Bài tập lớn - Kĩ năng làm việc nhóm | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bài tập lớn - Kĩ năng làm việc nhóm | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kĩ năng làm việc nhóm (UEB)
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|45316467 lOMoARcPSD|45316467
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
(Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế)
Môn Kỹ năng làm việc nhóm BÀI TẬP LỚN
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Nhật Linh
Sinh viên thực hiện:
Dương Nguyễn Long Khánh
Mã sinh viên: 20050854
Lớp: QH-2020-E KTQT 6
Hà Nội - Tháng 7/2021 lOMoARcPSD|45316467 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................2 P hần 1: Á
p dụng các kỹ năng quản lý nhóm: kỹ năng xử lý mâu thuẫn/xung
đột, kỹ năng điều hành cuộc họp, kỹ năng giao tiếp và truyền thông, kỹ năng
lắng nghe,… để xây dựng tình huống dự phòng tại nhóm làm việc của một
công ty mà em biết và giải quyết tình huống các công việc chưa hiệu quả của
nhóm làm việc tại công ty đó?...........................................................................3 P hần 2: B
ình luận câu nói sau: " Hình mẫu trong kinh doanh của tôi là nhóm
nhạc The Beatles. Bốn người họ hỗ trợ và cân bằng lẫn nhau. Và thành công
của cả nhóm luôn rực rỡ hơn thành công của từng thành viên. Kinh doanh
cũng như vậy: Thành tựu vĩ đại không bao giờ được mang lại bởi một cá nhân duy nhất
, mà nó là nỗ lực của cả tập thể” . (
Steve Jobs) ..........................9 P hần 3: T
ại sao chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc trong giao tiếp? Những
nguyên tắc trong giao tiếp là do con người đặt ra vậy nên phải chăng mỗi
doanh nghiệp nên tự đặt ra cho mình những nguyên tắc giao tiếp riêng?........17
KẾT LUẬN.........................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................26 lOMoARcPSD|45316467 LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống và trong học tập, kỹ năng làm việc nhóm chính là
một trong những kỹ năng mềm quan trọng bậc nhất đối với sinh viên nói
riêng cũng như tất cả mọi người nói chung. Trên thực tế, kỹ năng cứng
(tri thức) của con người chỉ tạo nên 25% thành công của người đó trong
công việc, 75% thành công còn lại chính là nhờ những kỹ năng mềm, mà
một trong số đó chính là kỹ năng làm việc nhóm. Hơn nữa, trong thời kỳ
hội nhập và phát triển như ngày nay, nếu như chúng ta không có khả
năng làm việc nhóm với những người khác thì sẽ nhanh chóng bị tụt lại so với thời đại.
Kỹ năng làm việc nhóm là một cá nhân đều cùng làm việc với những
người xung quanh, có thể là những bạn trong lớp, là đồng nghiệp hoặc là
những người cùng chung chí hướng cho một dự án để cùng nhau hướng
tới một cái đích chung đó là hoàn thành công việc được giao một cách
xuất sắc và hoàn hảo nhất.
Làm việc nhóm chính là kỹ năng không thể thiếu ở thế kỷ 21. Một
nhóm cùng làm việc với nhau, đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề
cũng như phương án để cùng hoàn thành công việc, nhiệm vụ và dự án.
Ai cũng đều cần đóng góp sức lực của mình vào trong đó. Kỹ năng làm
việc nhóm quan trọng bởi vì con người khó có thể sống độc lập mà giải
quyết công việc. Làm việc nhóm chính là sự tất yếu của một cuộc sống
bận rộn và ai cũng cố gắng để có một cuộc sống tốt hơn.
Tóm lại, kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng quan
trọng bậc nhất của thời đại ngày nay. Sinh viên chúng ta cần có khả
năng làm việc nhóm để có thể hoàn thiện bản thân 2 lOMoARcPSD|45316467
hơn trong cuộc sống, công việc học tập hiện tại cũng như con đường lập nghiệp sau này. 3 lOMoARcPSD|45316467
Phần 1: Áp dụng các kỹ năng quản lý nhóm: kỹ năng xử lý mâu
thuẫn/xung đột, kỹ năng điều hành cuộc họp, kỹ năng giao tiếp và
truyền thông, kỹ năng lắng nghe,… để xây dựng tình huống dự phòng
tại nhóm làm việc của một công ty mà em biết và giải quyết tình huống
các công việc chưa hiệu quả của nhóm làm việc tại công ty đó? Trả lời:
Làm việc trong bất kỳ lĩnh vực nào, mỗi người suy cho cùng cũng
chỉ là một phần nhỏ của tập thể. Hoạt động tập thể hiệu quả chắc chắn
cần phải có người lãnh đạo tài năng. Để có thể trở thành một người
như vậy, chúng ta không thể thiếu được những kỹ năng quản lý nhóm quan trọng.
Vậy kỹ năng quản lý nhóm là gì?
Kỹ năng quản lý nhóm là vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm
của bản thân giúp nhóm phối hợp, tương tác với nhau nhịp nhàng,
hướng tới đạt được mục đích chung. Kỹ năng quản lý đội nhóm rất quan
trọng với những người làm lãnh đạo. Các công ty có thể bỏ ra rất nhiều
tiền để tuyển những nhân viên tài năng nhất. Tuy nhiên, nếu như người
lãnh đạo tồi, không có kỹ năng quản lý tốt thì cũng sẽ không thể phát triển. Những nhân 4 lOMoARcPSD|45316467
viên giỏi sẽ không bao giờ muốn làm việc dưới trướng một người sếp kém cỏi.
Quản lý đội nhóm tốt có thực sự quan trọng?
Google - một trong những công ty lớn rất quan tâm đến việc cải thiện
hiệu quả công việc qua hoạt động teamwork. Gã khổng lồ công nghệ này
đã bỏ ra hàng triệu đô la để khảo sát và đo lường từng yếu tố trong hoạt
động thường ngày của nhân viên. Từ những công việc nhỏ nhặt như mọi
người có ăn bữa trưa cùng nhau hay không, cho đến đâu là tính cách
thường gặp ở những người quản lý giỏi nhất.
Quan niệm thường thấy của của mọi người là nhóm có nhiều thành
viên nổi trội sẽ là tốt nhất. Nhưng kết quả nghiên cứu của Google lại gây
bất ngờ. “Tiêu chuẩn nhóm” mới là điều tạo ra sự khác biệt. Và tiêu
chuẩn này sẽ được đặt ra bởi những người có kỹ năng quản lý đội nhóm tốt.
Kỹ năng quản lý sẽ nhóm mang lại những lợi ích gì?
Ta có thể tham khảo thêm một nghiên cứu khác của Google tên là
“Project Oxygen”. Dự án này nhằm tìm kiếm những hành vi, phẩm chất
của một người làm lãnh đạo hoàn hảo. Kiến thức chuyên môn thực ra
không quá quan trọng. Điều quan trọng với 5 lOMoARcPSD|45316467
một người lãnh đạo là trí tuệ về cảm xúc, khả năng hiểu được bản thân
và cả nhân viên của họ. Những yếu tố đó góp phần làm nên kỹ năng
quản lý và làm việc nhóm hiệu quả. Nếu rèn luyện được kỹ năng này,
chúng ta không chỉ là gia tăng được chất lượng và hiệu quả công việc
mà còn có cơ hội chạm đến được đỉnh cao sự nghiệp. Bên cạnh đó,
nhân viên cấp dưới hay những thành viên trong đội nhóm cũng sẽ có xu
hướng muốn gắn bó lâu dài với công việc cùng chúng ta hơn.
Một số kỹ năng liên quan trực tiếp đến việc quản lý nhóm tốt như là:
Kỹ năng lập kế hoạch, tư duy chiến lược Kỹ
năng giải quyết xung đột Kỹ năng thích ứng
Kỹ năng xây dựng mối quan hệ Kỹ
năng giao tiếp, đàm phán Kỹ năng quản lý thời gian ………
Sau đây là một số tình huống dự phòng tại nhóm làm việc của công
ty thời trang Yody và phương hướng giải quyết tình huống các công
việc chưa hiệu quả của nhóm làm việc tại công ty này. 6 lOMoARcPSD|45316467
Tình huống 1: Trong buổi nhận phân công công việc từ cấp trên,
người trưởng nhóm đã nhận một công việc mới. Tuy nhiên, các thành
viên trong nhóm phản đối không chịu làm vì họ cho rằng người trưởng
nhóm nhận phần công việc nặng và khó khăn hơn các nhóm khác, trong
khi mức lương thưởng thì như nhau. ⇒ T
rả lời : Sau khi đọc, chúng ta có thể thấy được tình huống như trên
sẽ liên quan tới một số vấn đề trong làm việc nhóm như phân chia công
việc không hiệu quả, mâu thuẫn với các nhóm làm việc khác, tiếp cận
vấn đề theo sự hơn thua, thiếu sự tin tưởng, không trách nhiệm với công việc,…
Đầu tiên, theo như tình huống được đưa ra là có sự mâu thuẫn từ
phía các thành viên của nhóm mình với các nhóm làm việc khác ở công
ty. Nếu là một người trưởng nhóm, ta cần dùng kỹ năng lắng nghe của
mình để có thể vừa nghe vừa thấu hiểu được những khó khăn, những ý
kiến, quan điểm bất đồng của các thành viên. Lắng nghe chính là thể
hiện sự tôn trọng, sự quan tâm của bản thân ta tới nhóm và mọi người
đồng thời cũng thể hiện tính trách nhiệm cao với công việc mà mình được giao.
Sau khi lắng nghe hết những phàn nàn và phản đối của các thành
viên vì tình công bằng trong công việc ở công ty, ta sẽ áp 7 lOMoARcPSD|45316467
dụng kỹ năng giao tiếp, đàm phán để tiếp tục xử lí tình huống. Có lẽ
một lời xin lỗi đến mọi người ở trong nhóm sẽ giúp ích rất nhiều để giải
quyết vấn đề hiện tại, ví dụ như “Rất xin lỗi vì những bức xúc mà mọi
người đang gặp phải! Thực sự đây là công việc do cấp trên giao nên tôi
cũng không thể thay đổi hay xin phép cho nhóm không làm được…”.
Tiếp theo đó, ta sẽ hướng tới đàm phán cùng với các thành viên:
“Nếu mọi người đồng ý hợp tác với tôi để cả nhóm cùng hoàn thành
công việc thật tốt thì tôi sẽ báo cáo lại những vấn đề này để cấp trên
có thể xử lí giúp chúng ta một cách ổn thỏa hơn. Có thể mức lương
thưởng sẽ tăng lên và xứng đáng với công sức của cả nhóm hoặc nếu
không được thì có thể lần sau công việc mà công ty giao xuống sẽ nhẹ
nhàng hơn một chút với mọi người”.
Cuối cùng sẽ là những lời động viên, cảm ơn tới các thành viên
trong nhóm rằng: “Cuộc sống vốn luôn công bằng với bất kìa ai nên dù
lần này gặp khó khăn nhưng có thể lần sau may mắn sẽ đến với nhóm
chúng ta nhiều hơn! Và nếu không có mọi người thì tôi cũng không thể
một mình xoay sở để hoàn thành công viêc mà cấp trên giao được. Nên
với tư cách là một người trưởng nhóm, tôi mong chúng ta sẽ cố gắng
hết sức dù trong bất kì hoàn cảnh nào đi chăng nữa để có thể giúp công
ty Yody phát triển mạnh mẽ cũng như sự thăng tiến hay thành công
trong sự nghiệp của mọi người!”. Những lời khích lệ, động viên như vậy
chính là chiếc chìa khóa tinh thần giúp cả nhóm có thể giải quyết xung
đột và các thành viên gắn kết, đồng lòng với nhau để cùng hoàn thành công việc được giao. 8 lOMoARcPSD|45316467
Tình huống 2: Nhóm bán hàng nhận một nhiệm vụ mới và phải đạt
doanh số bán hàng công ty đặt ra. Bởi vậy, trong nhóm có hiện tượng
cạnh tranh không lành mạnh với nhau để chạy đua theo doanh số. Điều
này ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của cả nhóm và có nguy cơ ảnh
hưởng đến uy tín của nhóm, của công ty với khách hàng. ⇒ T
rả lời : Sau khi đọc, chúng ta có thể thấy được tình huống như
trên sẽ liên quan tới một số vấn đề trong làm việc nhóm như tiếp cận
vấn đề theo triết lý thắng - thua, cách làm việc chưa hợp lí, không lành
mạnh,… Trên cương vị là nhóm trưởng của nhóm bán hàng trên, ta sẽ
áp dụng các kỹ năng quản lý nhóm để xử lí vấn đề trên như sau:
- Kỹ năng xử lí mâu thuẫn/ xung đột: Đầu tiên, ta phải tìm ra nguồn
gốc tại sao tình trạng chạy đua theo doanh số lại xảy ra trong nhóm bán
hàng của mình. “Liệu có một nhóm thành viên nào tập hợp lại và cùng
nhau lên kế hoạch để làm như vậy hay không? Hay đang trong thời gian
dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và mọi người đang gặp khó khăn
nên chỉ chăm chú đến việc kiếm tiền cho bản thân?...”. Tiếp theo, nhóm
trưởng nên tổ chức cuộc họp nho nhỏ để lắng nghe những tâm tư,
nguyện vọng của các thành viên về tình trạng cạnh tranh không lành
mạnh đang xảy ra trong nhóm để giải quyết vấn đề sao cho công bằng
và hợp lí nhất. Sau đó ta sẽ để mọi người cùng thảo luận rồi đưa ra
nhiều hướng xử lí để có thể dễ dàng lựa chọn và đáp ứng được hầu hết
các thành viên. Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, đó
chính là những lời động viên, khích lệ đến từ người nhóm trưởng – chất
keo để gắn kết các thành viên lại, giúp tập thể đoàn kết, làm việc lành
mạnh hơn để đạt được kết quả tốt. 9 lOMoARcPSD|45316467
- Kỹ năng giao tiếp, đàm phán: đây là một kỹ năng không thể thiếu
khi ta xử lí những mâu thuẫn/ xung đột trong nhóm như đã đề cập ở trên.
Đối với tình huống này, ta cần giải thích cặn kẽ lý do tại sao mọi người
đừng cố chạy theo doanh số mà làm việc không lành mạnh, từ đó
khuyên các thành viên vì lợi ích chung của cả nhóm để cùng phấn đấu
làm việc vì chúng ta đang làm việc trong môi trường tập thể nên phải có
trách nhiệm với thành tích chung của tập thể. Ví dụ như “Tôi mong mọi
người đừng chỉ làm việc vì lợi ích riêng cho bản thân. Như vậy sẽ không
mang lại kết quả tốt cho nhóm, làm công ty mất uy tín trong mắt khách
hàng. Dần dần điều này sẽ gây ra những bất lợi cho chúng ta như công
việc nặng nhọc hơn trong khi đồng tiền lương kiếm được dần giảm đi,…
Cả tập thể cùng nhau đồng lòng, cố gắng thì công việc sẽ được hoàn
thành một cách chỉnh chu và thậm chí là nhanh nhất có thể”.
- Kỹ năng lập kế hoạch, tư duy chiến lược: Sau khi thuyết phục được
cả tập thể làm việc sao cho hợp lí và lành mạnh thì người nhóm trưởng
cần có những kế hoạch riêng để phân chia công việc bán hàng sao cho
hợp lí nhất với tất cả mọi người, có những chiến lược để cả nhóm không
chỉ hoàn thành được doanh số mà công ty đặt ra mà còn cùng nhau
vượt chỉ tiêu được giao. Từ đó sẽ mang lại được nhiều lợi thế, lợi ích
cho nhóm, các thành viên sẽ cảm thấy vui vẻ, gắn kết với nhau hơn và
làm việc sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Như vậy, chúng ta đã phần nào giải quyết tình huống trên một
cách ổn thỏa và đồng thời cũng có thể ngăn ngừa được những tình
trạng tương tự xảy ra trong tương lai để nhóm làm việc có thể gặt hái
được nhiều thành công cũng như giúp cho công ty Yody phát triển mạnh mẽ. 10 lOMoARcPSD|45316467 11 lOMoARcPSD|45316467
Phần 2: Bình luận câu nói sau: "Hình mẫu trong kinh doanh của tôi
là nhóm nhạc The Beatles. Bốn người họ hỗ trợ và cân bằng lẫn nhau.
Và thành công của cả nhóm luôn rực rỡ hơn thành công của từng thành
viên. Kinh doanh cũng như vậy: Thành tựu vĩ đại không bao giờ được
mang lại bởi một cá nhân duy nhất, mà nó là nỗ lực của cả tập thể”. (Steve Jobs) Trả lời:
Có lẽ không ai là không biết tới Steven Paul Jobs, nhắc đến ông là
chúng ta nhắc tới Apple hay những món đồ công nghệ như iPhone,
iPad hay iMac… Không cần nhìn đến những chỉ số trong tổng doanh thu
smartphone toàn cầu, chúng ta cũng có thể thấy được sự phổ biến của
thương hiệu Apple lớn đến mức nào. Bởi vì hầu như mỗi người, ai cũng
sở hữu cho mình một món đồ đến từ công ty với logo hình “quả táo cắn
dở” rất đặc trưng và nổi tiếng này. Để có được sự thành công như ngày
hôm nay chính là nhờ một phần lớn ở tài năng và những đóng góp vĩ
đại của chủ tịch Steve Jobs.
Mỗi câu nói mà Steven để lại cho đời đều là một bài học, một triết lí
sống để giúp chúng ta có thể tiếp thu và áp dụng, từ đó 12 lOMoARcPSD|45316467
tìm ra được chiếc chìa khóa có thể thay đổi sự nghiệp cho bản thân.
Câu nói trên cũng vậy, sau khi đọc thì chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai
cũng đều nghĩ đến câu tục ngữ:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Phải chăng đây cũng là điều mà vị doanh nhân nổi tiếng này muốn gửi
gắm tới tất cả mọi người? Những lời nói ấy có lẽ không đơn thuần chỉ là
triết lí để người đọc áp dụng vào trong công việc kinh doanh. Ẩn ý trong
đó chính là tầm quan trọng hay lợi ích mà sức mạnh tập thể mang lại cho
con người. Đồng thời câu nói cũng như muốn nhắc nhở chúng ta về việc
rèn luyện các kỹ năng để có thể tạo dựng nên nhóm làm việc phù hợp và
dần dần gặt hái được những thành công trong cuộc sống.
Vậy sức mạnh tập thể là gì? Nó mang lại những tác động, ảnh hưởng
như thế nào tới chúng ta? Tập thể là chỉnh thể gồm các cá nhân có quan
hệ với nhau trong từng nhóm xã hội trên cơ sở những quan điểm chung
về nhu cầu, về lợi ích trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng.
Từ đó hình thành nên những thứ gọi là gia đình, lớp học, cơ quan, câu
lạc bộ… Và sức mạnh tập thể là sức mạnh của tất cả các cá nhân như
vậy gộp lại rồi hình thành nên. Nghe tới đây cũng đủ cho ta hình dung ra
cái sức mạnh tiềm tàng ấy to lớn và mạnh mẽ thế nào. Nhưng để có thể
hiểu hết tầm quan trọng của sức mạnh tập thể trong việc góp phần tạo
nên những thành công vẻ vang như Steve Jobs đã nói thì không hề dễ dàng một chút nào.
Trước hết, hãy xem xét những ảnh hưởng mà nó mang lại từ cuộc
sống xung quanh bản thân chúng ta. Nếu có cá nhân thì ắt sẽ có tập thể
bởi vì đây là hai phạm trù cùng song song tồn tại, 13 lOMoARcPSD|45316467
bổ trợ lẫn nhau và sức mạnh tập thể chính là liều thuốc tinh thần để đưa
cá nhân vươn tới giành lấy những trái ngọt trên cành cây cao của cuộc
đời. Khi ta gặp phải bài tập khó, những người bạn thân đến gần và cùng
trao đổi về nó thì việc giải đáp sẽ diễn ra một cách dễ dàng hơn rất
nhiều. Hay như vào mùa thu, khi thấy bầy ngỗng trời bay về phương
Nam để tránh đông theo hình chữ V, liệu ta có tự hỏi những lý lẽ khoa
học nào có thể rút ra từ đó? Mỗi khi một con ngỗng vỗ đôi cánh của
mình, nó tạo ra một lực đẩy cho con ngỗng bay ngay sau nó. Bằng cách
bay theo hình chữ V, đàn ngỗng tiết kiệm được 71% sức lực so với khi chúng bay từng con một.
Vậy nên tỉ phú Warrent Buffett mới có một câu nói rất hay: “Nếu muốn đi
nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi thật xa, hãy đi cùng nhau”. Cuộc
sống là sự tương tác và gắn bó giữa người với người, không ai có thể tự
khẳng định rằng mình sẽ làm việc độc lập mà không cần đến bất kì sự
giúp đỡ của người khác nên hãy tận dụng thật tốt sức mạnh tập thể vì
những ý nghĩa to lớn mà nó đem lại. Bên cạnh đó, sức mạnh tập thể đôi
khi cũng như tấm khiên vững chắc bảo vệ cá nhân khỏi những mối nguy
hại đến từ những tác động bên ngoài. Hiện nay, dịch bệnh Covid-19
đang diễn ra cực kì phức tạp và ở Việt Nam cũng vậy, đến nay đã là 14 lOMoARcPSD|45316467
đợt dịch thứ tư. Nhưng chúng ta hãy cùng nhìn lại sự thành công của
các đợt dịch trước, nó đến từ đâu? Đó không chỉ là sự chỉ đạo hợp lí của
các cấp chính quyền mà nó còn đến từ sức mạnh tập thể, sự đoàn kết
của toàn thể người dân Việt Nam đã cùng nhau tạo nên chiến thắng của
từng đợt dịch vừa qua và quan trọng hơn là mang đến sự an toàn cho chính bản thân chúng ta!
Sức mạnh tập thể là như vậy đấy! Câu nói của cựu tổng giám đốc
công ty Apple quả thực rất hay và ý nghĩa, đọc đến đâu chúng ta có thể
thấm từng câu từng chữ đến đó. Nhưng chắc hẳn lúc đầu mới đọc qua,
sẽ có những luồng suy nghĩ trái chiều rằng “Một cá nhân cũng có thể tạo
lập nên thành công cho riêng mình được chứ sao”, “Đâu nhất thiết là
phải nhiều người cùng làm thì mới tạo dựng được thành công”. Đúng
như vậy! Ai cũng có thể tự tay mình gặt hái những thành tích để có thể
tự hào với bản thân và với những người xung quanh như gia đình, bạn
bè,… Nếu như vậy thì kho tàng ngôn ngữ đâu sinh ra những cụm từ như
là “tập thể” hay “sức mạnh tập thể” như đã đề cập ở đoạn văn trên. Vậy
nên chúng ta mới có thể thấy được lời nói ở cuối như là một lời nhấn
mạnh của Steve Jobs: “Kinh doanh cũng như vậy: Thành tựu vĩ đại
không bao giờ được mang lại bởi một cá nhân duy nhất, mà nó là nỗ lực
của cả tập thể”. Hai từ “vĩ đại” và “tập thể” có lẽ là điểm nhấn lớn nhất
mà chúng ta cần chú ý tới. Có người nghệ sĩ từng hát rằng “Một cánh én
nhỏ chẳng làm nên mùa xuân” hay như nhà thơ Tố Hữu đã viết trong tác phẩm “Tiếng ru”:
Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng 15 lOMoARcPSD|45316467
Con người ai mà chẳng khao khát làm được những điều tốt đẹp, vĩ đại
và lớn lao, nhưng điều quan trọng là ta không thể làm một mình. Chính ở
trong tập thể, chúng ta mới phát huy hết khả năng và cùng nhau làm nên
được những chiến công vẻ vang. Với Steve Jobs cũng vậy, trong suốt
quá trình kinh doanh và phát triển thương hiệu Apple, ông cũng đã đạt
được rất nhiều thành tựu lớn và tất nhiên hầu hết chúng đều có sự hỗ
trợ từ những người cộng sự, những người bạn của ông. Vào cuối những
năm 1970, mẫu máy tính Apple II được giới thiệu tại triển lãm West
Coast Computer Faire với mục tiêu nhắm tới thị trường tiêu dùng mang
nhãn dành các hộ gia đình Mỹ thay vì doanh nhân hay người có sở thích
dùng máy tính và là sản phẩm tiêu dùng đầu tiên được công ty Apple kinh doanh.
Đó chính là thành quả mà Steve Jobs cùng nhà đồng sáng lập Apple
Steve Wozniak, Mike Markkula và một số người khác đã cùng nhau thiết
kế, phát triển thành công. Có thể nói nếu không có Apple II, máy tính để
bàn sẽ không bao giờ tồn tại. Mặc dù điều này vẫn gây tranh luận,
nhưng nhìn chung mọi người đều đồng ý rằng Apple II có ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử PC.
Bây giờ hãy cùng nhìn lại vào trong phần đầu câu nói của Steve
Jobs, ông đề cập đến hình ảnh của nhóm nhạc The Beatles 16 lOMoARcPSD|45316467
– ban nhạc rock người Anh được thành lập tại Liverpool vào năm 1960.
Nếu không phải là một fan “cứng” của nhóm nhạc đình đám một thời
này hoặc là một người thích tìm hiểu những câu chuyện liên quan đến
Steve Jobs và Apple thì chắc hẳn sẽ rất tò mò rằng “Tại sao lại là nhóm
nhạc The Beatles?”, “Vì sao Steve Jobs lại lựa chọn hình ảnh của The
Beatles để làm hình mẫu, triết lí kinh doanh cho bản thân mình?” và
“Liệu có sự liên quan nào giữa The Beatles và Apple hay không?”.
Điều gì xảy ra cũng có lí do của nó và đó chính là câu trả lời cho những
thắc mắc trên! Từng có vụ kiện tụng về quyền sử dụng logo hình quả táo
và thương hiệu Apple giữa Apple Inc và Apple Corps (công ty do các
thành viên The Beatles thành lập) xảy ra vào năm 1980. Khi đó một
thành viên của ban nhạc phát hiện ra một chương trình quảng cáo cho
máy tính của Apple trên một tờ tạp chí có đăng hình trái táo – lúc đó là
logo của nhóm. Vụ kiện đã kéo dài suốt hơn 25 năm và cho đến
7/2/2007, sự tranh chấp về bản quyền cuối cùng đã chấm dứt bằng một
bản hợp đồng có chữ ký của cả hai bên. Chủ tịch Jobs cũng đã phát
biểu rằng: “Chúng tôi yêu The Beatles. Chúng tôi rất tiếc và cảm thấy
buồn khi phải gặp họ ở tòa án trong nhiều năm trời về chuyện logo và 17