-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập lớn kết thúc học phần Nhập môn Khu vực học và Đông Phương Học | Trường Đại học Phenikaa | Khoa Đông Phương Học
Bài viết tập trung nghiên cứu và khảo sát những tác phẩm, bài viết và bài phát biểu từ những nhà xuất bản lớn tại TQ liên quan đến lịch sử, văn minh và phát triển của TQ như cuốn Văn hóa dân gian (中国民俗)( Đại học Ngôn ngữ và Văn hóa Bắc Kinh), 中国民俗学的新时代 (FolkloreStudies), 中国民俗学发展新的里程碑 (1994) và một số tác giả khác,… Ngoài ra, bài viết còn mở rộng những đặc điểm giao thoa liên quan đến văn hóa TQ tới nền văn hóa Việt Nam, từ đó có cái nhìn cụ thể về văn hóa, lễ hội Tết trung thu qua từng thời kì. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Nhập môn Khu vực học và Đông Phương Học 1 tài liệu
Đại học Phenika 846 tài liệu
Bài tập lớn kết thúc học phần Nhập môn Khu vực học và Đông Phương Học | Trường Đại học Phenikaa | Khoa Đông Phương Học
Bài viết tập trung nghiên cứu và khảo sát những tác phẩm, bài viết và bài phát biểu từ những nhà xuất bản lớn tại TQ liên quan đến lịch sử, văn minh và phát triển của TQ như cuốn Văn hóa dân gian (中国民俗)( Đại học Ngôn ngữ và Văn hóa Bắc Kinh), 中国民俗学的新时代 (FolkloreStudies), 中国民俗学发展新的里程碑 (1994) và một số tác giả khác,… Ngoài ra, bài viết còn mở rộng những đặc điểm giao thoa liên quan đến văn hóa TQ tới nền văn hóa Việt Nam, từ đó có cái nhìn cụ thể về văn hóa, lễ hội Tết trung thu qua từng thời kì. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Nhập môn Khu vực học và Đông Phương Học 1 tài liệu
Trường: Đại học Phenika 846 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Phenika
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KH OA ĐÔNG PHƯƠNG H ỌC
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN:
NHẬP MÔN KHU VỰC HỌC VÀ ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
Giảng viên: GS/TS Nguyễn Văn Khang
Họ và tên sinh viên: Triệu Quang Vinh Mã số sinh viên: 23017092
Lớp học phần: (N02) - K17 Năm học: 2023 – 2024 Hà Nội, 04/2024 1 MỤC LỤC
Phần I. PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................... 4 TÓM TẮT
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phần II. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC HỌC VÀ ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
KHU VỰC HỌC ............................................................................................... 4
1. Khái niệm Khu vực học ............................................................................ 4
1.1. Bối cảnh ra đời của Khu vực học
1.2. Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ của Khu vực học
2. Những quan niệm của các nhà nghiên cứu về Khu vực học ................4
2.1. Quan niệm của Fred W.Riggs
2.2. Quan niệm của John Canning
2.3. Quan niệm của Yumito Sakurai
2.4. Quan niệm của Alan Tansman
2.5. Quan niệm của David L.Szanton
3. Quan điểm tiếp cận Khu vực học ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
1. Khái niệm Đông Phương Học
1.1. Khái niệm/ thuật ngữ về Đông Phương Học
1.2. Thời gian xuất hiện của Đông Phương Học
1.3. Bối cảnh lịch sử và bước khởi đầu của Đông Phương Học
2. Những tư tưởng, quan điểm, lý thuyết chi phối Đông Phương Học
2.1.1. Tư tưởng về Đông Phương Học và Thuyết vị chủng
2.1.2. Sự xuất hiện của khuynh hướng Đông Phương Học mác-xít
3. Định hướng nghiên cứu và cách tiếp cận Đông Phương Học
3.1.1. Định hướng nghiên cứu Đông Phương Học
3.1.2. Cách tiếp tận Đông Phương Học từ Châu Âu 2
Phần III. CÁC QUỐC GIA THUỘC ĐƠN VỊ KHU VỰC HỌC
Phần III. NỀN VĂN HOÁ ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………...…… 20 3
Phần I. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Tóm tắt về Khu vực học và Đông Phương Học
Khu vực học và Đông Phương học (Area Studies and Orienntal Studies) là
khái niệm khoa học liên ngành giúp nghiên cứu các quốc gia/ vùng lãnh thổ dựa
trên các phương diện xã hội, chính trị, kinh tế và văn hoá trong quan hệ với hoàn
cảnh không gian địa lí, nhằm tăng cường truyền đạt sự nhận thức của con người
về sự đạ dạng của thế giới.
Nhập môn Khu vực học và Đông Phương Học (Introduction to Area Studies
and Orienntal Studies), ta sẽ được biết những kiến thức liên quan đến chuyên
nghành, định hướng học qua tìm hiểu về những vấn đề chung của các quốc gia
phương Đông, từ những mốc thời gian đầu tiên tạo nên sự ra đời của các quốc gia
và tìm hiểu sâu hơn về cách để tiếp cận nghiên cứu nó qua những mảng kiến thức
liên quan đến lí luận và kinh nghiệm.
2. Phương pháp nghiên cứu
Từ hướng tiếp cận trên, để giải quyết nhiệm vụ khoa học của đề tài, chúng
em sử dụng kết hợp một số phương pháp chủ yếu sau:
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này nhằm giúp em hiểu
rõ, phân tích và tóm tắt thông tin từ các nguồn khác nhau để đưa ra các kết luận
và nhận định có giá trị đến mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp này giúp nhà nghiên
cứu hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các biến, đồng thời tổng kết và trình bày các
kết quả mạch lạc và dễ hiểu.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: phương pháp này được sử dụng phổ
biến trong nghiên cứu văn học và văn hoá học, giúp cho phép kết hợp và tương
tác các khoa học chuyên ngành khác nhau để giải quyết vấn đề cụ thể từ khâu xác
định vấn đề nghiên cứu, đến tìm hiểu và tiếp cận thông tin sau đó kết hợp lại kiến
thức từ nhiều lĩnh vực để đưa ra kết luận hoàn chỉnh. 4
Phần II. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC HỌC VÀ ĐÔNG PHƯƠNG HỌC KHU VỰC HỌC
1. Khái niệm về Khu vực học
Khu vực học là phần đất đai, trời biển có giới hạn rõ ràng và được vạch ra
dựa trên những tính chất, đặc điểm nào đó. Ta thường phân loại khu vực học ra
thành những vấn đề lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt như Lịch sử, Khoa học chính
trị, Kinh tế chính trị, Văn hoá, Ngôn ngữ, Địa lý, Văn học, Quan hệ quốc tế… .
Phạm vi nghiên cứu của Khu vực học dựa trên những cơ sở phân loại riêng
của từng tính chất/ đặc điểm của khu vực bao gồm thời gian từ quá khứ đến hiện
tại; địa lý từ đất liền, biển đảo, trời (không gian) và ngoài không gian. 1.1.
Bối cảnh ra đời của Khu vực học
Nhìn nhận: từ những năm 90 của thế kỉ XVIII có sự phân chia Khoa học – Xã
hội thành các chuyên ngành (VD: Kinh tế học, Chính phủ học, Tâm lí học,…).
Cho đến nay bối cảnh ra đời của Khu vực học chưa được công bố chính xác về
thời gian xuất hiện và chỉ có những quan điểm nghiên cứu khác nhau về nó:
+ Khu vực học xuất hiện từ thời điểm ra đời Đông Phương học của người
Châu Âu (Quan điểm của Edward W.Said)
+ Khu vực học ra đời vào cuối TK XVIII đầu TK XX với trào lưu nghiên cứu
nhân học văn hoá của người phương Tây tại nhiều khu vực khác nhau trên thế
giới, đặc biệt là tại Tây và Nam của Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, Nam Mỹ +
Khu vực học chỉ thực sự ra đời và phát triển từ sau WW2 với sự bùng nổ của
nghiên cứu khu vực ở Mỹ. 1.2.
Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ của Khu vực học 1.2.1. Mục đích
• Đối với chính trị và an ninh quốc gia: tìm hiểu các vấn đề liên quan đến an
ninh quốc gia, quan hệ các nước láng giềng, tình hình chính trị trên thế giới. 5
• Đối với kinh tế: giúp phát triển kinh tế đất nước một cách trọn vẹn.
• Đối với khoa học: góp phần bổ sung dữ liệu chuyên nghành cho nghiên
cứu và phát triển khoa học.
• Đối với sự thúc đẩy hiểu biết giữa các dân tộc: là xuất phát điểm của khu
vực học và dân tộc học. 1.2.2. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của Khu vực học là quốc gia bởi nó là một khái niệm
cần tập trung vào 1 vấn đề cụ thể, khám phá khía cạnh như lịch sử, văn hoá,… .
Khu vực học cũng có thể xem xét các vùng lãnh thổ mà không giới hạn bởi
biên giới quốc gia. Điều này có thể bao gồm các khu vực địa lý như châu lục,
khu vực biển, hay các khu vực đặc biệt như khu vực Đông Nam Á, châu Phi, và nhiều hơn nữa. 1.2.3. Nhiệm vụ
Nghiên cứu Khu vực học giúp cung cấp cho ta một tri thức toàn diện hoặc
vấn đề chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó của quốc gia và khu vực mà ta nghiên cứu.
GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN NGÀNH CỦA BẢN THÂN
1. Chuyên nghành đang theo học
Hiện tại em đang là SV năm nhất theo học ngành Đông Phương Học tại ĐH
Phenikaa. Theo cách hiểu chung thì Đông Phương Học là nghành nghiên cứu về
các nước Phương Đông như TQ Học, Việt Nam Học, Nhật Bản Học, Hàn Quốc
Học, Ấn Độ Học, Úc Học,… và các quốc gia phương Đông nói chung. SV sẽ
được tìm hiểu và học hỏi về 01 quốc gia cụ thể và cả ngôn ngữ của họ thông qua
việc lựa chọn định hướng phù hợp cho bản thân.
2. Lý do lựa chọn chuyên nghành
Bởi sở thích và định hướng cá nhân mà em được gia đình và bạn bè ủng hộ,
từ đam mê về Công nghệ, Nghệ thuật (vẽ tranh) đến niềm đam mê Ngoại ngữ. 6
Qua tìm hiểu, em biết được cơ hội của nghành ngôn ngữ nói chung và
nghành Đông Phương Học nói riêng đều có những đặc thù và cơ hội khá giống
nhau, đủ đáp ứng yêu cầu định hướng của em là làm một Hướng dẫn viên du
lịch cả Outbound và Inbound hoặc một Phiên dịch viên đối với 2 ngôn ngữ là
Tiếng Anh và Tiếng Trung. Em được gia đình tạo cho những cơ hội và cùng xác
định định hướng sau này của em. Và từ đó em đã lựa chọn định hướng chính cho bản thân là Ngôn ngữ.
3. Mục tiêu trong tương lai gần
Định hướng của em trong tương lai gần được xác định sẽ làm đúng theo
những đam mêm mà em tìm ra. Em đang phát triển định hướng chính là Ngoại
ngữ để đạt tới trình độ đủ chuyên nghiệp, hướng tới ước mơ trở thành Hướng
dẫn viên du lịch và Phiên dịch viên. Đối với môi trường làm việc, em dự định sẽ
chọn những nơi có khả năng và cơ hội cao dành cho định hướng Hướng dẫn
viên, như là Hà Nội cũng chính là nơi phát triển và nhiều cơ hội được tiếp xúc
với những con người, nhà tuyển dụng có nhu cầu.
GIỚI THIỆU VỀ LỄ HỘI TẾT TRUNG THU CỦA TQ 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trung Quốc (TQ) được coi là một đất nước rộng lớn nằm ở phía Đông tại
Châu Á, bờ tây Thái Bình Dương. TQ là một trong những cái nôi văn minh nhân
loại hình thành sớm nhất. Chế độ phong kiến của TQ gồm các nhà nước Tần
(221 TCN - 206 TCN) - Hán (206 TCN - 220 CN) - Tuỳ (581 - 619) - Đường
(618 -907) - Tống (960 - 1279 )- Nguyên (1802 - 1945) - Minh (1368 - 1644) -
Thanh (1616 - 1912) đã tạo cho TQ rất nhiều những nét đẹp văn hoá mang
phong cách rất riêng của đất nước này, từ văn hoá vật chất như ăn, ở, mặc, đi lại
đến văn hoá tinh thần như văn chương, kĩ thuật, nghệ thuật.
Văn hóa lâu đời của TQ ảnh hưởng ít nhiều tới những nền văn hóa của
những quốc gia khác trong đó có Việt Nam. Sự ảnh hưởng từ những nền tôn 7
giáo, văn học, nền tư tưởng,… . Một trong số đó ta có thể kể đến ngày Tết trung
thu (hay Ngày hội Trăng rằm, Tết trông trăng, Tết hoa đăng) (中秋節) là một lễ
hội lâu đời và ảnh hưởng lớn tới giao thoa văn hóa tại Việt Nam.
1.2. Đối tượng được giới thiệu
Bài viết tập trung nghiên cứu và khảo sát những tác phẩm, bài viết và bài
phát biểu từ những nhà xuất bản lớn tại TQ liên quan đến lịch sử, văn minh và
phát triển của TQ như cuốn Văn hóa dân gian (中国民俗)( Đại học Ngôn ngữ
và Văn hóa Bắc Kinh), 中国民俗学的新时代 (FolkloreStudies), 中国民俗学
发展新的里程碑 (1994) và một số tác giả khác,… Ngoài ra, bài viết còn mở
rộng những đặc điểm giao thoa liên quan đến văn hóa TQ tới nền văn hóa Việt
Nam, từ đó có cái nhìn cụ thể về văn hóa, lễ hội Tết trung thu qua từng thời kì.
1.3. Phạm vi của đối tượng được giới thiệu
Phạm vi nghiên cứu của bài viết là giới thiệu những đặc điểm, so sánh lễ hội
Tết trung thu của TQ qua từng thời kì từ giai đoạn thời Thương (1600–1046
TCN), giai đoạn đầu tiên của Tết trung thu, biểu hiện đầu tiên của những hiện
thực phản ánh cuộc sống vào nền văn hóa được thể hiện đặc sắc như phong tục,
cách thể hiện, cử chỉ, ăn nói theo thời gian.
1.4. Mục đích giới thiệu
Những phong tục truyền thống dân gian xuất hiện từ thời xa xưa, góp phần
lớn đến nền văn minh văn hóa xã hội bây giờ. Bài viết này nhằm mang tính giới
thiệu và truyền đạt lại những kiến thức về lễ hội Trung thu nổi tiếng của Châu Á.
Đưa cho người đọc một cái nhìn tổng quan nhất về lễ hội này. Song, giúp cho
giới trẻ hiện này nhận thức và tăng tầm hiểu biết hơn về việc văn hóa bấy giờ là cực kì quan trọng.
1.5. Những nhiệm vụ trong quá trình giới thiệu
Chỉ ra nhiệm vụ nghiên cứu của về đề tài lễ hội Tết Trung thu của TQ, song
qua đó là chỉ ra được những nét tương đồng, ảnh hưởng tới lễ hội Tết Trung thu 8
của Việt Nam. Bài viết đào sâu vào giá trị văn hóa, cũng nhắc tới những giai
đoạn lịch sử của nền văn hóa Trung thu. Qua đó người đọc thấy được những nét
cơ bản và sâu xa của lễ hội Tết Trung thu thời bấy giờ. 2. NỘI DUNG
2.1. Nguồn gốc tên gọi
Tết Trung thu (chữ Nôm: 節中秋; tiếng Trung: 中秋節) được lấy nguyên
mẫu từ âm Hán Việt. Theo cuốn 现代实用汉语词典 (Từ điển Hán ngữ thực
dụng hiện đại), “trung” (中 zhōng), là một động từ và danh từ chỉ vịtrí, gồm bộ
Cổn 丨 và bộ Khẩu 口, mang nghĩa chính giữa, trung tâm. Là một danh từ chỉ
thời gian, “thu”(秋 qiū) là sự kết hợp của chữ Hòa 禾 (lúa), và chữ Hỏa 火
(lửa). “Thu” là một trong bốn mùa, cũng khi người nông dân gặt hái và thu
hoạch hoa màu theo lịch nông nghiệp. Như vậy, “Trung thu” chính là ngày chính
giữa của mùa thu theo lịch âm (ngày 15 tháng 8).
2.2. Nguồn gốc, truyền thuyết
Truyền thuyết chú Cuội ngồi dưới gốc cây đa mà chúng ta được nghe từ bà
ngoại, mẹ kể từ khi còn nhỏ, bắt nguồn từ truyền thuyết “Người đàn ông ngồi
dưới gốc cây trên cung trăng”. Vào những ngày rằm, phần đen của mặt trăng
khiến người nông dân nước ta xưa nhớ đến hình ảnh cây đa, biểu tượng của làng
quê Việt Nam, nhưng ở TQ lại là hình ảnh cây quế. Theo truyền thuyết TQ, chả
quế của Ngô Cường có chút khác biệt, Ngô Cường bị đày xuống cung trăng vì
tội xúc phạm hoàng đế và bị trừng phạt chặt cây quế suốt đời. Hình ảnh Ngô
Cường chẻ quế và hình ảnh chú Cuội dưới gốc cây đa đều có nét tương đồng, đã
trở thành hình ảnh quen thuộc trong những ngày rằm tháng Tám ở cả hai nước.
Theo Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục, tục treo đèn lồng để
trưng bày trong lễ hội là một truyền thống xa xưa của vua Minh Hoàng nước
Đường. Việc tổ chức Tết Trung thu như một lễ hội đã trở nên phổ biến từ thời nhà Đường. 9
2.3. Phong tục, lễ nghi
2.3.1. Phong tục rước đèn
Lễ rước đèn Trung thu có nguồn gốc từ TQ. Phong tục này bắt nguồn từ
truyền thuyết thời nhà Tống. Từ đó về sau, mỗi dịp Trung thu, nhà nào cũng treo
đèn lồng, rước đèn thả cá chép xuống hồ. Tuy đều gọi là rước đèn nhưng ở mỗi
nước cách tổ chức và ý nghĩa phong tục lại khác nhau rõ ràng. Trong dịp Tết
Trung thu nói riêng và các ngày lễ lớn nói chung, người TQ thường treo đèn
lồng đỏ trong nhà và trước cửa nhà.
Đèn lồng được tạo ra nhằm mục đích tỏa ánh sáng phát ra từ ngọn nến bên
trong. Khung đèn được làm bằng tre, mây, sợi thép… và được bọc bằng giấy
hoặc vải. Có những chiếc đèn lồng có hình dạng động vật, bông hoa, nhân vật
hoạt hình, vv..., . Ý nghĩa trọn vẹn, cũng giống như hình ảnh mặt trăng, là hình
ảnh tượng trưng của Tết Trung thu.
Khác với TQ, người Việt không treo đèn lồng đỏ, cũng không thả đèn trời,
đèn hoa đăng mà sẽ rước đèn ông sao.
2.3.2. Phong tục múa rồng, múa lân
Lễ hội múa rồng lửa thường kéo dài ba đêm và bắt đầu vào tối ngày 14 tháng
8 âm lịch. Hình nộm rồng dài hơn 70m, thân chia làm 32 phần, trên đặt hương.
Các vũ công phối hợp với nhau để tạo ra những động tác uyển chuyển mượt mà,
tạo hình ảnh con rồng sáng bay trên bầu trời đêm. Hình ảnh con rồng uy nghi
tượng trưng cho sức mạnh và trí tuệ, mang lại sự thịnh vượng, hạnh phúc cho con người.
Khác với phong tục múa rồng lửa của TQ, múa lân là một phần không thể
thiếu trong Tết Trung thu ở Việt Nam.
2.3.3. Phong tục ngắm trăng
Ở TQ, đã có phong tục ngắm trăng vào ngày rằm tháng 8 từ xa xưa. Vào thời
nhà Đường và nhà Tống, phong tục quan sát mặt trăng ngày càng trở nên phổ
biến. Đặc biệt thời nhà Tống, đêm Trung thu là đêm không ngủ, chợ mở cửa
suốt đêm để du khách ngắm trăng. 10
2.4. Thưởng thức các loại bánh nướng
2.4.1. Bánh trung thu (bánh nướng)
Ở TQ cổ đại, bánh trung thu thường được dùng để thờ thần Mặt trăng. Dần
dần, chiếc bánh này trở thành biểu tượng cho sự đoàn viên, đoàn tụ của gia đình.
Ngày nay, khi Tết Trung thu đến gần, bánh trung thu được bán khắp thành phố.
Vào cuối thời nhà Nguyên, triều đình tham nhũng và đánh thuế nặng nề.
Trong thời kỳ kháng chiến, họ đã lên kế hoạch nướng những chiếc bánh tròn và
nhét vào đó những thông điệp bí mật về thời điểm khởi nghĩa - ngày 15 tháng 8
(âm lịch), khi trăng tròn và đẹp nhất. Sau khi khởi nghĩa thành công, món bánh
đặc biệt này trở nên rất phổ biến trong nhân dân và được nướng trong dịp Tết Trung thu thời nhà Minh. 2.4.2. Bánh pía
Nó có nguồn gốc từ Bánh trung thu Triều Châu (朥饼), một loại bánh ngọt
truyền thống từ miền Nam TQ được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, với
``朥'' nghĩa là mỡ lợn trong phương ngữ Triều San. Vỏ bánh trung thu kiểu Triều
Châu được làm bằng bột mì và nước mỡ lợn, nhân có nhiều hương vị khác nhau
như đậu xanh, khoai môn, lòng đỏ trứng, tương tự như bánh pía Việt Nam.
2.5. Các hình tượng gắn liền với Tết Trung thu
Hình ảnh Thỏ Ngọc và Thỏ Thần gắn liền với Tết Trung Thu. Trong văn hóa
TQ, thỏ là biểu tượng của sự trường thọ. Hình ảnh con thỏ mang ý nghĩa nhân
văn sâu sắc và ẩn chứa những bài học về lòng nhân hậu, sự chia sẻ trong lúc khó khăn.
Thỏ Ngọc là loài động vật sống trên mặt trăng và có nhiệm vụ nghiền nát
thần dược trường sinh bất tử. 11
Thỏ Nhi Gia (Thỏ Thần) là linh vật thờ mặt trăng, thường được làm bằng đất
sét, có đầu thỏ và thân người, thân mặc giáp và treo cờ trên lưng, hoặc có hình
ngồi hoặc đứng hoặc đôi khi bằng cách đánh bằng gậy. cối hoặc chày. 2.6. Ý nghĩa
Với người dân Trung Hoa, Tết Trung thu chính là lễ hội để tôn vinh sự hy
sinh của người phụ nữ và cũng được là ngày Tết đoàn viên. Đây cũng là dịp
hiếm hoi trong một năm để mọi người trở về nhà quây quần, dùng bữa cơm sum
họp đầm ấm, ngắm trăng, uống trà và trò chuyện cùng gia đình. ưBận rộn với
công việc đồng áng quanh năm, chỉ đến rằm tháng 8 người lớn mới có cơ hội thể
hiện tình yêu thương, sự quan tâm đối với trẻ em, chính vì thế ngày lễ này còn
được gọi là ngày tết thiếu nhi.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Cho đến nay, Tết Trung thu vẫn là một trong những ngày lễ lớn và là một
phần không thể thiếu trong văn hóa của TQ. Nghiên cứu đưa ra góc nhìn tổng
thể về những văn hóa đón Tết Trung thu ở Việt Nam và TQ từ xưa đến nay, đi cụ
thể hơn vào TQ, mong muốn mang đến cho mọi người, đặc biệt là giới trẻ những
hiểu biết cơ bản về nguồn gốc, phong tục tập quán của lễ hội. Những phong tục
tập quán đặc trưng trong dịp lễ này góp phần bảo tồn những nét văn hóa truyền
thống đậm đà bản sắc dân tộc.
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Kế Bính (2005), Việt Nam phong tục, NXB Văn học.
2. https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1nh_trung_thu .
3. https://www.chinesefolklore.org.cn/web/index.php?NewsID=2725 .
4. https://luocsutocviet.com/ .
5. Cuốn Văn hóa dân gian (中国民俗)( Đại học Ngôn ngữ và Văn hóa Bắc Kinh).
6. 中国民俗学的新时代 (FolkloreStudies). 12