Bài tập nhóm - Luật hiến pháp | Trường đại học Luật, đại học Huế
Bài tập nhóm - Luật hiến pháp | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hiến pháp(DHHL)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT – ĐẠI HỌC HUẾ KHOA : LUẬT KINH TẾ CHỦ ĐỀ
PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA
TÒA ÁN NHÂN DÂN THEO KHOẢN 1,2 ĐIỀU 103 - HIẾN PHÁP 2013
Học phần : Hiến pháp Lớp : LKT K47A Thực hiện : Nhóm 6 - Hồ Thu Huyền - Ngô Thùy Trang - Nguyễn Thị Hà Vy - Nguyễn Lê Thùy Linh - Phạm Thị Mỹ Lệ - Phạm Thị Lan - Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Tôn Nữ Kim Anh - Phan Mai Minh Ánh
- Trần Ngọc Thảo Nguyên HUẾ - 2023 MỤC LỤC
PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU.............................................................3
PHẦN II. NỘI DUNG................................................................4
1. Cơ sở pháp lý :.......................................................................4
2. Nội dung :.............................................................................5
3. Ý nghĩa :...............................................................................13
PHẦN III. TỔNG KẾT............................................................17
PHẦN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................18
PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU
Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bộ máy nhà nước
được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực có sự phân
công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong
việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Thực
hiện quyền tư pháp là một trong những chức năng rất quan trọng và
được giao cho Tòa án nhân dân.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân quy định, tổ chức
Tòa án nhân dân gồm có:
- Tòa án nhân dân tối cao.
- Tòa án nhân dân cấp cao.
- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. - Tòa án quân sự.
Ngoài ra để bảo đảm Tòa án thực hiện được nhiệm vụ thi hành
công lý mà hiến pháp đã giao, trong quá trình hoạt động Tòa
án phải tuân thủ nhiều nguyên tắc, quy định chặt chẽ về mặt
thủ tục. Có những nguyên tắc mang tính bao trùm toàn bộ hoạt
động của Tòa án, có những nguyên tắc chi phối việc thực hiện một
loại công việc cụ thể của Tòa án.
Các nguyên tắc hiến định về hoạt động của Tòa án nhân dân được
hiểu là các quan điểm, tư tưởng chủ đạo, đồng thời cũng là các quy
tắc pháp lý quan trọng nhất và bao trùm toàn bộ hoạt động của hệ
thống Tòa án nhân dân, được quy định trong hiến pháp. Có 7
nguyên tắc hiến định được quy định trong điều 103 Hiến pháp
2013, tiêu biểu đó là 2 nguyên tắc “Thực hiện chế độ xét xử có
Hội thẩm tham gia” và “Độc lập xét xử” với nội dung là khoản
1 và khoản 2 của điều 103 Hiến pháp 2013. PHẦN II. NỘI DUNG 1. Cơ sở pháp lý :
Theo bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:
- Điều 22 : Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia
- Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm tham gia, trừ
trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn do Bộ luật này quy định. (nội
dung Hiến pháp 2013 – Khoản 1 điều 103 )
- Hội thẩm quân nhân là người trực tiếp làm việc, sống và tham
gia sinh hoạt xã hội cùng quần chúng nhân dân, họ đem đến phiên tòa
những suy nghĩ và ý kiến của quần chúng về vụ án, góp phần giúp Tòa
án xử lý vụ án chính xác, công minh.
Luật tố tụng hình sự 2015 quy định :
- Điều 23: Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
- Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử
của Thẩm phán, Hội thẩm.( nội dung Hiến pháp 2013 – Khoản 2 điều 103 )
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm
phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào thì tùy tính chất, mức độ vi
phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. 2. Nội dung :
a. Nguyên tắc "Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia" :
Nguyên tắc này được quy định tại khoản 1, điều 103 – Hiến
pháp 2013, với nội dung : “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án có
Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.”
HỘI THẨM (TỨC HỘI THẨM NHÂN DÂN) là người được
bầu theo quy định của pháp luật, để làm nhiệm vụ xét xử
những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nên Hội thẩm cũng
là một chức danh tố tụng.
Hội thẩm dân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo sự giới
thiệu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, đồng thời,
cũng do Hội đồng nhân dân cùng cấp miễn nhiệm, bãi nhiệm theo
đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp sau khi thống nhất
với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
Bên cạnh đó, nguyên tắc xét xử có hội thẩm tham gia được quy
định lần đầu tiên trong Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 về cải
cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng, khi đó lần đầu tiên chế
định “hội thẩm nhân dân” được hình thành trong hệ thống Tòa
án. Đó cũng là cơ sở bước đầu cho sự phát triển hệ thống tư pháp Việt Nam.
Đến Hiến pháp 2013 thì nguyên tắc này được cụ thể hóa bởi các
quy định của pháp luật với những nội dung như sau : -
một trong những đặc trưng của Nhà nước ta là Nhà Thứ nhất,
nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.
Bản thân chế định Hội thẩm là sự thể hiện tư tưởng ” lấy dân
làm gốc”, bảo đảm nguyên tắc thực hiện quyền lực của nhân
dân trong hoạt động xét xử của Tòa án. -
hội thẩm chỉ xuất hiện trong hoạt động xét xử ở Thứ hai,
cấp sơ thẩm. Xét xử phúc thẩm và xử giám đốc thẩm chỉ do các
thẩm phán thực hiện mà không có sự tham gia của hội thẩm. Như
vậy, nguyên tắc “xét xử có hội thẩm tham gia” không có nghĩa là
hội thẩm tham gia mọi hoạt động xét xử của Tòa án mà chỉ tham
gia vào lần xét xử đầu tiên đối với mỗi vụ việc.
- Thứ ba, nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho nhân dân tham
gia vào hoạt động xét xử và tạo điều kiện cho hoạt động xét xử.
Hoạt động xét xử có sự tham gia của nhân dân sẽ được tiến hành
một cách khách quan, công bằng, chính xác bảo đảm được đúng
pháp luật và bảo đảm được công lý, góp phần vào việc phòng ngừa
tội phạm. Nguyên tắc này cũng cho thấy tính chất dân chủ của
các hoạt động tư pháp trong đó có tư pháp hình sự.
- Thứ tư, việc xét xử của Tòa án có Hội thẩm tham gia. Hội
thẩm quân nhân, Hội thẩm nhân dân là sẽ người được bầu
hoặc cử tham gia vào hoạt động xét xử. Với kinh nghiệm sống
của mình, cùng với kiến thức chuyên môn Hội thẩm nhân dân, Hội
thẩm quân nhân góp phần quan trọng vào việc làm sáng tỏ, xác
định sự thật của vụ án. Hội thẩm quân nhân là người trực tiếp làm
việc, sống và tham gia sinh hoạt xã hội cùng quần chúng nhân dân,
họ đem đến phiên tòa những suy nghĩ và ý kiến của quần chúng về
vụ án, góp phần giúp Tòa án xử lý vụ án chính xác, công minh.
- Thứ năm, khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm
phán. Khi xét xử vụ án hình sự, mọi vấn đề phải được Thẩm phán
và Hội thẩm thảo luận và thông qua tại phòng nghị án. Trong khi
giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình xét xử cũng như
trong khi quyết định bản án, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán. -
Thứ sáu, để bảo đảm cho Hội thẩm tham gia hoạt động xét
xử có hiệu quả một mặt, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã ,
hội, các cơ sở kinh tế, các đơn vị vũ trang, các địa phương nơi
Hội thẩm công tác và cư trú có trách nhiệm tạo điều kiện thuận
lợi cho Hội thẩm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, và mặt khác
Hội thẩm phải tự mình bồi dưỡng kiến thức pháp lý, nâng cao
ý thức trách nhiệm tham gia công tác xét xử.
Trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn không có sự tham gia
của Hội thẩm nhân dân do những nguyên nhân :
- Thủ tục rút gọn là một dạng đặc biệt của tố tụng hình sự, trong
đó có sự giảm lược bớt một số khâu, một số thủ tục không cần thiết trong
việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, nhằm mục đích giảm tải
công việc của cơ quan tố tụng, giải quyết nhanh chóng những loại án
đơn giản, chứng cứ rõ ràng, sớm khôi phục lại các quan hệ xã hội bị
xâm hại, là thủ tục có tác động giáo dục, cải tạo bị cáo và giáo dục
cộng đồng một cách có hiệu quả.
- Chính vì vậy mà trong thủ tục rút gọn sẽ không có hội thẩm
tham gia và phiên tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán tiến hành.
- Thủ tục rút gọn không phải là một thủ tục mới trong lịch sử lập
pháp và áp dụng pháp luật ở nước ta. Từ năm 1974, ở nước ta đã có
những văn bản quy định về thủ tục rút gọn và đã được áp dụng trong
thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử. Trên cơ sở kế thừa những quy định về
thủ tục rút gọn của pháp luật tố tụng hình sự trước đó và thực tiễn áp dụng pháp luật.
b. Nguyên tắc “Độc lập xét xử” :
“ Độc lập xét xử” là nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt
động của hệ thống Tòa án trong nhà nước pháp quyền hiện đại.
Nguyên tắc này ở Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều
103 Hiến pháp năm 2013, với nội dung: “Thẩm phán, Hội thẩm
xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan,
tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”.
Cho thấy được rằng, sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm là tổng
hợp các biện pháp về xã hội, pháp luật, kinh tế, tổ chức nhằm hạn
chế và ngăn chặn những tác động vào hoạt động xét xử. Sự độc lập
đó được xem là sự độc lập trên thực tế đối với các yếu tố bên ngoài
và những yếu tố chủ quan của Hội thẩm và Thẩm phán trong thực
hiện nhiệm vụ xét xử. Thẩm phán, Hội thẩm độc lập trong mọi
hoạt động của mình theo quy định của pháp luật tố tụng kể từ
khi thụ lý vụ án cho tới khi kết thúc phiên tòa chứ không chỉ
giới hạn bởi “khi xét xử”.
Nguyên tắc “độc lập xét xử” được nhìn nhận trên hai phương diện:
- Thứ nhất, thẩm phán và hội thẩm độc lập với nhau khi thực
hiện chức năng xét xử. Thẩm phán không được gây ảnh hưởng
hoặc tác động để Hội thẩm xử theo ý mình và ngược lại. Cả hai loại
chủ thể đều xét xử chỉ căn cứ vào pháp luật và niềm tin của mình
về pháp luật. Đây là phương diện độc lập bên trong của Tòa án.
- Khi xét xử, Thẩm phán độc lập với Hội thẩm trong việc xem
xét và đánh giá chứng cứ để đưa ra các kết luận của mình mà
không lệ thuộc vào quan điểm, chính kiến của các thành viên
khác trong Hội đồng xét xử. Đối với Hội thẩm, không một yêu
cầu hay đề nghị nào của những người khác có thể làm ảnh hưởng
tới việc Hội thẩm áp dụng đúng pháp luật, theo đúng nội dung và
tinh thần của điều luật đối với các tình tiết của vụ án cụ thể.
- Về nguyên tắc, Thẩm phán không được áp đặt ý kiến đối với
Hội thẩm khi xét xử. Chỉ có thành viên Hội đồng xét xử mới được
tham gia nghị án. Khi nghị án, Hội thẩm biểu quyết trước, Thẩm
phán là người biểu quyết sau cùng. Các vấn đề của vụ án đều
phải được giải quyết bằng biểu quyết và quyết định theo đa số.
Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng
văn bản và được lưu trong hồ sơ vụ án. Xét xử độc lập không có
nghĩa là xét xử tùy tiện mà việc xét xử phải tuân thủ các quy
định của pháp luật, trong khuôn khổ của pháp luật. - Thứ ,
hai thẩm phán và hội thẩm độc lập với các yếu tố tác
động từ bên ngoài, bao gồm sự tác động từ các thẩm phán, hội
thẩm đồng nghiệp cấp trên hay bất kì cơ quan, tổ chức nào
khác. Đây là phương diện độc lập bên ngoài của thẩm phán và hội thẩm.
- Khi nghiên cứu hồ sơ cũng như khi xét xử, Thẩm phán, Hội
thẩm không bị phụ thuộc vào kết luận của cơ quan điều tra,
không bị lệ thuộc vào cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát,
không phụ thuộc vào ý kiến của các cơ quan khác hay của Tòa
án cấp trên. Trong quá trình xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc
lập từ việc nhận định vụ án, diễn giải pháp luật, quyết định áp dụng
pháp luật và ra bản án.
- Các cá nhân, cơ quan, tổ chức không được can thiệp, tác động tới
các thành viên của Hội đồng xét xử để buộc họ phải xét xử theo ý
chí của mình. Mọi hành vi can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa
án đều bị coi là vi phạm pháp luật và ảnh hưởng tới tính khách
quan của hoạt động xét xử.
Tuy nhiên trong quá trình xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm có
thể tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn, nắm bắt dư
luận xã hội nhưng khi ra quyết định về vụ án, Thẩm phán và Hội
thẩm phải thể hiện bản lĩnh nghề nghiệp của mình, xem xét các vấn
đề của vụ án một cách độc lập, khách quan, không bị ảnh hưởng, bị
ràng buộc bởi các quan điểm, ý kiến bên ngoài của vụ án.
Hội đồng xét xử phải xem xét, thẩm tra, đánh giá chứng cứ và các
tình tiết khác của vụ án một cách thận trọng, khoa học, toàn diện
các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và tại phiên tòa, không được tùy
tiện, áp đặt ý chí chủ quan trong việc áp dụng pháp luật. Quyết
định của Tòa án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa.
Khi xét xử các vụ án hình sự, pháp luật hình sự và pháp luật tố
tụng hình sự là những chuẩn mực, căn cứ để Thẩm phán và
Hội thẩm xem xét, đối chiếu với sự việc xảy ra, với hành vi được
đưa ra xét xử và trên cơ sở các quy định của pháp luật, Hội đồng
xét xử đưa ra các phán quyết về hành vi phạm tội của bị cáo, về tội
danh và hình phạt được áp dụng đối với bị cáo một cách khách
quan, chính xác phù hợp với diễn biến thực tế của vụ án.
Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là hai mặt thống nhất của
một nguyên tắc cơ bản trong tố tụng. Độc lập tức là tuân theo
pháp luật và tuân theo pháp luật để được độc lập.
Để đảm bảo thực hiện nguyên tắc này, pháp luật có những biện
pháp xử lý hành vi xâm phạm đến sự độc lập của thẩm phán và hội
thẩm nhân dân: Cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử
của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào thì tùy tính
chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành
chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. 3. Ý nghĩa :
a. Ý nghĩa của nguyên tắc “Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm
tham gia” được quy định tại khoản 2 điều 103 – Hiến pháp 2013,
với nội dung: “việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội
thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”:
- Một là, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động
xét xử của Tòa án. Việc tham gia vào công tác xét xử của Tòa án,
không chỉ là thực hiện quyền tư pháp, mà còn tham gia vào việc
kiểm soát thực hiện quyền tư pháp, thông qua việc góp tiếng nói
phản ánh tâm tư từ thực tiễn gắn bó gần gũi với đời sống hoàn cảnh
của người dân, bị cáo trong vụ án, để từ đó làm sáng tỏ nguyên
nhân, hoàn cảnh phát sinh tội phạm cụ thể, phát sinh tranh chấp,…
vào quá trình xét xử, nhằm giúp Hội đồng xét xử có sự đồng cảm
từ đó đưa ra quyết định thật chính xác, khách quan, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của người dân theo quy định của pháp luật.
- Hai là, tăng cường mối quan hệ giữa Tòa án và Nhân dân
thông qua cầu nối là Hội thẩm. Cũng thông qua Hội thẩm, Tòa án
nắm bắt được những vướng mắc, suy nghĩ, tình cảm của Nhân dân.
Một phán quyết của Tòa án chỉ có thể nhận được sự đồng tình của
Nhân dân, khi nó phản ánh đúng sự công bằng, nghiêm minh của
pháp luật, khi thật sự là chỗ dựa về mặt tinh thần, là niềm tin vào
công lý của Nhân dân và khi đó tính thượng tôn pháp luật mới được đề cao
- Ba là, thông qua công tác xét xử Hội thẩm giúp Tòa án thực
hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
trong Nhân dân, tuyên truyền về kết quả xét xử, phân tích rõ cơ sở
áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án, từ đó góp phần
giáo dục ý thức pháp luật của công dân tại nơi Hội thẩm làm việc.
b. Ý nghĩa của nguyên tắc “Độc lập xét xử” được quy định tại
khoản 2 điều 103 – Hiến pháp 2013, với nội dung : “Khi xét xử,
Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc
xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm” :
Đầu tiên việc pháp luật quy định nguyên tắc khi xét xử, Thẩm
phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý, mà còn có ý nghĩa về thực
tiễn thực hiện chức năng xét xử của Toà án nhân dân :
- Trước hết, việc tuân thủ nguyên tắc này là nhằm đảm bảo tính
khách quan trong việc xét xử và tính thống nhất của pháp luật,
đề cao trách nhiệm của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trước
pháp luật, làm cho họ tự tin hơn khi đưa ra các quyết định liên quan
đến vụ án. Đồng thời, nguyên tắc này còn là “rào cản” để ngăn
ngừa sự tác động của bất cứ cơ quan, cá nhân nào làm ảnh hưởng
đến công tác xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân và tạo
cho họ sự chủ động xem xét, đánh giá các chứng cứ, các tình tiết
của vụ án đã được thẩm tra tại phiên toà, trong việc xác định các
quy phạm pháp luật cần áp dụng cũng như việc quyết định các vấn
đề khác. Trên ý nghĩa như vậy thì việc vi phạm nguyên tắc này tức
là vi phạm nghiêm trọng quy định của Hiến pháp, vi phạm Luật tổ
chức Toà án nhân dân và các văn bản pháp luật tố tụng khác.
- Thứ hai, thực hiện nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân
dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật góp phần đảm
bảo và nâng cao chất lương xét xử các vụ án dân sự của Tòa án.
Đồng thời khẳng định được vị trí, vai trò và trách nhiệm của Thẩm
phán và Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xư các vụ án dân sự.
- Thứ ba, thực hiện nguyên tắc này góp phần bảo vệ pháp chế
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân
dân và ổn định các quan hệ kinh tế - xã hội trong giao lưu dân sự
Bên cạnh đó, ý nghĩa của việc nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá
nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhằm :
- Bảo đảm tính độc lập của Tòa án: Thẩm phán, Hội thẩm là
người đại diện cho quyền lực nhà nước, thực hiện nhiệm vụ xét xử
vụ án theo quy định của pháp luật. Việc can thiệp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm sẽ làm ảnh
hưởng đến tính độc lập của Tòa án, dẫn đến việc xét xử không
khách quan, công bằng, đúng pháp luật.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự: Các
bên đương sự có quyền được xét xử công bằng, đúng pháp luật.
Việc can thiệp của cơ quan, tổ chức, cá nhân vào việc xét xử của
Thẩm phán, Hội thẩm có thể làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên đương sự, gây thiệt hại cho họ.
- Củng cố niềm tin của nhân dân vào công lý: Niềm tin của nhân
dân vào công lý là yếu tố quan trọng để đảm bảo cho hoạt động xét
xử được thực hiện hiệu quả. Việc nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá
nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm sẽ góp
phần củng cố niềm tin của nhân dân vào công lý, tạo điều kiện cho
hoạt động xét xử được thực hiện thuận lợi, hiệu quả.
PHẦN III. TỔNG KẾT
Trong thực tiễn, việc thực hiện các quy định về thẩm số của
Hội đồng xét xử sơ thẩm, thẩm quyền của Thẩm phán và Hội
thẩm nhân dân, cũng như quy định về việc nghiêm cấm cơ
quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm
phán, Hội thẩm nhân dân còn gặp một số khó khăn, hạn chế.
Về việc nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào
việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, hiện nay vẫn
còn một số trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào
việc xét xử của Tòa án, dẫn đến việc xét xử không độc lập, khách quan.
Để khắc phục những khó khăn, hạn chế này, cần có sự phối
hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, đặc
biệt là sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự
phối hợp của các cơ quan báo chí, truyền thông.
Tòa án nhân dân các cấp cần tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về tố tụng dân
sự, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
PHẦN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://l.messenger.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fluatminhkhue.vn
%2Fnguyen-tac-thuc-hien-che-do-xet-xu-co-hoi-tham-tham-gia-trong-bltths-
2015.aspx&h=AT1lYjjxnj1iMrV4QjUU4ZdbC-
90QAxvJWc_CA8F3n3Ki7p0mmnfI6uLfPcoQA5xWDUbK6GJf6nUuqUn1
Ck9X-w9Fugu-7-sE4wPH1YQNhfdNuo_bF7fwdGj6Oy2vPTf_RJdbA
https://l.messenger.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fluatminhkhue.vn
%2Fnguyen-tac-tham-phan-hoi-tham-xet-xu-doc-lap-va-chi-tuan-theo-phap- luat-trong-bltths-
2015.aspx&h=AT3jlRMaSky1hbkzLskivMMxUiTwTjhhIjjJuV2BKN1zMF a6WCj5y8BiZigyseA7Ss8pCVJIK-
BdKNf94b0oQ5T4VK3vRUZdVAFjtP09mw9fj4A1Zp_uNDQ6Yeann9GvY EcXykFGaIjtBIs
https://l.messenger.com/l.php?u=https%3A%2F%2Faccgroup.vn%2Fdieu- 103-hien-phap-
2013&h=AT1SrBdK_4w2RTBm2Jqo3ddWIsQSF4vjBCqoG2KJQsJ2N9EfZ
JYrQTzF6fUuYQYJ9iXW0X4ievmDYKfEzP1ePtZJMqBWx3ofPN_IHN9
m0S4sTm70O5sG_tVdLM6cfgF_LAe3Gg20XBhJBGo