Bài tập lớn nghệ thuật phát biểu miệng | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Tình yêu học đường và vấn đề giáo dục tình yêu trong học đường là một chủ đề vô  cùng được quan tâm trong xã hội hiện nay. Tình yêu vốn là nhu cầu và quyền lợi  của mỗi cá nhân, được xã hội chấp nhận và tôn trọng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
5 trang 6 ngày trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập lớn nghệ thuật phát biểu miệng | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Tình yêu học đường và vấn đề giáo dục tình yêu trong học đường là một chủ đề vô  cùng được quan tâm trong xã hội hiện nay. Tình yêu vốn là nhu cầu và quyền lợi  của mỗi cá nhân, được xã hội chấp nhận và tôn trọng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

8 4 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ TUYÊN TRUYỀN
KHOA TUYÊN TRUYỀN
-------------------------------
BÀI TẬP LỚN
MÔN NGHỆ THUẬT PHÁT BIỂU MIỆNG
Sinh viên : NGUYỄN MAI VY
số sinh viên : 2155300065
Lớp hành chính : QLHĐTTVH K41
nội, tháng 11 năm 2023
Thực trạng, tác hại giải pháp việc yêu sớm của học sinh hiện nay
Kính thưa các bạn
- Mở bài:
Tình yêu học đường vấn đề giáo dục tình yêu trong học đường một chủ đề
cùng được quan tâm trong hội hiện nay. Tình yêu vốn nhu cầu quyền
lợi của mỗi nhân, được hội chấp nhận tôn trọng. Thế nhưng nếu xảy
đến không đúng cách, không đúng lứa tuổi sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm
trọng, ảnh hưởng đến tương lai nhân người trong cuộc, gia đình toàn
hội. hiện nay, chuyện yêu sớm trong lứa tuổi học sinh ngày càng xu
hướng tăng chiều hướng ngày càng xấu đi. vậy qua bài phát biểu hôm
nay em mong muốn thể giúp các bạn học sinh biết được thực trạng, tác hại
1 số gỉai pháp của vấn đề yêu sớm trong độ tuổi học sinh.
Kính thưa các bạn
- Thân bài:.
tình yêu nguồn cơn của nhiều giây phút khó phai trong cuộc đời nhưng
"yêu sớm" lại chưa bao giờ điều được khuyến khích, bởi những điều chỉ
nên "trải nghiệm" khi đã đủ "kiến thức".
Ngày nay với sự phát triển của mạng hội, việc "yêu sớm" lại càng trở nên dễ
dàng với những đối tượng chưa đủ kiến thức nội dung này, cụ thể các em
học sinh.
Thực tế, theo những tin tức chia sẻ trên những trang báo điện tử, đã rất nhiều
học sinh nữ phải nghỉ học mang thai ngoài ý muốn hay đến những bệnh viện
trung tâm y tế để “giải quyết hậu quả”. Điều này cho thấy diễn biến phức tạp
mức độ trầm trọng của tình yêu học trò hiện nay. Đây cũng một vấn đề cần
được quan tâm. Đồng thời, cần triển khai thực hiện công tác giáo dục giới
tính trong nhà trường, giúp học sinh nắm bắt được những kiến thức sức khỏe -
giới tính.
Theo các nghiên cứu Việt Nam, tỉ lệ nạo phá thai tuổi vị thành niên ngày càng
tăng; tuổi quan hệ tình dục lần đầu ngày càng giảm, những trường hợp sau
khi bị phát tán hình ảnh hay clip trên mạng đã gặp sang chấn tâm dẫn tới
hành vi tự tử.
Theo báo cáo mới nhất công bố cuối năm 2022 của Vụ Sức khỏe mẹ trẻ em
(Bộ Y tế), giai đoạn 2019 - 2021 số ca mang thai tuổi vị thành niên (15-19 tuổi)
chưa xu hướng giảm trong những năm gần đây, chiếm khoảng 2,5% - 3%
tổng số phụ nữ mang thai; Mỗi năm thêm 3.000 ca phá thai tuổi vị thành
niên.
Số liệu này được quan chuyên môn của Bộ Y tế tổng hợp từ báo cáo của các
địa phương, không bao gồm sở y tế nhân. Số thực tế thể cao hơn rất
nhiều. Đó bởi, Việt Nam, hơn một nửa số ca phá thai thực hiện sở công
lập, hơn 40% được thực hiện sở nhân, theo kết quả điều tra Mục tiêu
phát triển bền vững quốc gia (SDGs) do Tổng cục Thống phối hợp thực hiện,
công bố năm 2022.
Theo khảo sát của Chương trình sức khỏe vị thành niên tại Việt Nam do Bộ Y
tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Bộ Giáo dục đào tạo thực hiện, tỉ lệ học
sinh quan hệ tình dục trước 14 tuổi tăng lên: tỉ lệ học sinh quan hệ tình dục
trước 14 tuổi 1,48% năm 2013 tăng lên 3,51% năm 2019.
Một nghiên cứu khác của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trong 3 năm
2017-2019 210 sản phụ tuổi dưới 18 (91 ca Nội), chiếm khoảng 0,3%
tổng số sinh tại viện đầu ngành này, trong đó một trường hợp 13 tuổi. Hầu
hết các trường hợp đều sinh con lần đầu, ngoài ra 4 sản phụ 16 tuổi sinh con
lần 2. Tuy nhiên, con đầu đều đẻ non hoặc đủ tháng nhưng đã mất.
Theo các bác sĩ, sinh đẻ độ tuổi càng thấp càng làm tăng các nguy cho mẹ
thai nhi, như sảy thai, đẻ non các biến chứng khác, trẻ nhẹ cân, suy
hấp. Làm mẹ sớm cũng khiến các em nguy bị căng thẳng khủng hoảng
tâm lý. Phá thai, đặc biệt những phụ nữ trẻ tuổi sẽ làm tăng nguy viêm
nhiễm, chửa ngoài tử cung sinh
Thưa các bạn
Yêu sớm thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho học sinh, trong đó thể kể
đến như:
Ảnh hưởng đến việc học tập: Yêu sớm khiến học sinh bị xao nhãng việc
học, dành nhiều thời gian cho người yêu bỏ việc học tập. Điều này
thể khiến học sinh bị giảm sút kết quả học tập, thậm chí thể bỏ học.
Dễ để lại hậu quả về tình dục: Tuổi học trò giai đoạn thể bắt đầu
thay đổi cả nam nữ. Lúc này sự mò, muốn biết nhiều về chuyện ấy
nguyên do dẫn đến những hậu quả khó lường, người cuối cùng phải
chịu tổn thương chính các bạn nữ. vậy nếu không tỉnh táo khi yêu
tuổi học trò rất dễ khiến xảy ra những hậu quả đáng tiếc như mang thai
ngoài ý muốn, hoặc đi nạo phá thai dẫn đến sinh,..
Gây tổn thương tâm lý: Yêu sớm thể khiến học sinh gặp phải những
tổn thương tâm khi tình yêu tan vỡ. Điều này thể khiến học sinh suy
sụp tinh thần, thậm chí những hành vi tiêu cực như tự tử, bỏ học,...
Nông nổi, bồng bột, dễ làm chuyện không suy nghĩ: Sự nông nổi của
tuổi mới lớn, sự về mọi thứ xung quanh, cộng với sự thiếu tâm
của các bậc phụ huynh đã dẫn đến nhiều câu chuyện thương tâm các em
học sinh.Yêu nhau thề nguyền sống chết, song bố mẹ không đồng ý, cấm
đoán, dẫn đến nhiều cặp đôi rủ nhau tự tử hoặc bỏ đi.
thể nói tình yêu tuổi học trò quá nhiều hệ lụy nếu không cân nhắc kỹ
đủ thông minh khi yêu.
Để khắc phục tình trạng yêu sớm học sinh, cần sự phối hợp của gia đình,
nhà trường hội. Sau đây e xin phép nêu 1 số giải pháp
Gia đình
Cha mẹ cần quan tâm đúng mức đến việc giáo dục giới tính cho con em
mình. Cha mẹ cần thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với con em về tình
yêu, hôn nhân giới tính.
Cha mẹ cần tạo cho con em một môi trường sống lành mạnh, tránh xa
những tác động tiêu cực của hội. Cha mẹ cần giám sát con em chặt
chẽ, giúp con em tránh xa những cám dỗ của tình yêu sớm.
Nhà trường
Nhà trường cần những chương trình giáo dục giới tính hiệu quả dành
cho học sinh. Các chương trình giáo dục này cần cung cấp cho học sinh
những kiến thức chính xác về tình yêu, hôn nhân giới tính. Bên cạnh
đó, các chương trình cũng cần giúp học sinh hình thành những kỹ năng
sống cần thiết để thể ứng phó với những tình huống trong cuộc sống.
Nhà trường cần những biện pháp quản học sinh chặt chẽ, tránh xa
những cám dỗ của tình yêu sớm.
hội
Cần những hoạt động tuyên truyền, giáo dục về tình yêu, hôn nhân
giới tính cho học sinh. Các hoạt động này cần được tổ chức thường
xuyên, đa dạng phù hợp với lứa tuổi học sinh. Các hoạt động này
thể được tổ chức thông qua các phương tiện truyền thông, các tổ chức
đoàn thể,...
Cần những biện pháp hạn chế sự phát triển của các phương tiện truyền
thông nội dung không phù hợp với lứa tuổi học sinh, đặc biệt các
nội dung về tình yêu, hôn nhân giới tính. Các quan chức năng cần
biện pháp xử nghiêm những nhân, tổ chức phát tán các nội dung
này.
- Kết bài
Tình yêu tuổi học trò mang đến cho chúng ta những cảm xúc tuyệt vời nhưng
lứa tuổi đó, tình yêu không phải tất cả. Một đồng xu hai mặt, tình yêu
tuổi học trò cũng vậy. Hai mặt lợi hại luôn xảy ra đồng thời. Quan trọng
bạn biết mình nên làm để học tập tốt, để sống tốt. Đừng quá chăm chút vào
tình yêu quên mất rằng, tương lai cả một con đường dài phía trước.
Dạ phần trình bày của em đến đây kết thúc xin cảm ơn các bạn đã lắng
nghe.
| 1/5

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA TUYÊN TRUYỀN
------------------------------- BÀI TẬP LỚN
MÔN NGHỆ THUẬT PHÁT BIỂU MIỆNG Sinh viên : NGUYỄN VŨ MAI VY Mã số sinh viên : 2155300065
Lớp hành chính : QLHĐTTVH – K41
Hà nội, tháng 11 năm 2023
Thực trạng, tác hại và giải pháp việc yêu sớm của học sinh hiện nay Kính thưa cô và các bạn - Mở bài:
Tình yêu học đường và vấn đề giáo dục tình yêu trong học đường là một chủ đề
vô cùng được quan tâm trong xã hội hiện nay. Tình yêu vốn là nhu cầu và quyền
lợi của mỗi cá nhân, được xã hội chấp nhận và tôn trọng. Thế nhưng nếu nó xảy
đến không đúng cách, không đúng lứa tuổi sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm
trọng, ảnh hưởng đến tương lai cá nhân người trong cuộc, gia đình và toàn xã
hội. Và hiện nay, chuyện yêu sớm trong lứa tuổi học sinh ngày càng có xu
hướng tăng và có chiều hướng ngày càng xấu đi. Vì vậy qua bài phát biểu hôm
nay em mong muốn có thể giúp các bạn học sinh biết được thực trạng, tác hại và
1 số gỉai pháp của vấn đề yêu sớm trong độ tuổi học sinh. Kính thưa cô và các bạn - Thân bài:.
Dù tình yêu là nguồn cơn của nhiều giây phút khó phai trong cuộc đời nhưng
"yêu sớm" lại chưa bao giờ là điều được khuyến khích, bởi có những điều chỉ
nên "trải nghiệm" khi đã đủ "kiến thức".
Ngày nay với sự phát triển của mạng xã hội, việc "yêu sớm" lại càng trở nên dễ
dàng với những đối tượng chưa có đủ kiến thức ở nội dung này, cụ thể là các em học sinh.
Thực tế, theo những tin tức chia sẻ trên những trang báo điện tử, đã có rất nhiều
học sinh nữ phải nghỉ học vì mang thai ngoài ý muốn hay đến những bệnh viện
và trung tâm y tế để “giải quyết hậu quả”. Điều này cho thấy diễn biến phức tạp
và mức độ trầm trọng của tình yêu học trò hiện nay. Đây cũng là một vấn đề cần
được quan tâm. Đồng thời, cần triển khai và thực hiện công tác giáo dục giới
tính trong nhà trường, giúp học sinh nắm bắt được những kiến thức sức khỏe - giới tính.
Theo các nghiên cứu ở Việt Nam, tỉ lệ nạo phá thai tuổi vị thành niên ngày càng
tăng; tuổi quan hệ tình dục lần đầu ngày càng giảm, có những trường hợp sau
khi bị phát tán hình ảnh hay clip trên mạng đã gặp sang chấn tâm lý dẫn tới hành vi tự tử.
Theo báo cáo mới nhất công bố cuối năm 2022 của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em
(Bộ Y tế), giai đoạn 2019 - 2021 số ca mang thai tuổi vị thành niên (15-19 tuổi)
chưa có xu hướng giảm trong những năm gần đây, chiếm khoảng 2,5% - 3%
tổng số phụ nữ mang thai; Mỗi năm có thêm 3.000 ca phá thai ở tuổi vị thành niên.
Số liệu này được cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế tổng hợp từ báo cáo của các
địa phương, không bao gồm cơ sở y tế tư nhân. Số thực tế có thể cao hơn rất
nhiều. Đó là bởi, ở Việt Nam, hơn một nửa số ca phá thai thực hiện ở cơ sở công
lập, hơn 40% được thực hiện ở cơ sở tư nhân, theo kết quả điều tra Mục tiêu
phát triển bền vững quốc gia (SDGs) do Tổng cục Thống kê phối hợp thực hiện, công bố năm 2022.
Theo khảo sát của Chương trình sức khỏe vị thành niên tại Việt Nam do Bộ Y
tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Giáo dục và đào tạo thực hiện, tỉ lệ học
sinh quan hệ tình dục trước 14 tuổi tăng lên: tỉ lệ học sinh quan hệ tình dục
trước 14 tuổi là 1,48% năm 2013 và tăng lên 3,51% năm 2019.
Một nghiên cứu khác của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trong 3 năm
2017-2019 có 210 sản phụ tuổi dưới 18 (91 ca ở Hà Nội), chiếm khoảng 0,3%
tổng số sinh tại viện đầu ngành này, trong đó có một trường hợp 13 tuổi. Hầu
hết các trường hợp đều sinh con lần đầu, ngoài ra có 4 sản phụ 16 tuổi sinh con
lần 2. Tuy nhiên, con đầu đều đẻ non hoặc đủ tháng nhưng đã mất.
Theo các bác sĩ, sinh đẻ ở độ tuổi càng thấp càng làm tăng các nguy cơ cho mẹ
và thai nhi, như sảy thai, đẻ non và các biến chứng khác, trẻ nhẹ cân, suy hô
hấp. Làm mẹ sớm cũng khiến các em có nguy cơ bị căng thẳng và khủng hoảng
tâm lý. Phá thai, đặc biệt ở những phụ nữ trẻ tuổi sẽ làm tăng nguy cơ viêm
nhiễm, chửa ngoài tử cung và vô sinh Thưa cô và các bạn
Yêu sớm có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho học sinh, trong đó có thể kể đến như:
● Ảnh hưởng đến việc học tập: Yêu sớm khiến học sinh bị xao nhãng việc
học, dành nhiều thời gian cho người yêu mà bỏ bê việc học tập. Điều này
có thể khiến học sinh bị giảm sút kết quả học tập, thậm chí có thể bỏ học.
● Dễ để lại hậu quả về tình dục: Tuổi học trò là giai đoạn cơ thể bắt đầu
thay đổi ở cả nam và nữ. Lúc này sự tò mò, muốn biết nhiều về chuyện ấy
là nguyên do dẫn đến những hậu quả khó lường, mà người cuối cùng phải
chịu tổn thương chính là các bạn nữ. Vì vậy nếu không tỉnh táo khi yêu ở
tuổi học trò rất dễ khiến xảy ra những hậu quả đáng tiếc như mang thai
ngoài ý muốn, hoặc đi nạo phá thai dẫn đến vô sinh,..
● Gây tổn thương tâm lý: Yêu sớm có thể khiến học sinh gặp phải những
tổn thương tâm lý khi tình yêu tan vỡ. Điều này có thể khiến học sinh suy
sụp tinh thần, thậm chí có những hành vi tiêu cực như tự tử, bỏ học,...
● Nông nổi, bồng bột, dễ làm chuyện mà không suy nghĩ: Sự nông nổi của
tuổi mới lớn, sự tò mò về mọi thứ xung quanh, cộng với sự thiếu tâm lý
của các bậc phụ huynh đã dẫn đến nhiều câu chuyện thương tâm ở các em
học sinh.Yêu nhau thề nguyền sống chết, song bố mẹ không đồng ý, cấm
đoán, dẫn đến nhiều cặp đôi rủ nhau tự tử hoặc bỏ đi.
Có thể nói tình yêu tuổi học trò có quá nhiều hệ lụy nếu không cân nhắc kỹ và
có đủ thông minh khi yêu.
Để khắc phục tình trạng yêu sớm ở học sinh, cần có sự phối hợp của gia đình,
nhà trường và xã hội. Sau đây e xin phép nêu 1 số giải pháp Gia đình
● Cha mẹ cần quan tâm đúng mức đến việc giáo dục giới tính cho con em
mình. Cha mẹ cần thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với con em về tình
yêu, hôn nhân và giới tính.
● Cha mẹ cần tạo cho con em một môi trường sống lành mạnh, tránh xa
những tác động tiêu cực của xã hội. Cha mẹ cần giám sát con em chặt
chẽ, giúp con em tránh xa những cám dỗ của tình yêu sớm. Nhà trường
● Nhà trường cần có những chương trình giáo dục giới tính hiệu quả dành
cho học sinh. Các chương trình giáo dục này cần cung cấp cho học sinh
những kiến thức chính xác về tình yêu, hôn nhân và giới tính. Bên cạnh
đó, các chương trình cũng cần giúp học sinh hình thành những kỹ năng
sống cần thiết để có thể ứng phó với những tình huống trong cuộc sống.
● Nhà trường cần có những biện pháp quản lý học sinh chặt chẽ, tránh xa
những cám dỗ của tình yêu sớm. Xã hội
● Cần có những hoạt động tuyên truyền, giáo dục về tình yêu, hôn nhân và
giới tính cho học sinh. Các hoạt động này cần được tổ chức thường
xuyên, đa dạng và phù hợp với lứa tuổi học sinh. Các hoạt động này có
thể được tổ chức thông qua các phương tiện truyền thông, các tổ chức đoàn thể,...
● Cần có những biện pháp hạn chế sự phát triển của các phương tiện truyền
thông có nội dung không phù hợp với lứa tuổi học sinh, đặc biệt là các
nội dung về tình yêu, hôn nhân và giới tính. Các cơ quan chức năng cần
có biện pháp xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức phát tán các nội dung này. - Kết bài
Tình yêu ở tuổi học trò mang đến cho chúng ta những cảm xúc tuyệt vời nhưng
ở lứa tuổi đó, tình yêu không phải là tất cả. Một đồng xu có hai mặt, tình yêu
tuổi học trò cũng vậy. Hai mặt lợi và hại luôn xảy ra đồng thời. Quan trọng là
bạn biết mình nên làm gì để học tập tốt, để sống tốt. Đừng quá chăm chút vào
tình yêu mà quên mất rằng, tương lai là cả một con đường dài phía trước.
Dạ phần trình bày của em đến đây là kết thúc xin cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.