Sinh viên viết cảm nhận / quan điểm cá nhân của mình khi học môn học Lịch sử ĐCSVN và sau khi được học tập, thăm quan, nghiên cứu thực tế tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh | Bài thảo luận học phần Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Quả thật đúng như câu nói của Người, mỗi người dân Việt Nam cần biết rõ cội nguồn và lịch sử hào hùng của dân tộc mình, từ đó nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự tôn, tự hào dân tộc. Và môn học “Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam” đã cho em cơ hội tái hiện lại những trang ký ức hào hùng ấy qua những tiết học về cuộc chiến đấu anh dũng của ông cha ta, qua từng giai đọan lịch sử đã đi vào trong tâm trí, đồng thời khai sáng nhận thức cách mạng trong em. Chính vì thế, em cảm thấy đây là môn học bổ ích và rất ý nghĩa trong việc trồng người, để từ đó tạo ra một thế hệ trẻ biết nhớ nguồn luôn tự hào về dân tộc, và tạo ra nhiều giá trị cho xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.

Họ và tên: Bùi Nguyễn Thiên Hoàng
Lớp: FT001 MSSV:
31221026054 Lớp
học phần:
Yêu cầu: Sinh viên viết cảm nhận / quan điểm cá nhân của mình khi học môn học Lịch
sử Đảng CSVN sau khi được học tập, thăm quan, nghiên cứu thực tế tại Bảo tàng
Chiến dịch Hồ Chí Minh (có thể viết cảm nhận về 1 hiện vật/ 1 sự kiện được trưng bày
tại Bảo tàng).
Bài làm
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt
Nam.” Quả thật đúng như câu nói của Người, mỗi người dân Việt Nam cần biết rõ cội
nguồn và lịch sử hào hùng của dân tộc mình, từ đó nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng
tự tôn, tự hào dân tộc. Và môn học “Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam” đã cho em cơ hội
tái hiện lại những trang ký ức hào hùng ấy qua những tiết học về cuộc chiến đấu anh
dũng của ông cha ta, qua từng giai đọan lịch sử đã đi vào trong tâm trí, đồng thời khai
sáng nhận thức cách mạng trong em. Chính vì thế, em cảm thấy đây là môn học bổ ích và
rất ý nghĩa trong việc trồng người, để từ đó tạo ra một thế hệ trẻ biết nhớ nguồn luôn tự
hào về dân tộc, và tạo ra nhiều giá trị cho xã hội.
Môn học “Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam” cung cấp cho sinh viên
kiến thức cơ bản về sự ra đời, đường lối của Đảng trong các giai đoạn cách mạng, từ cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong thời kỳ
đổi mới. Thông qua việc học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt
Nam, sinh viên có cơ sở vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực giải
quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội theo đường lối, chính sách của
Đảng.
Em rất may mắn khi có cơ hội được tham quan Bảo tàng Lực lượng Vũ trang Nam Bộ.
Chuyến tham quan do trường tổ chức nhằm mục đích phục vụ cho môn học Lịch sử Đảng
Cộng Sản Việt Nam.
Bảo tàng lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ được chính thức thành lập vào ngày 05
tháng 02 năm 1888. Tổng diện tích của khu bảo tàng khoảng 17.500m2 và trưng bày
khoản hơn 5000 hiện vật.
Bảo tàng lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ tọa lạc tại số nhà 247 đường Hoàng Văn
Thụ, Phường 1, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây là nơi gìn giữ và lưu
trữ những tàn tích còn sót lại sau những cuộc chiến đấu vô cùng khốc liệt trong quá khứ.
Có lẽ điều làm em ấn tượng nhất khi tham quan bảo tàng đó chính là Bộ sưu tập vũ k
thô sơ.
Đầu tiên, về không gian trưng bày rộng rãi, thoáng mát. Các mô hình được bố trí kỹ
lượng, tạo không gian chiến sự cùng với vũ khí thô sơ. Những mảng đất nền được thiết kế
chân thực với đồng cỏ, cây cỏ và địa hình đồ sộ, tạo nên một không khí sống động cho
khách thăm. Khu vực tương tác được thiết kế để cho phép khách thăm thử nghiệm và trải
nghiệm một số loại vũ khí nhỏ. Bên cạnh mỗi dụng cụ là bảng thông tin chi tiết và hình
ảnh mô tả cụ thể về mỗi mẫu vũ khí. Các mô tả bằng văn bản cùng với hình ảnh và biểu
ngữ giúp khách thăm hiểu rõ về nguồn gốc, sử dụng và tầm quan trọng lịch sử của từng
mẫu vũ khí.
Những dụng cụ chiến đấu được sử dụng để chống giặc thời xưa hầu hết là thủ công và
đơn giản, không hiện đại. Dù thế, bằng sự quyết tâm cùng lòng yêu nước nồng nàn, dân
ta đã đứng lên đánh đuổi biết bao giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. Bộ sưu tập vũ
khí tại bảo tàng có thể tạo nên một cảm giác sâu sắc về lịch sử và văn hóa của lực lượng
vũ trang trong khu vực. Ngắm nhìn các mô hình chiến trường và vũ khí đã giúp em hình
dung được cảnh chiến đấu và cuộc sống hàng ngày của những người lính trong quá khứ.
Cuộc sống chiến trường khó khăn và hiểm nguy trập trùng nhưng ông cha ta không hề
chùn bước. Đây là điều mà em vô cùng ngưỡng mộ và mong muốn được học tập – một
tinh thần quả cảm và kiên định. Bởi trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người sẽ liên
tục đối mặt với khó khăn, thử thách hay sự biến đổi không ngừng của môi trường kinh
doanh, đối với một sinh viên kinh tế như em, chính tinh thần quả cảm sẽ giúp em chấp
nhận rủi ro và đối mặt với không chắc chắn, trong khi tinh thần kiên định giúp em duy trì
mục tiêu và công việc theo đuổi.
Em luôn tự hào với ước học tập cao cả sự rèn luyện vững bền về mặt thể chất
đạo đức để trở thành một người thành công theo tinh thần "tài đức vẹn toàn". Quãng thời
gian thăm quan bảo tàng Lực lượng Vũ trang Nam Bộ đã mang đến cho em nhiều bài học
quý báu. Đây dịp để em đắm chìm vào không khí của những thời kỳ oanh liệt, để hiểu
sâu hơn về những đồ vật, con người khung cảnh thú vị của một giai đoạn lịch sử quan
trọng trong cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam. Điều này thực sự nguồn động viên
mạnh mẽ, khẳng định tình yêu quê hương và niềm tự hào với lịch sử vĩ đại của đất nước.
| 1/4

Preview text:

Họ và tên: Bùi Nguyễn Thiên Hoàng Lớp: FT001 MSSV: 31221026054 Lớp học phần:
Yêu cầu: Sinh viên viết cảm nhận / quan điểm cá nhân của mình khi học môn học Lịch
sử Đảng CSVN và sau khi được học tập, thăm quan, nghiên cứu thực tế tại Bảo tàng
Chiến dịch Hồ Chí Minh (có thể viết cảm nhận về 1 hiện vật/ 1 sự kiện được trưng bày tại Bảo tàng).
Bài làm
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt
Nam.” Quả thật đúng như câu nói của Người, mỗi người dân Việt Nam cần biết rõ cội
nguồn và lịch sử hào hùng của dân tộc mình, từ đó nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng
tự tôn, tự hào dân tộc. Và môn học “Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam” đã cho em cơ hội
tái hiện lại những trang ký ức hào hùng ấy qua những tiết học về cuộc chiến đấu anh
dũng của ông cha ta, qua từng giai đọan lịch sử đã đi vào trong tâm trí, đồng thời khai
sáng nhận thức cách mạng trong em. Chính vì thế, em cảm thấy đây là môn học bổ ích và
rất ý nghĩa trong việc trồng người, để từ đó tạo ra một thế hệ trẻ biết nhớ nguồn luôn tự
hào về dân tộc, và tạo ra nhiều giá trị cho xã hội.
Môn học “Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam” cung cấp cho sinh viên
kiến thức cơ bản về sự ra đời, đường lối của Đảng trong các giai đoạn cách mạng, từ cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong thời kỳ
đổi mới. Thông qua việc học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt
Nam, sinh viên có cơ sở vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực giải
quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội theo đường lối, chính sách của Đảng.
Em rất may mắn khi có cơ hội được tham quan Bảo tàng Lực lượng Vũ trang Nam Bộ.
Chuyến tham quan do trường tổ chức nhằm mục đích phục vụ cho môn học Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Bảo tàng lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ được chính thức thành lập vào ngày 05
tháng 02 năm 1888. Tổng diện tích của khu bảo tàng khoảng 17.500m2 và trưng bày
khoản hơn 5000 hiện vật.
Bảo tàng lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ tọa lạc tại số nhà 247 đường Hoàng Văn
Thụ, Phường 1, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây là nơi gìn giữ và lưu
trữ những tàn tích còn sót lại sau những cuộc chiến đấu vô cùng khốc liệt trong quá khứ.
Có lẽ điều làm em ấn tượng nhất khi tham quan bảo tàng đó chính là Bộ sưu tập vũ khí thô sơ.
Đầu tiên, về không gian trưng bày rộng rãi, thoáng mát. Các mô hình được bố trí kỹ
lượng, tạo không gian chiến sự cùng với vũ khí thô sơ. Những mảng đất nền được thiết kế
chân thực với đồng cỏ, cây cỏ và địa hình đồ sộ, tạo nên một không khí sống động cho
khách thăm. Khu vực tương tác được thiết kế để cho phép khách thăm thử nghiệm và trải
nghiệm một số loại vũ khí nhỏ. Bên cạnh mỗi dụng cụ là bảng thông tin chi tiết và hình
ảnh mô tả cụ thể về mỗi mẫu vũ khí. Các mô tả bằng văn bản cùng với hình ảnh và biểu
ngữ giúp khách thăm hiểu rõ về nguồn gốc, sử dụng và tầm quan trọng lịch sử của từng mẫu vũ khí.
Những dụng cụ chiến đấu được sử dụng để chống giặc thời xưa hầu hết là thủ công và
đơn giản, không hiện đại. Dù thế, bằng sự quyết tâm cùng lòng yêu nước nồng nàn, dân
ta đã đứng lên đánh đuổi biết bao giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. Bộ sưu tập vũ
khí tại bảo tàng có thể tạo nên một cảm giác sâu sắc về lịch sử và văn hóa của lực lượng
vũ trang trong khu vực. Ngắm nhìn các mô hình chiến trường và vũ khí đã giúp em hình
dung được cảnh chiến đấu và cuộc sống hàng ngày của những người lính trong quá khứ.
Cuộc sống chiến trường khó khăn và hiểm nguy trập trùng nhưng ông cha ta không hề
chùn bước. Đây là điều mà em vô cùng ngưỡng mộ và mong muốn được học tập – một
tinh thần quả cảm và kiên định. Bởi trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người sẽ liên
tục đối mặt với khó khăn, thử thách hay sự biến đổi không ngừng của môi trường kinh
doanh, đối với một sinh viên kinh tế như em, chính tinh thần quả cảm sẽ giúp em chấp
nhận rủi ro và đối mặt với không chắc chắn, trong khi tinh thần kiên định giúp em duy trì
mục tiêu và công việc theo đuổi.
Em luôn tự hào với ước mơ học tập cao cả và sự rèn luyện vững bền về mặt thể chất và
đạo đức để trở thành một người thành công theo tinh thần "tài đức vẹn toàn". Quãng thời
gian thăm quan bảo tàng Lực lượng Vũ trang Nam Bộ đã mang đến cho em nhiều bài học
quý báu. Đây là dịp để em đắm chìm vào không khí của những thời kỳ oanh liệt, để hiểu
sâu hơn về những đồ vật, con người và khung cảnh thú vị của một giai đoạn lịch sử quan
trọng trong cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam. Điều này thực sự là nguồn động viên
mạnh mẽ, khẳng định tình yêu quê hương và niềm tự hào với lịch sử vĩ đại của đất nước.