-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập lớn môn Tâm lý học đại cương
Bài tập lớn Tâm lý học đại cương của Đại học Hải Phòng giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tâm lí học đại cương (PSY 5201) 2 tài liệu
Đại học Hải Phòng 164 tài liệu
Bài tập lớn môn Tâm lý học đại cương
Bài tập lớn Tâm lý học đại cương của Đại học Hải Phòng giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tâm lí học đại cương (PSY 5201) 2 tài liệu
Trường: Đại học Hải Phòng 164 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 10435767 BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG
MÃ HỌC PHẦN: PSY 5201
TÊN SINH VIÊN: NGUYỄN LÊ QUỲNH TRANG
MÃ SINH VIÊN: 223114209103
Giảng viên hướng dẫn: Đặng Thị Thủy lOMoARcPSD| 10435767 Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................................................. 1
Câu 1: So sánh và rút ra mối quan hệ về nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính ...................................... 2
Định nghĩa nhận thức: .................................................................................................................................. 2
1.1: Nhận thức cảm tính: .............................................................................................................................. 3
1.1.1: Cảm giác: ........................................................................................................................................ 3
1.1.1.1: Khái niệm chung về cảm giác:................................................................................................. 3
1.1.1.2: Đặc điểm của cảm giác: ................................................................................................................... 3
1.1.1.3: Vai trò của cảm giác: ............................................................................................................... 3
1.1.2: Tri giác: .......................................................................................................................................... 4
1.1.2.1: Khái niệm chung về tri giác: ........................................................................................................ 4
1.1.2.2: Đặc điểm của tri giác: .................................................................................................................. 4
1.2.2.3: Vai trò của tri giác: ...................................................................................................................... 5
1.2: Nhận thức lí tính: ................................................................................................................................... 5
1.2.1: Tư duy: ........................................................................................................................................... 5
1.2.1.1: Khái niệm về tư duy: ................................................................................................................... 5
1.2.1.2. Đặc điểm của tư duy ................................................................................................................ 6
1.2.1.3: Vai trò của tư duy: ................................................................................................................... 8
1.2.2: Tưởng tượng: .................................................................................................................................. 8
1.2.2.1: Khái niệm chung: ..................................................................................................................... 8
1.2.2.2: Đặc điểm của tưởng tượng: ..................................................................................................... 8
1.2.2.3: Vai trò của tưởng tượng: .................................................................................................................. 9
*ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU CỦA NHẬN THỨC CẢM TINH VÀ NHẬN THỨC LÝ TÍNH ............... 9
*MỐI QUAN HỆ GIỮA NHẬN THỨC CẢM TÍNH VÀ NHẬN THỨC LÝ TÍNH: ..................................... 10
KẾT LUẬN 1: ............................................................................................................................................ 12
Câu 2: Tìm hiểu, mô tả và giải thích về tính cách, khí chất và tri giác của con người ............................... 13
* Tính cách: ........................................................................................................................................... 13
* Khí chất: .............................................................................................................................................. 15
* Tri giác: ............................................................................................................................................... 17
KẾT LUẬN 2:...........................................................................................................................................20
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................................................20 LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới tâm lý người từ lâu vốn là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều người thuộc
mọi tầng lớp, mọi trình độ nói chung và các nhà khoa học nói riêng. Những hiểu biểu về 1 lOMoARcPSD| 10435767
tâm lý người không còn đơn thuần dừng lại ở các kinh nghiệm ứng xử trong dân gian, mà
cùng với sự phát triển của xã hội, chúng được nghiên cứu và xây dựng thành một hệ
thống tri thức mang tính khoa học - Tâm lý học. Những thành tựu của Tâm lý học ngày
nay đóng góp rất lớn cho cuộc sống của con người trong mọi lĩnh vực, từ nhận thức đến
hoạt động thực tiễn, đưa ngành khoa học này lên vị trí quan trọng trong hệ thống các ngành khoa học.
Để khẳng định được vị trí của mình, Tâm lý học trải qua một quá trình phát triển lâu dài
trên con đường tìm ra đối tượng nghiên cứu, cách thức nghiên cứu cũng như xây dựng hệ
thống lý luận của riêng nó.
Sau đây, em sẽ so sánh và rút ra mối quan hệ về nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính
và trình bày những hiểu biết của mình về tính cách, khí chất và tri giác qua hai câu hỏi sau.
Và tiếp theo là phần trình bày của em, bài trình bày còn nhiều thiếu sót em mong thầy
(cô) sẽ bỏ qua cho em. Em xin chân thành cảm ơn!
Câu 1: So sánh và rút ra mối quan hệ về nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính. Định nghĩa nhận thức:
Nhận thức là hoạt động đặc trưng của con người. Trong quá trình sống và hoạt động con
người nhận thức – phản ánh được hiện thực xung quanh, hiện thực của bản thân mình,
trên cơ sở đó con người có thái độ và hành động đối với thế giới xung quanh và đối với chính bản thân mình.
VÍ DỤ: Nhận thức được virus corona là nguy hiểm và có thể lây lan nhanh con
người đeo khẩu trang khi ra đường để tránh bị lây nhiễm và tránh lây nhiễm cho mọi người xung quanh -
Có thể nói rằng, nhờ có nhận thức mà con người làm chủ được tự nhiên, làm chủ
được xã hội và làm chủ được chính bản thân mình -
Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới những mức độ nhận thức khác nhau.
+Mức độ thấp nhất là nhận thức cảm tính, bao gồm cảm giác và tri giác, trong đó con
người phản ánh những cái bên ngoài, những cái tác động trực tiếp lên giác quan của con người.
+Mức độ cao hơn là nhận thức lý tính, bao gồm tư duy và tưởng tượng, trong đó con
người phản ánh bản chất bên trong, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật của
các sự vật hiện tượng
VÍ DỤ: khi chúng ta đến nhà hàng ăn uống, nhân viên phục vụ bê lên một đĩa thức ăn.
Trông rất hấp dẫn, ngon miệng và khiến bạn có cảm giác muốn ăn ngay lập tức. 2 lOMoARcPSD| 10435767
Nhận thức cảm tính: đĩa thức ăn này thật ngon, rất muốn ăn.
Nhận thức lý tính: Đây là một nhà hàng nhỏ, món ăn lại rẻ, nhưng món ăn xào nấu
rất đẹp mắt. Không biết ăn có ngon hay không nữa.
1.1: Nhận thức cảm tính:
Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên của con người, trong đó chúng ta chỉ
phản ánh được những đặc điểm bên ngoài của những sự vật, hiện tượng riêng lẻ khi
chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của ta. Nhận thức cảm tính là nhận thức bằng
các giác quan và một cách trực tiếp. Nhận thức cảm tính chưa cho ta biết được bản chất,
quy luật, những thuộc tính bên trong của các sự vật và hiện tượng, vì vậy mà nó phản ánh
còn hời hợt, chưa sâu sắc và còn sai lầm. Nhận thức cảm tính có 2 quá trình cơ bản, đó là cảm giác và tri giác: 1.1.1: Cảm giác:
1.1.1.1: Khái niệm chung về cảm giác:
+ Định nghĩa: cảm giác là quá trinhd tâm lí phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính
bề ngoài của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của con người.
1.1.1.2: Đặc điểm của cảm giác:
• Cảm giác là quá trinhd tâm lí nên có mở đầu, diễn biến và kết thúc một cách tương đối rõ ràng.
• Cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng kẻ của sự vật, hiện tượng.
Cảm giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp.
Những đặc điểm trên chứng tỏ cảm giác là mức độ định hướng đầu tiên sơ đẳng nhất
của hoạt động nhận thức nói riêng, của con người nói chung.
1.1.1.3: Vai trò của cảm giác:
Trong cuộc sống nói chung và hoạt động nhận thức nói riêng của con người, cảm giác có
những vai trò quan trong sau đây:
+ Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người và con vật trong hiên thực
khách quan tạo nên mối liên hệ trực tiếp trong cơ thể và môi trường xung quanh. Cảm
giác chỉ phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính bên ngoài sự vật, hiện tượng, nó tác động trực
tiếp vào cơ quan cảm giác của chúng ta tức là sự vật đang hiện diện ở đây và bây giờ
trong mối quan hệ với con người.
VÍ DỤ: khi thời tiết nắng nóng nhờ có cảm giác mà ta nhận thấy được cơ thể ta đang
nóng lên và cơ thể sẽ tự điều tiết toát ra mồ hôi để giảm nhiệt độ của cơ thể.
+ Cảm giác chính là kênh thu nhận các loại tư tưởng phong phú và sinh động từ thế giới
bên ngoài ảnh hưởng quan trọng đến nhận thức cao hơn sau này. Không có nguyên vật
liệu quan trọng với cảm giác thì không thể có nhận thức cao hơn. VI.Lênin cho rằng:
“Cảm giác là nguồn gốc duy nhất của hiểu biết”. 3 lOMoARcPSD| 10435767
+ Cảm giác là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động của võ não, nhờ đó
đảm bảo hoạt động thần kinh của con người được bình thường. Nếu con người trong
trạng thái “đói cảm giác” các chức năng tâm sinh lí sẽ bị rối loạn.
VÍ DỤ: Những người không tiếp xúc với thế giới bên ngoài thì sẽ có tâm trạng không
bình thường như: sợ ánh sáng, lo âu, buồn chán,…
+ Cảm giác là nguồn cung cấp những nguyên vật liệu cho chính các hình thức nhận
thức cao hơn “Cảm giác là viên gạch xây nên toàn bộ lâu đài nhận thức”.
VÍ DỤ: khi ta đang đi trên đường mà vấp phải một hòn đá thì ta sẽ bị ngã và lần sau nếu
đi qua đoạn đường đó ta sẽ chú ý hơn sẽ không bị té lần nữa.
+ Cảm giác là con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt quan trọng đối với
người bị khuyết tật. Những người mù, câm, điếc nhận ra đồ vật, người thân nhờ xúc giác.
VÍ DỤ: người bị câm thì giao tiếp với người khác bằng ánh mắt, hành động chân tay và
những cử chỉ cụ thể…
+ Cảm giác giúp con người có cơ hội làm giàu tâm hồn, thưởng thức thế giới xung
quanh chúng ta. Cảm giác giữ cho não ở trạng thái hoạt hoá đảm bảo hoạt động của xung
thần kinh, giúp cho con người làm giàu tâm hồn, thưởng thức thế giới diệu kì xung quanh. 1.1.2: Tri giác:
1.1.2.1: Khái niệm chung về tri giác:
Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật,
hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan ta. Khác với cảm giác, tri giác
không phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng, mà phản ánh sự vật nói
chung, sự vật trong tổng hòa các thuộc tính của nó. Nhưng như thế không có nghĩa tri
giác là tổng số các cảm giác riêng lẻ, mà là một mức độ mới của nhận thức cảm tính, với
những đặc điểm nhất định của nó: tính trọn vẹn, tính đối tượng, tính kết cấu, tính tích cực.
1.1.2.2: Đặc điểm của tri giác:
Cùng là một quá trình thuộc giai đoạn nhận thức cảm tính, tri giác có những đặc điểm giống với cảm giác: •
Tri giác là một quá trình tâm lí. Quá trình này có khởi đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng. •
Tri giác phản ánh các dấu hiệu bề ngoài của sự vật, hiện tượng. •
Phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp.
Bên cạnh những điểm giống nhau đó, tri giác có những đặc điểm nổi bật khác với cảm giác: –
Khác biệt cơ bản giữa cảm giác và tri giác là ở chỗ cảm giác phản ánh một cách
riêng lẻtừng thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng và gắn với một cơ quan thụ cảm 4 lOMoARcPSD| 10435767
chuyên biệt, trong khi đó tri giác là sự tổng hợp các cảm giác để tạo ra một hình ảnh trọn
vẹn về đối tượng. Nói cách khác tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn. –
Tri giác sử dung dữ liệu trực quan do cảm giác đang mang lại đồng thời sử dung cả
các kinh nghiệm đã học được trong quá khứ để có hình ảnh của sự vật một cách trọn vẹn
để gọi tên sự vật. Đây là điểm khác biệt lớn so với cảm giác. –
Tri giác giúp con người xác định được vị trí của chủ thể đối với các sự vật hiện
tượng trong thế giới xung quanh một cách tương đối rõ ràng. ở mức độ cảm giác, chủ thể
chưa có được hình ảnh đầy đủ về sự vật hiện tượng, do vậy chưa có được điều này. –
Đồng thời, tri giác giúp con người xác định được sự vật đó thuộc loại, nhóm sự vật
hiệntượng nào. Tức là tri giác một cách “tự động” xác định mối quan hệ giữa một sự vật
hiện tượng và nhóm sự vật hiện tượng. Điều này minh chứng cho luận điểm của Mác:
“lồng trong con mắt là những nhà lí luận”.
1.2.2.3: Vai trò của tri giác:
Tri giác là thành phần chính trong nhận thức cảm tính cũng là điều kiện quan trọng cho
sự định hướng những hành vi cũng như hoạt động của con người trong thế giới khách
quan. Dựa vào những hình ảnh của tri giác mà con người có thể điều chỉnh được những
hành động của bản thân sao cho thích hợp với sự vật, hiện tượng khách quan. Quan sát –
một hình thức tri giác con người cao nhất đã trở thành một bộ phận không thể bỏ qua của
hoạt động và cũng là một phương pháp nghiên cứu khoa học. 1.2: Nhận thức lí tính:
Nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao của con người, phản ánh thực chất bên trong,
bản chất của sự vật, sự việc bằng tư duy trừu tượng. Thông qua các hình thức như khái
niệm, phán đoán và suy luận có thể phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát về sự vật, về
những mối quan hệ có tính quy luật của hiện thức khách quan.
Thông qua việc tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật
mà hình thành khái niệm vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan, vừa có mối quan
hệ tác động qua lại với nhau, và thường xuyên vận động, phát triển trên cơ sở thực tiễn.
Trong nhận thức thì khái niệm có vai trò rất quan trọng tác động tới bộ nào con người, là
cơ sở để hình thành các phán đoán và tư duy khoa học. 1.2.1: Tư duy:
1.2.1.1: Khái niệm về tư duy:
Tư duy là quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và
quan hệ bên trong có tính chất quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách
quan mà trước đó ta chưa biết. 5 lOMoARcPSD| 10435767
1.2.1.2. Đặc điểm của tư duy
Thuộc mức độ nhận thức cao-nhận thức lí tính, tư duy có những đặc điểm mới về chất so
với cảm giác, tri giác. Tư duy có những đặc điểm cơ bản sau:
Tính “có vấn đề” của tư duy
Không phải bất cứ tác động nào của hoàn cảnh đều gây ra tư duy. Trên thực tế tư duy chỉ
nảy sinh khi gặp những hoàn cảnh, những tình huống có vấn đề – Tức là những tình
huống chứa đựng một vấn đề mới, một cách thức giải quyết mới mà bằng vốn hiểu biết
cũ, bằng phương pháp hành động cũ, tuy vẫn còn cần thiết song không đủ sức giải quyết
vấn đề đó. Muốn giải quyết nó con người phải tìm cách thức mới, phải vượt ra khỏi phạm
vi những hiểu biết cũ và tìm ra cái mới, có nghĩa là con người phải tư duy. Những hoàn
cảnh chứa đựng những mâu thuẫn như thế gọi là hoàn cảnh có vấn đề (tình huống có vấn
đề. Vấn đề chỉ trở thành tình huống có vấn đề khi con người nhận thức được những mâu
thuẫn chứa đựng trong vấn đề đó, chủ thể (con người) phải có nhu cầu giải quyết nó và
phải có những tri thức cần thiết có liên quan tới vấn đề. Như vậy tư duy chỉ nảy sinh khi
đồng thời thoả mãn hai điều kiện: – Con người phải gặp hoàn cảnh có vấn đề
– Hoàn cảnh có vấn đề phải được cá nhân nhận thức, được chuyển thành nhiệm vụ và cá
nhân phải có những tri thức cần thiết liên quan đủ để giải quyết vấn đề đó.
Tính gián tiếp của tư duy
Ở mức độ nhận thức cảm tính, con người phản ánh trực tiếp sự vật, hiện tượng bằng giác
quan của mình, trên cơ sở đó có hình ảnh cảm tính về sự vật, hiện tượng. Đến mức độ tư
duy, con người không nhận thức thế giới một cách trực tiếp mà có khả năng nhận thức nó một cách gián tiếp.
Tính gián tiếp của tư duy được thể hiện trước hết ở việc con người sử dụng ngôn ngữ đê
tư duy. Nhờ có ngôn ngữ mà con người sử dụng các kết quả nhận thức (quy tắc, công
thức, quy luật, khái niệm…) vào quá trình tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái
quát…) để nhận thức được cái bên trong, bán chất của sự vật, hiện tượng.
Tính gián tiếp của tư duy còn được thể hiện là: Trong quá trình tư duy, con người sử
dụng những công cụ, phương tiện (như đồng hồ, nhiệt kế, máy móc…) để nhận thức
những dối tượng mà không thể trực tiếp tri giác chúng.
Tính trừu tượng và khái quát của tư duy
Tính trừu tượng: Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật, hiện tượng những thuộc
tính, những dấu hiệu cá biệt, cụ thể chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất, chung cho
nhiều sư vật hiện tượng
– Tính khái quát của tư duy: Tư duy phản ánh cái bản chất nhất, chung cho nhiều sự vật
hiện tượng hợp thành một nhóm, một loại, một phạm trù. Chẳng hạn khi nói tới “cái
bảng” thì ta nghĩ đến cái bảng chung, không phải là một cái bảng cụ thể nào. 6 lOMoAR cPSD| 10435767
Nhờ tính trừu tượng và khái quát của tư duy mà con người không chỉ giải quyết được
những nhiệm vụ trong hiện tại mà còn giải quyết được những nhiệm vụ trong tương lai của xã hội.
Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
Sở dĩ tư duy mang tính “có vấn đề”, tính gián tiếp, tính trừu tượng và khái quát vì nó gắn
chặt với ngôn ngữ. Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu không
có ngón ngữ thì quá trình tư duy ở con người không thể diễn ra được, đồng thời các sán
phẩm của tư duy (những khái niệm, phán đoán…) cũng không dược chủ thể và người khác tiếp nhận.
Ngôn ngữ cố định lại các kết quả của tư duy, là vỏ vật chất của tư duy và là phương tiện
biểu đạt kết quả tư duy, do đó có thể khách quan hoá kết quả tư duy cho người khác và
cho bản thân chù thể tư duy. Ngược lại, nếu không có tư duy (với những sản phẩm của
nó) thì ngôn ngữ chi là những chuỗi âm thanh vô nghĩa. Tuy nhiên, ngôn ngữ không phải
là tư duy, ngôn ngữ chí là phương tiện của tư duy. Đó là mối liên hệ giữa nội dung và hình thức.
Tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
Mặc dù ở mức độ nhận thức cao hơn (phân ánh cái bản chất bên trong, mối quan hệ có
tính quy luật), nhưng tư duy phải dựa vào nhận thức cảm tính. Tư duy thường bắt đầu từ
nhận thức cảm tính, trên cơ sở nhận thức cảm tính mà nảy sinh “tình huống có vấn đề”.
Nhận thức cảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy với hiện thực, là cơ
sở, chất liệu của những khái quát hiện thực theo một nhóm, lớp, phạm trù mang tính quy
luật trong quá trình tư duy.
Ngược lại, tư duy và những kết quả của nó ảnh hưởng mạnh mẽ, chi phối khả năng phản
ánh của nhận thức cảm tính: làm cho khả năng cảm giác của con người tinh vi, nhạy bén
hơn; làm cho tri giác của con người mang tính lựa chọn, tính ý nghĩa.
Từ những đặc điểm trên đây của tư duy, ta có thể rút ra những kết luận cần thiết trong
công tác giảng dạy và giáo dục của người giáo viên: •
Phải coi trọng việc phát triển tư duy cho học sinh. Bới lẽ, không có khả năng tư
duy, học sinh không học tập và rèn luyện dược. Muốn kích thích học sinh tư duy
thì phải đưa các em vào “tình huống có vấn đề” và tổ chức cho học sinh độc lập,
sáng tạo giải quyết “tình huống có vấn đề”. •
Việc phát triển tư duy phải được tiến hành song song và thông qua truyền thụ tri
thức. Mọi tri thức đều mang tính khái quát, nếu không tư duy thì không thực sự
tiếp thu, lại không vận dụng được những tri thức đó. 7 lOMoARcPSD| 10435767 •
Việc phát triển tư duy phải gắn với việc trau dồi ngôn ngữ. Bởi lẽ có nắm vững
ngôn ngữ thì học sinh mới có phương tiện đế tư duy có hiệu quả. Đây là nhiệm vụ
chung của các nhà giáo dục. •
Việc phát triển tư duy phải gắn liền với việc rèn luyện cảm giác, tri giác, năng lực
quan sát và trí nhớ cho học sinh. Bởi thiếu những tài liệu cảm tính thì tư duy
không thể diễn ra được.
1.2.1.3: Vai trò của tư duy:
• Mở rộng những giới hạn của nhận thức
• Cải tạo thông tin của nhận thức cảm tính, làm chúng có ý nghĩa hơn trong cuộc sống của con người
• Tư duy giải quyết được cả những nhiệm vụ ở hiện tại và cả tương lai
Tư duy giúp con người thu thập, phân tích và sử dụng thông tin và đồng thời đưa ra
quyết định cũng như hợp tác với người khác để giải quyết vấn đề, đóng góp ý tưởng, phát 1.2.2: Tưởng tượng: 1.2.2.1: Khái niệm chung:
+Tưởng tượng là một quá trình phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm
của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.
+Bản chất của tưởng tượng: Về nội dung phản ánh, thì tưởng tượng phản ánh cái mới,
cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân hoặc của xã hội.
+ Về phương thức phản ánh thì tưởng tượng tạo ra cái mới từ các biểu tượng đã có và
được thực hiện chủ yếu dưới hình thức các hình ảnh cụ thể.
+ Kết quả phản ánh của tưởng tượng là các biểu tượng mới, hình ảnh mới.
1.2.2.2: Đặc điểm của tưởng tượng: •
Tưởng tượng chỉ nảy sinh trước những tình huống có vấn đề, tức là những đòi hỏi
mới, thực tiễn chưa từng gặp, trước những nhu cầu khám phá, phát hiện, làm sáng
tỏ cái mới nhưng chỉ khi tính bất định (không xác định rõ ràng) của hoàn cảnh quá
lớn (nếu rõ ràng rành mạch thì diễn ra quá trình tư duy). Giá trị của tưởng tượng
chính là ở chỗ tìm được lối thoát trong hoàn cảnh có vấn đề, ngay cả khi không đủ
điều kiện để tư duy; nó cho phép “nhảy cóc” qua một vài giai đoạn nào đó của tư
duy mà vẫn hình dung ra được kết quả cuối cùng. Song đây cũng chính là chỗ yếu
trong giải quyết vấn đề của tưởng tượng (thiếu chuẩn xác, chặt chẽ).
Tưởng tượng là một quá trình nhận thức được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng
hình ảnh, nhưng vẫn mang tính gián tiếp và khái quát cao so với trí nhớ. Biểu
tượng của tưởng tượng là một hình ảnh mới được xây dựng từ những biểu tượng
của trí nhớ, nó là biểu tượng của biểu tượng.). 8 lOMoARcPSD| 10435767 •
Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính, nó sử dụng những biểu
tượng của trí nhớ do nhận thức cảm tính thu lượm cung cấp.
1.2.2.3: Vai trò của tưởng tượng:
Hướng con người về tương lai, kích thích con người hoạt động ảnh hưởng đến việc
học tập, giáo dục đạo đức, phát triển nhân cách.
*ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU CỦA NHẬN THỨC CẢM TINH VÀ NHẬN THỨC LÝ TÍNH. Nhận thức cảm tính Nhận thức lý tính
Khác Là giai đoạn đầu tiên của
Nhận thức lý tính: là giai đoạn phản ánh gián
quá trình nhận thức. Đó là
tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện
giai đoạn con người sử
qua các hình thức như khái niệm, phán đoán,
dụng các giác quan để tác suy luận.
động vào sự vật nhằm nắm Đặc điểm: bắt sự vật ấy. –
Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với
Nhận thức cảm tính gồm sự vật, hiện tượng. các hình thức sau: cảm –
Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự
giác, tri giác, biểu tượng. vật, hiện tượng. Đặc điểm: –
Nhận thức cảm tính và lý tính không
– Phản ánh trực tiếp đối
tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt
tượng bằng các giác quan chẽ với nhau.
của chủ thể nhận thức. –
Không có nhận thức cảm tính thì không có
Phản ánh bề ngoài, phản nhận thức lý tính.
ánh cả cái tất nhiên và
Không có nhận thức lý tính thì không nhận
ngẫu nhiên, cả cái bản chất thức được bản chất thật sự của sự vật. và không bản chất.
— Giai đoạn này có thể có
trong tâm lý động vật. –
Hạn chế của nó là chưa
khẳng định được những
mặt, những mối liên hệ bản
chất, tất yếu bên trong của
sự vật. Để khắc phục, nhận
thức phải vươn lên giai
đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.
Giốn Đều là quá trình tâm lí nên có mở đầu, diễn biến và kết thúc một cách tương 9 lOMoARcPSD| 10435767 g đối rõ ràng …
Chỉ phản ánh thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng.
Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp.
Đều có ở động vật và con người
-Là mức độ nhận thức đầu tiên, sơ đẳng, cảm giác có vai trò nhất định trong
hoạt động nhận thức và toàn bộ đời sống con người. –
Phản ánh riêng lẻ các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng. –
Là mức độ đầu tiên của nhận thức cảm tính.
-Cảm giác là mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể và thế giới xung quanh. Nhờ
mối liên hệ đó mà cơ thể có khả năng định hướng và thích nghi với môi
trường. -Cảm giác giúp con người thu nhận nguồn tài liệu trực quan sinh
động, cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động tâm lý cao hơn. –
Phản ánh trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng. –
Phản ánh sự vật, hiện tượng theo cấu trúc nhất định. –
Gắn liền với hoạt động của con người. –
Là mức độ cao nhất của nhận thức cảm tính. –
Tri giác giúp con người định hướng nhanh chóng và chính xác hơn,
giúp con người điều chỉnh một cách hợp lý hoạt động của mình trong thế
giới, giúp con người phản ánh thế giới có lựa chọn và có tính ý nghĩa.
*MỐI QUAN HỆ GIỮA NHẬN THỨC CẢM TÍNH VÀ NHẬN THỨC LÝ TÍNH:
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính thống nhất biện chứng với nhau. Nếu thiếu
cảm tính thì con người không tiếp nhận được đối tượng, mà thiếu nhận thức lý tính thì
không thể nghĩ về một cái gì, tư tưởng thiếu trực quan là trống rỗng, còn trực quan
thiếu khái niệm là mù quáng. Trong nhận thức khoa học, bất kỳ tư duy trừu tượng nào
cũng không thể diễn ra được nếu thiếu kinh nghiệm cảm tính, thiếu sự trực quan sinh
động trực tiếp về đối tượng. Có thể thấy giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
có một mối quan hệ qua lại không thể tách rời. Điều đó có nghĩa, sự giao tiếp trực
tiếp của con người với thế giới bên ngoài hay nhận thức cảm tính chính là cơ sở tất
yếu của tư duy logic, của lý luận. Không thể có tư duy logic tách rời cảm tính, nó xuất
phát từ cảm tính và trên mọi cấp độ trừu trượng hoá đều bao hàm các thành tố của nó
dưới dạng cảm tính. Với từng khái niệm nếu không ngay tức thời thì cũng có tiềm
năng gắn bó những biểu tượng vốn thể hiện không chỉ là điểm đầu, mà còn là điểm
cuối của tư duy trựu tượng, khi nó hoá thân vào công việc cụ thể. Dù nhận thức cảm
tính cung cấp những hiểu biết ban đầu về đối tượng nhận thức nhưng những hiểu biết
đó mới chỉ dừng lại ở những nét bề ngoài của đối tượng, chưa thể phân biệt hoặc xác
định được cái bản chất và không bản chất, cái tất nhiên và ngẫu nhiên, tính phổ biến
và cá biệt. Trong khi đó, nhiệm vụ của nhận thức là phải nắm bắt bản chất của đối
tượng trong tính tất yếu và tính quy luật của nó. Để làm được như vậy, nhận thức phải
chuyển lên một giai đoạn, trình độ cao hơn - nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính và
nhận thức lý tính cùng đều phản ánh thế giới vật chất, có cùng một cơ sở sinh lý 10 lOMoAR cPSD| 10435767
chung duy nhất là hệ thần kinh của con người và đều cùng chịu sự chi phối của thực
tiễn lịch sử - xã hội. Tuy nhiên, nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là những nấc
thang hợp thành chu trình nhận thức trong đó nhận thức cảm tính là cơ sở của nhận
thức lý tính không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính. Trên thực tế
nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính thường diễn ra đan xem vào nhau trong một
quá trình nhận thức song chúng có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Nhận
thức cảm tính gắn liền với thực tiễn, là cơ sở cho nhận thức lý tính, còn nhận thức lý
tính với tính khái quát và trừu tượng sẽ mang lại hiểu biết về bản chất, quy luật vận
động và phát triển sinh động của sự vật, giúp cho nhận thức cảm tính có được sự định
hướng đúng và trở nên sâu sắc hơn.Từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính là sự
chuyển hoá biện chứng, là bước nhảy vọt trong nhận thức, Tuy nhiên, nếu dừng lại ở
nhận thức lý tính thì những tri thức về đối tượng con người vẫn chưa thể biết được.
Để biết được điều này thị nhận thức nhất định phải trở về với thực tiễn, dùng thực tiễn
làm tiêu chuẩn, làm thước đo tính chân thực của những tri thức đã đạt được trong quá
trình nhận thức. Mặt khác, nhận thức nhất định phải trở về với thực tiễn vì mọi nhận
thức suy đến cùng đều là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn.
Nhận thức cảm tính gắn liền với thực tiễn, là cơ sở cho nhận thức lý tính. Nhận thức
lý tính với tính khái quát và trừu tượng sẽ mang lại hiểu biết về bản chất, quy luật vận
động và phát triển sinh động của sự vật, giúp cho nhận thức cảm tính có được sự định
hướng đúng và trở nên sâu sắc hơn. Nếu không có nhận thức cảm tính thì tất yếu sẽ
không có lý tính, ngược lại nếu không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được
bản chất của sự vật – chúng có mối quan hệ tương quan, bổ sung cho nhau phát triển.
Cùng với đó, Nhận thức lý tính làm cho nhận thức cảm tính diễn ra nhanh hơn-Nhận
thức lý tínhcũng làm cho nhận thức lý tính trở nên chính xác hơn. VÍ DỤ: Khi ta đi
mua một ngôi nhà, nhận thức cảm tính của ta về ngôi nhà là về kích cỡ, hình dạng,
màu sắc… rõ ràng lúc này nhận thức cảm tính chính là nguồn cung cấp dữ liệu cho
nhận thức lý tính là những tính toán, tưởng tượng của người đi mua nhà. Ngược lại,
khi đã có nhận thức lý tính là những tưởng tượng, điều này làm cho những ước lượng,
những cảm quan về ngôi nhà diễn ra nhanh hơn, chính xác hơn. Nhận thức cảm tính
là cơ sở của nhận thức lý tính; không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý
tính. Nhận thức lý tính nâng cao độ chính xác, định hướng cho nhận thức cảm tính.
Nhận thức nếu chỉ dừng lại ở cảm tính sẽ không khám phá được bản chất, quy luật
vận động và phát triển sinh động của sự vật ... Nhận thức nếu chỉ xảy ra trong lý tính
sẽ tự sa vào chủ nghĩa giáo điều, ảo tưởng, viễn vông. Nhận thức phải trở về với thực
tiễn, dùng thực tiễn làm tiêu chuẩn, làm thước đo tính chân thực của những tri thức đã
đạt được trong quá trình nhận thức. 11 lOMoARcPSD| 10435767 KẾT LUẬN 1:
Nhận thức ở mức độ thấp là nhận thức cảm tính, ở mức độ cao hơn là nhận thức lý
tính. Nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung
cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động thống nhất của con người.
Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên, thấp nhất của con người. Trong đó
con người phản ánh những thuộc tính bên ngoài, những cái đang trực tiếp tác động
đến giác quan của họ. Nhận thức cảm tính bao gồm: cảm giác tri giác. Nhận thức lý
tính là mức độ nhận thức cao ở con người, trong đó con người phản ánh những thuộc
tính bên trong, những mối quan hệ có tính quy luật của hiện thức khách quan một
cách gián tiếp. Nhận thức lý tín bao gồm tư duy và tượng 12 lOMoARcPSD| 10435767
Câu 2: Tìm hiểu, mô tả và giải thích về tính cách, khí chất và tri giác của con người. * Tính cách:
Đây là hình ảnh hai bạn học sinh lớp
12A3 Trường THPT Ngô Quyền ( trường
cấp 3 cũ của em) đang nói chuyện với
nhau. Gia đình bạn học sinh nam do làm
ăn thua lỗ dẫn đến nợ nần nên bạn cảm
thấy rất buồn và thất vọng, thấy vậy bạn
học sinh nữ đã chủ động ra hỏi han, an
ủi, chia sẻ và thể hiện sự đồng cảm của
bản thân đối với người bạn của mình.
Bạn học sinh nữ là người có tính cách
tình cảm. Bởi người tình cảm là người
thân thiện, dễ cảm thông. Họ gần gũi,
hào phóng, tạo cho mọi người xung
quanh cảm thấy ấm áp, được yêu thương.
Điểm mạnh: luôn tạo cho mọi người xung quanh cảm thấy ấm áp, được yêu thương và
nhận về sự trân quý từ họ.
Điểm yếu: thích chiếm hữu, chỉ nhận thấy những nhu cầu của riêng mình, đôi khi thiếu lý trí.
Đây là hình ảnh của bạn Nguyễn Hải Minh ( học sinh
lớp 12A3- Trường THPT Ngô Quyền) và là bạn học
cấp ba với em, cậu ấy luôn hăng say tập luyện không
quản vất vả ngày đêm để có thể đạt đến mục tiêu là 13 lOMoAR cPSD| 10435767
“Chức vô địch Bóng bàn trẻ toàn quốc năm 2023”- danh hiệu mà cậu ấy đã cố gắng phấn đấu từ rất lâu
Bạn Minh là một người có tính cách tham vọng. Bởi người tham vọng luôn có
mục tiêu, động lực. Họ nỗ lực, cố gắng hết mình để thành công, giành được sự tôn
trọng, ngưỡng mộ của người khác.
Điểm mạnh: có ý chí, quyết tâm để thành công trong cuộc sống, sự nghiệp.
Điểm yếu: thường rơi vào tình trạng “nghiện việc”, cạnh tranh với người khác.
Đây là hình ảnh em ( bạn nữ mặc áo đỏ) cùng
các bạn khác trong câu lạc bộ Tình nguyện
Mặt Trời đang trao đổi và tìm ra các ý tưởng
mới cho các hoạt động thiện nguyện sắp tới của câu lạc bộ.
Em là người có tính cách nhiệt tình. Bởi
người nhiệt tình sẽ chủ động tham gia các hoạt
động với thái độ vui vẻ, cởi mở, thể hiện sự
ham học hỏi, khao khát thúc đẩy ý tưởng mới.
Điểm mạnh: giữ được tinh thần tích cực, có nhiều cơ hội phát triển bản thân.
Điểm yếu: thường bốc đồng, mất kiên nhẫn. 14 lOMoARcPSD| 10435767 * Khí chất:
Đây là hình ảnh cô giáo cấp ba của em đang hướng dẫn
mọi người xung quanh gói bánh chưng nhưng họ lại
không làm theo những gì cô ấy hướng dẫn khiến cô cáu
gắt, đang nói rất to và thể hiện rõ cảm xúc không hài lòng.
Cô ấy có khí chất nóng nảy. Bởi những người có
khí chất nóng nảy thường nói to, nói mạnh, hành động
mạnh mẽ, hay cáu gắt, biểu lộ cảm xúc ra ngoài. Ưu điểm:
Thường phản ứng rất nhanh so với tác động bên ngoài cũng như bên trong cơ thể, quả
quyết dứt khoát trong hành động, dễ chủ động sáng tạo, đánh giá nhanh tình huống, giải
quyết nhanh công việc, dễ thích nghi với môi trường xung quanh. Những người mang
kiểu khí chất này giao thiệp rộng, bộc trực, thẳng thắn. Thường là những người đi đầu
trong các hoạt động chung. Đặc biệt có khả năng lôi cuốn người khác. Nhược điểm:
Người có khí chất nóng nảy thường có nhược điểm là dễ hấp tấp vội vàng mất bình
tĩnh và bị kích động, hay phản ứng, khó tự kiềm chế bản thân, thiếu sự kiên trì nhẫn
nại, tâm tình thay đổi đột ngột. Khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn thường sẽ không tự chủ
được bản thân. Người có khí chất nóng nảy thường hấp tấp và khá vội vàng Cách khắc
phục khí chất nóng nảy •
Mỗi khi cảm thấy mình sắp nổi nóng, hãy hít thở sâu, tự trấn an hoặc dừng ngay những ý nghĩ tồi tệ. •
Chia sẻ với những người thân thiết, giãi bày những vấn đề của bản thân và nỗ lực
thay đổi cách ứng xử của chính mình. •
Nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ, đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để
có những đánh giá khách quan • Học cách lắng nghe 15 lOMoAR cPSD| 10435767
Đây là hình ảnh của 2 bạn học sinh nam ( Đức
Anh và Tùng Lâm- các bạn học cấp 3 của em)
vừa mới làm quen với nhau, từ trước họ không
hề quen biết nhau nhưng sau vài lời làm quen
của bạn nam áo đen thì hai bạn đã trở nên thân
thiết và bạn nam áo đen nói chuyện rất rôm rả.
Bạn nam áo đen là người có khí chất linh
hoạt. Bởi những người có khí chất linh hoạt đều
vui vẻ, dễ gần, có tài ngoại giao nên quan hệ rất
rộng nhưng không sâu sắc. Ưu điểm:
Có khả năng tư duy, nhận thức nhanh, nhiều sáng kiến. Có khả năng thích nghi với mọi
môi trường hoàn cảnh. Đây là loại người rất linh hoạt trong cuộc sống. Về tình cảm thì
là người dễ phát sinh tình cảm nhưng đa phần không bền lâu, dễ thay đổi. Họ rất lạc
quan yêu đời, nhanh nhẹn, có tài ngoại giao, nhiều sáng kiến, có khả năng tổ chức. Nhược điểm:
Thiếu sâu sắc, thiếu kiên định, hấp tấp, làm việc tùy hứng, dễ nản, nhận thức nhanh
nhưng hay quên. Không làm được các việc thầm lặng, tỉ mỉ, giao thiệp rộng nhưng không
sâu. Làm việc nhanh nhưng chất lượng không cao. Vội vàng hấp tấp, lập trường không
vững vàng, rất hay chủ quan. Hiệu quả công việc của người khí chất linh hoạt phụ thuộc
vào hứng thú của họ đối với công việc đó. Cách khắc phục:
• Cẩn trọng hơn trong mọi việc, bình tĩnh xử lí mọi vấn đề.
• Luôn suy nghĩ thấu đáo trước khi quyết định mọi chuyện.
• Những người xung quanh cũng nên truyền cảm hứng cho họ.
Đây là hình ảnh của một em học sinh nữ ở
trường THPT Ngô Quyền đang ngồi đọc sách
một mình trong giờ ra chơi.
Bạn nữ là người có khí chất bình thản. Bởi
những người có khí chất bình thản là người ít
nói, hành vi chậm chạp, không bộc lộ cảm xúc
bên ngoài, khó gần, khó làm quen, khó biết tâm
trạng của họ và không thích quan hệ rộng vì thế
sống. khó thích nghi với môi trường 16 lOMoARcPSD| 10435767 Ưu điểm:
Ngăn nắp, chu đáo, có trách nhiệm, sâu sắc, chính chắn, lịch sự, tế nhị, luôn bình
tĩnh. Làm việc có nguyên tắc, kế hoạch, biết cân nhắc trước khi hành động, làm chủ được
tình huống và vô cùng kiên định. Đã quyết định rồi thì làm đến cùng do vậy có chút
ngoan cố, bảo thủ, nhớ rất lâu. Là con người điềm đạm, chậm rãi, thong thả, ung dung,
chắc chắn, không vội vàng. Người có khí chất điễm tĩnh là người không hứa ngay bao
giờ mà đã hứa là làm đến cùng. Nhìn bề ngoài người này thì dễ hiểu nhầm là không nhiệt
tình. Về mặt tình cảm tương đối ổn định, chung thủy. Nhược điểm:
Khả năng tiếp thu cái mới châm, nguyên tắc, cứng nhắc, máy móc, có tính hướng ̣
nội. Trạng thái tâm hồn khó bôc lộ ra bên ngoài, hơi khô khan. Ít giao tiếp, thích nghi
với ̣ môi trường mới châm, hay do dự, không quyết đoán. Ít bị xúc động, vui buồn ít thể
hiện, ̣ làm thinh với các sự việc xung quanh. Nét mặt thể hiện sự phẳng lặng, bình thản.
Khó hình thành tình cảm. Khả năng tiếp thu cái mới lại rất chậm, khá nguyên tắc, cứng
nhắc, đôi khi máy móc làm mất thời gian và dễ mất thời cơ không cần thiết. Cách khắc phục •
Dứt bỏ thói quen do dự, thiếu linh hoạt sẽ làm họ có thêm nhiều cơ hội tốt. •
Thẳng thắn chia sẻ với người thân bạn bè về cách suy nghĩ để cùng họ khắc phục nhược điểm. •
Cần phải kiên nhẫn đối với họ, tạo điều kiên giao tiếp, tạo ra tình huống giao tiếp ̣
bắt buộc họ phải tìm cách giải quyết. * Tri giác:
Đây là hình ảnh một bạn học sinh nữ của trường
THPT Ngô Quyền ở trong một tiết học mà bạn ấy
không thích nên trông bạn học sinh ấy rất chán nản
và thời gian đối với bạn trôi qua rất chậm.
Bạn nữ biểu hiện tri giác thời gian. Bởi
tri giác thời gian là sự phản ánh độ dài lâu, tốc độ
và tính kế tục khách quan của các hiện tượng trong
hiện thực. Nhờ tri giác này, con người phản ánh
được các biến đổi trong thế giới khách quan.
Những khoảng cách thời gian được xác định bởi 17 lOMoAR cPSD| 10435767
các quá trình diễnra trong cơ thể theo những nhịp điệu nhất định.
Đây là một bức hình của cô gái có vẻ ngoài rất xinh đẹp nhưng thực chất tính cách của
cô gái đó ra sao, cách đối xử của cô gái với mọi người như nào thì ta không thể đoán
được qua bức ảnh này.
Đây là tri giác con người. Bởi tri giác con người là một quá trình nhận thức
(phản ánh) lẫn nhau củacon người trong những điều kiện giao lưu trực tiếp. Đây là loại
tri giácđặc biệt vì đối tượng tri giác là con người.
Đây là bức ảnh chụp lại mặt trăng. Theo góc độ này thì
mặt trăng dường như đang đứng im so với Trái Đất nhưng
thật chất mặt trăng lại xoay quanh Trái nguyên nhân là do
khoảng cách từ mặt trăng đến Trái Đất rất xa nên bằng
mắt thường ta thấy mặt trăng chỉ đứng yên và thay đổi vị trí theo thời gian.
Tri giác chuyển động. Bởi tri giác vận động là
sự phản ánh những biến đổi về vị trí của các sự vật trong
không gian. Ở đây các cảm giác nhìn và vận động giữ vai
trò rất cơ bản. Thông tin về sự thay đổi của vật trong
không gian thu được bằng cách tri giác trực tiếp khi tốc
độ của vật chuyển động lớn và bằng cách suy luận khi tốc
độ vận động quá chậm. 18 lOMoARcPSD| 10435767
Đây là hình ảnh của một giảng đường của
trường Đại Học Hàng Hải, nếu nhìn bằng
mắt thường ta sẽ thấy căn phòng này khá
bé, áng chừng tầm 30m² nhưng thực tế
giảng đường có diện tích là 70 m².
Tri giác không gian. Bởi tri giác
không gian là sự phản ánh khoảng không
gian tồn tại kháchquan (hình dáng, độ lớn,
vị trí của các vật với nhau...). Tri giác này
giữ vai trò quan trọng trong sự tác động
qua lại của conngười và môi trường, là
điều kiện cần thiết để con người định
hướng trong môi trường. KẾT LUẬN 2:
Qua những tìm hiểu về tình cảm, khí chất và tri giác ở trên đã cho em nhiều kiến thức,
hành trang, kĩ năng để trở thành một người giáo viên tương lai. Tính cách là tính chất,
đặc điểm về nội tâm của mỗi con người, mà có ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, lời nói
và hành động của người đó. Một người có thể có nhiều tính cách (đa nhân cách) và nhiều
người có thể có cùng một tính cách. Tính cách là yếu tố quan trọng nhất của con người.
Người ta thường đánh giá hành động, lời nói, và đôi khi là suy nghĩ của một người để suy
ra tính cách người đó, và cuối cùng là kết luận về bản chất người đó. Còn khí chất là đặc
điểm chung nhất của mỗi con người. Khí chất cũng chính là đặc điểm cơ bản của hệ thần
kinh, nó cũng sẽ góp phần có thể tạo ra các diện mạo nhất định của toàn bộ hoạt động ở
mỗi chủ thể là những cá thể riêng của xã hội. Và tri giác quá trình tâm lý phản ánh một
cách trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tương đang trực tiếp tác động vào
các giác quan. Em có thể dựa vào các đặc điểm, biểu hiện trên để nhận ra các ưu điểm và
khuyết điểm của học sinh, giúp em hiểu thêm về tâm lí của các bạn học sinh, từ đó có cái
nhìn đúng đắn và có phương pháp dạy học, giáo dục phù hợp với các em ấy. Tài liệu tham khảo
1.Các trang web : www.slideshare.net, www.academia.edu
2. Giáo trình Tâm lý học đại cương ; T.S Nguyễn Thị Huệ, Th.S Nguyễn Minh Hiền
3. Nguyễn Quang Uẩn (2010), Tâm lý học đại cương, NXB ĐHS
4. Nguồn ảnh :Các hình ảnh thực tế 19