Bài tập nhóm luật hình sự - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
1. Anh A phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản tại Khoản 1 Điều 169 BLHS có khung hìnhphạt tù từ 02 đến 07 năm, nhưng vì có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tùgiam. Hỏi căn cứ khoản 1 Điều 9 BLHS năm 2015 (sửa đổi 2017), anh A phạm phải loại tội phạmgì? Vì sao?. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Anh A phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản tại Khoản 1 Điều 169 BLHS có khung hình
phạt tù từ 02 đến 07 năm, nhưng vì có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù
giam. Hỏi căn cứ khoản 1 Điều 9 BLHS năm 2015 (sửa đổi 2017), anh A phạm phải loại tội phạm gì? Vì sao? -Mặt khách quan:
+ Hành vi trái pháp luật hình sự là bắt cóc nhằm tước đoạt tài sản vi phạm pháp luật hình sự
+ Sự thiệt hại cho xã hội: chủ sở hữu bị mất tài sản
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật hình sự và sự thiệt hại cho xã hội: có mối quan hệ nhân quả -Mặt chủ quan:
+ Lỗi cố ý trực tiếp vì bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
+ Mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản + Động cơ: lòng tham
-Khách thể: quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu
Hành vi của anh A đã vi phạm khoản 1 Điều 169 BLHS có khung hình phạt tù từ 02 đến 07
năm, nhưng vì có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù giam. Vì vậy, anh A
đã phạm phải loại tội phạm nghiêm trọng.
2. A sinh ngày 11/4/2002. Ngày 15/5/2017 A thực hiện hành vi cố ý lây truyền HIV cho người
khác thuộc khoản 2 Điều 149 BLHS. Hỏi: A có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý lây
truyền HIV cho người khác tại Khoản 2 Điều 149 BLHS không? Vì sao? Biết rằng: Khoản 2
Điều 149 BLHS 2015 về Tội cố ý lây truyền HIV cho người khác có khung hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. -Mặt khách quan:
+ Hành vi trái pháp luật hình sự là cố ý lây truyền HIV cho người khác
+ Sự thiệt hại cho xã hội: sức khỏe của người bị lây nhiễm
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật hình sự và sự thiệt hại cho xã hội: có mối quan hệ nhân quả -Mặt khách quan:
+ Lỗi cố ý trực tiếp vì cố ý lây truyền HIV cho người khác
+ Động cơ nhằm hủy hoại sức khỏe của người khác
-Khách thể: quyền được bảo hộ về sức khỏe
-Chủ thể: A (15 tuổi), nhận thức bình thường. Hành vi của A vi phạm khoản 2 Điều 149 BLHS
2015 về Tội cố ý lây truyền HIV cho người khác có khung hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
mà tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại cho xã hội rất lớn, với mức cao nhất của
khung hình phạt là từ trên 7 năm đến 15 năm tù, do đó hành vin của A thuộc loại tội phạm rất
nghiêm trọng. Mà người từ đủ 14 tuổi đến chua đủ 16 tuổi phải chịu trách nghiệm hình sự cho về
tội phạm rất nghiêm trọng.
Do đó, A phải chịu trách nghiệm hình sự về tội cố ý lây truyền HIV cho người khác
3. Ngày 21/7/2017, A (sinh ngày 20/7/2003) và B (sinh ngày 10/8/2002) đang chơi xóc đĩa thì cãi
nhau, A đã lấy con dao phay chém một nhát vào sườn B. Theo kết quả giám định pháp y thì B bị
thương tật 12%. Biết rằng, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm theo Điều 134 BLHS 2015. Hỏi: Phân tích cấu thành tội
phạm trong tình huống này, A có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? -Mặt khách quan:
+ Hành vi trái pháp luật hình sự là A đã lấy con dao phay chém một nhát vào sườn B (cố tình gây
thương tích cho người khác)
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật hình sự và sự thiệt hại cho xã hội: có mối quan hệ nhân quả -Mặt chủ quan:
+ Lỗi cố ý trực tiếp vì đã lấy con dao phay chém một nhát vào sườn B
+ Động cơ: do trong quá trình chơi xóc đĩa thì xảy ra cãi nhau, A đã chém B nhằm giải quyết mâu thuẫn
-Khách thể: quyền được bảo hộ về sức khỏe, tính mạng
-Chủ thể tội phạm:
+ A (14 tuổi), nhận thức bình thường. Vào ngày 21/7/2017, A và B (15 tuổi) đang chơi xóc đĩa thì
cãi nhau, A đã lấy con dao phay chém một nhát vào sườn B. Theo kết quả giám định pháp y thì B
bị thương tật 12%. Căn cứ điều 134 BLHS 2015, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Mà tội phạm ít nghiêm trọng có mức
cao nhất của khung hình phạt với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù
đến 3 năm. Do đó A phải chịu trách nghiệm hình sự.
+ Nhưng do ở đây A đã đủ 14 tuổi mà theo quy định của Bộ luật hình sự người từ đủ 14 đến dưới
16 tuổi phải chịu trách nghiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Do đó A không phải chịu trách nghiệm hình sự trong trường hợp này
4. Do hết tiền tiêu xài A (15 tuổi) và B (17 tuổi) lên kế hoạch đi cướp, cả hai đã tiến hành mua
một số dụng cụ để thực hiện hành vi, bao gồm: dao thái lan và dây thừng để trói nạn nhân. Theo
kế hoạch thì vào lúc 22h ngày hôm nay, A và B sẽ núp trong lùm cây chờ người đi ngang qua sẽ
cướp tài sản, trong đó A có nhiệm vụ phải dùng dao uy hiếp người đi đường, còn B sẽ dùng dây
thừng trói họ và cướp tài sản. Xác định các giai đoạn phạm tội của A và B trong các trường hợp sau:
a) Trên đường đi đến chỗ lùm cây, A và B bị công an phát hiện, A và B đã khai nhật tất cả hành vi của mình.
b) A đến chỗ hẹn nhưng B không đến. Đang núp trong lùm cây thì A thấy chị H đi
ngang qua, A lao ra dùng dao khống chế chị H, buộc chị H đưa hết tiền, đồng thời
thực hiện hành vi cưỡng hiếp chị H. Sáng hôm sau, A đến hỏi B tại sao không đến thì
được biết B không đến vì bị đau bụng. B có được xem là tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội hay không?
Đối với mỗi trường hợp trên, A và B có phải chịu trách nhiệm hình sự trong các trường
hợp trên hay không? Biết rằng số tiền A lấy được của chị H là 10 triệu đồng.
Trích: Khoản 1 Điều 111 về Tội hiếp dâm: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực
hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với
nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.
Khoản 1 Điều 133 về Tội cướp tài sản: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay
tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự
được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm”.
a) Trong trường hợp trên thì A và B đang ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và cả hai sẽ không phải
chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật căn cứ tại Điều 109, điểm a khoản 2 điều 113 Bộ luật hình sự
b) Trong trường hợp trên A đến chỗ hẹn nhưng B không đến. Đang núp trong lùm cây thì A thấy
chị H đi ngang qua, A lao ra dùng dao khống chế chị H, buộc chị H đưa hết tiền, đồng thời thực
hiện hành vi cưỡng hiếp chị H. Sáng hôm sau, A đến hỏi B tại sao không đến thì được biết B
không đến vì bị đau bụng. B có được xem là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội hay không? -Đối với A:
+ A đã ở trong giai đoạn tội phạm hoàn thành sau khi đã cướp tài sản của chị H đồng thời
thực hiện hành vi cưỡng hiếp chị H
+ Hành vi trái pháp luật hình sự là cướp đoạt tài sản và cưỡng hiếp chị H
+ Lỗi cố ý trực tiếp vì đã dùng dao khống chế chị H, cướp của chị H 10 triệu đồng và cưỡng hiếp chị H + Động cơ: lòng tham
+ Khách thể: quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bảo hộ về sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự, quyền sở hữu tài sản
+ Căn cứ theo khoản 1 điều 133 về tội cướp tài sản :” Người nào dùng vũ lực, đe doạ
dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình
trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến
mười năm” và Khoản 1 Điều 111 về Tội hiếp dâm: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng
vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác
giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.Mà
tội phạm rất nghiêm trọng có mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy
định đối với tội ấy là từ trên 7 năm đến 15 năm tù và người từ đủ 14 đến dưới 16 sẽ phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Do đó,
A (15 tuổi) phải chịu trách nhiệm hình sự -Đối với B:
+ B không được xem như là đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội vì ở đây B do đau
bụng đã không đến điểm hẹn như lời hẹn với A. Chính vì thế, trong trường hợp này B ở
giai đoạn chuẩn bị phạm tội
+ B không phải chịu trách nghiệm hình sự trong trường hợp này căn cứ theo điều 14 Bộ luật hình sự