-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập lớn triết học Mác - Lênin | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Theo quan điểm của Triết học thì mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và
ý thức xã hội được áp dụng vô cùng phổ biến trong vấn đề xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay. Vậy tồn tại xã hội là gì? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Kinh tế chính trị Mác Lênin (vshsvhs) 51 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Bài tập lớn triết học Mác - Lênin | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Theo quan điểm của Triết học thì mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và
ý thức xã hội được áp dụng vô cùng phổ biến trong vấn đề xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay. Vậy tồn tại xã hội là gì? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác Lênin (vshsvhs) 51 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
1
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA TRIẾT HỌC -------------
BÀI TẬP LỚN
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-
LENIN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG TỒN TẠI XÃ
HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI VÀO VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI
SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Học viên: Phạm Xuân Thứ
Mã sinh viên: 2156070058
Lớp: Báo mạng điện tử K41
Tổng số trang: 7 (không kể kìa)
Hà Nội, tháng 12 năm 2021 1 NỘI DUNG
Theo quan điểm của Triết học thì mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và
ý thức xã hội được áp dụng vô cùng phổ biến trong vấn đề xây dựng đời sống văn
hoá tinh thần ở Việt Nam trong thời kì hiện nay.
Vậy tồn tại xã hội là gì? Ý thức xã hội là gì? Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để
chỉ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, là những
mối quan hệ vật chất – xã hội giữa con người với tự nhiên và giữa con người với
nhau; trong đó, quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ vật chất, kinh tế
giữa con người với nhau là hai quan hệ cơ bản. Những mối quan hệ này xuất hiện
trong quá trình hình thành xã hội loài người và tồn tại không phụ thuộc vào ý thức
xã hội. Tồn tại xã hội gồm các thành phần chính như phương thức sản xuất vật
chất; điều kiện tự nhiên-môi trường địa lý; dân số và mật độ dân số v.v, trong đó
phương thức sản xuất vật chất là thành phần cơ bản nhất. Các quan hệ vật chất
khác giữa gia đình, giai cấp, dân tộc v.v cũng có vai trò nhất định đối với tồn tại
xã hội. Cùng với phạm trù tồn tại xã hội, phạm trù ý thức xã hội là phạm trù của
chủ nghĩa duy vật lịch sử được vận dụng để giải quyết vấn đề cơ bản của Triết
học. Ý thức xã hội được biết đến là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm
tình cảm, tập quán, truyền thống, quan điểm, tư tưởng, lý luận v.v nảy sinh từ tồn
tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau.
Nói cách khác, ý thức xã hội là những quan hệ tinh thần giữa con người với nhau,
là mặt tinh thần trong quá trình lịch sử. Ý thức xã hội có cấu trúc bên trong xác
định, bao gồm những mức độ khác nhau (ý thức xã hội thông thường và ý thức lý
luận (khoa học); tâm lý xã hội và hệ tư tưởng) và các hình thái của ý thức xã hội
(ý thức chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học, khoa học v.v).
Theo quan điểm duy vật lịch sử khẳng định rằng, ý thức xã hội với tồn tại xã hội
có mối quan hệ biện chứng. Các hình thái ý thức xã hội không phải là những yếu
tố thụ động; trái lại, mỗi hình thái ý thức xã hội đều có sự tác động ngược lại tồn
tại xã hội, trước hết là tác động trở lại cơ sở kinh tế. Đồng thời, các hình thái ý 2
thức xã hội cũng tác động lẫn nhau theo những cách thức khác nhau. Tồn tại xã
hội nào thì ý thức xã hội ấy.
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội với ý thức xã hội đầu tiên phải nói
đến chính là tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội. Theo quan điểm thế giới quan
duy vật thì vật chất có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức. Trong lĩnh vực xã
hội thì quan hệ này được biểu hiện là: tồn tại xã hội có trước, nó sinh ra và quyết
định ý thức xã hội. Tồn tại xã hội là cái thứ nhất, ý thức xã hội là cái thứ hai. Tồn
tại xã hội quy định nội dung, bản chất, xu hướng vận động của ý thức xã hội; ý
thức xã hội phản ánh cái lôgíc khách quan của tồn tại xã hội. Tồn tại xã hội thay
đổi là điều kiện quyết định để ý thức xã hội thay đổi. Mỗi khi tồn tại xã hội, đặc
biệt là phương thức sản xuất biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội cũng
dần biến đổi theo. Tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội không giản đơn, trực tiếp
mà thường thông qua các khâu trung gian. Không phải bất kỳ tư tưởng, quan niệm,
lý luận, hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan
hệ kinh tế của thời đại, mà chỉ khi xét cho đến cùng mới thấy rõ những mối quan
hệ kinh tế được phản ánh, bằng cách này hay cách khác, trong các tư tưởng ấy.
Như vậy, sự phản ánh tồn tại xã hội của ý thức xã hội phải được xem xét một cách
biện chứng. Người ta không thể tìm nguồn gốc tư tưởng trong đầu óc con người,
mà phải tìm nó trong chính tồn tại xã hội. Do đó phải tồn tại xã hội để lý giải cho
ý thức xã hội. Chính vì vậy nó đã góp phần để xây dựng đời sống văn hoá tinh
thần của dân tộc Việt Nam hiện nay. Ta có thể lấy ví dụ như vào thời kì nước ta
bị thực dân Pháp xâm lược, chúng đã đàn áp bóc lột nhân dân ta một cách tàn tệ
và độc ác để phục vụ cho chính quốc. Vào thời gian ấy, phương thức sản xuất còn
lạc hậu, chúng ta sống trong lầm than cơ cực, bị nô lệ, bị áp bức, đời sống văn hoá
tinh thần không thể nào phát triển một cách toàn diện. Nhưng từ sau khi thống
nhất đất nước, nhất là sau giai đoạn Đổi mới, thì Việt Nam có những bước chuyển
mình vô cùng mạnh mẽ. Đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, bình đẳng,
dân chủ, người dân phấn khởi đi theo chế độ, đời sống nhân dân có nhiều thay
đổi. Chúng ta đã xây dựng được nền kinh tế nhìn chung là khá ổn định, vì thế đời 3
sống văn hoá tinh thần cũng phát triển theo. Đặc biệt khi thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng, đại dịch Covid-19 giống như một “bóng ma” đeo bám, tác
động không nhỏ đến mọi mặt đời sống, kinh tế, văn hóa - xã hội. Trong đó, hoạt
động văn hóa - nghệ thuật - giải trí - du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề. Từ thời kỳ
Covid-19 này cũng sẽ là khởi đầu cho một nếp sống, một văn hóa sống tích cực,
thiết thực, hiệu quả để không chỉ nhằm vào thực hiện mục tiêu kép trong thời kỳ
Covid-19 mà còn làm tiền đề cho những thời kỳ hậu Covid, để sẵn sàng đối phó
với tình hình khó khăn nhiều thử thách hơn. Nhờ sự ổn định về kinh tế, vật chất,
Nhà nước đã thông báo mở kho gạo quốc gia, làm cho tâm lí hoang mang của
người dân về vấn đề nạn đói được dịu xuống hẳn. Chính nhờ sự phát triển của
máy móc, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến của y tế mà người dân có tâm lí thoải
mái, không hề có tình trạng lo sợ nếu không may mắc Covid- 19. Vì vậy mà mỗi
người dân tự xây dựng và tham gia xây dựng một ý thức, một nếp sống để lan tỏa,
nâng cấp trở thành một văn hóa ứng xử trong cộng đồng dân cư. Đó là những hành
vi cụ thể của mỗi người như việc đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay sát khuẩn
thường xuyên, vệ sinh sạch sẽ, tăng cường thể dục thể thao. Nhà nước đã cố gắng
hoàn thiện về mặt kinh tế nhất có thể để chuẩn bị sẵn sàng cho những vấn đề cấp
thiết, đảm bảo nhân dân có tinh thần thoải mái nhất.
Điều thứ 2 về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội với ý thức xã hội đó là ý thức xã hội
thường lac hậu hơn so với tồn tại xã hội. Lịch sử cho thấy nhiều khi xã hội cũ mất
đi thậm chí đã mất rất lâu, nhưng ý thức xã hội cũ đó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng.
Tính độc lập tương đối này biểu hiện đặc biệt rõ trong lĩnh vực tâm lý xã hội như
trong truyền thống ,tập quán ,thói quen. Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại
xã hội là do những nguyên nhân về: Sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động
mạnh mẽ,thường xuyên và trực tiếp của những hoạt động thực tiễn của con người
,thường diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội có thể không phản ánh kịp và
trở nên lạc hậu. Hơn nữa ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội nên nói chung
chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã hội. Do sức mạnh của thói quen
truyền thống ,tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái xã 4
hội. Ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm ,những tập đoàn người
,những giaii cấp nhất định trong xã hội. Ví dụ như ta có thể thấy rõ những biểu
hiện lệch lạc hay bảo thủ có thể kể đến như thói sính ngoại, ruồng bỏ những giá
trị truyền thống tốt đẹp hay cứ giữ khư khư những thói bảo thủ như trọng nam
khinh nữ. Những điều nay đặt ra nhu cầu cấp bách rằng muốn xây dựng một đời
sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam vừa lưu giữ được những giá trị văn hóa tốt
đẹp, vừa phát triển xóa bỏ đi những hủ tục lạc hậu thì cần phải bắt đầu từ khâu
không ngừng phát triển và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, ra sức phát huy mặt tích cực đồng thời tăng cường khắc phục những
hạn chế nảy sinh từ mặt trái của kinh tế thị trường. Trong những năm qua, các giá
trị văn hóa ở nước ta, nhất là các giá trị văn hóa truyền thống, luôn được chú trọng
bảo tồn và phát huy. Dù trải qua gần 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch
COVID-19 trên toàn cầu, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vẫn đạt
nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong 6 tháng đầu năm 2021(1), cả nước có 23 di tích
cấp quốc gia được xếp hạng, ghi danh 31 di sản văn hóa phi vật thể vào Danh mục
di sản văn hóa phi vật thể quốc gia(2). Ngành văn hóa đã hoàn thiện hồ sơ gửi Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đề cử di sản
Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng) ghi
danh vào Danh mục di sản thế giới; đưa Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử
(các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương) vào danh sách dự kiến lập hồ sơ
di sản thế giới. Công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy các phong tục, tập quán tốt
đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số được đẩy mạnh thông qua việc triển khai
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Công tác xây dựng con người Việt
Nam phát triển toàn diện được thúc đẩy với việc chú trọng phẩm chất đạo đức, lối
sống tốt đẹp và được triển khai với các chuẩn mực cụ thể. Công tác gia đình được
triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; công tác phòng, chống bạo lực
gia đình được đẩy mạnh; công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức gia đình được
tăng cường. Các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20-3, Ngày Gia
đình Việt Nam 28-6 và Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia 5
đình năm 2021 với chủ đề “Gia đình bình an - Xã hội hạnh phúc”, Chương trình
nghệ thuật kỷ niệm 20 năm Ngày Gia đình Việt Nam được tổ chức thành công.
Từ đó thì sẽ thay đổi được từ từ những hủ tục cũng như phát triển được đời sống
văn hoá tinh thần cho người dân trong cả nước.
Ngoài ra, ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội. Trong những điều kiện
nhất định, tư tưởng của con người đặc biệt là những tư tưởng khoa học tiên tiến
có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai và có tác
dụng tổ chức chỉ đạo hoạt đông thực tiễn của con người ,hướng hoạt động đó vào
hướng giải quyết những nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống
vật chất của xã hội đặt ra. Ví dụ như trong sự nghiệp Đổi mới toàn diện của Đảng đã chủ trương: lấy việc phát huy nguồn lực con người
làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững; khơi dậy trong nhân dân lòng yêu
nước, ý chí quật cường, tài chí,… Chính những tầm nhìn vượt trước thời đại đã
khiến cho đất nước Việt Nam ngày càng đi lên và phát triển với sức mạnh cốt lõi
chính là nhân dân. Và cũng để nhân dân là nguồn động lực to lớn nhất thì Nhà
nước đã có những chính sách để phát triển hơn đời sống vật chất và tinh thần của
người dân. Ví dụ cụ thể của các công nhân trong thời kì đại dịch, phương châm
“Mỗi công đoàn cơ sở, một lợi ích đoàn viên”, các cấp công đoàn đã tổ chức nhiều
hoạt động như: “Tháng công nhân”, “Tết sum vầy”, “Ngày hội sản phẩm chất
lượng cao”, “Lễ hội tôn vinh lao động sáng tạo công nhân, viên chức, lao động”,
“Ngày hội công nhân lao động”, “Ngày hội công nhân - phiên chợ nghĩa tình”…
để cho công nhân phấn khởi, được giúp một phần nào đó khó khăn. Tính vượt
trước của ý thức xã hội đòi hỏi Nhà nước phải khắc phục triệt để bệnh bảo thủ, trì
trệ, thái độ tiêu cực thụ động, thiếu sáng tạo trong cuộc sống.
Cuối cùng, ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
không những chống lại quan điểm duy tâm tuyệt đối hóa vai trò của ý thức xã hội,
mà còn bác bỏ quan niệm duy vật tầm thường hay chủ nghĩa duy vật kinh tế phủ
nhận tác dụng tích cực của ý thức xã hội trong đời sống xã hội. Mức độ ảnh hưởng
của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử 6
cụ thể ,vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh.
Như vậy, ý thức xã hội, với tính cách là thể thống nhất độc lập, tích cực tác động
ngược trở lại lên tồn tại xã hội nói riêng và lên đời sống xã hội nói chung. Như
Ph.Ăngghen viết: “Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật… đều dựa trên cơ sở sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng
cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế”. Ví dụ như trong
từng giai đoạn lịch sử cụ thể thì chính ý thức xã hội đã tác động mạnh mẽ trở lại
tồn tại xã hội. Vai trò của giai cấp lãnh đạo mang tầm ảnh hưởng có thể mở rộng
tư tưởng trong quần chúng. Trong thời kì đại dịch, thì Nhà nước cần phải khơi
dậy được lòng yêu nước của mỗi người dân, nâng cao được ý thức phòng dịch.
Có như vậy, dịch bệnh sẽ được kiểm soát và người dân có thể yên tâm để phát
triển kinh tế và sản xuất. Những tư tưởng tiến bộ cũng được thể hiện vô cùng rõ
ràng trong việc đưa ra các ý tưởng, phát minh sáng chế để phục vụ cho đời sống
tinh thần của con người khi đưa truyền thông vào để giáo dục con người biết về
văn hoá, giá trị truyền thống tốt đẹp. cũng cần thấy rằng không chỉ những biến đổi
trong tồn tại xã hội mới tất yếu dẫn đến những thay đổi to lớn trong đời sống tinh
thần của xã hội mà ngược lại, những tác động của đời sống tinh thần xã hội, với
những điều kiện xác định cũng có thể tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc
trong tồn tại xã hội. Quán triệt nguyên tắc phương pháp luận đó trong sự nghiệp
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, một mặt phải coi trọng cuộc cách mạng tư
tưởng văn hoá, phát huy vai trò tác động tích cực của đời sống tinh thần xã hội
đối với quá trình phát triển kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặt
khác phải tránh tái phạm sai lầm chủ quan duy ý chí trong việc xây dựng văn hoá,
xây dựng con người mới. Cần thấy rằng chỉ có thể thực sự tạo dựng được đời sống
tinh thần của xã hội xã hội chủ nghĩa trên cơ sở cải tạo triệt để phương thức sinh
hoạt vật chất tiểu nông truyền thống và xác lập, phát triển được một phương thức
sản xuất mới trên cơ sở thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 7
Như vậy, mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội được vận
dụng vô cùng triệt để trong việc xây dựng đời sống văn hoá tinh thần ở Việt Nam
hiện nay. Chính những vận dụng trong tác động giữa tồn tại xã hội và ý thức xã
hội đã khiến cho Nhà nước Việt Nam đã có những bước đi, giải pháp đúng đắn để
xây dựng được đời sống văn hoá tinh thần cho người dân, từ đó làm nền tảng vững
chắc để xây dựng đất nước một cách bền vững và hài hoà.