Theo dự kiến ban đầu, Trung ương Đảng chủ trương: “Mở chiến dịch Tây
Bắc để phối hợp với Quân giải phóng Trung Quốc tiêu diệt tàn quân Quốc dân Đảng nếu chúng tràn qua
biên giới. Làm tan rã khối ngụy binh và phá ngụy quyền, khôi phục lại Lào Kay (Lào Cai) mở thông
đường quốc tế... Chuẩn bị chiến trường Đông Bắc cho thật đầy đủ”, vì chiến trường Tây Bắc theo nhận
định đánh giá của Trung ương Đảng là nơi quân địch sơ hở và yếu nhất. Song, do sự phát triển nhanh
chóng của tình thế cách mạng, Trung ương Đảng đã nhạy bén, linh hoạt chuyển hướng chiến lược từ Tây
Bắc sang Đông Bắc. Hướng Đông Bắc, đang từ hướng quan trọng trở thành hướng chiến lược; ngược lại,
hướng Tây Bắc đang là hướng chiến lược trở thành hướng phối hợp. Quyết sách này thể hiện tư duy 3
chiến lược sáng suốt của Đảng ta trên cơ sở tình thế cách mạng đã có những chuyển biến căn bản, có lợi
cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Sự chuyển hướng chiến lược sang Đông Bắc đã trực tiếp
làm phá sản Kế hoạch Revers của thực dân Pháp hòng củng cố tuyến phòng thủ biên giới Việt-Trung và
phong tỏa bờ biển Việt Nam một cách nghiêm ngặt; củng cố tuyến hành lang Đông-Tây; chiếm giữ Đồng
bằng Bắc Bộ; củng cố khu phòng thủ tứ giác Lạng Sơn-Móng Cái-Hà NộiHải Phòng; bao vây, cô lập,
tiêu diệt quân ta. Hơn nữa, hướng Đông Bắc, đặc biệt là đoạn Cao BằngĐông Khê trở thành nơi xung
yếu và sơ hở, dễ bị công phá nhất trong hệ thống phòng thủ biên giới của quân Pháp. Do đó, bước chuyển
hướng chiến lược từ chiến trường Tây Bắc sang chiến trường Đông Bắc nhằm giải phóng hoàn toàn biên
giới khu vực này, phá thế bị bao vây, cô lập, nối thông với hậu phương lớn xã hội chủ nghĩa, mở rộng
căn cứ địa Việt Bắc trở thành quyết tâm chiến lược lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong Chiến dịch Biên giới.
+ Thứ ba, tập trung lực lượng lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Quân đội, tổ chức chỉ huy chặt chẽ,
đoàn kết thống nhất cao.
Chiến dịch Biên giới được thực hiện trong thế trận chung với sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các
chiến trường trên cả nước, từ Bắc Bộ, Trung Bộ đến Nam Bộ; từ đồng bằng đến miền núi, thành thị và
nông thôn đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Đảng, chỉ huy thống nhất của Bộ chỉ huy chiến dịch
do Bộ Tổng Tư lệnh trực tiếp phụ trách. Đảng ủy Mặt trận Biên giới được thành lập ngày 25-71950 theo
quyết định của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, trực thuộc Trung ương Đảng, có nhiệm vụ và quyền
hạn lãnh đạo về mọi mặt quân sự, chính trị đối với các đảng bộ lực lượng vũ trang tham gia chiến dịch,
có quyền ra chỉ thị cho Liên khu ủy Liên khu Việt Bắc, các tỉnh đảng bộ trong phạm vi chiến dịch nhằm
thống nhất chủ trương chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, tổ chức quần chúng, chính quyền,
tổ chức đảng các cấp, huy động tối đa nhân lực, vật lực của địa phương đáp ứng yêu cầu của chiến dịch.
Những tướng lĩnh cấp cao của Quân đội ta đã được phân công tham gia chiến dịch, như: Đồng chí Hoàng
Văn Thái, Tổng Tham mưu trưởng; đồng chí Phan Phác, Quyền Tổng Tham mưu phó; đồng chí Lê Liêm,
Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; đồng chí Trần Đăng Ninh, Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp...
+ Thứ tư, chủ động xây dựng, quán triệt và tổ chức thực hiện sáng tạo phương châm tác chiến
chiến lược vào thực tiễn chiến đấu.
Đây là nét nổi bật trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược của Đảng ta đối với Chiến dịch Biên giới Thu-
Đông 1950. Trước đó, đầu năm 1949, tại Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ sáu (từ ngày 14 đến 18-
11949), Đảng ta đã đề ra phương châm chiến lược: “Du kích chiến là cơ bản, vận động chiến là phụ trợ.
Nhưng cần mạnh bạo đẩy vận động chiến đi tới và khi đủ điều kiện thì kịp thời nâng vận động chiến lên
địa vị quan trọng để tiến sang giai đoạn phản công”. Phương châm đã được quán triệt và gấp rút thực
hiện bằng các giải pháp cụ thể: Xây dựng bộ đội, phát triển lực lượng dân quân, kiện toàn cơ quan chỉ
huy, đào luyện cán bộ, xây dựng nền lý luận quân sự Việt Nam, chấn chỉnh công việc tuyên truyền các
chiến công của bộ đội và dân quân... Đối với công tác cán bộ, Đảng ta nhấn mạnh: Đào tạo và rèn luyện
cán bộ có năng lực chỉ huy điều khiển bộ đội tập trung và đánh vận động chiến. Câu 2: (50 điểm)
Đại hội VI (12/1986) của Đảng đã rút ra bài học kinh nghiệm: Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng
phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”. Dựa trên cơ sở kiến thức đã học và liên hệ thực tiễn, anh (chị)
hãy làm rõ nội dung bài học trên? Bài làm: 4
Đại hội Đảng lần thứ VI đã tổng kết bài học quan trọng hàng đầu là trong toàn bộ hoạt động của mình,
Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân là gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân lao
động. Trong điều kiện cầm quyền, phải đặc biệt chăm lo củng cố sự liên hệ giữa Đảng và Nhân dân, tiến
hành thường xuyên cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI cũng
cho rằng, Đảng cần đổi mới phong cách làm việc, tác phong đi sâu, đi sát thực tế, nắm bắt thông tin
nhanh chóng và chính xác; mở rộng sinh hoạt dân chủ; nghiên cứu những kinh nghiệm sáng tạo của cơ
sở; lắng nghe ý kiến của quần chúng; các chủ trương quan trọng đều phải được bàn bạc và quyết định
tập thể; người lãnh đạo phải biết nghe ý kiến trái với mình. Bởi vì, chính thực tiễn cách mạng Việt Nam,
đặc biệt trong những năm trước đổi mới đã cho thấy, khi nào chủ trương, chính sách nào phù hợp với
nguyện vọng của Nhân dân, bảo đảm các quyền và lợi ích của Nhân dân, “ý Đảng, lòng dân” hòa quyện
thành một, thì chủ trương, chính sách đó được Nhân dân đồng tình ủng hộ, nhanh chóng đi vào cuộc sống
và mang lại hiệu quả; chủ trương, chính sách nào không xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích của
Nhân dân, thì sẽ rất khó đi vào cuộc sống, thậm chí thất bại. Đường lối đổi mới thông qua tại Đại hội VI
được bắt nguồn và hình thành từ chính sáng kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân ở các địa
phương, cơ sở là một minh chứng rất rõ về vai trò của quần chúng nhân dân trong việc hình thành chủ
trương, đường lối của Đảng.
Ngày nay, đọc lại những dòng nghị quyết đúng đắn, mang tính chiến đấu mạnh mẽ của Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VI gần 30 năm trước -Đại hội Đổi mới như chúng ta vẫn gọi- mà Tổng Bí thư Nguyễn
Văn Linh là người góp phần hoạch định và lãnh đạo thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng, chúng ta càng
thấy rõ công tác xây dựng Đảng quan trọng nhường nào và bài học về tư tưởng “lấy dân là gốc”, tăng
cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với Nhân dân, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của
Nhân dân vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh covid-19 hiện nay.
Từ khi dịch COVID-19 tái bùng phát lần thứ 4 với biến chủng Delta hết sức nguy hiểm, từ ngày 27/4/2021
đến nay, nhiều địa phương phải phong toả, giãn cách từng khu vực hoặc toàn bộ địa bàn, làm ảnh hưởng
lớn đời sống của hàng chục triệu người. Trước tình hình trên, ngày 29/7/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công
tác phòng, chống đại dịch COVID-19. Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn
nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn
người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn,
đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng”
. Lời kêu gọi của Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định tinh thần “lấy dân làm gốc”, gắn kết mỗi người dân Việt Nam lại với
nhau để cùng đất nước vượt qua khủng hoảng. Ngày 30/7/2021, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số
23-QĐ/TW về Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, trong đó nhấn mạnh phải quán triệt,
tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước bằng các hình thức thiết thực, sáng tạo, phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, phát huy ý chí, quyết tâm và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo đồng thuận xã hội, củng cố
niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu
nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để chung sức, đồng lòng, chung tay cùng cả nước phòng chống dịch hiệu quả, nhà nước đã kịp thời ổn
định cuộc sống của người dân qua mùa dịch bằng việc ban hành kịp thời gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng cho
các đối tượng gặp khó khăn. Theo Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, việc triển khai cho
thấy chính sách hỗ trợ là đúng, trúng đối tượng, thông thoáng về thủ tục hồ sơ. Đến nay, việc triển khai
gói 26.000 tỷ đồng, 63/63 địa phương đã cơ bản đạt yêu cầu đề ra. Gần đây nhất ngày 11/01/2021, Quốc 5
hội đã thông qua gói hổ trợ phục hồi kinh tế hơn 300 ngàn tỷ để giúp đỡ người dân và doanh nghiệp bị
thiệt hại trong đại dịch covid-19.
Không những thế, Với truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái “lá lành đùm bọc lá rách” của dân
tộc; nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, đồng bào ta ở nước
ngoài, với tình cảm sâu sắc và trách nhiệm của mình đã tích cực tham gia ủng hộ phòng, chống dịch
COVID-19. Hình ảnh những anh “Bộ đội Cụ Hồ” không quản ngại ngày đêm, gian khổ làm nhiệm vụ
kiểm soát chặt chẽ đường biên giới; tổ chức cách ly; tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân; hình
ảnh các cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân không quản khó khăn gian khổ thường xuyên duy trì an ninh
trật tự, an toàn xã hội tại các vùng dịch; điển hình là hình ảnh đội ngũ y, bác sĩ phải đối mặt với nguy cơ
lây nhiễm cao, ngày đêm điều trị cho các bệnh nhân nhiễm bệnh. Tất cả khi vào cuộc chiến phòng, chống
đại dịch COVID-19 như “chống giặc” đều đặt tính mạng của người bệnh và sự an toàn của cộng đồng là
mục tiêu cao nhất. Không dừng lại ở đó, nhiều bác sỹ, y tác trẻ xung phong vào nơi tâm dịch với mong
muốn san sẻ bớt nỗi khó khăn, mệt nhọc của đồng nghiệp và tuyên truyền, vận động đồng bào yên tâm
phòng chống, chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Bên cạnh đó, tư tưởng “lấy dân làm gốc” cũng được những lãnh đạo ở các địa phương, ở các tỉnh hưởng
ứng bằng việc thăm hỏi, động viên, lằng nghe và chia sẻ khó khăn, mất mát của bà con đang sinh sống,
học tập, lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam khi thực hiện giãn cách xã hội. Và
khi người dân không được ra đường theo chỉ thị 16 thì lãnh đạo tỉnh, phường, khu phố đã mang nhu yếu
phẩm đến từng hộ gia đình để phát, giúp đỡ họ trong những ngày giãn cách.
Thành công bước đầu khẳng định, quan điểm, chủ trương, giải pháp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch
COVID-19 “Nước lấy dân làm gốc” là đúng đắn, sáng tạo và hiệu quả; việc chỉ đạo, điều hành, triển khai
khoa học, sáng tạo, quyết liệt; không để mất thời cơ, huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc; quy
tụ được sức mạnh đại đoàn kết to lớn của toàn dân tộc; được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Đây là bài học kinh nghiệm quý, tạo tiền đề vững chắc để cả nước bình tĩnh, tự tin phòng chống thắng
lợi với hiểm họa COVID-19 đang lan tràn hiện nay. 6