Bài tập luật hình sự, lao động và an sinh xã hội - pháp luật đại cương | Đại học Văn Lang
Bài tập luật hình sự, lao động và an sinh xã hội - pháp luật đại cương | Đại học Văn Lang giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học và
Preview text:
Bài tập lấy điểm quá trình. Thời hạn chót nộp bài 24 giờ ngày 14/12/2023
Bài làm xong gửi qua email: tranvicuong@vanlanguni.vn Họ và tên:…. Mã số sinh viên:….
Tên lớp: Ví dụ:…11 hoặc…. 12…
BÀI TẬP LUẬT HÌNH SỰ I. LÝ THUYẾT:
Liệt kê các loại hình phạt chính và hình phạt bổ sung được áp dụng đối với cá nhân
phạm tội theo quy định của BLHS 2015. II.TRẮC NGHIỆM
1. Nhận định nào sau đây là đúng?
a. Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm hệ
thống các quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành, quy định về tội phạm, hình
phạt và một số vấn đề liên quan đến tội phạm, hình phạt.
b. Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm hệ
thống các quy phạm pháp luật do Quốc Hội ban hành, quy định về tội phạm, hình
phạt và một số vấn đề liên quan đến tội phạm, hình phạt.
c. Luật Hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm hệ
thống các quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành , quy định về tội phạm, hình
phạt; một số vấn đề liên quan đến tội phạm, hình phạt; các biện pháp ngăn chặn,
biện pháp cưỡng chế trong TTHS.
d. Luật Hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm hệ
thống các quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành , quy định về tội phạm, hình
phạt và các biện pháp bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.
2. Phương pháp quyền uy trong Luật hình sự thể hiện
a. Người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội có quyền thỏa thuận với Nhà nước
về trách nhiệm hình sự của mình
b. Người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội có quyền thỏa thuận với bị hại về
trách nhiệm hình sự của mình
c. Người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự
trước Nhà nước về tội phạm mà họ đã thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật.
d. Người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội có thể ủy thác hoặc chuyển giao
trách nhiệm hình sự của mình cho người khác.
3. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong: a. Hiến pháp b. Bộ luật Hình sự
c. Bộ luật Tố tụng hình sự
d. Luật xử lý vi phạm hành chính
4. Theo quy định của BLHS 2015, dấu hiệu nào sau đây KHÔNG phải là đặc
điểm của tội phạm:
a. Tính nguy hiểm cho xã hội b. Tính có lỗi
c. Tính trái pháp luật hình sự d. Tính trái đạo đức
5. Nhận định nào sau đây là SAI?
a. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm
b. Người bị bệnh tâm thần trong khi thực hiện hành vi cầm dao đâm chết người khác
không có năng lực trách nhiệm hình sự nên không phạm tội
c. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội là hành vi của người để bắt giữ người
thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực
cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ. Người gây thiệt hại trong khi bắt giữ
người phạm tội thì không phải là tội phạm nên không phải chịu trách nhiệm hình sự.
d. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
mình, của người khác hoặc lợi ích Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại
một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ
chính đáng không phải tội phạm.
6. Loại trách nhiệm pháp lý nào sau đây nghiêm khắc nhất?
a. Trách nhiệm hình sự b. Trách nhiệm dân sự c. Trách nhiệm hành chính d. Trách nhiệm kỷ luật
7. Biện pháp xử lý nào sau đây KHÔNG phải là hình phạt trong BLHS 2015? a. Phạt tiền b. Buộc thôi việc
c. Cải tạo không giam giữ d. Tù có thời hạn
8. Cơ quan nào sau đây KHÔNG phải là cơ quan tiến hành tố tụng trọng vụ án hình sự? a. Ủy ban nhân dân b. Cơ quan điều tra c. Viện kiểm sát d. Tòa án
9. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền truy tố là: a. Cơ quan điều tra b. Viện kiểm sát c. Tòa án d. Thanh tra
10. Theo quy định của BLHS 2015, CÓ THỂ áp dụng hình phạt tử hình đối với người:
a. Dưới 18 tuổi khi phạm tội b. Phụ nữ
c. Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử
d. Người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử
11. Chủ thể nào sau đây có quyền tự mình bào chữa cho mình hoặc nhờ người khác bào chữa? a. Bị hại b. Nguyên đơn dân sự c. Bị đơn dân sự d. Bị can, bị cáo
III. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI? TẠI SAO?
1. Thành phần Hội đồng xét xử trong phiên tòa hình sự bao gồm có Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm.
2. Theo quy định của BLHS 2015, mức tuổi tối thiểu phải chịu trách nhiệm hình sự là đủ 13 tuổi.
BÀI TẬP: LUẬT LAO ĐỘNG VÀ ANH SINH XÃ HỘI I. LÝ THUYẾT
1. Trình bày các quy chế pháp lý cơ bản về HĐLĐ bao gồm:
Nghĩa vụ của NLĐ và NSDLĐ khi giao kết HĐLĐ. Những hành vi bị nghiêm cấm
khi giao kết và thực hiện HĐLĐ. Các loại HĐLĐ; Trường hợp chuyển hóa HĐLĐ khi
hết thời hạn mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc. Nêu ví dụ minh họa. II.TRẮC NGHIỆM
1. Quan hệ xã hội nào sau đây thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động:
a. Quan hệ lao động của anh A, cán bộ công chức phụ trách hộ tịch của UBND phường với UBND phường.
b. Quan hệ lao động của quân nhân với lực lượng vũ trang nhân dân
c. Quan hệ lao động của xã viên hợp tác xã với các hợp tác xã
d. Quan hệ lao động giữa NLĐ với NSDLĐ
2. Độ tuổi lao động tối thiểu của NLĐ được pháp luật quy định đối với công dân Việt Nam a. 15 tuổi b. 18 tuổi c. Đủ 15 tuổi d. Đủ 18 tuổi trở lên
3. Theo Luật Lao động Việt Nam, người lao động bao gồm a. Công dân Việt Nam
b. Công dân Việt Nam, người nước ngoài
c. Công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không có quốc tịch
d. Công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không có quốc tịch, người nhập cư
4. Chủ thể nào không áp dụng phương pháp mệnh lệnh trong quan hệ lao động
a. Người quản lý lao động
b. Chủ sử dụng lao động c. Nhà nước d. Người lao động
5. Độ tuổi tối thiểu được tham gia học nghề, tập nghề làm việc cho NSDLĐ là: a. Đủ 15 tuổi b. Đủ 14 tuổi trở lên c. Đủ 13 tuổi d. Đủ 18 tuổi
6. Nhận định nào sau đây là đúng?
a. Hợp đồng đào tạo nghề có thể giao kết bằng văn bản hoặc lời nói
b. Nếu người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình thì chỉ
được thu 50% học phí của người học
c. Hợp đồng học nghề là một hợp đồng lao động nếu người học nghề được tuyển dụng
vào làm việc cho đơn vị tổ chức học nghề
d. Người học nghề, người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù
hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề
7. Hợp đồng lao động có thể được giao kết a. Bằng văn bản
b. Bằng văn bản hoặc bằng miệng nếu công việc trong hợp đồng là công việc không ổn định
c. Bằng văn bản hoặc bằng lời nói nếu công việc theo hợp đồng là công việc tạm thời
có thời hạn dưới 01 tháng
d. Bằng miệng, văn bản hoặc lời nói
8. Hợp đồng lao động có hiệu lực
a. Kể từ ngày hai bên giao kết trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
b. Kể từ ngày cơ quan quản lý lao động nhận đăng ký lao động
c. Kể từ ngày NLĐ bắt đầu làm việc
d. Kể từ thời điểm giao kết hợp đồng
9. Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng
a. Có thời hạn không quá 36 tháng kể từ ngày HĐLĐ có hiệu lực
b. Có thời hạn đủ 12 tháng đến 24 tháng
c. Có thời hạn đủ 24 tháng đến dưới 36 tháng
d. Có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên
10. Nhận định nào sau đây là đúng?
a. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng
b. Trong mọi trường hợp tiền lương thử việc phải trên 85% mức lương của công việc đó
c. Có thể thử nhiều việc hơn một lần đối với một công việc có tính chất phức tạp
d. Thời gian thử việc là 30 ngày đối các công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình
độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ
11. Chủ thể nào sau đây không là người giao kết hợp đồng lao động phía bên người lao động?
a. Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên
b. Người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn
bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.
c. Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó
d. Người đại diện theo ủy quyền của người lao động là cá nhân
12. Khi HĐLĐ hết hạn mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì
a. Hai bên lập phụ lục HĐLĐ để kéo dài thời hạn của hợp đồng
b. Không cần ký HĐLĐ mới, HĐLĐ cũ tiếp tục hiệu lực
c. Phải ký HĐLĐ mới trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn
d. Phải ký HĐLĐ mới trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn
13. Trường hợp nào sau đây NLĐ có thể tạm hoãn hoặc thực hiện quyền đơn
phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần báo trước
a. NLĐ đi làm nghĩa vụ quân sự, tham gia dân quân tự vệ
b. NLĐ bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về TNHS
c. NLĐ được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của Công ty TNHH MTV do
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ
d. NLĐ nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về
việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
14. Các trường hợp nào dưới dây bị coi là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật
a. NLĐ chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn mà không có lý do chính đáng
b. NLĐ chấm dứt HĐLĐ mà vi phạm thời hạn báo trước
c. NSDLĐ thực hiện xử lý kỷ luật sa thải NLĐ
d. NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ với NLĐ khi bị đóng cửa và mất khả năng tài chính do dịch bệnh
15. Hợp đồng lao động có hiệu lực
a. Kể từ ngày hai bên giao kết trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
b. Kể từ ngày cơ quan quản lý lao động nhận đăng ký lao động
c. Kể từ ngày NLĐ bắt đầu làm việc
d. Kể từ thời điểm giao kết hợp đồng
16. Các doanh nghiệp phải ban hành nội quy lao động bằng văn bản
a. Khi sử dụng từ 50 lao động trở lên
b. Khi sử dụng từ 10 lao động trở lên
c. Không giới hạn số lượng lao động
d. Chỉ những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, nhiều ngành nghề khác nhau mới
ban hành nội quy lao động bằng văn bản
17. Các hình thức xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật bao gồm
a. Khiển trách, kéo dài thời gian nâng lượng không quá 6 tháng, cách chức và sa thải
b. Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, sa thải
c. Cảnh cáo, khiển trách, cách chức, sa thải
d. Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc
18. Nhận định nào sau đây ĐÚNG
a. NSDLĐ có quyền đặt ra bất cứ hình thức xử lý kỷ luật lao động nào để xử lý kỷ luật
NLĐ trong doanh nghiệp của mình
b. NSDLĐ có thể dùng hình thức phạt tiền thay cho việc xử lý kỷ luật lao động
c. Không xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian nuôi con dưới 36 tháng tuổi
d. Không phải bất kỳ hành vi vi phạm kỷ luật lao động nào của NLĐ cũng bị xử lý kỷ luật lao động
19. Nhận định nào sau đây SAI:
a. Khi áp dụng trách nhiệm kỷ luật, NSDLĐ phải chứng minh được lỗi của NLĐ
b. Khi HĐLĐ chấm dứt do doanh nghiệp phá sản thì NLĐ được trợ cấp mất việc làm
c. Các hình thức kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành gồm:
cảnh cáo, kèo dài thời gian nâng lương không quá 06 tháng; cách chức, sa thải
d. Mọi tranh chấp lao động đều bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải do hòa giải viên lao động thực hiện
III. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI? TẠI SAO?
1. Chỉ những người từ đủ 15 tuổi trở lên mới được tham gia vào quan hệ pháp luật lao động?
2. Đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng quy định mà vi phạm thời hạn báo trước thì
không bị coi là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật
3. NLĐ nữ nếu vi phạm kỷ luật trong thời gian mang thai hoặc nghỉ chế độ thai sản thì
không được xử lý kỷ luật lao động Hết