Bài tập nhỏ tự luận môn Triết học

Bài tập nhỏ môn Triết học có gợi ý trả lời giúp sinh viên ôn luyện và nắm vững kiến thức môn học, đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra

lOMoARcPSD|36443508
Câu 1: Phân tích nội dung vấn đề cơ bản của Triết học? Tại sao vấn đề mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản triết học?
Trả lời:
1. Phân tích nội dung vấn đề cơ bản của Triết học?
Vấn đề cơ bản của triết học là: mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tâm và vật,
giữa ý thức và vật chất. Nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở
để giải quyết những vấn đề khác của triết học, điều đó đã được chứng minh trong lịch
sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học, mặt khác nó cũng là là tiêu chuẩn để
xác lập trường thế giới quan của các triết gia và học thuyết của họ. Và theo Ăngghen:
“Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ
giữa tư duy và tồn tại” Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:
Việc giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học là xuất phát điểm của các trường
phát lớn: chủ nghĩa duy vật - chủ nghĩa duy tâm; khả tri luận (thuyết có thể biết) – bất
khả tri luận (thuyết không thể biết). Ngoài ra còn có chủ nghĩa nhị nguyên và hoài
nghi luận
Mặt thứ nhất (bản thể luận): giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào
có sau? Cái nào quyết định cái nào?
Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định đến ý thức: Chủ nghĩa
duy vật
Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định đến vật chất: Chủ nghĩa
duy tâm
Ý thức và vật chất tồn tại độc lập với nhau, không quyết định lẫn nhau: Nhị
nguyên luận
Mặt thứ hai (nhận thức luận): con người có khả năng nhận thức được thế giới
hay không?
Khả tri luận: khẳng định con người về nguyên tắc có thể hiểu được bản chất
của sự vật (Chiếm đại đa số các nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm cũng
như duy vật)
Bất khả tri luận: về nguyên tác, con người không thể hiểu được bản chất của
đối tượng.
2. Tại sao vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản triết học?
- Đây là mối quan hệ bao trùm của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới.
- Đây là vấn đề nền tảng và xuất phát điểm để giải quyết những vấn đề còn lại của
triếthọc.
- Là tiêu chuẩn để xác định lập trường, thế giới quan của triết gia và học thuyết của họ.
- Các học thuyết triết học đều trực tiếp hay gián tiếp phải giải quyết vấn đề này.
Câu 2: Theo quan điểm của Triết học Mác-Lênin, sự vật hiện tượng phát triển theo
phương thức nào? Phân tích phương thức phát triển của sự vật, hiện tượng.
Trả lời:
lOMoARcPSD|36443508
1. Theo quan điểm của Triết học Mác-Lênin, sự vật hiện tượng phát triển theo
phương thức nào?
- Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm hai mặt chất và lượng. Hai mặt đó thống
nhất hữu cơ với nhau trong sự vật, hiện tượng.
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính khách quan vốn có
của sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho
sự vật, hiện tượng là nó chứ không phải là cái khác.
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của
sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp độ… của các quá trình vận
động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt lượng,
chúng tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự vật, quy định về lượng không bao giờ tồn tại nếu
không có tính quy định về chất và ngược lại. Vì vậy, sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh
hưởng đến sự thay đổi về chất của nó và ngược lại, sự thay đổi về chất của sự vật tương ứng
với thay đổi về lượng của nó.
2. Phân tích phương thức phát triển của sự vật, hiện tượng.
- Độ: khoảng giới hạn trong đó có sự thống nhất giữa chất và lượng (trong khoảng đó,
những biến đổi của lượng chưa làm cho chất tương ứng của nó thay đổi).
- Điểm nút: giới hạn tại đó với những sự thay đổi của lượng trực tiếp dẫn đến những
thay đổi về chất.
- Bước nhảy: quá trình thay đổi về chất của sự vật diễn ra tại điểm nút.
Ví dụ, xét “nước” (H20) nguyên chất, trong điều kiện atmotphe ở trạng thái
thể lỏng (chất) được quy định bởi lượng nhiệt độ (lượng) từ 0°C đến
100°C (độ). Khi lượng nhiệt độ biến thiên nằm ngoài khoảng giới hạn 0°C
hoặc 100°C đó (điểm nút) thì tất yếu xảy ra quá trình biến đổi trạng thái
của nước từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn hoặc khí (bước nhảy).
Từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất. Sự thống nhất giữa chất và
lượng tồn tại trong một độ nhất định khi sự vật còn là nó chưa trở thành cái khác. Trong mối
quan hệ giữa chất và lượng thì chất là mặt tương đối ổn đinh, còn lượng là mặt biến đổi hơn.
Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Song
không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng dẫn đến sự thay đổi về chất ngay tức khắc,
mặc dù bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ảnh hưởng đến trạng thái tồn tại của sự vật. Chỉ
khi nào lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định (điểm nút) thì mới dẫn đến sự thay đổi về
chất. Sự thay đổi căn bản về chất được gọi là bước nhảy.
Như vậy, khi lựợng biến đổi đến điểm nút thì diễn ra bước nhảy, chất mới ra đời thay thế cho
chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ, nhưng rồi những lượng mới này lại tiếp tục
biến đổi đến điểm nút mới lại xảy ra bước nhảy mới. Cứ như vậy, quá trình vận động, phát
triển của sự vật diễn ra theo cách thức từ những thay đổi về lựợng dẫn đến những thay đổi về
chất một cách vô tận
| 1/2

Preview text:

lOMoARcPSD| 36443508
Câu 1: Phân tích nội dung vấn đề cơ bản của Triết học? Tại sao vấn đề mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản triết học? Trả lời:
1. Phân tích nội dung vấn đề cơ bản của Triết học?
Vấn đề cơ bản của triết học là: mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tâm và vật,
giữa ý thức và vật chất. Nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở
để giải quyết những vấn đề khác của triết học, điều đó đã được chứng minh trong lịch
sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học, mặt khác nó cũng là là tiêu chuẩn để
xác lập trường thế giới quan của các triết gia và học thuyết của họ. Và theo Ăngghen:
“Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ
giữa tư duy và tồn tại” Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:
Việc giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học là xuất phát điểm của các trường
phát lớn: chủ nghĩa duy vật - chủ nghĩa duy tâm; khả tri luận (thuyết có thể biết) – bất
khả tri luận (thuyết không thể biết). Ngoài ra còn có chủ nghĩa nhị nguyên và hoài nghi luận
• Mặt thứ nhất (bản thể luận): giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào
có sau? Cái nào quyết định cái nào?
Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định đến ý thức: Chủ nghĩa duy vật
Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định đến vật chất: Chủ nghĩa duy tâm
Ý thức và vật chất tồn tại độc lập với nhau, không quyết định lẫn nhau: Nhị nguyên luận
• Mặt thứ hai (nhận thức luận): con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Khả tri luận: khẳng định con người về nguyên tắc có thể hiểu được bản chất
của sự vật (Chiếm đại đa số các nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm cũng như duy vật)
Bất khả tri luận: về nguyên tác, con người không thể hiểu được bản chất của đối tượng.
2. Tại sao vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản triết học? -
Đây là mối quan hệ bao trùm của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới. -
Đây là vấn đề nền tảng và xuất phát điểm để giải quyết những vấn đề còn lại của triếthọc. -
Là tiêu chuẩn để xác định lập trường, thế giới quan của triết gia và học thuyết của họ. -
Các học thuyết triết học đều trực tiếp hay gián tiếp phải giải quyết vấn đề này.
Câu 2: Theo quan điểm của Triết học Mác-Lênin, sự vật hiện tượng phát triển theo
phương thức nào? Phân tích phương thức phát triển của sự vật, hiện tượng. Trả lời: lOMoARcPSD| 36443508
1. Theo quan điểm của Triết học Mác-Lênin, sự vật hiện tượng phát triển theo phương thức nào? -
Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm hai mặt chất và lượng. Hai mặt đó thống
nhất hữu cơ với nhau trong sự vật, hiện tượng.
• Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính khách quan vốn có
của sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho
sự vật, hiện tượng là nó chứ không phải là cái khác.
• Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của
sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp độ… của các quá trình vận
động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt lượng,
chúng tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự vật, quy định về lượng không bao giờ tồn tại nếu
không có tính quy định về chất và ngược lại. Vì vậy, sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh
hưởng đến sự thay đổi về chất của nó và ngược lại, sự thay đổi về chất của sự vật tương ứng
với thay đổi về lượng của nó.
2. Phân tích phương thức phát triển của sự vật, hiện tượng.
- Độ: khoảng giới hạn trong đó có sự thống nhất giữa chất và lượng (trong khoảng đó,
những biến đổi của lượng chưa làm cho chất tương ứng của nó thay đổi).
- Điểm nút: giới hạn tại đó với những sự thay đổi của lượng trực tiếp dẫn đến những thay đổi về chất.
- Bước nhảy: quá trình thay đổi về chất của sự vật diễn ra tại điểm nút.
Ví dụ, xét “nước” (H20) nguyên chất, trong điều kiện atmotphe ở trạng thái
thể lỏng (chất) được quy định bởi lượng nhiệt độ (lượng) từ 0°C đến
100°C (độ). Khi lượng nhiệt độ biến thiên nằm ngoài khoảng giới hạn 0°C
hoặc 100°C đó (điểm nút) thì tất yếu xảy ra quá trình biến đổi trạng thái
của nước từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn hoặc khí (bước nhảy).
Từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất. Sự thống nhất giữa chất và
lượng tồn tại trong một độ nhất định khi sự vật còn là nó chưa trở thành cái khác. Trong mối
quan hệ giữa chất và lượng thì chất là mặt tương đối ổn đinh, còn lượng là mặt biến đổi hơn.
Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Song
không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng dẫn đến sự thay đổi về chất ngay tức khắc,
mặc dù bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ảnh hưởng đến trạng thái tồn tại của sự vật. Chỉ
khi nào lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định (điểm nút) thì mới dẫn đến sự thay đổi về
chất. Sự thay đổi căn bản về chất được gọi là bước nhảy.
Như vậy, khi lựợng biến đổi đến điểm nút thì diễn ra bước nhảy, chất mới ra đời thay thế cho
chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ, nhưng rồi những lượng mới này lại tiếp tục
biến đổi đến điểm nút mới lại xảy ra bước nhảy mới. Cứ như vậy, quá trình vận động, phát
triển của sự vật diễn ra theo cách thức từ những thay đổi về lựợng dẫn đến những thay đổi về chất một cách vô tận