Bài tập lý thuyết truyền thông lý thuyết " Viên đạn thần kỳ" - môn Truyền thông đa phương tiện| Học Viện Phụ Nữ Việt Nam
Bài tập lý thuyết truyền thông lý thuyết " Viên đạn thần kỳ" - môn Truyền thông đa phương tiện| Học Viện Phụ Nữ Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nhập Môn truyền thông đa phương tiện
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TẬP LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG
LÝ THUYẾT “ VIÊN ĐẠN THẦN KỲ”
1. Lý thuyết truyền thông
Lý thuyết “viên đạn thần kỳ” bắt nguồn từ cuốn sách Kỹ thuật tuyên truyền trong Thế chiến
(1927) của nhà nghiên cứu chính trị đồng thời là nhà lý thuyết truyền thông nổi tiếng Harold Lasswell
2. Nội dung cơ bản của lý thuyết truyền thông a. Nội dung
Lý thuyết “viên đạn thần kỳ” hay còn gọi là thuyết “mũi kim tiêm” cho rằng người xem thì thụ
động và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các phương tiện truyền thông. Họ mặc nhiên chấp nhận
những thông điệp nhận được từ các phương tiện truyền thông là đúng mà không cần phải xem
xét lại. Như vậy, thông điệp đã được bắn thẳng vào người xem và thâm nhập vào tâm trí của họ
giống như một viên đạn ma thuật, tạo ra các phản ứng giống nhau ở mọi người. Lý thuyết này là
một mô hình truyền thông tuyến tính nói về sức mạnh của truyền thông đối với khán giả. Theo lý
thuyết này, thông điệp được cho là giống như một viên đạn ma thuật đi vào tâm trí khán giả và
đưa vào một thông điệp cụ thể. Lý thuyết giải thích cách thức phương tiện truyền thông kiểm
soát những gì khán giả xem và nghe cùng những
ảnh hưởng tức thì hoặc về lâu dài. b. Đặc điểm
- Phương tiện truyền thông truyền tải thông điệp đến mọi người là hình thức thao túng bộ não
con người bằng một viên đạn hoặc một mũi tiêm.
- Hiệu ứng của thông điệp được cho là bao trùm rộng khắp, mạnh mẽ, sức ảnh hưởng lớn.
- Khán giả dễ dàng nghĩ theo cách tương tự giống với thông điệp truyền thông.
- Tạo ra dư luận và thay đổi hành vi của khán giả.
3. Ưu điểm/ Nhược điểm của lý thuyết “viên đạn thần kỳ” đối với thực tiễn.
a. Nhược điểm: Công cụ tẩy não dư luận
Nhà lý luận bậc nhất trong lĩnh vực truyền thông Harold Lasswell đã khẳng định các phương tiện
truyền thông đại chúng có sức mạnh vô cùng lớn. Chúng gây ảnh hưởng và thống trị dư luận xã hội.
Bằng chứng là trong thế chiến thứ II, các hoạt động truyền thông (mang tính chính trị) luôn được
sử dụng để tẩy não đám đông. Thời kỳ chiến tranh, báo chí truyền thông là công cụ đắc lực cho
đảng phái cầm quyền. Họ sử dụng công cụ này để huy động mọi nguồn lực (sức người, sức của,
đồng minh) để tham gia vào các cuộc chiến của đất nước.
Trong thế chiến thứ hai, nhà chính trị độc tài Adolf Hitler và trường phái Marxit Frankfrut đã sử
dụng phương tiện truyền thông làm tay sai hòng tuyên truyền cho chính đảng của mình. Những
“viên đạn ma thuật” và “mũi kim dưới da” đã phát huy hết công năng tiêm, trích tin tức vào đầu
công chúng. Hiệu quả đạt được, công chúng thụ động hoàn toàn tin và nghe theo, và hành động
theo các hình thức tuyên truyền của nhà độc tài Hitler. Truyền thông đại chúng đã dẫn nuôi tạo ra
các đối tượng công chúng “nghe lời tuyệt đối”, nếu ai không tuân theo sẽ bị bỏ tù hoặc sát hại.
Ví dụ điển hình cho việc dẫn dắt dư luận này là kế hoạch tẩy trắng của chính quyền Trung Quốc.
Họ đã tiêm nhiễm vào đầu dân chúng những quan điểm sai lệch, độc tài. Chính quyền đưa ra yêu
sách “đường lưỡi bò” vào sách vở để tẩy não thế hệ trẻ, xóa sổ kí ức thảm sát kinh hoàng Thiên
An Môn, tẩy não dân Tân Cương trong trại cải tạo. Theo thông tài từ các nguồn tài liệu bị rò rỉ,
chi tiết về việc tẩy não có hệ thống của Trung Quốc với hàng trăm ngàn người Hồi giáo trong
mạng lưới các nhà tù an ninh cao đội lốt là trung tâm giáo dục và đào tạo tự nguyện. Người phát
ngôn bộ ngoại giao Anh cho biết:" Anh có những lo ngại nghiêm trọng về tình hình nhân quyền
ở Tân Cương và cuộc đàn áp leo thang của chính phủ Trung Quốc, đặc biệt là việc giam giữ bất
tư pháp ngoài một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ".
Với những chiêu trò, bài sách, phương tiện truyền thông đã, đang và sẽ giúp ích nhiều cho các
công việc của bộ máy chính quyền, các thế lực có sức ảnh hưởng. Sau này, một số nhà nghiên
cứu truyền thông châu Âu như Thomas A. Bauer, Grimm Jurgen... đều đồng tình rằng:" Quyền
lực phải được đặt vào tay công chúng, thay vì đặt vào tay các chính trị gia và truyền thông như trước đây". 3.2. Ưu điểm
Tạo hệ miễn dịch đối với những thông tin sai lệch và là công cụ tuyên truyền đắc lực của nhà nước.
Mặc dù còn nhiều tranh cãi về học thuyết này, nhưng xét về khía cạnh, nó vẫn có tác dụng hữu
hiệu đối với thực tiễn cuộc sống.
Một số nhà nghiên cứu như Harold Lasswell đã cho thấy vai trò cực kỳ quan trọng của truyền
thông nói chung và các phương tiện truyền thông như báo, đài và sau này là truyền hình nói
riêng trong quá trình xảy ra các xung đột xã hội trong nước và quốc tế. Từ các nghiên cứu này đã
xuất hiện những lý thuyết truyền thông về dư luận xã hội như lý thuyết "viên đạn thần kỳ" hay
mô hình "mũi tiêm dưới da". Tên gọi của lý thuyết này cho thấy truyền thông có tác dụng của việc tạo ra
hệ miễn dịch đối với những thông tin sai lệch, đồng thời lại như "viên đạn thần kỳ" không gây
sát thương mà vẫn làm cho đối thủ phải khuất phục, tâm phục, khẩu phục. Lý thuyết nhấn mạnh
vai trò quyết định của truyền thông đối với nhận thức hành vi của người tiếp nhận. Từ đó, có thể
khiến khán, thính giả miễn nhiễm với các chiến dịch của đối phương. Theo lý thuyết này, việc
cấm đoán những thông tin sai trái là chưa đủ. Lãnh đạo, quản lý cần đảm bảo truyền thông cung
cấp được các thông tin chân thực, chính xác, đầy đủ, liên tục, thường xuyên để đảm bảo người dân miễn
dịch với những tin đồn và những luồng thông tin sai trái. Một nguyên lý truyền thông để hình
thành và định hướng dư luận xã hội ở đây là "thiện thắng ác", "chính nghĩa thắng phi nghĩa", cụ
thể là cung cấp thông tin tốt, xác thực lấn át thông tin xấu, sai trái. Tuy nhiên, cần hết sức tránh
truyền thông kiểu máy móc, một chiều "dẫn đến sự quá tải, buồn tẻ, nhàm chán, phản tác dụng
giống như "biết rồi, khổ lắm, nói mãi".
4. Áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. Điều kiện, yêu cầu đặt ra
a. Áp dụng lý thuyết vào thực tiễn
Trong cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19, Đảng ta đã tập trung đẩy mạnh công tác truyền
thông, thể hiện rõ phương châm "Chống dịch như chống giặc", "Coi sức khoẻ và tính mạng con
người là trên hết", "Mỗi người dân là một chiến sĩ", cả hệ thống chính trị vào cuộc với trách
nhiệm cao nhất,các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, chấp hành nghiêm chủ trương của Đảng và
Nhà nước trong phòng, chống dịch. Theo đó, công tác truyền thông đã thể hiện rõ tinh thần công khai, minh
bạch, góp phần quan trọng vào kết quả phòng, chống đại dịch Covid-19.
Các chiến dịch và thông điệp của Bộ Y tế đưa ra nhanh chóng tiếp cận đến người dân với các
hình thức phong phú, đa dạng và có sức ảnh hưởng rất lớn như: thông điệp 5K, chiến dịch Ở nhà
vẫn vui, Lạc quan chống dịch,… Chính phủ đã nghiêm khắc trừng trị các hành vi chống đối,
mang tính chất phản động của các thế lực thù địch trong nước.
Hồi tháng 6, một đối tượng đã chia sẻ hình ảnh xác chết nằm lia lịa được cho là ở thành phố Hồ
Chí Minh nhưng thực chất lại là Myanmar; hàng loạt tài khoản đưa thông tin sai sự thật về các
thông báo từ Bộ Y tế và Chính phủ. Các đối tượng này ngay sau đó đã bị bắt và chịu trách nhiệm cho hành vi sai trái.
Hồi tháng 10, khi trailer phim “Quân đội vương bài” do Trung Quốc sản xuất được phát sóng đã
chứa rất nhiều chi tiết xuyên tạc lịch sử Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Bộ Truyền thông đã nhanh
chóng đưa ra ý kiến trước sự kiện này và cấm sóng bộ phim tại Việt Nam. Điều đó ngay lập tức
đã “chỉnh” lại tư duy của dân chúng và dập ngay mưu đồ xấu xa của các thế lực phản động, thù
địch. Truyền thông đã nhanh chóng bắt kịp, vào cuộc và đưa thông tin đến công chúng như một
lời cảnh báo cho người dân và lời cảnh cáo cho các đối tượng có mưu đồ bất chính.
Trên đây là những ví dụ điển hình trong việc áp dụng lý thuyết vào thực tiễn.
b. Điều kiện, yêu cầu đặt ra
Với sự phát triển nhanh như vũ bão của công nghệ hiện nay, đòi hỏi các nhà truyền thông phải
nhanh chóng bắt kịp tiến độ xã hội, thâm nhập và đưa tin kịp thời các vấn đề bức thiết của đời sống.
Truyền thông cần nhận diện tính chất rõ ràng, đúng sai của thông tin truyền
tải tới công chúng. Truyền thông phải lấy đối tượng tiếp nhận là xuất phát
điểm: về số lượng, vai trò, vị thế của các nhóm đối tượng. Liên kết, phối hợp
với giữa các kênh truyền thông trong từng giai đoạn, từng dự án.
Truyền thông cần chú ý, linh hoạt thay đổi, thích ứng với các tiêu chí của
công chúng, của thời thế.
Lý thuyết “viên đạn thần kỳ” giống như con dao hai lưỡi, nhưng chúng ta đã
và đang sử dụng rất tốt mặt tích cực của nó trong công tác phòng chống dịch Covid 19.
5. Qui trình, cách thức áp dụng
- Bài trừ, tiêu diệt các luồng thông tin nhiễu, gây tin giả gây hoang mang trong dư luận.
- Cung cấp thông tin xác thực, đúng đắn để “chấn chỉnh, điều khiển” tư duy của công chúng
- Thể hiện phong phú, thu hút để khi thông điệp truyền đi sẽ tiếp cận, phủ sóng hầu hết toàn dân.