-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập nhận định đúng sai luật hôn nhân - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế
Bài tập nhận định đúng sai luật hôn nhân - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật học (LHK45) 67 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Bài tập nhận định đúng sai luật hôn nhân - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế
Bài tập nhận định đúng sai luật hôn nhân - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật học (LHK45) 67 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
Câu 1: Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng sẽ là
tài sản chung nếu hoa lợi, lợi tức đó là nguồn sống duy nhất của gia đình. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Căn cứ theo quy định tại khoản 4, Điều 44, Luật Hôn nhân và gia
đình 2014 quy định về quyền chiếm hữu, định đoạt, sử dụng tài sản riêng thì trong
trường hợp hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng là
nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt phần hoa lợi, lợi tức này sẽ
cần phải được sự đồng ý của cả vợ và chồng nhưng phần hoa lợi, lợi tức này vẫn là
tài sản riêng của một bên vợ chồng chứ không phải là tài sản chung của vợ chồng
Câu 2: Hội Liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy kết hôn
trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và điểm d, khoản 2, Điều 10,
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về những người có quyền yêu cầu hủy
việc kết hôn trái pháp luật thì Hội Liên hiệp phụ nữ chỉ có quyền khi nam, nữ bị
cưỡng ép kết hôn (vi phạm sự tự nguyện) tự mình đề nghị Hội Liên hiệp phụ nữ
yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật thì lúc này Hội Liên hiệp
phụ nữ mới có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện.
Câu 3: Hôn nhân chỉ chấm dứt khi một bên vợ, chồng chết. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Căn cứ theo quy định tại khoản 14, Điều 3, Luật Hôn nhân và gia
đình 2014 giải thích về thuật ngữ ly hôn thì ly hôn cũng làm quan hệ hôn nhân
chấm dứt chứ không phải quan hệ hôn nhân chỉ chấm dứt khi một bên vợ hoặc chồng chết.
Câu 4: Kể từ ngày 01/01/2001 trở đi, việc nam nữ bắt đầu chung sống với nhau
như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ không làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Căn cứ theo quy định tại Mục 3, Thông tư liên tịch
01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành nghị quyết
35/2000/QH10 quy định về việc hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân gia đình 2000
thì nam nữ sống chung với nhau từ 01/01/2001 thì không được công nhận quan hệ hôn nhân.
Câu 5: Kết hôn có yếu tố nước ngoài có thể đăng ký tại UBND cấp xã. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Căn cứ theo quy định tại Điều 48, Nghị định 126/2014/NĐ-CP
quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới
của Ủy ban nhân dân thì Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới thực hiện
việc đăng ký kết hôn giữa công dân thường trú tại khu vực biên giới và công dân
nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam. Do đó, kết hôn có
yếu tố nước ngoài có thể đăng ký tại UBND cấp xã.
Câu 6: Kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn là trái pháp luật. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Căn cứ theo quy định tại khoản 6, Điều 3, Luật Hôn nhân và gia
đình 2014 quy định về giải thích từ kết hôn trái pháp luật thì kết hôn trái pháp luật
là việc nam hoặc nữ đăng ký kết hôn nhưng một bên vi phạm một hoặc nhiều điều kiện kết hôn.
Câu 7: Khi cha mẹ không thể nuôi dưỡng, cấp dưỡng được cho con, thì ông bà phải
có nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho cháu. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 104, Luật Hôn nhân và
gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của ông bà đối với cháu thì ông phải
chỉ có nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cháu trong trường hợp cha mẹ không
thể nuôi dưỡng, cấp dưỡng được cho con và cháu phải là người chưa thành niên
hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc cháu đã thành niên
nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi dưỡng mình.
Chứ không phải mọi trường hợp khi cha mẹ không thể nuôi dưỡng, cấp dưỡng
được cho con, thì ông bà đều phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho cháu.
Câu 8: Khi đi làm con nuôi người khác, người con đó sẽ chấm dứt quyền và nghĩa
vụ đối với gia đình cha mẹ đẻ. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Căn cứ theo quy định tại khoản 4, Điều 24, Luật Nuôi con nuôi
2010 quy định về hệ quả của việc nuôi con nuôi thì khi làm con nuôi người khác,
người con đó sẽ chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với gia đình cha mẹ đẻ trừ trường
hợp cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác. Tức là, nếu cha mẹ đẻ và cha
mẹ nuôi có thỏa thuận không chấm dứt quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đẻ với con
nuôi thì các quyền và nghĩa vụ này sẽ không bị cấm dứt.
Câu 9: Khi giải quyết ly hôn, Tòa án phải tiến hành thủ tục hòa giải. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Căn cứ theo quy định tại Điều 54, Luật Hôn nhân và gia đình
2014 quy định về hòa giải cơ sở và các Điều 205, Điều 206 và khoản 3, Điều 207
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì khi giải quyết ly hôn, Tòa án phải tiến hành
thủ tục hòa giải trừ các trường hợp không được hòa giải hoặc không thể tiến hành
hòa giải theo quy định. Ví dụ vụ án ly hôn mà một bên vợ hoặc chồng bị mất năng
lực hành vi dân sự thì không thể tiến hành hòa giải được nên Tòa án không tiến
hành thủ tục hòa giải nữa.
Câu 10: Khi hôn nhân chấm dứt, mọi quyền và nghĩa vụ giữa những người đã từng
là vợ chồng cũng chấm dứt. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 60, Luật Hôn nhân và gia
đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với người thứ ba sau
khi ly hôn thì vợ và chồng sau khi ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng đối
với người thứ ba vẫn có hiệu lực trừ trường hợp bên thứ ba và vợ chồng có thỏa
thuận khác. Ví dụ: trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng ông A vay của ông B số tiền 1
tỷ đồng thì sau khi vợ chồng ông A ly hôn vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm trả khoản tiền cho ông B.
Câu 11: Khi không sống chung cùng với cha mẹ, con đã thành niên có khả năng
lao động phải cấp dưỡng cho cha mẹ. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Căn cứ theo quy định tại Điều 111, Luật Hôn nhân và gia đình
2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của con cái đối với cha mẹ thì trường hợp
con không sống chung với cha mẹ mà đã thành niên và có khả năng lao động phải
cấp dưỡng cho cha mẹ trong trường hợp cha mẹ không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôi dưỡng mình. Do đó, không phải trong mọi trường hợp
con cái không sống chung cùng cha mẹ đều có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ.
Câu 12: Khi một bên vợ, chồng không đồng ý, người còn lại không thể tiến hành nhận nuôi con nuôi. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Căn cứ theo quy định tại khoản 3, Điều 8, Luật Nuôi con nuôi
2010 quy định về người được nhận làm con nuôi chỉ được làm con nuôi của một
người độc thân hoặc của cả hai vợ chồng. Do đó, nếu một bên vợ hoặc chồng
không chấp nhận nuôi con nuôi thì không thể tiến hành nhận con nuôi.
Câu 13: Khi Tòa án giải quyết việc giao con cho cha hoặc mẹ nuôi khi vợ chồng ly
hôn, thì Tòa án phải căn cứ vào nguyện vọng của người con để giải quyết nếu con
từ đủ 7 tuổi trở lên. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 81, Luật Hôn nhân và gia
đình 2014 quy định về việc giao con sau khi ly hôn thì vợ chồng tự thỏa thuận với
nhau về người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau ly hôn. Chỉ khi
không thỏa thuận được thì Tòa án mới giải quyết và có xem xét vào nguyện vọng
của người con chứ không phải trong trường hợp nào Tòa án cũng xem xét vào nguyện vọng của con.
Câu 14: Khi vợ chồng ly hôn, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người vợ trực tiếp nuôi dưỡng. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Căn cứ theo quy định tại khoản 3, Điều 81, Luật Hôn nhân và gia
đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi
ly hôn thì đối với con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người vợ trực tiếp nuôi
dưỡng trừ trường hợp người vợ không đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục hoặc vợ chồng có thỏa thuận khác. Ví dụ: người vợ không đủ điều kiện nuôi
dưỡng con dưới 36 tháng tuổi thì quyền được trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục con sau ly hôn thuộc về người chồng.