-
Thông tin
-
Quiz
Bài Tập Lớn: Vấn Nạn Chơi Game Online Của Sinh Viênk9 Ap Học Viện Ngân Hàng | Năng Lực Số Ứng Dụng
Bài Tập Lớn: Vấn Nạn Chơi Game Online Của Sinh Viênk9 Ap Học Viện Ngân Hàng | Năng Lực Số Ứng Dụng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Năng lực số ứng dụng 75 tài liệu
Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Bài Tập Lớn: Vấn Nạn Chơi Game Online Của Sinh Viênk9 Ap Học Viện Ngân Hàng | Năng Lực Số Ứng Dụng
Bài Tập Lớn: Vấn Nạn Chơi Game Online Của Sinh Viênk9 Ap Học Viện Ngân Hàng | Năng Lực Số Ứng Dụng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Năng lực số ứng dụng 75 tài liệu
Trường: Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Ngân hàng
Preview text:
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO ===================== BÀI TẬP LỚN
MÔN NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG TÊN ĐỀ TÀI
VẤN NẠN CHƠI GAME ONLINE CỦA SINH VIÊN
K9 AP HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Giáo viên hướng dẫn: Chu Thị Hồng Hải Danh sách nhóm 1. Nguyễn Thị Linh 2. Trần Đức Hùng 3. Phạm Gia Bình 4. Nguyễn Việt Anh 5. Nguyễn Phúc Thắng 6. Nghiêm Tuấn Minh Hà Nội – 12/2022 LỜI CẢM ƠN
Bài tập tuy được viết và nghiên cứu bới những thành viên trong
nhóm, vẫn không thể phụ nhận những công lao từ những người xung
quanh đã giúp đỡ, hỗ trợ nhóm hoàn thành bài tập. Chúng em xin cảm
ơn cô …. đã hỗ trợ, giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình hoàn thành
bài. Những lời nhận xét, khuyên bảo của cô thật sự đã giúp chúng em
rất nhiều trong quá trình thực hiện bài tập lớn này. Xin cảm ơn những
người đã tham gia khảo sát của chúng tôi để giúp chúng tôi có được
những số liệu khách quan nhất cho bài tập, mỗi người các bạn đã góp
một phần không nhỏ trong chính bài tập của chúng tôi.
Vì đây là lần đầu thực hiện một bài tập lớn nên nhóm không thể
tránh được những hạn chế về năng lực và thiếu xót trong quá trình
nghiên cứu. Chúng em luôn sẵn lòng lắng nghe những nhận xét, đóng
góp từ cô và các bạn để bọn em có thể rút ra những kinh nghiệm,
những kiến thức mới phục vụ cho bài sau. MỤC LỤC
A: PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................5
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................5
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................6
3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................6
5. Nội dung nghiên cứu....................................................................6
6. Kết quả nghiên cứu......................................................................7
B: PHẦN NỘI DUNG.........................................................................7
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................7
1. Khái niệm...................................................................................7
2. Phân loại.....................................................................................7
2.1 Chi phí...................................................................................8
2.1.1 game tính phí...................................................................8
2.1.2 game miễn phí..................................................................8
2.2 Phương tiện chơi game.........................................................8
2.3 Dựa theo góc nhìn của người chơi......................................9
3. Lịch sử phát triển game online................................................9
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHƠI GAME ONLINE............10
1. Nguyên nhân............................................................................11
1.1 Tác động từ môi trường.....................................................11
1.2 Sức hấp dẫn của game........................................................11
1.3 Sự quan tâm, quản lý của gia đình...................................12
1.4 Thiếu sân chơi.....................................................................12
1.5 Bản thân sinh viên..............................................................13
2. Hình thức chơi game...............................................................13
2.1 Sinh viên chơi game như thế nào?....................................13
2.2 Văn hóa chơi game của sinh viên......................................14
2.3 Tác động khi chơi game.....................................................14
2.3.1 Tích cực..........................................................................14
2.3.2 Tiêu cực..........................................................................15
3. Vấn nạn xảy ra khi chơi game online...... ...... ......................16
3.1. Nghiện game.......................................................................16
3.1.1 Nghiện game là gì?........................................................17
3.1.2 Tình trạng nghiện game của giới trẻ trên toàn thế giới
và Việt Nam.............................................................................17
3.1.3 Tình trạng nghiện game của học viện ngân hàng.......17
3.1.4 Nhận xét.........................................................................18
3.2 Nguyên nhân nghiện game online.....................................19
3.3 Hệ quả của nghiện game online.........................................19
3.4 Cộng đồng game độc hại ở học viện ngân hàng...............20
3.4.1 Cộng đồng game độc hại là gì?.....................................20
3.4.2 Toxic là gì? Toxic ở thế giới ? Toxic ở Việt Nam như thế
nào?.........................................................................................20
3.4.3 Khảo sát về mức độ toxic của HVNH...........................21
3.5 Nguyên nhân của việc toxic trong game online...............21
3.5.1 Tính ẩn danh của game online....... .............................21
3.5.2 Mâu thuẫn nảy sinh giữa các đồng đội, đối thủ..........22
3.5.3 Tận hưởng niềm vui từ sự ức chế của những... ..........22
3.6 Hệ quả..................................................................................22
4 Hậu quả khi chơi game online................................................22
4.1 Sức khỏe..............................................................................22
4.1.1 Sức khỏe thể chất...........................................................22
4.1.2 Sức khỏe tinh thần.........................................................23
4.2 Tài chính..............................................................................24
4.3 Các mối quan hệ và công việc............................................25
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP.............................26
1. Kết luận ...................................................................................26
2. Đề xuất và giải pháp................................................................27
2.1 Về phía người chơi:.........................................................27
2.2 Về phía gia đình...............................................................27
2.3 Về phía nhà phát hành game..........................................27
2.4 Cộng đồng độc hại...........................................................28
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN ST Họ và tên Mã sinh viên Phần trăm T đóng góp 1 Nguyễn Thị Linh 25A4013056 20% 2 Trần Đức Hùng 25A4013035 19% 3 Phạm Gia Bình 25A4013011 17% 4 Phạm Việt Anh 25A4013007 17% 5 Nguyễn Phúc Thắng 25A4013097 17% 6 Nghiêm Tuấn Minh 25A4013069 10% A: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hoá cùng với sự phát triển vượt bậc của
khoa học kĩ thuật có nhiều dịch vụ công nghệ cao ra đời nhằm đáp ứng những
nhu cầu ngày càng cao của con người. Điển hình như game online – một cách
giải trí điển hình của giới trẻ ngày nay nói chung và sinh viên nói riêng. Trò
chơi trực tuyến có lẽ đã trở thành một trong những trò tiêu khiển phổ biến nhất
của học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng. Những năm gần đây, game
online ngày càng phát triển và trở thành thú tiêu khiển không thể thiếu của nhiều người.
Việc sử dụng Internet để đáp ứng nhu cầu học tập và giải trí ngày càng phổ
biến, do đó nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên ngày càng cao. Sự ra đời
của Internet đã có ảnh hưởng to lớn đến đời sống tinh thần cũng như lối sống
học tập cúa sinh viên, khi mà họ đang sống trong một môi trường năng động và
bận rộn như hiện nay. Tuy nhiên ngoài đáp ứng được những mặt tích cực,
Internet nói chung còn mang đến nhiều những ảnh hưởng tiêu cực đến lối sống
của sinh viên, sự xâm nhập của các trang web lậu,.. Giới trẻ nói chung và sinh
viên nói riêng là độ tuổi dễ vướng vào những vấn nạn liên quan đến game nhất
bởi lứa tuổi này hiếu động, tiếp xúc được với môi trường giải trí phong phú đa dạng đến từ Internet.
Đầu tiên, hầu hết các trò chơi được phát hành đều được nhập khẩu từ nước
ngoài. Do đó, thu nhập của nhà xuất bản phải được chia sẻ với các đối tác.
Ngoài ra, vì đây là game nhập khẩu nên một số nội dung trong game không phù
hợp với văn hóa Việt Nam. Thứ hai, kinh doanh game online đang bùng nổ và
không phải game nào nhập về Việt Nam cũng thành công. Thứ ba, nguồn nhân
lực tài năng đang thiếu trầm trọng. Không có nhiều nhân viên có thể làm việc
trong lĩnh vực phát triển trò chơi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân
khiến chúng ta phải nhập game từ nước ngoài mà không có game Việt chất
lượng cao. Không thể phủ nhận những lợi ích giải trí mà game mang lại, song
việc dành nhiều thời gian chơi game và không kiểm soát được sẽ để lại những
hậu quả khôn lường. Đi kèm với nó là những vấn nạn tồn tại, những góc khuất
mà chỉ người chơi game mới thấy rõ được. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm
chúng em đã quyết định chọn đề tài này để có cái nhìn rõ hơn và khách quan hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ khái niệm, phân loại trò chơi trực tuyến và các khái niệm khác có
liên quan. Lịch sử ra đời và khởi xướng một số ngành công nghiệp trò chơi lớn
trên thế giới, sự phổ biến và phát triển của trò chơi trực tuyến ở Việt Nam.
Đánh giá thực trạng chơi game online của sinh viên K9 AP Học viện Ngân
Hàng. Chúng em đánh giá nhu cầu, sở thích, sở thích của người chơi, vai trò
của nhà phát hành trò chơi, hệ thống phân phối và các dịch vụ liên quan, khung
pháp lý và định hướng của chính phủ, lợi ích và thách thức phát triển. Có cho
mình một cái nhìn tổng quan về những góc khuất và điểm yếu của ngành công
nghiệp game Việt Nam. Và đề xuất một số giải pháp giúp các công ty và nhà
phát hành trò chơi tìm ra hướng đi phù hợp và xây dựng một thị trường trò chơi
trực tuyến lành mạnh và phát triển.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về vấn
nạn khi chơi game của sinh viên khóa 9 chất lượng cao khoa Tài Chính Học viện Ngân Hàng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát thực tế sinh viên, tổng hợp số liệu làm cơ sở để đánh giá, phân
tích, nhận xét về nhu cầu và vấn nạn xảy ra đối với sinh viên khi tham gia chơi game online.
5. Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về game online
Chương 2: Thực trạng game online
Chương 3: Giải pháp về vấn đề liên quan đến game online
6. Kết quả nghiên cứu
Nhóm đã phần nào hiểu rõ về thị trường game online trong và ngoài nước cũng
như tiềm năng phát triển của nó nên đưa ra một số giải pháp giúp các công ty, nhà
phát hành game tìm được hướng đi phù hợp và cải thiện môi trường, cộng đồng chơi
game tại Việt Nam. Nhận được phản hồi nhiệt tình từ các bạn tham gia khảo sát, xem
xét được nhiều khía cạnh đối với sinh viên khi chơi game online. Tuy nhiên, do hạn
chế về không gian, không thể bao quát hết mọi thứ. Em rất mong nhận được sự đóng
góp của cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. B: PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1, Khái niệm
Một số khái niệm liên quan đến game online:
- Game online hay còn gọi là trò chơi trực tuyến: là một trò chơi điện tử thuộc nhóm
video game, sử dụng internet làm cầu nối để cho người chơi có thể tương tác với hệ
thống máy chủ hay giữa người với người với nhau.
- Video game: là một loại trò chơi điện tử, những trò chơi đc phát trên nhưng thiết bị
hiển thị video như TV, máy tính…đc tương tác bởi người chơi thông qua việc sử dụng
các thiết bị điện tử như bộ điều khiển cần điều khiển, bàn phím
-Trò chơi điện tử hay còn gọi là electronic game : những trò chơi đc tạo ra trên các hệ
thống và đc sử dụng thông qua các thiết bị điện tử. 2, Phân loại 2.1: Chi phí 2.1.1 game tính phí
Game tính phí là tựa game người dùng phải bỏ ra một số tiền để có thể tải về và chơi
với đồ họa cực khủng đang tạo ra một lối chơi mới lạ cho thể loại game online.
Với những game phải trả phí, người dùng được dùng toàn bộ tính năng trong game mà
không phải bỏ thêm bất cứ chi phí nào, nói cách khác, các vật phẩm trong game được
bán với một lượng nhất định hoặc người chơi sở hữu những bộ trang bị hoàn toàn miễn phí và vĩnh viễn.
- Hình thức thu phí theo cách bán đồ: Đây chính là hình thức chơi bằng việc đó là
người chơi sẽ nạp tiền vào tài khoản và dùng những tiền này để mua các loại đồ trong
game. Tiền của người chơi nạp vào sẽ được quy đổi thành tiền ảo trong game
- Hình thức thu phí thông qua cách mua game: Sẽ có những game yêu cầu người dùng
phải trả một khoản phí để có thể sở hữu đc con game đấy. Đây thường là con game
chất lượng cao (VD: các game AAA với giá 60$) và trong những game này có cả cách
thu phí thông qua việc bán đồ 2.1.2 game miễn phí
Game miễn phí hay còn gọi là F2P ( Free to Play ), là tựa game cho phép tải xuống
miễn phí. Doanh thu của trò chơi sẽ đến từ lượt tải xuống, bán trang phục, vật phẩm...
các món đồ này mang lại giá trị tinh thần chứ không ảnh hưởng nhiều đến lối chơi
trong game. Điều này đảm bảo tính công bằng cho những tựa game trả phí.
Vì yếu tố miễn phí nên những tựa game này nhận được đông đảo sự tham gia từ
những lứa tuổi, giới tính khác nhau.. điều đó tạo nên sự trung thành, sự quan tâm rất
lớn đối với game; người chơi ra sức đóng góp, xây dựng những tựa game họ yêu thích.
Mặc dù miễn phí nhưng một số tựa game xây dựng cho mình một đế chế hùng mạnh
riêng : Liên minh huyền thoại , Liên quân mobile, Dota2,... thậm chí chúng còn được
công nhận là một môn thể thao điện tử chứ không đơn thuần để giải trí. Các giải đấu
trong và ngoài nước thu hút hàng triệu người tham gia và người xem với quy mô giải
thưởng hàng tỉ Việt Nam đồng.
2.2 Phương tiện chơi game
Game chơi trên máy tính (computer game): những game chơi trên máy tính
xách tay(laptop) hay máy tính bàn (personal computer) để chơi game. Đa phần
những chiếc máy tính này có thể chơi đc mọi game với cấu hình cao chính vì
vậy đáp ứng được nhu cầu trải nghiệm mượt mà đối với người chơi nên nhận
được đông đảo người chơi sử dụng máy tính để
Game chơi trên hệ máy cầm tay (console game): thuộc những game chơi bằng
điều khiển cầm tay (Những dòng máy tiêu biểu như: Playstation, Xbox,
Nitendo switch,..). Khác với laptop và PC có thể chơi đc mọi game thì các
console game chỉ có thể chơi các game dành riêng cho hệ máy console, bù lại
thì chất lượng chơi game đc tăng lên đáng kể về mặt đồ họa.
Game chơi trên điện thoại (mobile game): là các game đc chơi trên điện thoại.
nhưng loại game này chủ yếu nhắm vào đối tượng người châu Á với thời lượng
sử dụng điện thoại cao. Điểm chung của đa phần các mobile game là nhịp đọ
nhanh, cấu hình thấp nhằm phù hợp với nhiều loại máy
2.3 Dựa theo góc nhìn của người chơi
- Dựa theo góc nhìn của người chơi, các tựa game online được phân loại dựa theo các
yếu tố trực tiếp và đặc biệt trong game một số game thể loại phổ biến như :
+) MMORPG hay cụ thể là Massively Multiplayer Online Role Playing Games
( những trò chơi nhập vai trực tiếp nhiều người chơi), dòng game cho phép người chơi
hóa thân thành những nhân vật khác nhau từ những người bình thường đến những
nhân vật siêu nhiên để tham gia vào các cuộc hành trình khác nhau cùng với những
người chơi khác trong cùng một máy chủ (server). Những tựa game nổi tiếng thuộc
thể loại MMO này bao gồm: Grand Theft Auto V, Minecraft, Võ Lâm Truyền Kỳ,..
+) MOBA hay Multiplayer Online Battle Arena (đấu trường trận chiến trực tuyến
nhiều người chơi) là những thể loại game bao gồm từ 6 người đến 10 người sẽ tham
gia một đấu trường với 3 người trong một team (nhóm) hoặc 5 người trong một team
sẽ cạnh trạnh với đội còn lại để dành chiến thắng chung cuộc. Những tựa game
MOBA thuộc trong top những dòng game được yêu thích cũng như nhiều người chơi
nhất tiêu biểu như: League of Legend (Liên minh huyền thoại), DOTA 2, Liên quân,…
đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng các game thủ
+) BR hay Battle Royale (những game sinh tồn) là thể loại game đề nặng tính cạnh
tranh khi mà có tầm khoảng từ 8 người cho đến tầm 100 người sẽ thi đấu với nhau và
chỉ có một người, một team chiến thắng sau cùng. Dòng game này đã từng một thời để
lại tiếng vang lớn trong ngành công nghiệp game nói chung và trong cộng đồng game
thủ nói riêng nổi bật với những cái tên như: PUBG (Player unknown battleground) ,
Call of Duty: Modern Warfare, Apex Legend.
+) FPS hay First person shooter (những tựa game bắn sung góc nhìn thứ nhất), dòng
game đưa tầm nhìn của người chơi vào chính những nhân vật trong game, khiến người
chơi cảm giác như không chỉ chơi game mà chính là một phần của game tạo cảm giác
thích thú và chân thật. Thể loại game FPS được thể hiện trong cả trong các tựa game
MMORPG hay BR với những ví dụ điển hình như: Call of Duty: Modern Warfare, CS:GO, Valorant,…
3. Lịch sử phát triển game online
- Sự xuất hiện của khái niệm “game online bắt đầu từ những năm 1970, mặc dù chưa
có sự hình thành của Internet nhưng các hệ thống mạng cục bộ và mạng nội bộ ra đời (
LAN – Local Area Network) tạo ra khả năng kết nối giữa người với người, cho phép
nhiều người chơi có thể vào chơi cùng một game.
- Vào năm 1978, game online đầu tiên chính thức được ra đời với tên MUD (Multi-
user dungeon. Mặc dù giao diện dựa trên văn bản của trò chơi không mấy ấn tượng
nếu dựa theo tiêu chuẩn ngày nay, đây chính là tiền đề cho sự phát triển của game
online nhiều người chơi, đánh dấu một kỷ nguyên mới cho làng game phiêu lưu cũng
như game online trên toàn thế giới
(Nguồn: Gamification & hành trình phát triển trong gần nửa thế kỷ (woay.vn))
-Khoảng thời gian kể từ năm 1990 trở đi là thời điểm bùng nổ nhất của dòng game
online khi mà Internet được ra đời, là tiền đề quan trọng để phát triển game online
nâng một tầm cao mới, đúng chất “trò chơi trực tuyến”. Hàng loạt các bom tấn đình
đám đã được tạo ra như huyền thoại game bắn súng góc nhìn thứ nhất Hafl-Life, Age
of Empires hay còn được gọi là Đế chế, Warcraft,.. Những tựa game này đã đặt nền
móng để các nhà phát triển game sau này tận dụng và cho cái yếu tố cốt lõi vào game
online của mình cũng như các khái niệm như game FPS, MOBA, MMO cũng đc tạo
ra để phân biệt các loại game online khác nhau.
-Đối với Việt Nam, game thủ lần đầu biết đến game online thông qua những tựa game
huyền thoại như Gunbound, Đế Chế, Warcraft,... cộng đồng này lớn mạnh đến nỗi
hiện nay vẫn còn hoạt động như Đế Chế, Võ Lâm Truyền Kỳ,... Tuy nhiên, những tựa
game đó đã cho thấy sự lỗi thời của mình, dần mất sức hút trong lòng game thủ,
nhường chỗ cho các tựa game mới đồ họa đỉnh hơn, gameplay hấp dẫn hơn như
CS:GO, Liên Minh Huyền Thoại,...
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHƠI GAME ONLINE
Dựa trên khảo sát thực trạng chơi game của sinh viên K9 AP Học viện ngân hàng đa
số sinh viên đều có ít nhất một phương tiện kết nối Internet như là điện thoại di động,
máy tính cá nhân,... điều đó vô tình tạo điều kiện cho nhu cầu chơi game của sinh viên
ngày càng cao hơn có đến 34.5% sinh viên chơi game nhưng không nhiều, 36.5%
sinh viên chơi game, và chưa đến 1/3 số sinh viên không chơi game. Con số này
chiếm đến hơn 2/3 số lượng sinh viên chơi game, và điều gì đặc biệt đã thu hút phần
lớn sinh viên như vậy? Chúng ta cùng đi tìm hiểu sâu về nguyên nhân dẫn đến thức trạng này: 1. Nguyên nhân
1.1 Tác động từ môi trường
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đa số học sinh sinh viên đều học tập qua
hình thức trực tuyến, nó tạo cho họ một thói quen sử dụng Internet một cách thường
xuyên hơn. Một số những tiết học nhàm chán, sinh viên dễ bị sao nhãng và tìm kiếm
một thứ gì đó thú vị hơn như game. Một số khác tìm kiếm đến game chỉ vì bạn bè rủ,
dần dần sẽ bị những tựa game này lôi cuốn, hấp dẫn dẫn đến tình trạng chơi game về
sau này. Theo như khảo sát có đến 91,1% số lượng sinh viên chơi game chơi game với
bạn bè. Nó bắt nguồn từ những nhóm nhỏ, dần dần sẽ phát triển thành nhóm, một
cộng đồng những người đam mê sẽ gặp nhau.
1.2 Sức hấp dẫn của game
Trò chơi điện tử được thiết kế để gây nghiện bằng cách sử dụng tâm lý học hành vi
hiện đại để khiến bạn bị cuốn hút. Trò chơi là trải nghiệm nhập vai cung cấp cho bạn
một lượng lớn dopamine (hoocmone hạnh phúc) và tiếp xúc quá mức với mức độ kích
thích này có thể gây ra những thay đổi về cấu trúc đối với não của bạn.
Bạn bắt đầu sống trong một thế giới mà bạn mong đợi sự hài lòng ngay lập tức, ở
trong game, việc hoàn thành một nhiệm vụ sẽ cho bạn phần thưởng ngay lập tức, còn
ở ngoài đời việc hoàn thành nhiệm vụ chưa chắc đã cho bạn một phần thưởng xứng
đáng. Các trò chơi hấp dẫn đến mức bạn có thể dễ dàng chơi hàng giờ liền mà không
hề để ý rằng lượng thời gian đã trôi qua. Chúng cho phép bạn hóa thân thành nhân vật,
trải nghiệm những cảm xúc đặc biệt mà thực tế không thể thực hiện được, giúp ta
thoát ra khỏi cuộc sống đời thực nhàm chán và nhìn thấy sự tiến bộ có thể đo lường
được. Ngoài ra còn có đồ họa game rất đẹp mắt, có cách tính chế độ tính điểm, vượt
qua các chặng, tăng cấp độ làm cho người chơi có tính tò mò, chinh phục... Những tựa
game còn mang tính xã hội, giúp bạn kết nối có được một cộng đồng của riêng mình,
nơi có những người cùng đam mê với bạn tạo ra một môi trường mà bạn cảm thấy vui
vẻ, thoải mái chia sẻ và có thể kiểm soát cộng đồng đó theo chiều hướng tích cực.
Ngoài ra các nhà phát triển trò chơi cũng triển khai các tính năng thiết kế trò chơi
mang tính thao túng như mua hàng trong ứng dụng, giao dịch vi mô và các lootbox mà
một số chính phủ đã tuyên bố là bất hợp pháp - vì chúng là một hình thức đánh bạc.
Đánh vào lứa tuổi mới lớn, chưa kiểm soát được bản thân và nhận thức một cách đúng
đắn. Do vậy càng nhiều người chơi thì các công ty này càng phát triển và đưa ra càng
nhiều các chính sách ưu đãi để thu hút người chơi, thu về hàng tỷ đô la mỗi năm, như
vậy người chơi vừa được tiền và công ty vừa được lợi nhuận, càng thu hút nhiều đối
tượng hơn không chỉ ở lứa tuổi sinh viên này.
1.3 Sự quan tâm, quản lý của gia đình
Nếu cuộc sống có nhiều bất mãn, như xung đột với gia đình, hay cô đơn, thiếu
bạn bè, người chơi game sẽ dễ dàng trở thành người nghiện game. Việc chơi game
giúp họ trốn tránh các xung đột tâm lý này. Những trẻ không được gia đình quan tâm,
bạn bè tẩy chay và chịu ức chế tâm lý trong thời gian dài dễ bị nghiện game hơn do
muốn trốn tránh cuộc sống thực bằng cách đắm chìm trong game online. Chính vì sự
thiếu quan tâm và quản lí của gia đình và người thân dẫn đến bệnh nghiện game của
các sinh viên. Nhiều người chơi tìm đến game online để quên đi những việc không
mong muốn xảy ra trong gia đình khi mà nhiều gia đình các phụ huynh chỉ tập trung
làm việc không dành nhiều thời gian quan tâm và quản lý con cái, mặc cho con họ
chơi game cả ngày lẫn đêm.Nhiều bạn tìm đến game online để quên đi những sự việc
xảy ra không như mong muốn khi mà họ phải sống trong sự kiểm soát quá mức, giáo
dục nghiêm khắc từ nhỏ.Ngoài ra, gia đình thiếu sự quan tâm, chia sẻ và bỏ bê con cái
cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ sa đà vào game online và bỏ quên những vấn đề
quan trọng khác như học tập, bạn bè, gia đình, sức khỏe của bản thân,… 1.4 Thiếu sân chơi
Khi cảm thấy cô đơn lạc lõng ngoài xã hội thật, người chơi sẽ tìm đến xã hội mới và
ở đó họ được làm những thứ mình thích trong các game hiện nay nhà phát hành đang
hướng tới xây dựng một cộng đồng trong đó. Nơi mà mọi người có thể tự tin thể hiện cá
tính của mình mà không sợ bị ai đánh giá. Ngoài ra đối với các bạn sinh sống ở thành thị
từ nhỏ, họ bị thiếu những không gian ngoài trời và được tiếp xúc với Internet rất nhiều,
hay môi trường sống không có bạn bè đồng trang lứa hay không thích hợp để trẻ chơi đùa
bên ngoài, từ đó hình thành những lối sống thụ động, bị phụ thuộc vào Internet nói chung và game online nói riêng.
1.5 Bản thân sinh viên
Sau mỗi ván game thắng, người chơi sẽ có cảm giác hưng phấn, thỏa mãn mỗi khi đạt
được thử thách. Tuy nhiên càng chơi lâu, người chơi phải chơi nhiều ván game thì mới có
thể có cảm giác vui vẻ như trước, chính vì vậy, họ càng muốn chơi nhiều ván game càng
tốt, duy trì cảm xúc tích cực.
Khi chơi game, người chơi đánh thức được những khao khát chính phục đỉnh
cao mới và có ham muốn được thể hiện bản thân của mình nhiều hơn. Họ
muốn trở thành anh hùng, là thần thánh với quyền lực tối cao, làm bá chủ của tựa game đó.
Khi chơi game họ còn được làm chủ bản thân, làm chủ nhân vật trong game
và được làm những gì mình thích.
Ngay cả khi bị thua, người chơi càng muốn chinh phục, chứng tỏ bản thân và ganh
đua với bạn bè, nhất là những người chơi trong lứa tuổi vị thành niên thì càng có ham
muốn chiến thắng nhiều hơn. 2.Văn hóa chơi game
2.1 Các thể loại game thủ
Người cày thành tích, thành tựu trong game
Đây là những người có niềm đam mê rất lớn trong việc săn các thành tích
trong các game mà bản thân chơi. Có những thành tích dễ và sẽ có thể đạt được
trong quá trình chơi game, ngược lại, có vài thành tựu lại cực kỳ khó và buộc
người chơi phải bỏ công vào làm và đặc biệt là có những thành tích ẩn mà việc
mở ra nó còn phải tùy thuộc vào độ am hiểu và kiến thức về game của người chơi.
Một ví dụ điển hình là dòng game Hitman, trong game có một hệ thống
thử thách (Challenge) nhưng không được tính là thành tích, nhiều lúc người
chơi phải hoàn thành chục cái Challenge thì mới có thể mở được một thành
tích. Chưa hết, để có thể hoàn thành challenge thì người chơi phải làm rất nhiều
chuyện kỳ quái ví dụ như “ném 3 kẻ địch xuống biển làm mồi cho cá” hay “ám
sát mục tiêu rồi dàn dựng như một vụ tai nạn về điện”. Có thể nói các thể loại
game thủ thích kiếm cho mình tất cả thành tựu của mọi tựa game mà họ chơi
đều là những người kiên trì và có sức quyết tâm cao, khi mà họ phải bỏ hàng
giờ đồng hồ vào việc nghiên cứu và tận dụng mọi cơ chế của game. Khi săn
thành tích, những thợ săn này sẽ trở nên cực kỳ tập trung, họ chơi game như lập trình.
Game thủ thập cẩm
Thể loại người chơi này thì tất cả chúng ta đều biết và chắc chắn trong đám
bạn khi chơi game của riêng chúng ta cũng đều có ít nhất một thể loại người
game thủ này. Nói một cách hoa mỹ thì game thủ thập cẩm hay là casual gamer,
họ trò chơi nào cũng chơi, thể loại nào cũng đã từng thử nhưng không phải vì
họ thật sự yêu thích hay muốn try hard mà họ đơn giản chơi game chỉ để giết
thời gian và giao lưu cùng bạn bè. Và tất nhiên là với tư tưởng chơi game chỉ
để giải trí, họ hoàn toàn không hứng thú gì với công cuộc try hard, cày cuốc
với bất cứ một trò chơi cụ thể nào. Một điểm tốt ở những người chơi này là họ
luôn thoải mái khi chơi game nhưng bù lại thì họ rất cả thèm chóng chán, dễ bỏ
game mỗi khi gặp thử thách khó. Đơn giản vì họ chơi là để giải trí mà khó quá thì không thấy vui nữa.
Những người máu thắng thua
Loại người chơi này thường được tìm thấy trong các trò chơi chiến đấu và
cạnh tranh. Đúng như tên gọi, máu chiến thắng của những người chơi này cao
đến mức họ không bao giờ chấp nhận thua và khi thua, họ thường bắt họ chơi
lại cho đến khi thắng lại. Giống như những người chơi khát máu trên chiếu,
loại người chơi này thua rất nhiều và muốn bị loại, và lý trí cũng như khả năng
phán đoán bất lợi và mất máu của họ khiến họ khó đạt được điều mình muốn.
Nhìn chung, đây là kiểu người chơi khá khó chịu khi nó không chỉ gây khó
chịu cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng của người chơi game. Thật
không may, nếu bạn có một người như vậy trong danh sách bạn bè của mình và
bạn không hài lòng khi được mời tham gia một trò chơi, tốt nhất bạn nên từ
chối lời mời ngay khi được mời hoặc từ chối khi bạn cảm thấy thích hợp để
tránh rắc rối lẫn nhau. Nếu bạn có đủ thời gian, hãy tiếp tục chơi và sau đó để
họ thua để hoàn thành câu chuyện.
Những người phá luật
Hack/cheat từ lâu đã là một vấn đề nhức nhối trong cộng đồng game và
đặc biệt là game online. Những người chơi sử dụng phần mềm thứ ba thường là
những người chơi có kỹ năng kém nhưng vẫn muốn thể hiện bản thân khi chơi
game. Thay vì tập luyện và nâng cao trình độ bản thân, họ lại lựa chọn các
phần mêm hỗ trợ hack/cheat. Đây là thể loại người chơi bị tẩy chay và bị ghét
nhất trong tất cả các thể loại game thủ. Dĩ nhiên là các nhà phát hành game
cũng đã mở rất nhiều đợt truy quét để làm trong sạch cộng đồng, thế nhưng
chừng nào còn game thì chắc chắn là vẫn còn người chơi ăn gian mà thôi. Tâm
lý thích ganh đua luôn tồn tại trong mỗi con người và chuyện tận dụng những
phương thức phi pháp để giành lợi thế khi bản thân không chỉ là vấn đề về thời gian mà thôi.
Dân chơi game hardcore
Trái với loại game thủ bình thường – casual gamer, thì các thanh niên game
thủ hardcore có cái nhìn rất nghiêm túc về game, họ xem việc hoàn thành một
game như việc hoàn thành một dự án quan trọng trong cuộc đời và phải hoàn
thành nó theo cách nào đó thật xuất sắc chứ không được làng nhàng kiểu về
nước là xong. Các game thủ này thường sục sạo toàn bộ ngóc ngách trong
game, đọc tất cả các tài liệu, làm tất cả các nhiệm vụ thậm chí là hack vào
chương trình của game để xem coi nó có bí ẩn gì không. Hẳn các bạn thường
nghe nói đến vụ các quả trứng phục sinh “easter-egg” trong một số game online
hoặc offline. Đây là một trong những điểm thú vị của các nhà phát triển game
muốn để lại cho game thủ và nếu không bị phát hiện theo cách vô tình thì chỉ
có các game thủ đủ hardcore mới có thể cố tình vọc vạch để tìm hiểu được.
Một vài văn hóa chơi game của sinh viên Tính Toxic cao
Toxic là một cụm từ thường dùng để chỉ các hành động mang ý nghĩa tiêu
cực, phản cảm, mang lại ảnh hưởng không tốt đến cho người khác. Hiện nay,
thuật ngữ toxic hay được các bạn trẻ thường sử dụng trong khi chơi game, với
ý chỉ những người chơi thiếu văn minh, hay tỏ thái độ tiêu cực, bực tức dữ dội
trong quá trình chơi game cùng đồng đội. Toxic khi chơi game sẽ dẫn đến tình
trạng bạn bè chơi cùng sẽ khó chịu, ảnh hưởng đến tinh thần đồng đội sẽ không
tốt, việc trải nghiệm chơi game giải trí sẽ không còn vui vẻ. Và điều đáng để
nói ở đây chính là việc đa số các game thủ Việt Nam ta lại coi đây là một lối
ứng xử bình thường khi chơi game. Các thành phần này đa số là trẻ vị thành
niên hoặc người có văn hóa ứng xử kém với người khác. Điều này dẫn đến hình
ảnh xấu trong con mắt của nước ngoài khi nhìn vào Việt Nam. Một trong
những hậu quả có thể kể đến là việc game thủ nước ta bị cấm/chặn chơi một
tựa game nào đó, vd: tựa game YUGIOH:MASTER DUEL của nhà phát hành
KONAMI cấm địa chỉ IP tại Việt Nam.
Tính hiếu thắng
Tuy rằng game sinh ra là để giải trí và giúp cho người trải nghiệm chúng
có thể tận hưởng được tựa game đó một cách hoàn hảo. Nhưng khi nói tới
game online thì đấy là một điều hoàn toàn khác biệt. “Game sinh ra là giúp con
người giải trí” sự thật này chưa bao giờ sai, nhưng nó chỉ áp dụng cho phần lớn
các game offline, game một người chơi, hoặc các tựa game không có hệ thống
rank/xếp hạng. Ở mặt đối diện, game online là nơi mà các game thủ đối đầu
trực tiếp với nhau để giành lấy thứ hạng cao hơn, và lúc này một tâm lý hoàn
toàn mới khi chơi game sinh ra và hình thành: “CHƠI CHO VUI NHƯNG
THUA THÌ KHÔNG VUI”. Tư tưởng này như ăn sâu vào máu của các game
thủ tại Việt Nam và họ thậm chí còn có thái độ cực kỳ nghiêm túc khi chơi game với tư tưởng này.
2.2 Tác động khi chơi game 2.3.1 Tích cực
Tính đoàn kết, xây dựng cộng đồng:
Không thể phủ nhận được rằng trong các năm qua, game online đã giúp
cho Việt Nam ta tạo dựng được rất nhiều các cộng đồng với số lượng người
tham gia lớn. Một tựa game càng lớn thì người chơi và cộng đồng chơi game
đó cũng gia tăng thêm. Ví dụ như tựa game Liên Minh Huyền Thoại tại Việt
Nam, độ phủ sóng cũng như đại trà của tựa game này là không thể phủ nhận tại
Việt Nam. LOL được giới thiệu đến game thủ Việt vào đầu những năm 2012,
và cho đến nay tựa game này đã sở hữu một cộng đồng lớn mạnh và tâm huyết
với tựa game. Điều này được chứng minh rõ nhất vào sự kiện CKTG 2022 vừa
qua, khi trên kênh VETV chiếu trực tiếp trận chung kết, số lượng người xem
trực tiếp đã đạt đỉnh ở mức gần 500k người xem trực tiếp. Với việc cộng đồng
lớn mạnh như vậy, việc giúp đỡ và phát triển cũng như tìm người chơi cùng là cực kỳ dễ.
Rèn luyện tư duy kỹ năng phản xạ
Có rất nhiều các tựa game hay thậm chí là cả một thể loại và dòng game đòi
hỏi rất nhiều tư duy cũng như kỹ năng phản xạ ở các mức độ cao ở đôi bàn tay
có thể tốt cho sự nhanh nhạy cũng như sự dẻo dai của đôi bàn tay của bạn.
Ngoài ra việc tiếp nhận và xử lý thông tin sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn khi bạn
không đặt nặng việc tiếp thu kiến thức mà là một niềm vui điều đó tăng sự sản
sinh chất xám trong não bộ của bạn. Các ví dụ điển hình có thể kể đến là dòng
RHYTHM GAME (game âm nhạc nhịp điệu) sẽ giúp cho ta khả năng tương tác
nhanh với các nốt nhạc được hiển thị với tốc độ rất nhanh trên màn hình. FPS
game giúp ta cải thiện các thao tác tay và tư duy chiến thuật khi chơi cũng như
giúp ta trải nghiệm được các tình huống căng thẳng và áp lực. Thể loại MOBA
giúp cho game thủ rất nhiều vào việc giao tiếp với đồng đội cũng như đọc tình huống.
Tăng khả năng giao tiếp xã hội
Không phải người chơi nào cũng sẽ nhút nhát, kỹ năng xã hội kém hay ít
các mối quan hệ, ngại giao tiếp,..Thực tế những người chơi game thường xuyên
lại có kỹ năng xã hội tốt hơn bình thường, xây dựng khả năng hợp tác, tư duy
được rèn luyện qua quá trình chơi các loại hình multiplayer (nhiều người chơi)
sẽ giúp người chơi tiếp xúc nhiều và tự tin hơn rất nhiều
Giúp cải thiện sức khỏe tinh thần
Việc chơi game sau những giờ học căng thẳng để giải trí cùng bạn bè sẽ
giúp người chơi có tâm trạng thoải mái hơn rất nhiều. Họ được gặp gỡ, giao lưu
cùng với bạn bè, những người bạn trong game, chơi cùng họ. 2.3.2 Tiêu cực
Về sức khỏe tinh thần
Chơi game nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của người chơi như:
luôn cảm thấy mất năng lượng, mệt mỏi hoặc nghỉ ngơi khó lại sức do ngồi
chơi game lâu kéo dài. Ngoài ra với những ván game thua, người chơi luôn
cảm thấy buồn chán, bi quan, cảm giác cô độc, bất an và bị mất hứng thú với
các trò vui khác, cách sở thích cũ thay vào đó chỉ dồn vào game; dễ bực nhọc,
cáu gắt và hay nổi nóng gây gổ dù là những chuyện nhỏ nhất. Từ đó, nẩy sinh
ra xu hướng đổ thừa bạo lực hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ, chán ăn và ăn ít Về cuộc sống
Game có khả năng gây nghiện. Nhà thiết kế tối ưu hóa để lôi kéo người
chơi, khiến họ phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để đạt được
kết quả cao trong game. Việc tăng thời gian vào chơi game dẫn đến xa lánh dần
các mối quan hệ ngoài đời sống, nẩy sinh các mâu thuẫn với bạn bè, gia đình
và người thân, xảy ra một số các tệ nạn xã hội như: nợ nần, trộm cắp để lấy tiền
chơi game, ảnh hưởng đến sức khỏe (giảm thị lực, miễn dịch, rối loạn tiêu hóa,
rối loạn khả năng tình dục,..)
Tính gây nghiện rất cao
Nhiều trò chơi hiện đại đi kèm với một đại diện trực quan về mức độ gần gũi của
một người khi hoàn thành một mục tiêu, được gọi là thanh tiến trình của Google. Đây
thường là một hình chữ nhật nằm ngang, từ từ lấp đầy khi gần mục tiêu hơn.
Khi một người gần đạt được cấp độ một kỹ năng, thật dễ dàng để biện minh cho
việc chơi thêm vài phút để đạt đến cấp độ tiếp theo trước khi bỏ.
Ngay khi nó lên cấp, khả năng sử dụng phép thuật của người chơi cũng sẵn sàng
để tăng cấp, vì vậy họ quyết định chơi cho đến khi tăng lên mức cao hơn. Ngay khi
thanh tiến độ được lấp đầy, khả năng chặn các cuộc tấn công cũng tốt hơn. Người chơi
lại tiếp tục chơi. Nó có một chu kỳ vô tận.
3. Vấn nạn xảy ra khi chơi game online
Vì sao chơi game có thể gây nghiện? | Vinmec
Tệ nạn chơi game là tình trạng người chơi dành quá nhiều thời gian vào các loại trò
chơi điện tử biến việc chơi game từ một trong những hình thức giải trí thông thường
trở thành một tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe cũng như bản thân và
gia đình. Một trong những tệ nạn chơi game phổ biến nhất là nghiện game, đặc biệt là game online 3.1. Nghiện game
3.1.1 Nghiện game là gì?
- Nghiện game là triệu chứng không thể quyển soát, làm chủ thời gian chơi game của
bản thân, ưu tiên việc chơi game trên tất cả cũng như dành quá nhiều thời gian vào
game khiến game ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân, gia đình và người thân xung quanh
- Theo wikipedia, Nghiện trò chơi điện tử, ngắn gọn hơn là nghiện game được định
nghĩa là tình trạng không thể kiểm soát cảm giác thèm chơi game, chơi liên tục và ưu
tiên việc chơi game là hàng đầu trong cuộc sống của người chơi đến mức lệ thuộc vào
game và ngày càng cô lập bản thân với gia đình, bạn bè và xã hội.[1] Người nghiện chỉ
nghĩ đến trò chơi, cách luyện trò chơi để đạt các phần thưởng ảo hoặc cấp bậc cao hơn
mà không để ý đến những mối quan hệ và giao tiếp thật ngoài xã hội
3.1.2 Tình trạng nghiện game của giới trẻ trên toàn thế giới và Việt Nam
- Tháng 6-2019, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức bổ sung chứng nghiện
game là một bệnh lý trong danh sách cập nhật phân loại bệnh quốc tế (ICD). Theo
WHO, nghiện game là một bệnh về tâm thần. Theo thống kê của WHO, có tới 70 -
80% trẻ em từ 10 đến 15 tuổi thích game online, trong đó tỷ lệ trẻ bị nghiện chiếm
khoảng 10 - 15%. Như vậy, trên thế giới trung bình cứ 10 người thì sẽ có khoảng 1
đến 2 người người trẻ tuổi nghiện game online, đây là một con số có thể chấp nhận
được với gần như đa số những người trẻ trên thế giới không dành quá nhiều thời gian
vào các trò chơi trực tuyến, thể hiện một phần chế độ, chính sách và phương pháp giáo dục hiệu quả
(Nguồn: Chuyện nghiện game của giới trẻ và cách phòng ngừa, giáo dục (baothanhhoa.vn))
- Còn tại Việt Nam, sự phát triển và phổ biến của điện thoại thông minh cũng như các
thiết bị điện tử cộng với ảnh hưởng của đại dịch covid-19 làm cho Việt sỡ hữu lượng
game thủ cực lớn và đông đảo. Tính đến quý I/2021, theo Statista, Việt Nam có 91,3%
người dùng Internet chơi game, trở thành quốc gia có tỉ lệ người chơi game/dân số cao
thứ 6 trên thế giới. Tỷ lệ người chơi game online cao dẫn đến tỷ lệ người nghiện game
càng lớn và kéo dài do sợ thiếu hiểu biết về mức độ nguy hiểm của game online từ các
bậc phụ huynh. Việt Nam luôn đứng top trong các cuộc khảo sát về thời lượng chơi trong 1 ngày
(Nguồn: Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về tỉ lệ người dùng Internet chơi game (24h.com.vn))
3.1.3 Tình trạng nghiện game của Học viện Ngân Hàng
Nhận thấy việc dành thời gian cho game đối với người chơi một ngày có tác động
không nhỏ đến quá trình học tập và sinh hoạt hàng ngây, Nhóm K25-CLC TCC chúng
em đã làm ra một khảo sát để nghiên cứu về văn hóa chơi game của sinh viên Học viện ngân hàng
Hình 1: Bảng khảo sát về thời gian chơi game online trong một ngày của sinh viên học viện ngân hàng
Thông qua bảng số liệu, có đến 23,3% sinh viên học viện ngân hàng chỉ dành ra
dưới một tiếng và có đến 45,9 % sinh viên dành từ từ một tiếng đến hai tiếng để tận
hưởng các trò chơi online, đây được coi là là khoảng thời gian lý tưởng khi chơi game
online thực sự là để giải trí cũng như việc chơi game không ảnh hưởng đến cuộc sống
của cá nhân cũng như người thân xung quanh. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ
trong Học viện ngân hàng với 16,4% số sinh viên dành hai cho đến ba giờ để chơi
game online. Đó là một dấu hiệu của triệu chứng nghiện game khi bị game thu hút và
không kiểm soát được thời gian. Thậm chí vẫn còn một bộ phận nhỏ sinh viên chiếm
14,4% dành nhiều hơn ba giờ tiếng một ngày để chơi game online. Việc dành một
lượng lớn vào game có thể sẽ gây ra nhiều hệ quả tồi tệ, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống
học tập và làm việc của sinh viên. 3.1.4 Nhận xét
Nhận thấy đa phần sinh viên K9 AP Học viện ngân hàng sử dụng thời gian chơi
game với mức dưới hai giờ. Đây là khoảng thời gian cũng khá nhảy cảm, nếu người
chơi có thể kiểm soát được thì chơi game chỉ dừng lại ở mức độ giải trí, vui vẻ với bạn
bè. Tuy nhiên dựa trên khảo sát cho thấy vẫn tồn tại khoảng gần 1/3 số lượng sinh
viên chơi game dành lớn hơn hai giờ để chơi game và tồn tại chủ yếu ở các bạn nam.
Điều đó xuất phát từ tâm lý muốn được chinh phục, được trải nghiệm cảm giác mạnh
của nam hơn nữ, hay việc con trai trong bản năng sinh tồn đàn ông từ thời nguyên
thủy thích một cái gì đó phải mạnh mẽ .mà trong thế giới thực không có nhưng khi
nhập vai trong game người đàn ông thoải mái làm những điều thích thú như chiến
đâu...rất nhiều muốn được thể hiện bản thân là người mạnh mẽ.
Tình trạng sinh viên dành nhiều thời gian đối với sinh viên Học viện ngân hàng
có thể kiểm soát tốt hơn, do đa phần họ có ý thức quản lý bản thân tốt, và ý thức học
tập cao cho nên tình trạng nghiện game sẽ ít hơn so với khả năng ước tính họ sử dụng
nhiều thời gian cho việc chơi game. Và chỉ một số bộ phận nhỏ sẽ bị mắc tình trạng
nghiện game, hậu quả là bỏ bê việc học ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi dành phần
lớn thời gian ngồi chơi game.
3.2 Nguyên nhân nghiện game online
Đa phần việc sinh viên chơi game quá nhiều dẫn đến việc nghiện game đa phần
là do tính gây nghiện của game online thông qua hệ thống bảng xếp hạng hay rank, để
có thể đạt một thứ hạng cao trong game cần phải bỏ ra nhiều thời gian công sức để đạt
được, gây ra tình trạng nghiện. Một nghiên nhân khác gây ra việc nghiện game nằm ở
phần gameplay, chơi game online giúp game thủ trải nghiệm những thứ mà ngoài đời
không thể làm được, ví dụ như trong tựa game GTA V nơi bạn được hóa thân thành
bất kì nhân vật mình muốn như kẻ trộm, cảnh sát, tỉ phú … làm những điều bạn chưa bao giờ làm.
Tuy nhiên vẫn có một số bộ phận sinh viên làm game thủ chuyên nghiệp, việc họ
dành nhiều thời gian chơi game và luyện tập là điều nên làm.
3.3 Hệ quả của nghiện game online
Hình 2: Bảng khảo sát về ảnh hưởng của chơi game online quá nhiều đến cuộc sống sinh viên
Việc nghiện game quá nhiều sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, cụ thể là đã có hơn
1/3 sinh viên tham gia khảo sát thừa nhận rằng sức khỏe của bản thân đang bị ảnh
hưởng như đau mắt do nhìn vào màn hình ảo quá nhiều, chơi các game bắn súng dạng
game bắn súng theo góc nhìn như PUBG, CSGO có thể gây tổn hại đến tai do phải
tiếp xúc với âm thanh lớn quá nhiều. Thậm chí, giọng nói của game thủ cũng có thể bị
ảnh hưởng nặng nề bởi việc chơi các tựa game online đòi hỏi phần lớn vào quá trình
giao tiếp, việc chơi game nhiều đồng nghĩa với việc giao tiếp nhiều dẫn đến tình trạng khàn giọng.
Tiếp đến, một phần game thủ ở Học viện ngân hàng thừa nhận rằng việc nghiện
game online đã thực sự tác động đến thời gian sinh học việc do những tựa game sinh
viên hay chơi như dota 2, Liên minh huyền thoại, Valorant…. chiếm rất nhiều thời
gian biểu trong ngày, dẫn đến sinh viên phải thay đổi lịch trình và kế hoạch của bản
thân để đáp ứng nhu cầu chơi game online, có những trường hợp vì quá say mê game
online mà làm đạo lộn quả thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày, tỷ lệ thức đêm
của game thủ tăng đột biến làm giảm sự tỉnh táo của sinh viên khi đi học, gián tiếp
làm giảm quá trình tiếp thu kiến thức và học tập hiệu quả
Và cuối cùng, 40,5% số game thủ cảm thấy việc nghiện game online ảnh hưởng
đến những người xung quanh. Với việc đa phần những tựa game online sinh viên Học
viện ngân hàng hay chơi thuộc thể loại như MOBA (đấu trường trực tuyến nhiều
người chơi), game bắn súng, game Battle royale (game sinh tồn) đòi hỏi sự tập trung
cao độ đến từ người chơi, khiến cho việc một khi đã chơi không thể chú ý đến những
điều khác ngoài chiếc màn hình máy tính hay điện thoại di động dẫn đến việc làm cản
trở sự giao tiếp với những người xung quanh khi đang chơi game. Chưa kể một khi đã
nghiện game có thể sẽ làm thay đổi tích cách của bản thân làm rạn nứt các mối quan
hệ hoặc có thể học được những từ ngữ xấu, cách ăn nói không lành mạnh khi chơi
game online vì trong game sẽ có những người, nhóm người khác nhau, nếu tiếp xúc
phải nhóm người xấu khiến bản thân học phải những thói xấu đó ảnh hưởng đến giao
tiếp với người thân xung quanh như việc “nói tục”
3.4. Cộng đồng game độc hại ở học viện ngân hàng
Một vấn nạn khác khiến cho trải nghiệm chơi game online của sinh viên bị giảm đi
nhiều phần là do một cộng đồng game độc hại
3.4.1 Cộng đồng game độc hại là gì?
Theo wikipedia, Một cộng đồng là một nhóm xã hội của các cá thể sống chung
trong cùng một môi trường thường là có cùng các mối quan tâm chung. Vậy nên một
cộng đồng game độc hại có thể được hiểu là một nhóm hay nhiều nhóm người chơi
game mang xu hướng không lành mạnh vào các trò chơi.
3.4.2 Toxic là gì? Toxic ở thế giới? Toxic ở Việt Nam như thế nào?
Là một trong những từ khóa rất phổ biến khi đề cập đến một cộng đồng game
không lành mạnh, theo thegioididong, toxic là tính từ tiếng Anh có nghĩa là độc hại,
có hại hay có thể hiểu là các chất độc nói chung đây chính là một nghĩa của từ toxic
(nghĩa đen). Ngoài nghĩa này, Toxic còn được hiểu theo nghĩa bóng nhằm chỉ bất cứ
điều gì đem lại ảnh hưởng tiêu cực, xấu xa cho người khác. Tùy vào từng trường hợp
mà toxic sẽ mang ý nghĩa mà người dùng muốn truyền tải.
Trong các tựa game online luôn có sự tương tác lẫn nhau thông qua tính năng chat
(trò chuyện bằng tin nhắn) trong game hay việc các game cho phép sử dụng micro đẻ
game thủ có thể giao tiếp với nhau bằng lời nói dẫn đến tình trạng toxic diễn ra là điều
không thể tránh khỏi. Theo tổ chức Anti-Defamation League’s Center on Technology
and Society (gọi tắt là ADL), mới đây đã đưa ra một nghiên cứu đáng báo động về
thực trạng của cộng đồng game thủ cũng như các streamer nói chung.
Trong số 1000 người tham gia khảo sát, có khoảng 65% trong số đó có trải
nghiệm “bị quấy rối nghiêm trọng”, trong đó bao gồm các đe dọa vật lý, tinh thần và
quấy rối liên tục trong khi chơi game online. 29% nói rằng tại một số thời điểm, họ
từng bị “trừng phạt” vì kết quả của một trận đấu, hình phạt đó có thể là việc công bố
những thông tin cá nhân mà thủ phạm đánh cắp được.
(Nguồn: Những con số đáng báo động về vấn nạn toxic khi chơi game | ONE Esports Vietnam)
Còn ở Việt Nam, theo khảo sát mới được công bố của Microsoft, Việt Nam nằm
trong top 5 vương quốc có chỉ số mức độ văn minh thấp nhất trên khoảng trống mạng
(DCI). Mặc dù tác dụng khảo sát này bất lợi cho hình ảnh cộng đồng mạng Việt Nam
nhưng nó không tạo nên làn sóng phản đối từ người dùng. Theo khảo sát trên Zing.
vn, 87 % bạn đọc đồng ý với việc Microsoft xếp Việt Nam vào top 5 những nước hành
xử kém văn minh trên Internet.
3.4.3 khảo sát về mức độ toxic của HVNH
Hình 3: Bảng khảo sát về hành vi toxic của sinh viên học viện ngân hàng
Tuy đất nước Việt Nam nổi tiếng là một quốc gia sở hữu một cộng đồng mạng
mạng toxic, các sinh viên học viện ngân hàng tham gia khảo sát gần như tất cả các
sinh viên đều không quá nghiêm túc vào các tựa game online, không quá toxic trong
môi trường game online hoặc chỉ 1 2 lần có hành vi toxic, tất cả những gì họ chú trọng
hơn cả chính là tính thư giãn và giải trí mà các trò chơi trực tuyến mang lại với 140
người , một văn hóa chơi game lành mạnh và đúng đắn với sinh viên. 17 người tham
gia khảo sát đồng ý với việc bản thân đã chơi game với một phong thái nghiêm túc, và
5 người chọn việc chơi game online để luyện tập cho thi đấu chuyên nghiệp, thời
lượng chơi game của cả hai nhóm này dù khá cao và hành vi toxic chiếm nhiều hơn
tuy nhiên phong thái chơi game vẫn chưa đè nặng tính toxic. Duy chỉ có 2 người trong
khảo sát thừa nhận bản thân chơi game thường xuyên có biểu hiện không lành mạnh
với những người chơi còn lại.
3.5. Nguyên nhân của việc toxic trong game online
3.5.1 Tính ẩn danh của game online
Một trong các lý do sinh viên học viện ngân hàng có thể thoải mái nói ra các câu từ
không lành mạnh nằm ở các tính năng của game online khi hoàn toàn có thể thay đổi
bản thân thành một phiên bản hoàn toàn khác khi mà việc đăng ký tài khoản game
bằng tài khoản facebook, google, garena,..đều được nhà phát hành bảo mật thông tin
cá nhân, game chỉ yêu cầu bạn có một cái nickname bất kỳ thay vì tên thật cũng như
các thông số như ngày sinh, độ tuổi, giới tính không cần phải chính xác dẫn đến việc
người chơi có thể bảo mật danh tính bản thân và trở thành một con người mới trong
game. Do đó, người chơi có thể dễ dàng, dứt khoát có thái độ toxic, hay có cách hành
vi chơi game không lành mạnh vì sau cùng việc xúc phạm, chửi rủa nhau trong game
hoàn toàn không ảnh hưởng đến ngoài đời
3.5.2 Mâu thuẫn nảy sinh giữa các đồng đội, đối thủ
Đây là nguyên nhân mà sinh viên học viện ngân hàng coi là trọng yếu đễ dẫn đến
những thái độ, câu từ và hành vi không lành mạnh của bản thân. Vốn dĩ game online
là những trò chơi có sự tương tác và cạnh tranh cao với các người chơi khác nên sẽ có
luôn có kẻ thắng và người thua. Những người chơi thua thì sẽ mang trong mình một
tâm trạng ức chế, không thỏa mãn để rồi dẫn đến những hành vi không kiểm soát.
Chưa kể đến việc chênh lệch về kỹ năng giữa các game thủ với nhau cũng sẽ xảy ra
mâu thuẫn. Ví dụ như ở các game MOBA thì chuyện người chơi có chỉ số K/D/A tốt
sẽ luôn đả kích những người chơi có chỉ số K/D/A thấp hơn khi team mình đang trong thế thua
3.5.3 Tận hưởng niềm vui từ sự ức chế của những người chơi khác
Trong một cộng đồng dù lớn hay nhỏ sẽ luôn có những thành phần đặc biệt với
mong muốn phá hoại, không quan tâm tới lợi ích của tập thể và trong game online
cũng không có ngoại lệ. Các sinh viên ngân hàng cũng thừa nhận rằng nhiều lần bản
thân đã có hành vi hoặc bắt gặp những trường hợp phá game, ảnh hưởng đến tất cả
người chơi còn lại để chỉ cho vui cũng như muốn xem phản ứng của cả đội bên địch
và đội bên mình, từ đó tận hưởng niềm vui thông qua việc toxic. Tình trạng này
thường được thể hiện phổ biến trong các tựa game FBS, MOBA như : League of Legend, CS:GO, Free Fire,…. 3.6 Hệ quả
Một cộng đồng toxic, không lành mạnh, tùy vào mức độ ảnh hưởng mà có thể làm
cho hình ảnh của các trò chơi, của những con người đã chơi trò chơi đó theo chiều
hướng tiêu cực. Từ đó làm cho doanh thu cũng như số lượng người chơi game sụt
giảm vì để lại nhiều tai tiếng
Những cộng đồng độc hại sẽ thường bị những người chơi ở game khác, cộng
đồng game, những nhà phát hành game cắt đứt quan hệ. Ví dụ tiêu biểu ở đây là cộng
đồng tựa game free fire luôn được giới game thủ tẩy chay vì thái độ thiếu văn minh
4. Hậu quả khi chơi game online 4.1 Sức khỏe
4.1.1 Sức khỏe thể chất
Video game tuy không phải là một bộ môn thể thao đòi hỏi người chơi nó phải
vận động mạnh, điều đó giúp người chơi tránh được những chấn thương do vận động
quá mạnh như chuột rút, gãy xương, đau tim, … Tuy nhiên, chơi game lại có cho mình
những hậu quả khôn lường khi ta dành quá nhiều thời gian cho nó:
Chấn thương do căng thẳng lặp lại (Repetitive stress injuries) hoặc chấn thương
quá tải (overuse injury) là những chấn thương xảy ra từ những hoạt động đòi hỏi việc
sử dụng cơ bắp và gân 1 cách lặp đi lặp lại. Đến mức mà những cơn đau và viêm bắt
đầu xảy ra. Nếu những chấn thương này cứ tiếp tục xảy ra mà không có một phương
pháp điều trị cụ thể, những cơn tê và đau ở cẳng tay và cổ tay sẽ xuất hiện và ngày
một nhiều hơn, và rồi dần dần có thể trở thành một chấn thương vĩnh viễn. Đây là một
chấn thương tiêu biểu mà người chơi game sẽ mắc phải.
Hội chứng ống cổ tay (carpal tunnel syndrome) là một ví dụ điển hình. Đây là
hội chứng do dây thần kinh giữa bị chèn ép ở cổ tay gây ra khiến người bệnh đau và tê
bì nhiều ngón tay hoặc bàn tay, đôi khi còn lan rộng lên cẳng tay và cánh tay. Hội
chứng này thường xảy ra ở những người làm văn phòng, khi họ phải di chuyển cánh
tay quá nhiều khiến cho dây thần kinh không có thời gian hồi phục, dẫn đến những con đau và tê.
"Gamer’s thumb", trước đây được gọi là "PlayStation thumb" (hoặc
"nintendinitis" hoặc "nin tendonitis" khi Nintendo còn phổ biến), xảy ra khi các gân di
chuyển ngón cái bị viêm. Thuật ngữ y học cho bệnh này là viêm bao gân de Quervain
và nó có thể dẫn đến sưng tấy và hạn chế cử động. Người chơi cũng có nguy cơ bị
hoặc viêm gân stenosing, tức là khi ngón tay bị kẹt ở vị trí uốn cong do viêm mãn tính.
Người chơi cũng có thể bị khuỷu tay quần vợt (tennis elbow), một chứng viêm
đau ở nơi gân chèn vào xương ở bên ngoài khuỷu tay, khiến cho khuỷu tay bị đau nhức
Chơi game cũng có liên quan đến chứng béo phì ở thanh thiếu niên và điều tương
tự cũng sẽ xảy ra ở người lớn, nếu được nghiên cứu. Điều này là do một hiện tượng
hiển nhiên là nếu một thanh thiếu niên ngồi trước màn hình hàng giờ mỗi ngày, thì họ
sẽ không tập thể dục nhiều. Béo phì cũng được cho là do lượng thức ăn tăng lên khi
chơi trò chơi điện tử. Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng, "một
buổi chơi trò chơi điện tử ở thanh thiếu niên nam khỏe mạnh có liên quan đến việc
tăng lượng thức ăn, bất kể cảm giác thèm ăn."
Các vấn đề về thị lực là phàn nàn phổ biến của các game thủ. Vấn đề về thị lực
phổ biến nhất là mỏi mắt, có thể dẫn đến đau đầu và kém tập trung. Chơi game đã
được báo cáo là dẫn đến co giật, việc mà sẽ luôn luôn được cảnh báo trên bao bì các sản phẩm game
4.1.2 Sức khỏe tinh thần
Chơi game cũng liên quan đến các vấn đề tâm lý. Vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ
liệu nghiện trò chơi điện tử, hay chứng rối loạn chơi game trên Internet (internet
gaming disorder) (IGD), có phải là một hội chứng duy nhất hay không. Theo Hiệp hội
Tâm lý Hoa Kỳ, IGD được định nghĩa là trải qua ít nhất năm trong số chín tiêu chí sau
đây trong khoảng thời gian 12 tháng:
- Bận tâm đến việc chơi game - Rút tiền nạp game
- Suy giảm sức chịu đựng
- Mất hứng thú với các hoạt động khác
- Giảm sự quan trọng của một vấn đề nào đó xuống
- Mất đi những mối quan hệ, sự giáo dục, và những cơ hội nghề nghiệp
- Chơi game để tìm lối thoát hoặc giảm bớt sự lo lắng, cảm giác tội lỗi hoặc các
trạng thái tiêu cực khác
- Mất khả năng kiểm soát bản thân
- Vẫn chơi game mặc dù có cho mình những vấn đề về tâm lý và các mối quan hệ.
Theo một nghiên cứu từ Tạp chí Tâm thần học Hoa Kỳ, từ 0,3% đến 1,0% người
Mỹ có thể bị rối loạn chơi game Internet.
Chơi game cũng có liên quan đến thiếu ngủ, mất ngủ và rối loạn nhịp sinh học,
trầm cảm, gây hấn và lo lắng, mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để thiết lập tính hợp
lệ và sức mạnh của các kết nối này. Cũng có lo ngại rằng việc tiếp xúc với bạo lực cực
đoan thường thấy trong các trò chơi video có thể ảnh hưởng xấu đến nhận thức của
thanh thiếu niên và thiếu niên- độ tuổi còn chưa có nhận thức rõ ràng, gây ra các vấn
đề về tình cảm và thậm chí dẫn đến những người trẻ tuổi thực hiện hành vi bạo lực. 4.2 Tài chính
Dựa trên khảo sát mà chúng em đã thu thập được chỉ có 46,6% số lượng sinh viên
chơi game là không nạp tiền vào game, còn lại đa số có nạp tiền vào game nhưng
không nhiều. Trong đó, có 8,9% sinh viên thường xuyên nạp tiền vào game. Theo thời
gian thì con số đó thật sự không nhỏ đối với một sinh viên đang còn đi học. Ngoài ra
việc người chơi game còn đốt tiền vào các quán nét, các loại hình dịch vụ như ăn
uống, giải trí cũng tốn khá nhiều chi phí của họ. Điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến
việc chi tiêu của sinh viên, các khoản tiền bỏ ra không đem lại được nhiều lợi ích gì, gây lãng phí,..
Việc nghiện game không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe mà nó còn mang
trong mình những mối nguy tiềm tàng về mặt tài chính. Ngành game cũng như bao
ngành công nghiệp khác, nơi mà những nhà sản xuất, nhà phát hành luôn đặt lợi nhuận
lên hàng đầu. Những công ty game lớn luôn có thể nghĩ ra đủ mọi cách để khiến bạn
lấy tiền từ hầu bao và nạp tiền vào game. Từ việc phải mua game, lootbox, battle pass
vv… tất cả những phương thức đó tuy có khác nhau về mặt hình thức nhưng luôn có
chung mục đích: khiến bạn bỏ tiền vào game, thu về lợi nhuận cho các nhà phát triển.
Thực chất việc bỏ tiền vào game không phải là một điều gì quá xấu, bởi mỗi người ai
cũng có cho mình những sở thích riêng, và việc đầu tư về mặt tài chính cho sở thích
đó không có gì là đáng lo cả. Cái đáng lo ở đây là sự thiếu kiểm soát trong việc dành
tiền bạc vào các trò chơi điện tử, người chơi tìm đủ mọi cách để có tiền chơi game,
nạp vào game. Lên google với từ khóa “lấy tiền nạp game”, ta có thể tìm thấy rất
nhiều bài báo nói về những trường hợp những cá nhân lấy tiền của gia đình, người
thân để bỏ vào game, hoặc tệ hơn khi gây thương tích cho người khác để có tiền chơi
game, một ví dụ tiêu biểu có thể kể đến vụ việc năm 2016 khi mà Vũ Văn Quang (SN
1999, trú tại Trung Hòa, Chương Mỹ, Hà Nội) đã giết hại cháu bé 5 tuổi chỉ để cướp
sợi dây chuyền trị giá 220 nghìn đồng để nạp vào game ( theo báo tuổi trẻ). Đó chỉ là
một trong các ví dụ về việc Game đã ảnh hưởng đến tài chính của những người tham gia như thế nào.
Sự thiếu kiểm soát trong việc nạp tiền vào game như vậy đáng buồn thay hầu hết
đến từ chính người chơi chứ không vì bất kì lí do bên ngoài nào khác. EA, một nhà
phân phối game nổi tiếng với việc rút tiền người chơi một cách quá đáng trong các tựa
game họ phát hành. Hàng năm, có rất nhiều bài báo chỉ trích chính công ti này vì
những cách mà họ bón rút tiền của của người chơi, từ việc bán những gói mở rộng
(DLC) cho các tựa game một cái giá cắt cổ, cho đến việc phát hành một tựa game
tưởng chừng như là miễn phí nhưng về sau lại bắt nạp tiền thì người chơi mới có thể
hoàn thành tựa game, chính những người chơi những tựa game của họ cũng không hài
lòng về EA. TUY NHIÊN, dù có dính nhiều bê bối như vậy, dù có quá nhiều người chỉ
trích công ty như vậy, EA hiện đã và đang là một trong những công ty có lợi nhuận
cao nhất ngành game (1,9 tỷ đô doanh thu vào quý 3 năm 2022). Điều đó chứng tỏ
người chơi vẫn bỏ tiền vào game của EA, thậm chí là bỏ nhiều là đằng khác. Sự thiếu
kiểm soát trong việc nạp game có ảnh hưởng tiêu cực đến vậy đấy, nó khiến chúng ta
quên đi những điều xấu còn tồn đọng để rồi tặc lưỡi cho qua và tiếp tục nạp thêm tiền vào game.
4.3. Các mối quan hệ và công việc
Việc các mối quan hệ và công việc của người chơi bị ảnh hưởng chỉ là hậu quả
của các hậu quả phía trên. Việc suy giảm về sức khỏe thể chất và tinh thần, kiệt quệ về
mặt tài chính chắc chắn sẽ gây nên những điều tiêu cực đến người chơi. Chất lượng
các mối quan hệ từ người thân cho đến bạn bè của người chơi điện tử sẽ giảm đi rõ rệt
bởi bản thân họ đã dành quá nhiều thời gian, sức khỏe cũng như tài chính vào game và
bỏ bê những điều quan trọng khác. Công việc cũng sẽ bị ảnh hưởng khi ta dành quá
nhiều thời gian, công sức cho game. Họ không giao tiếp với các mối quan hệ ngoài
đời thực, không nói chuyện nhiều với gia đình, người thân và bạn bè từ đó dẫn đến sự
thiếu thấu hiểu lẫn nhau. Người còn đi học thì bỏ bê bài vở, điểm kém, bỏ tiết đi chơi
game, để rồi từ đó dẫn đến việc thiếu kiến thức, trải nghiệm khi bước ra xã hội. Người
đi làm thì không hoàn thành công việc được giao, bị cấp trên khiển trách, đến một lúc
nào đó việc bị đuổi sẽ xảy ra.
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 1. Kết luận
Game online là một hình thức giải trí có nhiều đặc tính phù hợp với giới trẻ nói
chung và sinh viên nói riêng như tính hấp dẫn, bí ẩn, sự mới mẻ để chinh phục và
khám phá. Do đó nó được xem như là một loại hình giải trí phổ biến, ưa chuộng nhất
hiện nay. Bên cạnh đó, nó như một con dao hai lưỡi, như một loại ma túy có chất gây
nghiện cực cao, cuốn người chơi vào thế giới ảo và để lại những hậu quả không mong
muốn cho gia đình và xã hội hay cụ thể trên bản thân người chơi nếu không kiểm soát
được thời gian đầu tư cho game và không kiểm soát được hành vi của bản thân. Qua
phân tích thực trạng chơi game online của sinh viên K9 AP Học viện Ngân Hàng, đa
số sinh viên đều có ý thức cao, tinh thần học tập tốt và kiểm soát được hành vi của bản
thân khi chơi game online. Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ phận nhỏ sinh viên, do vừa
thi xong kì thi THPT Quốc Gia, có tinh thần buông thả bản thân, dẫn tình trạng nghiện
game online khi đầu tư quá nhiều thời gian vào game. Vì vậy nếu không có biện pháp
xử lý cấp thiết thì game sẽ làm ảnh hưởng tới cả tương lai của sinh viên- người đang ở
độ tuổi rực rỡ nhất, là thế hệ trẻ tiềm năng của đất nước. Nguyên nhân thường do chán
học, không có môi trường chơi, vận động, hay do bạn bè rủ rê,... Đây đều là những
nguyên nhân mà nhà trường, gia đình và cộng đồng có thể cùng nhau khắc phục. Hậu
quả của việc chơi game không chỉ làm mất thời gian mà còn ảnh hưởng đến tiền bạc,
tâm sinh lí của sinh viên.
2. Đề xuất và giải pháp
2.1 Về phía người chơi
Đầu tiên, bạn hãy giảm thời gian chơi game 1 cách từ từ bằng cách thắt chặt giờ
chơi trong một khoảng nhất định một cách nghiêm túc. Lý do chính của nghiện game
có lẽ là rảnh rỗi, vì rảnh rỗi sẽ khiến bạn không biết làm việc gì ngoài việc đắm chìm
trong game để giết thời gian. Hãy tham gia các hoạt động bổ ích, tìm tòi những sở
thích mới để cuộc sống của bạn không chỉ còn mỗi game. Khi trở nên bận rộn, cai
nghiện game sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ, bạn có thể thử 1 vài môn thể thao ngoài
đời thực có tính ganh đua, tìm ra người chiến thắng để giúp bạn khỏi sự thu hút của
game online. Đến lúc đó, bạn có thể chủ động trong việc quản lý thời gian chơi game
để không gây ảnh hưởng đến công việc của mình.
Với những trường hợp nghiện game nặng hơn thì nên đến những trung tâm cai
nghiện game online để tìm sự giúp đỡ. Ở Việt Nam, các trung tâm cai nghiện game
online chủ yếu là các trung tâm giáo dục thường xuyên của địa phương. Ngoài ra cũng
có một số cơ sở tư nhân thực hiện việc cai nghiện dành cho các em học sinh nghiện
game và nhiều trung tâm cai nghiện game cho người lớn. Nhìn chung các trung tâm
cai nghiện game online đều thực hiện theo mô hình cách ly người nghiện game hoàn
toàn ra khỏi môi trường của game.
2.2 Về phía gia đình
Cha mẹ cần chia sẻ tâm tư với con, tránh để trẻ bị cô lập, nhốt mình trong
phòng, sử dụng điện thoại, máy tính liên tục dễ nghiện game. Cần định hướng
cho con cái việc sử dụng Internet cũng như game online, tránh rơi vào tình
trạng sử dụng quá mức, đặc biệt là các bạn sinh viên nam. Mặt khác, hãy lắng
nghe và gần gũi với trẻ để chúng ta có thể phát hiện ra những bất thường ở trẻ.
Cha mẹ cũng cần giới hạn thời gian chơi của con, biết con mình đang chơi gì
và trò chơi nói về điều gì.
Điều trị củng cố cũng rất quan trọng trong quá trình cai nghiện game bởi
vẫn có khả năng tái phát lại. Do đó trong quá trình con nhận thức được tác hại
của nghiện game thì cha mẹ nên cố gắng hướng con tới một lối sống lành mạnh
hơn: ăn đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc và dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để
chơi thể thao. Nếu có điều kiện, gia đình có thể tổ chức các buổi đi chơi, cắm
trại, nấu nướng... trong gia đình.
2.3 Về phía nhà phát hành game
Nhà phát hành nên đề ra giới hạn thời gian chơi game với các đối tượng
đang độ tuổi thành niên, chưa kiểm soát được thời gian chơi của chính mình và dễ sa vào nghiện ngập.
Ví dụ: Tencent nổi tiếng là một trong những nhà phát hành lớn tại thị trường
Trung Quốc. Mới đây, ông lớn này đã đưa ra một quy định khắt khe đối với
game thủ đang sử dụng những sản phẩm của mình tại thị trường này. Cụ thể,
các game thủ chưa đủ 18 tuổi sẽ chỉ được phép chơi game 3 tiếng trên tuần.
Đây không phải là lần đầu tiên, Tencent đưa ra những quy định khắt khe đối với
game thủ của mình. Cách đây không lâu, Tencent đã soạn một “thời khóa biểu”
dành cho những game thủ đang độ tuổi thành niên, họ chỉ được phép chơi game
từ 20h tới 21 giờ vào các ngày thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật hàng tuần. Việc áp
dụng những biện pháp mạnh tay này để bảo đảm cho việc kiểm soát độ tuổi của
người chơi của Tencent. Trước đó, cũng chính Tencent đã áp dụng hệ thống
nhận dạng khuôn mặt của mình để bảo đảm người chơi của mình không sử
dụng tài khoản của người khác để chơi game.
2.4 Cộng đồng độc hại
Người chơi nên điều chế cảm xúc của mình khi gặp phải đồng đội không
hợp ý hay thua cuộc trong một trận đấu, không nên gây ra những hiềm khích
không đáng có chỉ vì một trận game giải trí. Với những người chơi có tâm lí
yếu, một vài câu nói có thể khiến họ bị sang chấn hay gặp có vấn đề về tâm lí
khác. Nếu không may có xảy ra thì hãy để nó chỉ dừng lại trên game, ta không
nên để nó ảnh hưởng tới cuộc sống cá nhân của mình.
Nhà phát hành cho ra mắt những tính năng lọc người chơi, kiểm tra được
hành vi của họ qua mỗi trận đấu. Sau khi lọc ra được những người chơi có cùng
mục đích là leo hạng, chỉ chơi vui hay là cả hai, người chơi từ đó có thể tìm
được những người đồng đội cùng chí hướng và có thể hợp tác vui vẻ với nhau.
Còn những người chơi với mục đích đi chửi rủa, trút giận qua game thì sẽ bị
liệt vào danh sách đen, vi phạm quá nhiều sẽ bị liệt vào danh sách đen, nặng
hơn thì bị đình chỉ hoặc tài khoản sẽ bị vô hiệu hóa.
Ví dụ: Valorant dạo gần đây được đông đảo cộng đồng nhìn nhận là một
trong những tựa game toxic ngang hàng với những “người tiền nhiệm” như CS:
GO hay LMHT bởi tính cạnh tranh khốc liệt của nó. Điều này càng khiến cho
Riot đau đầu hơn khi rõ ràng đây không phải là điều mà đội ngũ phát triển
hướng tới, đòi hỏi họ phải nhanh chóng tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng
này. Cách đây không lâu, tài khoản Twitter Valor Leaks - chuyên khai thác dữ
liệu được rò rỉ từ máy chủ Valorant - đã đăng tải đoạn tweet về một tính năng
mà biết bao nhiêu người mong mỏi.
Theo thông tin được tiết lộ, Valorant sẽ cho ra mắt một danh sách mà bạn
chỉ cần thêm tên của người chơi nào thì họ sẽ rất khó xuất hiện trong đội của
mình mỗi khi tìm trận. Nó hoạt động tương tự như danh sách đen trong LMHT
khi bạn có thể chặn hoàn toàn liên lạc với người được đề tên, chỉ khác ở chỗ
danh sách này còn ảnh hưởng đến hàng chờ và cách hệ thống xếp đội khi tìm
trận. Nếu cơ chế này thực sự được đưa vào hoạt động, nó có khả năng sẽ trở
thành giải pháp hữu hiệu nhất giúp giảm thiểu sự tiêu cực vây quanh danh tiếng
của trò chơi này. Đây cũng đồng thời là nước đi khá thông minh từ Riot khi vốn
dĩ họ phải tiếp nhận, xử lý hàng vạn đơn tố cáo mỗi ngày và gửi hình phạt về
từng tài khoản có hành vi toxic trong đội. Song giờ đây, chỉ cần thêm tên của
người mình muốn chặn vào danh sách, bạn sẽ bớt lo hơn về việc phải tái hợp
với những đồng đội tồi tệ gặp phải ở các trận trước.
Ta có thể sử dụng AI để phân tích giọng nói, bình luận của người chơi và
qua đó, hệ thống có thể phát hiện được dấu hiệu của những người chơi toxic.
Thêm vào đó, ta cần gia tăng tốc độ xử lí của hệ thống vì một vài người chơi
phàn nàn rằng họ đã report lâu rồi nhưng vẫn không được xử lý đơn khiếu nại.
Khi tốc độ đã tăng, hệ thống có thể vô hiệu hóa tài khoản hoặc nhắc nhở ngày
trong trận đấu thông qua dữ liệu của AI. PHỤ LỤC TRÍCH DẪN
Link khảo sát: https://forms.gle/HfYjoUF6RaYCPE3c9
Tài liệu tham khảo:
-Vì sao chơi game có thể gây nghiện? | Vinmec - https://www .academia.edu
: Chuyện nghiện game của giới trẻ và cách phòng ngừa, giáo dục (baothanhhoa.vn)
: Những con số đáng báo động về vấn nạn toxic khi chơi game | ONE Esports Vietnam
: Những con số đáng báo động về vấn nạn toxic khi chơi game | ONE Esports Vietnam)
Một số từ ngữ chuyên ngành:
KDA: kill/death/assist : chỉ số hạ gục, hỗ trợ, và bị hạ gục trong game
F2P: free to play : chơi miễn phí
GAME AAA: a lot of money, time, resources : game được đầu tư với ngân sách
khủng từ khâu ý tưởng cho đến phát triển sản phẩm