-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập nhóm chủ nghĩa xã hội khoa học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tại sao trong những năm gần đây các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam lại có chiều hướng diễn ra sôi động và đa dạng, phức tạp hơn? Tóm lại, tôn giáo là một vấn đề tưởng chừng như vô cùng cũ kĩ, nhưng thực chất nó luôn luôn mới mẻ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Chủ nghĩa xã hội khoa học (CN211) 138 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.3 K tài liệu
Bài tập nhóm chủ nghĩa xã hội khoa học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tại sao trong những năm gần đây các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam lại có chiều hướng diễn ra sôi động và đa dạng, phức tạp hơn? Tóm lại, tôn giáo là một vấn đề tưởng chừng như vô cùng cũ kĩ, nhưng thực chất nó luôn luôn mới mẻ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (CN211) 138 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:













Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
BÀI TẬP NHÓM 2 I. Thành viên nhóm
1. Đặng Châu Anh - 2356020002
2. Nguyễn Thị Thu Hương – 2356020019 (Thuyết trình)
3. Lê Trọng Khải – 2356020024 (Tổng hợp tài liệu)
4. Phạm Phương Nhi - 2356020036
5. Lê Thị Như Quỳnh - 2356020038
6. Phạm Từ Thu Thảo – 2356020047 (Thuyết trình)
7. Hoàng Thị Diệu Tuyết - 2356020052
8. Nguyễn Tiến Hùng - 2156060022
9. Khương Thị Linh - 2354030019 II. Bài tập nhóm
Câu 2: Tại sao trong những năm gần đây các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng ở
Việt Nam lại có chiều hướng diễn ra sôi động và đa dạng, phức tạp hơn? Bài làm
Khái niệm về hoạt động tôn giáo và hoạt động tín ngưỡng:
Khái niệm về hoạt động tôn giáo tín ngưỡng, được quy định tại Khoản 5
Điều 3 Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2004, theo đó:
- Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, hực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản
lý tổ chức của tôn giáo.
- Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và
tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh,
biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu
biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
Đánh giá chung về hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay:
Việt Nam là một quốc gia có nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng, với trên 80%
dân số có đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo. Ngoài 14 tôn giáo đã được Nhà
nước thừa nhận, Việt Nam còn có nhiều loại hình tín ngưỡng dân gian như thờ
cúng tổ tiên, thờ anh hùng dân tộc, thờ thành hoàng, thờ mẫu, tàn dư của tín
ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ cúng các tổ nghề, thờ cúng ma, cúng thần của
đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc, thờ cúng Yang của
đồng bào các tộc người thiểu số Tây Nguyên… Trên cơ sở đó, nhiều lễ hội đã hình
thành và được duy trì đến ngày nay.
Các hoạt động tôn giáo của Việt Nam những năm gần đây có những sự biến đổi
nhất định và rõ rệt, theo xu hướng đa dạng hoá, mang tính phức tạp và sôi động
hơn, từ những biến đổi diện mạo và sự tái cấu trúc của tín ngưỡng tôn giáo, có
thêm sự xuất hiện của những tôn giáo mới và có những biến đổi trong phương thức
truyền thống và lối sống đạo.
Trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, nhiều tín đồ và các giáo sĩ đã
nhận thức đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm tốt của “việc đạo” và “việc đời”.
Những năm gần đây, sinh hoạt tôn giáo có phát triển hơn trước. Các lễ hội, tôn
giáo, tín ngưỡng diễn ra sôi động trên khắp mọi vùng miền đất nước. Sự sôi động,
nhộn nhịp của các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian góp phần đáp ứng nhu
cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần của nhân dân, củng cố, nâng cao giá trị đạo đức,
lối sống của người Việt, củng cố, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Số
người tham gia các hoạt động tôn giáo tăng lên, các đình chùa, miếu mạo, nhà
thờ... xây cất, tu sửa lại. Bên cạnh những mặt tích cực, các lễ hội, tín ngưỡng đang
dần diễn ra với chiều hướng phức tạp hơn, tác động tiêu cực đối với xã hội, đặt ra
nhiều vấn đề cần quan tâm trên phương diện quản lý Nhà nước, khái quát như
nhiều lễ hội, tín ngưỡng đang có chiều hướng phát triển thiên lệch, xa rời dần bản
chất; nhận thức của người dân về các giá trị văn hóa truyền thống trong lễ hội, tín
ngưỡng có xu hướng lệch lạc; nhiều lễ hội tín ngưỡng còn tồn tại những tục hèm
tối cổ, ít hoặc không còn phù hợp với điều kiện mới, gây ảnh hưởng không nhỏ đến
tâm lý con người hiện đại; công tác bảo tồn, trùng tu di tích, khôi phục các loại
hình lễ hội, tín ngưỡng đang có xu hướng làm sai lệch hoặc biến dạng những giá trị
văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc; nhiều sinh hoạt tín ngưỡng dân gian
có tác động mạnh mẽ đến đời sống tôn giáo làm biến dạng nhiều giá trị văn hóa tôn
giáo truyền thống, gây tác động xấu đối với xã hội, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước.
Đơn cử như sự xuất hiện nhiều của hiện tượng mê tín dị đoan. Thực trạng trên, một
mặt phản ánh nhu cầu tinh thần của quần chúng, mặt khác cũng nói lên điều không
bình thường vì trong đó không chỉ có sinh hoạt tôn giáo thuần túy, mà còn biểu
hiện lợi dụng tôn giáo phục vụ cho mưu đồ chính trị và hoạt động mê tín dị đoan.
Nguyên nhân trong những năm gần đây các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng
ở Việt Nam lại có chiều hướng diễn ra sôi động và đa dạng, phức tạp hơn:
Thứ nhất, do Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, đa tôn giáo.
Theo thống kê chưa đầy đủ cho thấy Việt Nam có khoảng 95% dân số có đời
sống tín ngưỡng, tôn giáo (trong hàng nghìn tín ngưỡng thì tín ngưỡng phổ biến là
thờ cúng ông bà tổ tiên và tín ngưỡng thờ Mẫu).Tính đến nay, cả nước có khoảng
45.000 cơ sở tín ngưỡng, trong đó có hơn 2.900 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng,
tôn giáo, một số di tích được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Hàng năm,
Việt Nam có gần 13.000 lễ hội, gồm 5 loại: lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử cách
mạng, lễ hội tôn giáo, lễ hội du nhập từ nước ngoài, lễ hội văn hóa - thể thao và
ngành nghề. Riêng trong lĩnh vực tôn giáo, Việt Nam có khoảng hơn 26,5 triệu tín
đồ (chiếm 27% dân số), 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được nhà nước công nhận
hoặc cấp chứng nhận đăng ký hoạt động. Cả nước hiện có hơn 57,4 ngàn chức sắc,
trên 147 ngàn chức việc, hơn 29,6 ngàn cơ sở thờ tự. Số lượng tín đồ theo các tôn
giáo hiện nay khoảng: Phật giáo: 15,1 triệu; Công giáo: 7,1 triệu; Cao đài: 1,1
triệu; Tin lành: 1 triệu; Hồi giáo: 80.000; Phật giáo Hòa hảo: 1,3 triệu, còn lại là
các tôn giáo khác (Tịnh độ Cư sĩ Phật hội, Tứ ân Hiếu nghĩa, Bà La môn, Bửu Sơn
Kỳ Hương, Minh sư đạo, Minh lý đạo…).
Chính vì vậy, với số lượng tín đồ và các cơ sở tín ngưỡng ngày một nhiều hơn,
các hoạt động liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo cũng phát triển một cách mạnh mẽ.
Thứ hai, do sự xuất hiện của các xu hướng tôn giáo khác nhau tạo ra sự
đan xen, sáng tạo và đa dạng về các tôn giáo. Thông qua đó, các hoạt động tín
ngưỡng và tôn giáo xuất hiện càng nhiều sự kiện, hình thức khác nhau và phổ
biến, sôi động hơn.
Xu hướng đa dạng hóa tôn giáo:
Đa dạng hóa tôn giáo không phải một xu hướng mới trên thế giới. Đa dạng hóa
tôn giáo là một quá trình đã và đang diễn ra trong tạo ra sự đan xen, đa dạng đời
sống xã hội tôn giáo hiện nay.
Ở Việt Nam có một hệ thống tôn giáo đa dạng, bao gồm các tôn giáo bản địa và
những tôn giáo ngoại nhập (có lẽ trừ Do Thái giáo, còn các tôn giáo lớn trên thế
giới đều có mặt ở Việt Nam), các hiện tượng tôn giáo mới ngày càng tăng.
Nhiều báo cáo của các nhà nghiên cứu VN, Campuchia, Hà Lan, Nhật Bản... cùng
thống nhất ở điểm sau: VN vốn đã có đời sống tôn giáo, tín ngưỡng rất đa dạng
(trong đó có những báo cáo rất hay về Nam Bộ làm minh chứng), nhưng trong điều
kiện toàn cầu hóa hiện nay, hệ thống tôn giáo tín ngưỡng VN đang chuyển biến
như hệ thống tôn giáo chung của thế giới, nên đây còn là một vấn đề mới mẻ.
Việt Nam vốn có hệ thống tôn giáo phong phú, lâu đời với 3 bộ phận chính sau
đây. Thứ nhất là, các tôn giáo bản địa với cả 3 cấp độ tế tự: gia đình, làng xóm và
cấp quốc gia. Tương ứng với ba cấp độ đó là ba hình thức thờ cúng (tổ tiên, thành
hoàng làng, tế tự cấp quốc gia). Thứ hai là, các tôn giáo nhập nội, đó là Nho giáo,
Đạo giáo, Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Ấn Độ giáo. Thứ ba là, các
tôn giáo bản địa mới nảy sinh ở đầu thế kỷ XX, đó là đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa
Hảo, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội,
đạo Ông Trần, đạo Dừa...
Từ năm 1985 đến nay, đã xuất hiện các hiện tượng tôn giáo mới (trong dân gian
quen gọi là đạo lạ). Một số tác giả cho rằng, Việt Nam hiện nay có khoảng từ 50
đến 60 hiện tượng tôn giáo mới với khoảng 80 tên gọi khác nhau, đó là những
minh chứng cho sự “nở rộ” của các hiện tượng tôn giáo mới cũng như sự biến đổi
mạnh mẽ đời sống tôn giáo Việt Nam ở những năm đầu của thế kỷ XXI.
Đa dạng hóa tôn giáo góp phần làm phong phú thêm “thị trường tôn giáo”, làm
sôi động thêm “thị trường tâm linh”; điều đó cho thấy nhu cầu tâm linh của con
người ngày càng được đáp ứng tốt hơn, phù hợp hơn với từng cá nhân.
Xu hướng toàn cầu hóa tôn giáo:
Bên cạnh xu hướng đa dạng hóa tôn giáo, xu hướng toàn cầu hóa tôn giáo đang
thống trị đời sống tôn giáo trên thế giới. Toàn cầu hóa tôn giáo là hệ quả tất yếu
của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và toàn cầu hóa văn hóa đã diễn ra trên toàn thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Trong bối cảnh Toàn cầu hóa, đặc biệt quá trình CNH và HĐH có ảnh hưởng
lớn đến truyền thống văn hóa - tôn giáo của một số quốc gia trên thế giới. Một số
quốc gia phương Tây, châu Âu, Trung Đông bị khủng hoảng về ý thức hệ chính trị,
kéo theo sự khủng hoảng về tôn giáo. Quá trình này đã làm thay đổi tư tưởng,
chính trị, xã hội và từ đó kéo theo làm cho một số tôn giáo, tín ngưỡng truyền
thống bị thách thức. Thậm chí có một số nhà khoa học nhận định, tôn giáo sẽ biến
mất trong quá trình CNH, HĐH. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, mặc dù là một
quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo đang trong quá trình CNH và HĐH và hội nhập
quốc tế sâu rộng nhưng tôn giáo không hề khủng hoảng mà phát triển hài hòa, bền
vững và gắn kết như là “một bộ phận thiết yếu của xã hội”.
Ví dụ, tôn giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo nói riêng luôn vận động, biến
đổi thích ứng với thời đại. Phật giáo Việt Nam có nguồn gốc bên ngoài (Ấn Độ) du
nhập vào Việt Nam trong những năm đầu công nguyên, sau đó bị biến đổi và thêm
vào một số yếu tố địa phương để trở thành bản sắc riêng của Phật giáo Việt Nam.
Theo con số thống kê năm 2011, Phật giáo Việt Nam có 14.778 cơ sở thờ tự,
46.459 tăng ni, số lượng tín đồ quy y trên 10 triệu người trên phạm vi toàn quốc.
Xu hướng biến đổi, thích nghi của Phật giáo Việt Nam rất rõ, những tu sĩ, tín đồ
không chỉ thờ Phật ở chùa chiền mà còn đưa Phật vào tận từng gia đình, thờ cúng
cùng ông bà tổ tiên. Phật còn có cả trong tâm tính của mỗi con người Việt Nam.
Thậm chí hiện nay, chùa Phật còn nơi gửi gắm linh hồn cha mẹ, tổ tiên của một số
người Việt. Bằng chứng nhiều người Việt chết hỏa thiêu đem tro cốt gửi trong chùa.
Gần đây có các hệ phái thuộc “gia đình Tin Lành” từ Châu Âu và Châu Mỹ vào
Việt Nam (nhưng chúng ta không dễ bóc tách, nhận diện). Ngoài số hệ phái Tin
Lành tách ra từ các hệ phái đã có trong nước (như trường hợp Hội thánh Liên hữu
Cơ đốc, các Hội thánh Tin Lành tư gia hiệp thông với nhau trong các tổ chức
“Hiệp hội thông công Tin Lành Việt Nam” và “Hiệp hội thông công liên hữu Tin
Lành Việt Nam”), còn có nhiều hệ phái Tin Lành ở Việt Nam phục hồi sự hoạt
động do quá trình hội nhập quốc tế. Đó là: Tin Lành Baptist, Tin Lành Trưởng lão,
Tin Lành Mennonite và Tin Lành Ngũ Tuần.
Với cách hiểu này, toàn cầu hóa tôn giáo là sự thay đổi về vai trò chủ thể nhà
nước trong việc “kiểm soát” tôn giáo, về việc “xuất khẩu” tôn giáo, về việc hình
thành cá đường biên giới tôn giáo mới cũng như dòng lưu chuyển phi truyền thống
của hai cực Bắc – Nam trong bản đồ tôn giáo.
Chính việc này tạo ra sự thích ứng các tôn giáo trở nên dễ dàng hơn với các dân
tộc, các vùng miền vốn có những tâm thức tôn giáo và văn hóa khác nhau. Sự dễ
dàng chấp nhận cải đạo, chuyển đạo cũng là hệ quả chính của quá trình toàn cầu hóa tôn giáo.
Xu hướng cá nhân hóa tôn giáo:
Bên cạnh xu hướng chủ lưu toàn cầu hóa tôn giáo, xu hướng cá nhân hóa (cá thể
hóa tôn giáo) cũng đang dần trở nên rõ rệt hơn và ảnh hưởng đến xu hướng phát
triển tôn giáo thế giới nói chung cũng như xu hướng biến đổi tôn giáo của các quốc
gia và các dân tộc nói riêng.
Cá nhân hóa tôn giáo không chỉ tự quyết định lựa chọn các tôn giáo có sẵn
trong các tôn giáo truyền thống, cũng không chỉ là chuyển đổi các tôn giáo đã lựa
chọn (cải đạo) mà còn có thể “sáng lập” ra những tôn giáo mới, bất chấp điều kiện
văn hóa, xã hội. Thay bằng việc phục tùng những niềm tin thiêng liêng vĩnh cửu,
họ tự mình trải nghiệm đời sống đức tin tôn giáo. Đề cao chủ thể cá nhân trong trải
nghiệm kinh nghiệm tôn giáo còn giúp họ đưa ra được những khái niệm mới về
tính tôn giáo. Đó là khái niệm “không tôn giáo, có tín ngưỡng” và khái niệm
“không tôn giáo, không tín ngưỡng” (một khái niệm rất gần gũi nhưng có sự khác
biệt rất tinh tế về cảm thức tôn giáo). Nhận xét này rõ ràng giúp ta nhận diện được
rất nhiều “hiện tượng tôn giáo mới”, một hiện tượng lớn trong đời sống tôn giáo
thế giới từ giữa thế kỷ XX đến nay; từ đó giúp ta thấy được rằng sự ra đời của các
“hiện tượng tôn giáo mới” là hệ quả tất yếu của xu hướng cá thể hóa tôn giáo.
Ngoài 6 tôn giáo chính (Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài và Phật
giáo Hòa Hảo), VN có ít nhất khoảng 50 nhóm phái thuộc "hiện tượng tôn giáo
mới" nảy sinh trong vòng 20 năm nay.
Xu hướng này chứng tỏ rằng, sự phân tán đời sống con người thành từng cá
nhân rời rạc, việc đề cao tính riêng tư là sự thách thức đối với không gian công
cộng của cộng đồng xã hội. Đây chính là hậu quả của xu hướng cá nhân hóa trong
đời sống tôn giáo trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Thứ ba, do chính sách của Nhà nước đối với việc đảm bảo quyền tự do tín
ngưỡng, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
Với chính sách tôn giáo đúng đắn, tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của mọi người, các tôn
giáo bình đẳng trước pháp luật, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc
đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của mọi người, số lượng chức sắc, chức việc, cơ
sở thờ tự ngày càng gia tăng; quy mô hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo lớn; chính
quyền các cấp đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực
phẩm đối với các hoạt động tôn giáo có đông người dân và du khách nước ngoài
tham dự... Cụ thể, người có tín ngưỡng, tín đồ các tôn giáo được tự do bày tỏ đức
tin tại gia đình, cơ sở thờ tự hoặc điểm nhóm đăng ký với chính quyền. Tổ chức
tôn giáo được hoạt động theo Hiến chương, điều lệ, được tạo điều kiện in ấn, phát
hành kinh, sách tôn giáo; nâng cấp, xây mới cơ sở thờ tự; mở rộng quy mô và hình
thức sinh hoạt; tăng cường, mở rộng hoạt động quốc tế… Việc công nhận tổ chức
tôn giáo theo quy định của pháp luật nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người
dân và sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế.
Còn đối với các nhóm người theo tôn giáo chưa được công nhận về mặt tổ chức
hoặc chưa được cấp đăng ký hoạt động, chính quyền các địa phương vẫn bảo đảm
tự do sinh hoạt tôn giáo cho các tín đồ tại gia đình, điểm nhóm đăng kí với chính
quyền hoặc địa điểm hợp pháp theo quy định của Luật. Hiện nay, có hàng trăm
điểm nhóm được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, trong đó có cả điểm
nhóm của người nước ngoài.
Qua đó, nhờ có sự đoàn kết, ở Việt Nam không có xung đột tôn giáo. Các tôn
giáo chung sống hòa hợp, gắn bó đồng hành với dân tộc. Chức sắc, tín đồ các tôn
giáo tích cực tham gia phong trào xã hội, từ thiện, xóa đói giảm nghèo, đóng góp
thiết thực vào sự phát triển của đất nước. Chưa hết, theo thống kê của Ban Tôn
giáo chính phủ, chính sách của Nhà nước Việt Nam cũng phát huy được những giá
trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp, nguồn lực của tôn giáo cho quá trình phát triển đất
nước. Những năm qua, các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia các hoạt động xã hội
hóa về y tế, giáo dục và từ thiện nhân đạo, góp phần đáng kể vào công tác an sinh
xã hội, giảm gánh nặng cho Nhà nước, cụ thể: Thành lập trên 450 cơ sở y tế; gần
1.300 trường, lớp mầm non, trên 50 cơ sở dạy nghề; 800 cơ sở bảo trợ xã hội chăm
sóc trẻ em mồ côi, trẻ tàn tật, người già cô đơn, bệnh nhân tâm thần, HIV/AIDS.
Bên cạnh đó, các tổ chức tôn giáo đã đồng hành cùng với Chính phủ trong công tác
phòng chống COVID-19 thông qua việc ủng hộ vật chất (tiền và hiện vật) với tổng
giá trị hàng chục tỷ đồng. Điển hình: Giáo hội Phật giáo Việt Nam ủng hộ Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 5 phòng áp lực âm phục vụ điều trị
COVID-19, trị giá 3,5 tỷ đồng; Ủy ban bác ái xã hội, Hội đồng giám mục Việt
Nam hỗ trợ vùng dịch của tỉnh Vĩnh Phúc khẩu trang, nước rửa tay, vitamin C;
Giáo hội Các ngày sau của Chúa Giê su Ki tô đã ủng hộ 50.000 khẩu trang trị giá 300 triệu đồng…
Thứ tư, sự khủng hoảng niềm tin về một xã hội tương lai.
Một xã hội bình đẳng, tự do, bác ái, một chế độ xã hội không có áp bức và nô
dịch, chiến tranh và nghèo đói v.v... vốn là khát vọng cháy bỏng trong lòng người
suốt chiều dài lịch sử kể từ khi loài người phải nếm trải nỗi cay cực của cảnh áp
bức bất công. Một "xã hội thánh thiện", "vùng đất hứa", "nước Chúa ngàn năm"
cũng như chốn "Tây phương cực lạc" trở thành mô hình xã hội lý tưởng mà con
người gửi gắm ước mơ của mình qua các hình thức tôn giáo. Từ Cơ đốc giáo sơ
kỳ, các phong trào dị giáo thời Trung cổ, cận đại ở phương Tây đến Phật giáo,
Khổng giáo ở phương Đông, ít nhiều đều có mầm mống của tư tưởng xã hội chủ
nghĩa. Dù tôn giáo chỉ là hạnh phúc hư ảo, nhưng con người vẫn cảm thấy "hạnh
phúc" chừng nào chưa có hạnh phúc thực sự, vẫn là: "Trái tim của thế giới không
có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những điều kiện xã hội không có
tinh thần". Chỉ có điều hàng ngàn năm tồn tại, tôn giáo vẫn chỉ đem lại "ước mơ"
làm dịu mát lòng người mà thôi.
Khi trên hành tinh chúng ta xuất hiện một mô hình xã hội mới: Chủ nghĩa xã
hội hiện thực với tư cách một hệ thống với những đặc trưng và tính ưu việt không
thể phủ nhận của nó, đã một thời làm cho người ta tưởng như có thể thiết lập ngay
được "thiên đường thực sự" ở cõi trần gian chứ không phải đợi chờ ở kiếp sau.
Điều đó làm cho mơ ước về "thiên đường" ở thế giới bên kia bị mờ nhạt. Nhưng
rồi, biến cố phũ phàng về sự sụp đổ Chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô làm
cho nhiều người bị hụt hẫng, mất niềm tin vào xã hội mới.
Trong khi đó, cho dù chủ nghĩa tư bản đã đạt được những thành tựu đáng kể về
kinh tế, khoa học, kỹ thuật... song cũng đã và đang để lại những hậu quả xã hội
nặng nề không thể khắc phục nổi trong khuôn khổ bản thân nó. Sự ra đời, tồn tại,
phát triển của CNTB thấm đẫm không ít máu và nước mắt. Mô hình xã hội này
cũng không phải là mô hình xã hội tương lai mà nhân loại lựa chọn.
Sự khủng hoảng niềm tin, sự bế tắc, hoang mang về tương lai làm cho không ít
người cho rằng một xã hội lý tưởng mà con người hằng mơ ước, dường như không
thể xây dựng được bằng chính bàn tay, khối óc của mình và do đó người ta lại nhờ
cậy ở sức mạnh siêu nhân, thần thánh... Con người tìm đến tôn giáo và tìm đến cái
gì mà họ chưa có, không thể có, còn thiếu thốn, khát khao mong đợi. Con người
sống cần có niềm tin, chừng nào niềm tin vào thế tục bị mai một, về xã hội mới bị
xói mòn hoặc đổ vỡ, con người sẽ tìm đến niềm tin ở thần thánh là lẽ thường tình.
Thứ năm, sự nhận thức có giới hạn của con người.
Có thời kỳ người ta quá tin vào lý tính, khoa học, trí tuệ thậm chí tôn vinh như
một thứ tôn giáo. Ngỡ tưởng khoa học như chiếc chìa khoá vạn năng để đưa mọi bí
mật của thế giới ra ánh sáng.
Song, ngày càng thấy rõ ở một thời kỳ lịch sử nhất định thì nhận thức của con
người là có giới hạn. Ngày nay khoa học phát triển như vũ bão, nhưng thế giới vĩ
mô và vi mô, tự nhiên và xã hội cũng như ngay bản thân con người còn chứa đựng
bao điều bí ẩn với những chuỗi dài ngẫu nhiên, tự phát mà khoa học cũng đành bó
tay. Dĩ nhiên ở con người chỉ có thể chưa biết chứ không thể không biết được.
Song khoảng cách giữa "biết" và "chưa biết" cứ tồn tại mãi mãi. Vì : "Lịch sử của
khoa học là lịch sử của sự gạt bỏ dần dần những điều ngu ngốc, hay là của sự thay
thế những điều ngu ngốc đó bằng những điều ngu ngốc mới nhưng ngày càng ít phi
lý hơn". Nhờ khoa học, nhân loại đã trả lời được nhiều câu hỏi, nhưng những vấn
đề mới lại ập đến nhiều hơn và phức tạp hơn mà khoa học đành tạm thời nhường
bước cho tôn giáo. Vì tôn giáo đã giải thích những điều không giải thích được, là
sự nỗ lực của con người để hiểu cái không thể hiểu được, một khát vọng, hướng tới cái vô tận.
Khi con người mới thoát thai từ loài vật, sau đó một thời gian dài người ta quỳ
lạy vị thần lửa vì tính huyền diệu và không hiểu do đâu mà có. Ngày nay, người ta
đã tìm ra nhiều cách tạo ra lửa thì thần lửa đã lùi về quá khứ, nó chỉ còn dấu ấn
trong các nghi lễ tôn giáo. Nhưng khi mà con người đã bay vào vũ trụ để tìm hiểu
thế giới ngoài ta thì lại ngỡ ngàng trước vũ trụ bao la, vô cùng, vô tận và không ít
những điều huyền bí vượt qua tri thức nhân loại hiện tại. Do vậy người ta lại sùng bái "đấng toàn năng".
Vào những thập này kỷ loài người đang dấn bước sang thiên niên kỷ mới với
nhiều hứa hẹn và cũng không ít thách thức. Nhưng cũng vào những năm bản lề của
thế kỷ XXI, chúng ta đang chứng kiến biến động kinh tế, chính trị, xã hội, khoa
học, kỹ thuật, công nghệ sâu sắc, rộng khắp chưa từng có trong xã hội loài người.
Đồng thời cũng nổi lên những vấn đề bức bối có tính toàn cầu đụng đến mọi người,
mọi quốc gia. Những biến động lớn lao ấy, không thể không tác động đến tâm lý
con người. Không gì thay thế sự trống trải, xáo trộn, hụt hẫng về tình cảm, sự thất
vọng về tương lai tốt hơn là tín ngưỡng, tôn giáo. Vì trong tôn giáo người ta tìm
thấy sự an ủi, vỗ về, xoa dịu bớt nỗi đau buồn trần thế.
Mặt khác cũng cần thấy rằng tôn giáo không chỉ nảy sinh từ dốt nát và nghèo
đói mà ngược lại đời sống vật chất được nâng cao người ta cũng cần tôn giáo như
sinh hoạt tinh thần đáp ứng nhu cầu tâm linh không thể phủ nhận.
Thứ sáu, tác động của truyền thông và Internet.
Sự phát triển của khoa học và công nghệ đi cùng với sự phổ biến của truyền
thông và internet đã mở ra một cửa sổ cho việc trao đổi thông tin và ý kiến. Điều
này có thể tạo điều kiện cho sự lan truyền và giao lưu giữa các tôn giáo và tín
ngưỡng khác nhau, từ đó tạo ra sự đa dạng và phức tạp hơn trong cách thực hành
và trải nghiệm tôn giáo. Điều đó cũng có nghĩa sự phát triển của công nghệ và
truyền thông đã mở ra cửa cho việc truyền tải thông điệp tôn giáo một cách nhanh
chóng và rộng rãi hơn. Các tôn giáo có thể sử dụng mạng xã hội, trang web và ứng
dụng di động để kết nối với cộng đồng và lan truyền thông điệp của mình. Qua số
liệu khảo sát cho thấy hiện nay, người Việt khi xem tivi, truy cập mạng Internet
vẫn luôn quan tâm đến vấn đề tôn giáo, đứng thứ 4 trong những vấn đề được quan
tâm hàng đầu trên internet chỉ sau vấn đề sức khoẻ, y tế, vấn đề xã hội, môi trường,
phát triển và vấn đề thể thao, văn hoá.
Internet hay công nghệ IT ra đời làm cho con người gắn kết với nhau hơn, thế
giới trở nên nhỏ bé hơn. Truyền thông qua Internet là truyền thông mở hay truyền
thông đại chúng bởi ở đó con người có thể thoải mái trình bày quan điểm sống của
mình mà không sợ bị kiểm duyệt như những hình thái in ấn truyền thống. Đây
chính là hạn chế lớn nhất của truyền thông qua mạng Internet toàn cầu.
Các tôn giáo họ nắm được thế mạnh này và đã cho ra đời hàng loạt các trang
mạng góp phần truyền thông, chuyển tải lượng thông tin khổng lồ giúp cho người
đọc, người nghe hướng tâm về tôn giáo, tín ngưỡng. Nhìn chung không chỉ Phật
giáo, Công giáo mà Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo… đều đã tận dụng hình thức
truyền thông qua Internet để truyền thông tôn giáo của mình.
Tóm lại, tôn giáo là một vấn đề tưởng chừng như vô cùng cũ kĩ, nhưng thực
chất nó luôn luôn mới mẻ. Cũng bởi vì tôn giáo nằm trong một bộ phận cấu thành
nên xã hội này nên cùng với sự thay đổi của loài người mà tôn giáo cũng có những
sự biến đổi dù là về nội dung hay chỉ là về hình thức. Ở Việt Nam tôn giáo là một
vấn đề luôn được cập nhật thường xuyên bởi tôn giáo là
sự phản ánh sự biến đổi của đất nước, xã hội, nó còn phản ánh trình độ nhận
thức của con người Việt Nam. Tôn giáo, tín ngưỡng là hoạt động thường xuyên,
liên tục của người dân Việt Nam, nó có tầm vô cùng quan trọng trong đời sống tinh
thần của người dân. Vì thế, các nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin đã khắc họa rõ ràng tầm
quan trọng của tôn giáo. Chúng ta cần nhận thức rõ ràng, đa số quần chúng, tín đồ
đến với tôn giáo nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần; song trên thực tế, tôn giáo đã
và đang bị các thế lực chính trị - xã hội lợi dụng thực hiện mục đích ngoài tôn giáo
của họ. Nhân dân và tín đồ Việt Nam cần xác định rõ rệt những hành động lợi dụng
tôn giáo này. Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông chính sách của
Đảng, Nhà nước và các hoạt động tôn giáo phải kiên quyết khắc phục, sửa chữa
những bất cập, hạn chế nêu trên. Điều đó đòi hỏi ý thức trách nhiệm, sự nỗ lực và
quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, trực tiếp là cấp uỷ, chính quyền các địa
phương, các giáo xứ giáo phận trong thực hiện truyền thông tôn giáo.