-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập nhận định đúng sai môn Pháp luật đại cương | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Bài tập nhận định đúng sai môn Pháp luật đại cương | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Pháp luật đại cương (law12) 25 tài liệu
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng 249 tài liệu
Bài tập nhận định đúng sai môn Pháp luật đại cương | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Bài tập nhận định đúng sai môn Pháp luật đại cương | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (law12) 25 tài liệu
Trường: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng 249 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Preview text:
NHỮNG CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
1. Pháp chế là việc mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện
pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.
Sai. Pháp chế là việc mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức đều phải tôn
trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.
2. Tất cả các vi vi phạm pháp luật Tòa án đều giải quyết.
Sai. Không phải tất cả các vi phạm pháp luật Tòa án đều giải quyết.
Tùy thuộc vào tính chất cũng như mức độ nghiêm trọng của hành vi
vi phạm pháp luật sẽ có cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm
quyền hay các chủ thể được pháp luật trao quyền giải quyết. Tòa án
sẽ chỉ xử lý những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng.
3. Hội đồng nhân dân là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương.
Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương,
do nhân dân bầu ra.
Sai. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương,
đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do
nhân dân địa phương bầu ra.
4. Thủ tướng chính phủ
là người có quyền quyết định mọi việc trong Chính phủ.
Sai. Tập thể chính phủ mới có quyền quyết định mọi việc trong Chính phủ
5. Nhà nước phong kiến là một hình thức nhà nước trong lịch sử.
ĐÚNG. Nhà nước phong kiến là hình thức nhà nước chính thể và là
kiểu chính thể quân chủ. Nghĩa là mọi quyền lực tập trung toàn bộ
hoặc một phần vào tay người đứng đầu nhà nước – được hình thành
theo nguyên tắc truyền ngôi. Người đứng đầu nhà nướcc thường được gọi là vua.
6. Ở Việt Nam, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất có quyền
quyết định mọi vấn đề.
Sai. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất có quyền quyết định các
vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
7. Nhà nước tư sản chỉ mang bản chất giai cấp
Sai. Nhà nước tư sản mang cả bản chất giai cấp và bản chất xã hội
8. Chỉ có cơ quan nhà nước
mới có quyền ban hành văn bản quy
phạm pháp luật.
Sai. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền hoặc các cá nhân có thẩm quyền ban hành
9. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của công dân các quốc gia
khác nhau là giống nhau.
Sai. Năng lực pháp luật của công dân ở mỗi một quốc gia do pháp luật quy định, mà mỗi .
pháp luật lại phụ thuộc quốc gia ban hành
Mặt khác, năng lực hành vi của mỗi cá nhân không phụ thuộc vào
quốc tịch của cá nhân đó mà phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức
khỏe. Vì vậy, năng lực pháp luật và năng lực hành vi của công dân
các quốc gia khác nhau là khác nhau.
10. Mọi tổ chức được thành lập hợp pháp là pháp nhân.
Sai. Để một tổ chức được gọi là pháp nhân thì tổ chức đó phải đáp
ứng đủ 4 điều kiện sau:
- Được thành lập hợp pháp;
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
11. Tất cả hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật.
Sai. Hành vi vi phạm pháp luật có những dấu hiệu cơ bản sau:
- Là hành vi trái pháp luật, có lỗi
- Gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội
- Người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
12. Pháp luật xuất hiện trong mọi hình thái kinh tế - xã hội và luôn
mang bản chất giai cấp. Sai. Pháp luật
trong hình thái kinh tế - xã hội chưa xuất hiện nguyên thủy
13. Tòa án nhân dân và Viện kiểm soát nhân dân là cơ quan xét xử
của nước CHXHCNVN.
Sai. Theo Hiến pháp năm 2013, Tòa án nhân dân được xác định là “
cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN, thực hiện quyền tư pháp”,
còn Viện Kiểm soát chỉ là “ cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm
soát hoạt động tư pháp”. Vì vậy, Viện kiểm soát nhân dân không
phải là cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN.
14. Tất cả hành vi trái pháp luật đều phải truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Sai. Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý của người thực hiện hành vi
trái pháp luật còn tùy thuộc vào người đó có năng lực trách nhiệm pháp lý hay không.
15. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Dân sự là phương pháp
bình đẳng – thỏa thuận.
ĐÚNG. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Dân sự là phương
pháp bình đẳng – thỏa thuận và tự định đoạt
16. Người chưa thành niên thì không bị truy cứu trách nhiệm pháp lý
Sai. Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
17. Nhà nước CHXHCNVN không mang bản chất giai cấp.
Sai. Nhà nước CHXHCNVN có mang bản chất giai cấp và là mang
bản chất giai cấp công nhân
18. Tất cả những quy tắc xử sự được nhà nước cho phép tồn tại đều
là quy phạm pháp luật.
Sai. Không phải tất cả những quy tắc xử sự được nhà nước cho phép
tồn tại đều là quy phạm pháp luật vì nó cũng có thể là những quy
phạm xã hội như: quy phạm đạo đức, quy phạm tập quan, quy phạm tôn giáo,...
19. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Dân sự là phương pháp
quyền uy – phục tùng.
Sai. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Dân sự là phương pháp
bình đẳng – thỏa thuận và tự định đoạt
20. Tất cả hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm.
Sai. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực
trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.
21. Chính phủ là cơ quan chấp hành và là cơ quan hành chính nhà
nước cao nhất của nước cộng hòa XHCNVN
Sai. Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước cộng hòa
XHCNVN, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
22. Người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hành chính đối với mọi vi phạm hành chính.
SAI. Theo điểm a khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính,
người từ đủ 14 tuổi - dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về
vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi
phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
23. Cơ quan hành chính nhà nước là Chính phủ.
Sai. Cơ quan hành chính nhà nước bao gồm Chính phủ và Ủy ban
nhân dân các cấp trong đó Chính phủ là cơ quan hành chính nhà
nước cao nhất của nước CHXHCNVN.
24. Ở Việt Nam, văn bản quy phạm pháp luật là nguồn pháp luật duy nhất.
Sai. Ngoài văn bản quy phạm pháp luật ra, nguồn pháp luật còn bao
gồm: pháp luật tập quán, pháp luật án lệ.
25. Người từ đủ 18 tuổi trở lên
là chủ thể của tất cả các quan hệ pháp luật
Sai. Vì mới chỉ có độ tuổi không thì chưa đủ, mà còn phải có tiêu
chuẩn về mặt lý trí nghĩa là họ phải là người có thể làm chủ hành vi của mình.
26. Một hành vi có thể đồng thời vừa là vi phạm hình sự vừa là vi phạm hành chính. Sai.
. Nếu một hành vi đã xử lý hình
Một hành vi chỉ bị xử lý một lần
sự thì không cần xử lý hành chính và ngược lại. Nếu có hành vi tuy
đã bị xử lý hành chính mà có dấu hiệu của tội phạm theo quy định
của bộ luật hình sự thì sẽ đình chỉ xử lý hành chính sang xử lý hình
sự. Nếu chưa đủ dấu hiệu hình sự sẽ chuyển xử lý hành chính nếu có
dấu hiệu vi phạm hành chính.
27. Năng lực pháp luật dân sự có từ khi cá nhân sinh ra và là thuộc
tính tự nhiên của cá nhân.
Sai. Năng lực pháp luật dân sự có từ khi cá nhân sinh ra và là thuộc
tính được pháp luật công nhận của cá nhân.
28. Người nghiện ma túy là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Sai. Người bị coi là hạn chế năng lực hành vi dân sự là người nghiện
ma túy, nghiện các chất kích thích khác làm phá tán tài sản gia đình
và có quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự từ Tòa án.
29. Áp dụng pháp luật chỉ được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Sai. Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật mang tính tổ
chức quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền.
30. Bộ và cơ quan ngang bộ thuộc hệ thống cơ quan quyền lực nhà
nước ở trung ương.
Sai. Vì bộ và các cơ quan ngang bộ thuộc hệ thống cơ qua n chấp hành của quốc hội và cơ quan hành chính Nhà nước chứ không phải cơ quan quyền lực. 31. Chính phủ
là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN.
Sai. Quốc hội mới là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN.
32. Người say rượu là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Sai. Không có quyết định nào của tòa án quyết định họ là người bị
hạn chế hành vi dân sự.
33. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân xuất hiện khi người đó đủ 6 tuổi.
Sai. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân , nghĩa có từ khi sinh ra là
từ khi sinh ra, công dân đã có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
34. Mọi hậu quả do hành vi VPPL gây ra phải thể hiện dưới dạng vật chất.
Sai. Hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả cho xã hội. Hậu quả đó có thể là hoặc
những thiệt hại về người và của những thiệt hại phi
vật chất khác do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội.
35. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự ra đời của nhà nước là ba lần
phân công lao động xã hội.
Sai. Qua 3 lần phân công lao động, lực lượng sản xuất phát triển đã
dẫn đến sự ra đời chế độ tư hữu và từ đó xã hội phân chia thành các
giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hoà
được xuất hiện. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự ra đời của nhà
nước là mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được.
36. Người bị bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự.
Sai. Theo tinh thần của điều 22 BLDS, người bị bệnh tâm thần hoặc
mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được chỉ khi
Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự dựa trên
cơ sở kết luận của tổ chức giám định thì người đó mới bị mất năng lực hành vi dân sự.
37. Quốc hội lãnh đạo bộ máy nhà nước thông qua việc bầu các chức danh chủ chốt.
38. Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên
thì mới có năng lực pháp luật.
Sai. Năng lực pháp của cá nhân có từ khi sinh ra, nghĩa là từ khi sinh
ra, công dân đã có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
39. Quyền lực của những người đứng đầu bộ lạc trong xã hội cộng
sản nguyên thủy là quyền lực công cộng đặc biệt
Sai. Quyền lực công cộng đặc biệt chỉ ra đời khi có nhà nước mà
trong xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có sự xuất hiện của nhà nước.
40. Tất cả những người từ 18 tuổi trở lên
đều có năng lực hành vi dân
sự đầy đủ. Sai. Vì với
(người điên, người bị
những người mất hành vi dân sự
bệnh thiểu năng, không có khả năng nhận thức ) dù nhiều tuổi vẫn không đủ năng lực.
Những câu hỏi chưa trả lời được:
12. Sự phát triển của kiểu nhà nước ở các quốc gia đều đi theo con
đường tuần tự từ thấp đến cao.
13. QPXH trong XH cộng sản nguyên thủy do hội đồng thị tộc ban hành.
14. Lỗi là những biểu hiện ra bên ngoài của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
15. Các nhánh quyền lực trong bộ máy nhà nước CHXHCNVN được
tổ chức theo nguyên tắc độc lập, có sự kiềm chế đối trọng lẫn nhau CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích vì sao?
1. Mỗi hình thái kinh tế xã hội đều có một kiểu nhà nước tương ứng.
- Sai. Chủ nghĩa xã hội không phải là 1 hình thái kinh tế – xã hội (mà
chỉ là 1 bước quá độ để đi lên Chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản
mới là 1 hình thái kinh tế – xã hội), nhưng Nhà nước xã hội chủ nghĩa là 1 kiểu nhà nước.
2. Chức năng lập pháp của Nhà nước là hoạt động xây dựng pháp
luật và tổ chức thực hiện pháp luật.
- Sai. Vì quyền lập pháp là quyền pháp luật, xây dựng luật và ban hành
những vb luật trên tất cả các lĩnh vực xã hội.
3. Nhà nước là chủ thể duy nhất có khả năng ban hành pháp luật và
quản lý xã hội bằng pháp luật.
- Đúng. Nhà nước là chủ thể duy nhất có khả năng ban hành pháp luật
và quản lý xã hội bằng pháp luật.
4. Quốc hội là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xả
hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Sai. Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của CHXHCNVN, là
cơ quan chấp hành của Quốc hội.
5. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.
- Đúng. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, do nhân
dân bầu ra và là cơ quan quyền lực nhất của nước CHXHCNVN.
6. Chủ tịch nước không bắt buộc là đại biểu quốc hội.
-Sai. Chủ tịch nước là một trong số các đại biểu quốc hội VN do toàn thể quốc hội bầu ra.
7. Đảng cộng sản Việt Nam là một cơ quan trong bộ máy nước cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Sai. Đảng CSVN là tổ chức lãnh đạo nước CHXHCNVN.
8. Pháp luật Việt Nam thừa nhận tập quán, tiền lệ là nguồn chủ yếu
của pháp luật.
- Sai. Các vb quy phạm PL là nguồn chủ yếu của PLVN.
9. Nhà nước trong xã hội có cấp quản lý dân cư theo sự khác biệt về
chính trị, tôn giáo, địa vị giai cấp.
- Sai. Vì đặc điểm cơ bản của nn là phân chia dân cư theo lãnh thổ, tổ
chức thành các đơn vị hành chính lãnh thổ trong phạm vi biên giới quốc gia.
10. Thủ tướng chính phủ là nguyên thủ quốc gia của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-Sai. Chủ tịch nước…
11. Đơn vị hành chính cấp huyện ở Việt Nam gồm: huyện, quận, thị xã.
-Sai. Đơn vị hành chính cấp huyện ở VN gồm: quận, huyện, thị xã, tp
thuộc tỉnh, tp thuộc tp trực thuộc TW.
12. Tổng bí thư là người đứng đầu nhà nước Cộng hòa xả hội chủ
nghĩa Việt Nam.
- Sai. Chủ tịch nước là người đứng đầu nn VN, thay mặt nước
CHXHCNVN về đối nội và đối ngoại.
13. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền công tố.
- Sai. Thực hiện quyền tư pháp
14. Văn phòng Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội, cơ
quan hành chính nhà nước cao nhất.
- Đúng. Vì chính phủ là cơ quan hành chính nn cao nhất của nước
CHXHCNVN, thực hiền quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành nn.
15. Một quy phạm pháp luật luôn phải có đủ ba bộ phận: giả định,
quy định, chế tài.
- Sai. Có những quy phạm pl chỉ có giả định và chế tài hoặc giả định và
quy định. Khuyết một trong ba bộ phận trên vẫn bình thường.
16. Trong mọi kiểu Nhà nước, pháp luật luôn thể hiện ý chí của giai
cấp thống trị thiểu số trong xã hội.
- Sai. Pháp luật không thể hiện ý chí của giai cấp thống trị thiểu số trong
xã hội. Ví dụ, nước ta giai cấp thống trị chiếm đa số.
17. Mọi chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện hành vi
trái pháp luật đều phải bị truy cứu trách nhiệm pháp lý.
- Đúng. Vì trách nhiệm pháp lí là hq bất lợi mà chủ thế pl phải gánh chịu
do pl quy định về hành vi vi phạm pl của mình
18. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật.
- Sai. Không phải tất cả hành vi trái pl đều VPPL. Chỉ có hành vi trái PL
nào được chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mới là hành vi VPPL.
19. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không tồn tại dưới hình thức cấu
trúc nhà nước liên bang.
- Đúng. Vì nhà nước liên bang là hình thức cấu trúc đối lập với Nn đơn
nhất. Mà nn CHXHCNVN là nhà nước đơn nhất và có tập quyền. Câu 2: So sánh
1. So sánh quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội. Nêu ví dụ minh họa.
2. So sánh quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội. Nêu ví dụ minh họa.
3. So sánh lỗi cố ý và lỗi vô ý. Nêu ví dụ minh họa.
4. So sánh lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp. Nêu ví dụ minh họa.
5. So sánh lỗi vô ý do cẩu thả và lỗi vô ý vì quá tự tin. Nêu ví dụ minh họa.
6. So sánh cơ quan Hội đồng nhân dân với Ủy ban nhân dân theo quy
định của pháp luật Việt Nam.
7. So sánh cơ quan Quốc hội với Chính phủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Câu 3: Tình huống
Tình huống 1: A và B đều là sinh viên trường X và đều có tình cảm
với cô bạn cùng lớp tên C. Một hôm, khi thấy A chở C đi vào rạp chiếu
phim, B rất bực tức nên liền đi theo. Khi A và C vào rạp xem phim, B đã
lén làm hỏng phanh xe của A, mục đích là để A không thể chở C về nhà.
Tuy nhiên, vì A và C không hề biết nên vẫn điều khiển xe về nhà. Trên
đường đi, vì phanh xe đã hỏng nên A đã đâm xe vào cây trụ điện. Kết
quả là A chết chết chỗ, C bị gãy chân. Hỏi:
1. B có vi phạm pháp luật hay không? Giải thích?
2. Nếu hành vi của B có vi phạm pháp luật thì hãy phân tích các yếu
tố cấu thành của hành vi vi phạm pháp luật trên.
Tình huống 2: Hung có mâu thuẫn sâu sắc với Hãn bởi vì Hãn đã có
quan hệ bất chính với vợ của Hung là Hiền. Hung quyết định bằng mọi
cách phải giết chết Hãn cho hả giận. Sau nhiều lần theo dõi, Hung biết
được Hãn hay dậy sớm ra ngoài tập thể dục vào khoảng 4h sáng. Tối
ngày 10/10/2018, Hung bí mật đào một cái hố trước cổng nhà Hãn, dưới
hố có cắm chông sắt. Hôm sau, Hung nghe tin em trai của Hãn bị rơi
xuống hố và chết trên đường đi cấp cứu do mất máu quá nhiều (Em trai
của Hãn đi làm ăn xa trở về thăm gia đình). Từ các tình tiết vụ việc, anh (chị) hãy cho biết:
1. Hành vi của Hung có vi phạm pháp luật hay không? Tại sao?
2. Hãy phân tích các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp luật trong
tình huống trên (nếu có)?
Tình huống 3: Phát (19 tuổi) do muốn có tiền tiêu xài nên đã nảy
sinh ý định muốn chiếm đoạt tài sản của người khác. Ngày 15/8/2018,
Phát theo dõi thấy cô sinh viên tên Thương ngày nào cũng đi học về
ngang qua đoạn đường vắng nên Phát đã giả danh là một sinh viên, ăn
mặc lịch sự, đón xe của Thương xin quá giang và được Thương đồng ý
cho đi nhờ. Khi qua đoạn đường vắng người, Phát kê mũi dao vào lưng
Thương, rồi yêu cầu Thương dừng xe. Khi xe đã dừng, Phát xô Thương
ngã xuống đường rồi phóng xe máy tẩu thoát. Lúc đó, Thương hô hoán
lên nên Phát đã bị những người dân làm việc gần đấy bắt giữ và giao cho Công an. Hỏi:
1. Hành vi của Phát có vi phạm pháp luật hay không? Tại sao?
2. Hãy phân tích các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp luật trong
tình huống trên (nếu có)?
Tình huống 4: Vào khoảng 21 giờ ngày 1/4/2018, Nhân đến nhà Hậu
đòi lại số tiền 5.000.000 đồng mà Nhân đã cho Hậu vay trước đó 2
tháng. Hậu hẹn Nhân một tiếng sau quay lại lấy tiền. Sau khi Nhân rời
nhà, Hậu tắt toàn bộ hệ thống điện trong nhà và thắp một ngọn nến để
trên bàn giữa nhà. Đúng hẹn, Nhân quay lại nhà Hậu. Lúc này, trong nhà
Hậu chỉ có Đậu là vợ của Hậu, đang mặc áo dây, váy ngắn ra tiếp Nhân.
Bỗng nến vụt tắt, Đậu vén áo của mình lên rồi ôm chầm lấy Nhân. Nhân
quá bất ngờ, chưa kịp phản ứng gì thì điện trong nhà bật sáng. Hậu chạy
từ ngoài cửa vào, trong tay lăm lăm cầm dao uy hiếp, vu cho Nhân đang
giở trò sàm sỡ vợ mình. Hậu liền ra điều kiện: Nhân phải nộp cho Hậu
10.000.000 đồng thì Hậu sẽ tha. Nhân không đồng ý, kháng cự lại Hậu
nhưng Hậu vẫn xông vào lục túi quần của Nhân lấy được 2.000.000 đồng. Hỏi:
1. Hành vi của Hậu và Đậu có vi phạm pháp luật hay không? Tại sao?
2. Hãy phân tích các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp luật trong
tình huống trên (nếu có)?