-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập nhận định và tình huống Luật Thương Mại | Đại Học Kiểm sát Hà Nội
Bài tập nhận định và tình huống Luật Thương Mại | Đại Học Kiểm sát Hà Nội. Tài liệu gồm 14 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Luật Thương mại (LTM2016) 15 tài liệu
Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Bài tập nhận định và tình huống Luật Thương Mại | Đại Học Kiểm sát Hà Nội
Bài tập nhận định và tình huống Luật Thương Mại | Đại Học Kiểm sát Hà Nội. Tài liệu gồm 14 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Thương mại (LTM2016) 15 tài liệu
Trường: Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I.
BÀI TẬP NHẬN ĐỊNH
Câu 1: Chủ thể của hoạt động thương mại là thương nhân.
Sai. Theo khoản 2 điều 2 LTM: Chủ thể của hoạt động thương mại không nhất
thiết là thương nhân,có thể là các tổ chức, cá nhân khác không phải là thương
nhân mà áp dụng luật thương mại để điều chỉnh.
Câu 2: Hợp đồng giao kết giữa các cá nhân với nhau có thể là hợp đồng thương mại.
Đúng. Khi hợp đồng đó được giao kết giữa các cá nhân với nhau và cá nhân đó có đăng ký kinh doanh.
Câu 3: Đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi được chuyển đến nơi cư
trú hoặc trụ sở của bên được đề nghị.
Sai. Khoản 1 điều 391 BLDS 2005, còn có thể ấn định hoặc bằng các hình thức khác.
Câu 4: Trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận một, một số hoặc toàn
bộ nội dung đề nghị được xem là chấp nhận giao kết hợp đồng.
Sai. Điều 396 của BLDS 2005 chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là chấp
nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
Câu 5: Nếu hết thời hạn trả lời, mà bên được đề nghị không trả lời, thì hợp
đồng được xem là đã giao kết.
Sai. Điều 397 luật dân sự, điều 404, nếu 2 bên có sự thảo thuận im lặng là sự trả
lời chấp nhận giao kết.
Câu 6: Có những hợp đồng thương mại là hợp đồng mua bán hàng hóa.
Đúng. Vì hợp đồng thương mại gồm: thương mại hàng hóa, thương mại dịch
vụ, thương mại liên quan sở hữu trí tuệ, đầu tư liên quan thương mại. Mà mua
bán hàng hóa là nằm trong thương mại hàng hóa.
Câu 7: Các văn bản QPPL quốc gia chỉ được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng
mua bán hàng hóa trong nước.
Sai. Luật quốc gia có thể được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ mua bán
hàng hóa trong nước và các quan hệ mua bán hàng háo nước ngoài nếu các bên
có thỏa thuận , trong điều ước quốc tế các bên tham gia hoặc kí kết có quy định,
do cơ quan giải quyết tranh chấp lựa chọn.
Câu 8: Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên phải áp dụng các
điều ước quốc tế có liên quan.
Sai. Nếu không là thành viên của điều ước quốc tế đó thì có thể lựa chọn để áp
dụng nếu như nó không trái với quy định chung của quốc gia đó.
Câu 9: HĐMB hàng hóa được giao kết giữa các thương nhân VN là hợp đồng
mua bán hàng hóa trong nước.
Sai. Nếu như hợp đồng được giao kết ở nước ngoài.
Câu 10: HĐMB hàng hóa được thực hiện ở VN có thể là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Đúng. Nếu như trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng với nhau là các
thương nhân nước ngoài.
Câu 11: Hàng hóa được xem là không đúng với hợp đồng nếu không phù hợp
với mục đích sử dụng thông thường của loại hàng hóa đó, trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận khác.
Sai. Điều 39 LTM còn thiếu các trường hợp khác.
Câu 12: Khi hàng hóa được giao không đúng với hợp đồng, bên mua phải từ chối nhận hàng.
Khoản 2 điều 39. Bên mua có quyền từ chối chứ không bát buộc phải là từ
chối, hoặc nếu các bên có thỏa thuận khác.
Câu 13: Trong mọi trường hợp, khi giao thừa hàng hóa, người bán phải nhận
lại số hàng thừa và mọi chi phí liên quan.
Sai. Khoản 1 điều 43 LTM, bên bán có thể nhận hoặc từ chối số hàng thừa đó
và do các bên có thể có thảo thuận khác.
Câu 14: Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa đã có
trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua.
Sai. Theo khoản 2 điều 40 LTM, trong thời hạn khiếu nại, thì bên bán phải chịu
trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa, trừ trường hợp bên mua đã biết
hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó của hàng hóa.
Câu 15: Bên bán phải giao hàng cho bên mua vào một thời điểm cụ thể được
xác định trong hợp đồng.
Sai. Theo điều 37 LTM trong trường hợp các bên có thỏa thuận khác, có thể
giao hàng trong một khoảng thời gian và phải báp cho bên mua biết trước.
Câu 16: Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng được áp dụng bởi cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền.
Sai. Còn có thể được áp dụng bên bị vi phạm hoặc tổ chức khác như trọng tài thương mại.
Câu 17: Thiệt hại vật chất thực tế là cán cứ bắt buộc phải có khi áp dụng các
biện pháp trách nhiệm pháp lý.
Sai. Chỉ bắt buộc đối với biện pháp bồi thường thiệt hại.
Câu 18: Trường hợp buộc thực hiện đúng hợp đồng , bên vi phạm được gia hạn
một thời gian hợp lý để thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Sai. Tùy theo bên bị vi phạm có gia hạn thời hạn hay không. Hoặc bên bị vi
phạm có quyền mua lại hàng hóa, tự sửa chữa lại khuyết điểm của hàng hóa. Điều 297LTM.
Câu 19: Trong khi áp dụng biện pháp thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm
không thể hủy hợp đồng.
Đúng. Bên bị vi phạm chỉ được yêu cầu bên vi phạm thực hiện lại đúng hợp
đồng, hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện.
Câu 20: Khi có hành vi vi phạm và có lỗi của bên vi phạm, thì bên kia có
quyền áp dụng biện pháp phạt vi phạm hợp đồng.
Sai. Chỉ được áp dụng khi trong hợp đồng các bên có thỏa thuận phạt vi phạm
hợp đồng. Điều 300 LTM.
Câu 21: ít nhất một bên trong quan hệ đại diện cho thương nhân là thương nhân.
Sai. Cả hai bên bắt buộc đều phải là thương nhân.
Câu 22: Có những quan hệ đại diện cho thương nhân trong hoạt động thương
mại là quan hệ đại diện theo ủy quyền.
Sai. Đại diện cho thương nhân chỉ có thể là đại diện theo ủy quyền.
Câu 23: Có những hợp đồng đại diện cho thương nhân được thục hiện dưới hình thức văn bản.
Đúng. Điều 142 LTM có thể lập dưới hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản.
Câu 24: Bên đại diện phải tuân theo mọi chỉ dẫn của bên giao đại diện.
Sai. điều 145. Tuân theo chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó không
trái với quy định của pháp luật.
Câu 25: Khi bên đại diện giao kết hợp đồng không đúng với thẩm quyền đại
diện thì hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu
Sai. người giao đại diện chỉ có quyền không chấp nhận hợp đồng giao kết
không đúng thẩm quyền đại diện và yêu cầu bối thường thiệt hại từ người đại
diện và khách hàng. Trong trường hợp, bên giao đại diện biết và chấp nhận hợp
đồng đó thì hợp đồng có hiệu lực hoặc biết mà không phản đối.
Câu 26: Chủ thể của quan hệ môi giới thương mại là các doanh nghiệp.
Sai. bên môi giới là thương nhân còn bên nhận môi giới không nhất thiết là thương nhân.
Câu 27: Bên môi giới chỉ được thanh toán thù lao nếu hoạt động môi giới giúp
các bên giao kết được hợp đồng.
Sai. bên môi giới chỉ có trách nhiệm tìm kiếm, giới thiệu các bên được môi giới
với nhau để họ tự giao kết hợp đồng nếu không có thỏa thuận khác. Khoản 1
điều 153, thù lao sẽ theo thỉa thuận của các bên.
Câu 28: Bên nhậ ủy thác có thể liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm
pháp luật của bên ủy thác.
Đúng. Khoản 7 điều 165. Bên nhận ủy thác có nghĩa vụ liên đới chịu trách
nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu nguyên nhân của hành
vi có lỗi đó do một phần của mình gây ra.
Câu 29: Trong mọi trường hợp, bên nhận ủy thác phải tự mình thực hiện các
công việc đã được ủy thác theo hợp đồng.
Sai. trừ hai bên có thỏa thuận khác, khoản 2 điều 165, bên nhận ủy thác phải
thông báo cho bên ủy thác các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng
ủy thác. Ví dụ như biến động thị trường, việc giao kết hợp đồng với bên thứ ba,
hoặc trong trường hợp ủy thác lại theo điều 60.
Câu 30: Trong một khu vực địa lý nhất định, bên giao đại lý chỉ được ký hợp
đồng đại lý với một bên đại lý.
Sai. khoản 2 điều 169, chỉ có đại lý đọc quyền mới phải trong một giới hạn địa
lý nhất định. Nếu 2 bên có thỏa thuận khác về việc giới hạn địa lý mà bên giao
đại lý được ký kết hợp đồng.
Câu 31: Thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
Sai. tùy theo thỏa thuận của các bên,có thể trả dưới hình thức cả hoa hồng và
chênh lệch giá. Khoản 1 điều 171 LTM.
Câu 32: Các bên trong quan hệ đại lý thương mại có thể là thương nhân.
Sai. cả hai bên đều phải là thương nhân.
Câu 33: Trong mọi trường hợp, bên đại lý được giao kết hợp đồng đại lý với
một hoặc nhiều bên giao đại lý khác nhau.
Sai. theo khoản 1 điều 174, trừ trường hợp có quy định khác, trường hợp pháp
luật có quy định cụ thể vể việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với
một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định.
Câu 34: Trong mọi trường hợp, các bên trong quan hệ đại lý phải liên đới chịu
trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý.
Sai. khoản 2 và 5 theo điều 173.
Câu 35: Các bên tham gia hoạt động đáu thầu đều là thương nhân.
Sai. khoản 1 điều 214, bên dự thầu là thương nhân còn bên mời thầu không bắt buộc.
Câu 36: Bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển để chọn nhà thầu có đủ điều kiện
trước khi tiến hành đấu thầu.
Sai. điều 217 LTM, bên mời thầu có thể tổ chức sơ tuyển chứ không bắt buộc phải.
Câu 37: Bên dự thầu phải nộp một khoản đảm bảo dự thầu .
Sai. khoản 2 diều 222, bên mời thầu có thể yêu cầu bên dự thầu nộp tiền đặt cọc......
Câu 38: Sau khi đã nộp hồ sơ dự thầu, bên dự thầu không được sửa đổi hồ sơ dự thầu của mình.
Sai. khoản 1 điều 288, các bên không được sửa đổi hồ sơ sau khi đã mở thầu.
Câu 39: Biên bản mở thầu phải có chữ ký của bên mời thầu và tất cả các bên dự thầu.
Sai. khoản 1 điều 226, bên mời thầu và dự thầu có mặt phải ký vào biên bản mở thầu.
Câu 40: Phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ 3 là phương thức hòa giải.
Sai. phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại hay tào án
cũng được xem là có sự tham gia của bên thứ ba.
Câu 41: Trong giải quyết tranh chấp bằng Tòa án và Trọng tài, bên thứ 3 sẽ
nhân danh Nhà nước để đưa ra những quyết định mang tính bắt buộc thi hành.
Sai. chỉ có giải quyết tranh chấp bằng tòa án mới đưa ra những quyết định nhân danh Nhà nước.
Câu 42: Tất cả các tranh chấp được quy định tại khoản 1, điều 30, luật Tố tụng
dân sự 2015 đều do Tòa án cấp huyện giải quyết.
Sai. trong các trường hợp khác do tòa cấp tỉnh giải quyết: cấp tỉnh lấy từ cấp
huyện lên để giải quyết, ủy thác tư pháp các hoạt động liên quan đến nước
ngoài, ngoại giao được ủy thác lên cấp tỉnh để giải quyết, hoặc do các bên
thương lượng hoặc trọng tài thương mại giải quyết chứ không phải tòa án.
Câu 43: Tranh chấp giữa hai thành viên của công ty TNHH với nhau thuộc
thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Sai.khoản 4 điều 30 TTDS các tranh chấp đó phải liên quan đến các hoạt động
thành lập, giải thể hay phá sản công ty.
Câu 44: Trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một
bên đã khởi kiện Tòa án thì Tòa án sẽ có thể phải từ chối thụ lý.
Đúng. Trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài
không thể thực hiện được thì tòa án được thụ lý để giải quyết.
Câu 45: Địa điểm giao hàng có thể là nơi sản xuất kinh doanh hàng hóa.
Đúng. Nếu hai bên có thỏa thuận là địa điểm giao hàng tại nơi sản xuất, kinh doanh. Điều 35 LTM.
Câu 46: Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc kiểm tra hàng hóa và sau
khi kiểm tra bên mua không có thông báo nào về khiếm khuyết của hàng hóa thì
bên bán không chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết được xác định sau đó.
Sai. khoản 5 điều 44. Nếu như khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng
mà bên mua đã kiểm tra hàng hóa nhưng không thể phát hiện bằng các biện pháp thông thường,.....
Câu 47: Trong trường hợp nếu có người thứ ba có quyền sở hữu đối với hàng
hóa được mua bán thì bên mua có quyền hủy hợp đồng.
Sai. hai bên có thể thỏa thuận với nhau.hoặc bên mua đã biết về việc sở hữu của bên thứ 3.
Câu 48: Trong mọi trường hợp, bên bán phải chịu trách nhiệm về các khiếu nại
liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán.
Sai. khoản 2 điều 46. Trong trường hợp bên mua yêu cầu bên bán phải tuân
theo các bản vẽ ký thuật,.... do bên mua cung cấp thì trách nhiệm thuộc về bên mua.
Câu 49: Thời điểm hàng hóa được chuyển giao cũng là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu.
Sai. điều 62, trừ tưởng hợp các bên có thỏa thuận khác về thời điểm chuyển
giao quyền sở hữu, ví dụ trường hợp đối với hàng hóa mà pháp luật quy định
phải đăng ký quyền sở hữu thì được chuyển cho bên mua kể từ khi hoàn thành
thủ tục chuyển quyền sở hữu. II. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Câu 1: Công ty A chuyên kinh doanh điện thoại di động, phát tờ rơi,
trong đó có các nội dụng chi tiết về cấu hình, tính năng, giá cả của các
mặt hàng. Tháng 10/2015, trên đường đi chở người yêu đi uống cà phê
(thầy Linh văn gớm, kkkk) , B nhận được tờ rơi nói trên, khi đến trụ sở
công ty A để mua điện thoại, thì nhân viên bán hàng trả lời giá cả đã tăng
nên không thể bán theo điều kiện trên tờ rơi, B không đồng ý vì cho rằng
mới nhận được tờ rơi cách đây 4 tiếng nên không thể tăng giá được. Hãy
cho biết ý kiến của bạn? Trả lời:
Tờ rơi không phải là đề nghị giao kết hợp đồng.
Mà việc anh B đến cửa hàng để mua điện thoại chính là một đề nghị bán
hàng, vì vậy công ty A không bị ràng buộc bởi cơ sở pháp lý. Việc bán
theo điều kiện như tờ rơi hay không công ty A có quyền quyết định, B có thể mua hoặc không mua.
Câu 2: Đoàn thanh niên trường đai học X muốn sử dụng một phàn kinh
phí để thuê 3 chiếc xe ô tô chở sinh viên đi chiến dịch Mùa hè xanh. Anh
B bí thư đoàn trường kí kết hợp đồng với công ty vận tải Y, trong đó,
phần thông tin được ghi như sau: + bên thuê: Đại học X
+ người đại diện: ông B-BTĐT
Hỏi hợp đồng trên có hiệu lực hay không? Nếu hợp đồng trên có hiệu lực
thì là hợp đồng thương mại hay hợp đồng dân sự?
Câu 3: Công ty A đặt hàng cho công ty B sản xuất 1000 sản phẩm theo
mẫu do A cung cấp, các bên thỏa thuaajm thời hạn giao hàng là 15-
20/12/2014, A đặt cọc 20% giá trị hợp đồng, phần còn lại sẽ thanh toán
khi nhận đủ hàng. 18/12/2014, bên B cho xe chở hàng đến trụ sở A,
nhưng hôm đó là ngày chủ nhật nên công ty A đóng cửa, không có người
nhận hàng, bên B buộc chở hàng về. B cho rằng A đã vi phạm nghĩa vụ
nhận hàng và đòi BTTH. Yêu cầu của B đúng hay sai?
Bổ sung: sau khi giao hàng 20/12, B nhận được khiếu nại của C về mẫu
mã của những sản phẩm nói trên. Hỏi bên nào phải chịu trách nhiệm về khiếu nại đó?
4/2015, A phát hiện có một số thùng hàng không đủ số lượng như trong
hợp đồng nên yêu cầu B phải giao bổ sung, B không đồng vì cho rằng
nếu hàng thì lẽ ra phải thông báo ngay khi nhận hàng. Hỏi trách nhiệm thuộc về bên nào? Trả lời:
-Yêu cầu của bên B là sai. theo khoản 2 điều 37 LTM, trường hợp chỉ
thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời hạn giao hàng
cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng bất cứ lúc nào nhưng phải báo
trước cho bên mua. Vì vậy công ty B phải báo trước cho công ty A trước
khi giao hàng trong khoảng thời gian đó.
-bên A sẽ phải chịu trách nhiệm về khiếu nại của C về mẫu mã hàng hóa
đó, theo khoản 2 điều 46 LTM thì trường hợp bên mua yêu cầu bên bán
phải tuân theo ...... và mẫu hàng là do công ty A cung cấp cho B nên A sẽ
chịu trách nhiệm về khiếu nại đó. Tuy nhiên, công ty B khi nhận được
khiếu nại thì phải thông báo cho công ty A biết ngay về khiếu nại đó, nếu
công ty B không thông báo và công ty A không hề biết đến khiếu nại đó
thì công ty B phải chịu trách nhiệm.
- công ty A phải chịu trách nhiệm về khiến khuyết đó của hàng hóa.
Theo khoản 1 điều 318 thì thời hạn khiếu nại đối với khiếu nại về hàng
hóa là 3 tháng, kể từ ngày giao hàng, công ty A đã nhận được hàng các
đó hơn 3 tháng nên đã hết thời han khiếu nại, công ty A phải tự chịu khiếm khuyết đó.
Câu 4: Ngày 14/2/2015, công ty X của VN gửi chào hàng để bán một số
sản phẩm da giày cho công ty Y của Australia. Chào hàng ghi rõ có hiệu lực trong vòng 15 ngày
kể từ thời điểm gửi đi. Nhậ được chào hàng này, vào ngày 16/2, công ty
Y chấp nhận các điều kiện của chào hàng, chỉ thay đổi nội dung liên quan
đến cơ quan giải quyết tranh chấp là trọng tài của phòng TMQT.
a) Hỏi theo quy định của pháp luật VN, trả lời của công ty Y có được
xem là chấp nhận giao kết hợp đồng hay không?
b) Giả sử trả lời của công ty Y là một chấp nhận giáo kết hợp đồng và
công ty X nhận được vào ngày 1/3/2015 thì chấp nhận này có hiệu lực hay không?
c) Giả sử công ty Y là chấp nhận giao kết hợp đồng có hiệu lực thì hợp
đồng được giao kết vào ngày nào? Trả lời:
a. Không. Theo điều 396 của BLDS 2005 chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghi về
việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Việc công ty Y thay
đổi nội dung liên quan đến cơ quan giải quyết tranh chấp cung
được xem là sự trả lời không chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
của công ty X, mà được xem là một lời đề nghị mới theo quy định
tại điều 395 BLDS 2005 khi bên được đề nghị đã chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề
nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới.
b. Có hiệu lực. Từ ngày 14/2 đến ngày 1/3/2015. Trong thời hạn 15
ngày thì vẫn còn hiệu lực.
c. Theo khoản 1 điêu 404 BLDS 2005 thời điểm giao kết hợp đồng
khi bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết hợp đồng. Ngày 16/2/2015.
Câu 5: 1/2014, công ty A ký hợp đồng bán cho công ty B một dây
chuyền chế biến thực phẩm có giá 2 tỷ đồng. Theo hợp đồng, dây
chuyền có thời hạn bảo hành là 12 tháng. Ngày 25/3/2014, dây chuyền
bị trục trặc kỹ thuật và ngưng hoạt động. Công ty B gửi ngay công
văn yêu cầu công ty A cử chuyên viên kỹ thuật đến khắc phục sự cố.
Mặc dù đã nhận được công văn ngày 25/3 nhưng đến ngày 6/4, công
ty A vẫn chưa trả lời và cũng không cử chuyên viên sang sửa chữa.
Do vậy, công ty B đã tự mình lập biên bản về sự cố trên và thuê người
đến sửa chữa với chi phí lá 50 triệu đồng. Ngày 15/4/2014, công ty B
gửi công văn yêu cầu công ty A:
+ thanh toán 50 triệu đồng nói trên.
+ bồi thường thiệt hại do ngưng sản xuất là 200 triệu đồng. Trả lương
cho công nhân trong thời gian ngưng sản xuất là 50 triệu đồng.
+ phạt vi phạm hợp đồng. Phía công ty A chỉ chấp nhận thanh toán 30
triệu đồng chi phí sửa chữa và không đồng ý với các khoản chi còn lại.
Hãy phân tích tình huống và đưa ra hướng giải quyết.
Trả lời: bên B phải có nghĩa vụ bảo hành hàng hóa, theo điều 49
LTM trường hợp hàng hóa mua bán có bảo hành thì bên bán phải có
trách nhiệm bảo hành hàng hóa đó theo nội dung và thời han đã thỏa
thuận. Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành.
Thời hạn bảo hành do các bên đã thỏa thuận là 12 tháng,
Bảo hành hàng hóa là một điều khoản tùy nghi, bên B đã vi phạm hợp đồng.
B không cử chuyên viên sang sửa chữa, A đã tự sửa chữa, yêu cầu B
thanh toán chi phí là hợp lý.
Bồi thường thiệt hại: A phải chứng minh được thiệt hại có thể xảy ra
do ngưng sản xuất, thiệt hại bao nhiêu thì trả từng đó.
Lương của công nhân tính trong việc sản xuất: không được tính lương công nhân,
Phạt vi phạm hợp đồng, nếu như hai bên có thỏa thuận trước đó trong
hợp đồng về phạt vi phạm hợp đồng thì công ty B sẽ bị phạt theo mức
phạt đã thỏa thuận hoặc không có mức phạt thì bị phạt không quá 8%
so với phần công ty B đã vi phạm. Nếu hai bên không có thỏa thuận
phạt vi phạm thì công ty B không bị phạt.
Câu 6: Tháng 3/2015, công ty A ký hợp đồng mua của công ty B 20
tấn cà phê với giá 30 triệu đồng 1 tấn, các bên thỏa thuận, A đặt cọc
10% giá trị mua hàng và thanh toán đủ số còn lại sau khi bên B giao
hàng. 10/4/2015, sau khi ký hợp đồng nói trên, ccong ty A ký tiếp hợp
đồng bán 20 tấn cà phê cho công ty C ở nước ngoài với giá 33
triệu/tấn giao hàng 15/4. Đầu tháng 4/2015, giá cà phê thị trường tăng
35 triệu/ tấn, nên B gửi thông báo xin điều chỉnh giá cho công ty A
nhưng không nhận phản hồi. Đến hạn, công ty B chỉ giao cho A 10
tấn, còn giữ lại 10 tấn để bán cho người mua khác theo giá mới. Công
ty A nhận 10 tấn cà phê và chỉ thanh toán 200 triệu đồng.
Số tiền còn lại công ty A cho rằng đó là khoản phạt mà B phải trả do
vi phạm hợp đồng. Ngoài ra, công ty A còn yêu cầu BTTH bao gồm
100 triệu đồng chênh lệch giá mà lẽ ra mình có được 20tr đồng do công ty bị giảm uy tín.
Hỏi các hành vi của công ty A, B là đúng hay sai? Vì sao? Trả lời:
công ty B đã vi phạm hợp đồng, ( điểm a khoản 2 điều 435 )
Cần xác định được yêu cầu của công ty A đưa ra:
-phạt vi phạm hợp đồng: hai bên có thỏa thuận việc phạt vi phạm hợp
đồng hay không, nếu có thì mức phạt mà công ty A đưa ra có phù hợp
hay không? Phải là không được qua 8% so với phần nghĩa vụ mà công ty B vi phạm.
Công ty B vi phạm 10 tấn cà phê với giá 30 triệu/tấn như đã thỏa
thuận trong hợp đồng với công ty A, vậy mức phạt vi phạm ở đây là
không được quá 8% của 300 triệu đồng, tức là không quá 24 triệu.
- Bồi thường thiệt hại: thiệt hại do chênh lệch giá là 100 trệu có hợp
lý hay không? 10 tấn nếu bán cho công ty C là được 330 triệu đồng
và công ty A lãi 30 triệu tức là mức chênh lệch giá chỉ có 30 triệu.
- Giảm uy tín: 20 triệu: không hợp lý. Vì bồi thường thiệt hại trong
mua bán hàng hóa chỉ là bồi thường về vật chất, không có bồi thường về tinh thần.
Câu 7: Doanh nghiệp tư nhân A có trụ sở tại Pleiku, Gia Lai, chuyên
mua bán cà phê. 2/2015, A nhận ủy thác B để bán 10 tấn cà phê.
Các bên chỉ ghi nhận bằng giấy viết tay về số lượng cà phê, giá cả và tiền thù lao.
6/2015, Doanh nghiệp A vẫn chưa bán được số cà phê nói trên, ông B
tìm hiểu thì được biết doanh nghiệp A còn nhận ủy thác của 1 số hộ
gia đình khác và ưu tiên bán cà phê của những hộ đó trước số cà phê
của ông B. Ông B cho rằng việc doanh nghiệp A nhận ủy thác cùng
lúc cho nhiều hộ mà không thông báo với mình là sai.
1. Hỏi quan hệ ủy thác giữa ông B và anh A có phải là ủy thác hàng
hóa thương mại hay không?
2. 2. Ý kiến của ông B là đúng hay sai?
3. Bổ sung: không đồng ý với danh nghiệp A, ông B lấy lại số cà phê
trên và ủy thác cho công ty C. Hỏi trường hợp này, các bên có thể xử lý như thế nào?
4. Bổ sung: Sau khi ủy thác cho công ty C, tháng 7/ 2015, công ty C
ký hợp đồng bán số cà phê trên cho công ty D. Khi giao hàng, công
ty D phát hiện à phê không đúng tiêu chuẩn như trong hợp đồng.
Hỏi trách nhiệm trong trường hợp này thuộc về ai? Trả lời:
1, quan hệ ủy thác giữa ông B và anh A là quan hệ ủy thác hàng hóa thương mại.
Chủ thể: doanh nghiệp A là thương nhân
Ông B là khách hàng, ông B đã giao cho doanh nghiệp A 10 tấn cà
phê và có thỏa thuận về thù lao khi doanh nghiệp A bán giúp ông B cà phê.
Hình thức: hai bên đã giao kết bằng giấy viết tay. Phù hợp với hình
thức tại điều 159 của LTM.
2. ý kiến của ông B sai.
Điều 161 quy định, doanh nghiệp A có quyền nhận ủy thác hàng
hóa của nhiều bên ủy thác khác nhau. Mà không phải thông báo
cho ông B chỉ thông báo về các vấn đề liên quan đến việc thực
hiện hợp đồng ủy thác.
Còn doanh nghiệp A không thực hiện các nhiệm vụ của mình thì
doanh nghiệp A phải chịu trách nhiệm.
3. ông B có quyền lấy lại cà phê để gửi cho một đại lý khác nhưng
cũng phải thanh toán chi phí hợp lý và trả tiền thù lao cho doanh nghiệp A.
4. công ty C phải chịu trách nhiệm
Lúc này công ty A sẽ không còn trách nhiệm đối với số cà phê đó
nữa, vì khi ông B nhận lại số cà phê từ doanh nghiệp A và giao cho
công ty C thì ông B và doanh nghiệp C phải kiểm tra lại chất lượng
hàng hóa như thế nào. Nhưng công ty C vẫn nhận và bán cho công
ty D mới phát hiện thì trách nhiệm sẽ thuộc về công ty C.