Bài tập nhóm: Luật lao động Việt Nam - Luật hiến pháp Việt Nam | Trường Đại học Hoa Lư

Bài tập nhóm: Luật lao động Việt Nam - Luật hiến pháp Việt Nam | Trường Đại học Hoa Lư được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Hoa Lư 60 tài liệu

Thông tin:
17 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập nhóm: Luật lao động Việt Nam - Luật hiến pháp Việt Nam | Trường Đại học Hoa Lư

Bài tập nhóm: Luật lao động Việt Nam - Luật hiến pháp Việt Nam | Trường Đại học Hoa Lư được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

56 28 lượt tải Tải xuống
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
----------------------------
Đ
vừa à
Nh á
1
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
STT Tên thành viên MSSV Tiến độ tham gia Đánh giá
1. Vũ Đức Dũng 463206 Tham gia, hoàn thành đầy đủ A
2. Phạm Thị Ánh Dương 463207 Tham gia, hoàn thành đầy đủ A
3. Phạm Mạnh Đạt 463209 Tham gia, hoàn thành đầy đủ A
4. Lê Minh Đức 463210 Tham gia, hoàn thành đầy đủ A
5. Nguyễn Hiệp 463211 Tham gia, hoàn thành đầy đủ A
2
MỤC LỤC
MỞ BÀI.................................................................................................................4
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chế độ sở hữu toàn dân
đối với đất đai...................................................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận.......................................................................................4
1.2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................6
II. Chứng minh quyền sử dụng đất đai của người sử dụng đất mang tính
phụ thuộc vào quyền sở hữu toàn dân về đất đai..........................................8
2.1. Sở hữu toàn dân về đất đai được hiểu là đất đai không thuộc sở hữu
của riêng ai, toàn thể nhân dân là chủ sở hữu đối với đất đai...................8
2.2. Quyền sử dụng đất do pháp luật quy định các căn cứ, hình thức làm
phát sinh và chấm dứt quyền sử dụng đất của các chủ thể là do pháp luật
quy định.........................................................................................................9
2.3. Quyền sở hữu toàn dân về đất đai là quyền độc lập còn quyền sử
dụng đất là quyền phụ thuộc......................................................................10
2.4. Quyền sở hữu toàn dân về đất đai có tính vĩnh viễn trong khi đó
quyền sử dụng đất thì không......................................................................10
III. Chứng minh quyền sử dụng đất đai của người sử dụng đất mang
tính độc lập trong quá trình khai thác, sử dụng đất...................................11
3.1. Quyền sử dụng đất của người sử dụng mang tính chất trực tiếp và cụ
thể.....................................................................................................................11
3.2. Người sử dụng đất tự do thực hiện các giao dịch liên quan đến đất
đai.................................................................................................................11
3.3. Tính tự quyết định về hình thức, mục đích, thời hạn, diện tích, giá
đất trong quá trình khai thác, sử dụng đất................................................12
3.4. Người sử dụng đất độc lập trong việc hưởng thành quả từ khai thác
đất đai..........................................................................................................13
KẾT LUẬN.........................................................................................................14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................16
3
MỞ BÀI
Chế độ sở hữu đất đai của các nước trên thế giới không giống nhau, nhưng tựu
trung các hình thức bản là: sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước, sở hữu tập
thể, sở hữu nhân. Trung Quốc quy định hai hình thức sở hữu đất đai sở
hữu nhà nước sở hữu tập thể. Singapore cho phép nhân được sở hữu đất
đai, nhưng hầu hết (khoảng 90%) diện tích đất thuộc sở hữu nhà nước. Các nước
Mỹ, Đức, Nhật Bản, Nga đều cho phép tư nhân được sở hữu đất đai. Ở nước nào
cũng đều có một số đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng chỉ một số ít nước mới
quy định rằng, tất cả đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Việt Nam xây dựng chế
độ quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân đại diện chủ sở hữu Nhà nước
bên cạnh đó vẫn mang tính độc lập trong quá trình người dân sử dụng khai
thác đất. Liệu hướng đi này vẫn phù hợp với nước ta trong thời điểm này. Nhóm
em xin đưa ra những trình bày sau đây để làm sáng tỏ điều trên.
NỘI DUNG
I. sở luận thực tiễn của việc xây dựng chế độ sở hữu toàn dân
đối với đất đai
I.1. Cơ sở lý luận
Trước đây, Việt Nam cũng giống với các nước khác trên thế giới đều thừa
nhận sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về đất đai. Sau khi Hiến pháp
năm 1980 ra đời với quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân (Điều 19), pháp
luật chỉ thừa nhận một hình thức sở hữu đất đai duy nhất: Sở hữu toàn dân về đất
đai. Hình thức sở hữu đất đai này tiếp tục được Hiến pháp năm 2013 khẳng định
tại Điều 53 Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi vùng
biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác các tài sản do Nhà nước đầu tư,
quản lýtài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu
4
thống nhất quản lý”. Như vậy Việt Nam, quan hệ đất đai mang những đặc
thù nhất định.
Thông qua việc nghiên cứu một số luận điểm khoa học của các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Mác - Lênin tìm hiểu một số đặc trưng của chế độ chiếm hữu
ruộng đất ở Việt Nam thời phong kiến sẽ đưa ra những căn cứ lý luận nhằm sáng
tỏ.
Học thuyết Mác - Lênin cho rằng nhân loại cần phải quốc hữu hóa đất đai,
phải thay thế sở hữu nhân về đất đai. Quốc hữu hóa đất đai một việc làm
mang tính tất yếu khách quan và phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội loài
người. Bởi lẽ:
Thứ nhất, xét trên phương diện kinh tế, việc tích tụ đất đai, tập trung đất đai
đem lại năng suất lao động và kinh tế hiệu quả cao hơn so với việc sản xuất nông
nghiệp trong điều kiện duy trì hình thức sở hữu tư nhân về đất đai.
Thứ hai, về nguồn gốc phát sinh, đất đai không do bất cứ ai tạo ra, mà là tặng
vật của thiên nhiên ban tặng cho con người, mọi người đều quyền sử dụng.
Không ai quyền biến đất đai - tài sản chung của con người - thành của riêng
mình. C.Mác đã khẳng định: Quyền hữu ruộng đất hoàn toàn lý. Nói
đến quyền hữu về ruộng đất chẳng khác gì nói đến quyền sở hữu cá nhân đối
với đồng loại của mình. Trong chế độ hữu về liệu sản xuất thì chế độ
hữu về ruộng đất là vô lý nhất”.
1
Thứ ba, xét dưới góc độ kinh tế, hiệu quả kinh tế mà phương thứcbản chủ
nghĩa trong sản xuất nông nghiệp làm cho đất đai bị “kiệt quệ hóa”. Do phương
thức sản xuất bản chủ nghĩa trong nông nghiệp dựa trên ba chủ thể bản là:
1
Đỗ Thế Tùng, “Tìm hiểu những quan điểm cơ bản của C.Mác về quyền sở hữu ruộng đất để phát triển nông
nghiệp”, Tạp chí Cộng sản, https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/16933/view_content?
_contentpublisher_WAR_viettelcmsportlet_urlTitle=tim-hieu-nhung-quan-diem-co-ban-cua-c.mac-ve-quyen-so-
huu-ruong-dat-de-phat-trien-nong-nghiep, 13/07/2012
5
chủ đất; nhà tư bản; người lao động. Mặt khác xét về phương diện xã hội, sở hữu
tư nhân về đất đai vô hình chung trở thành phương tiện để giai cấp sản chiếm
hữu đất đai, thực hiện việc khai thác, bóc lột sức lao động của người lao động.
Để giải phóng người lao động khỏi áp bức, bóc lột, xây dựng một hội công
bằng, bình đẳng thì cần phải thủ tiêu hình thức sở hữu tư nhân về đất đai. Ph.Ăng
ghen đã chỉ rõ: “Đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản không phải xóa bỏ chế độ sở
hữu nói chung mà là xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản
”.
2
Thứ tư, quốc hữu hóa đất đai do giai cấp vô sản thực hiện phải gắn với vấn đề
vấn đề giành chính quyền thiết lập chuyên chính sản. Nhiệm vụ của cuộc
cách mạng với sự thành lập chính quyền công - nông phải xác lập chế độ sở
hữu toàn dân về đất đai trong phạm vi toàn quốc, là đem lại ruộng đất cho người
nông dân: “Ruộng đất phải sở hữu của toàn dân một chính quyền tính
chất toàn quốc phải quy định điều đó”.
3
Thứ năm, việc xóa bỏ chế độ tư hữu về đất đai của giai cấp sản là một quá
trình tiến hành lâu dài, gian khổ. Mặc dù các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -
Lênin đã khẳng định rằng việc tiến hành quốc hữu hóa đất đai là một điều tất yếu
khách quan. Song các ông cũng chỉ ra rằng không thể xóa bỏ ngay lập tức chế độ
hữu về ruộng đất; việc xóa bỏ này một quá trình lâu dài. Thực tiễn cách
mạng sản nổ ra một số nước trên thế giới trong thế kỉ XX đã chứng minh
tính đúng đắn của những dự báo thiên tài sáng suốt trên đây của C.Mác,
Ph.Ăng ghen và Lênin - những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin.
I.2. Cơ sở thực tiễn
Sự khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân của Hiến pháp năm 1980, Hiến
pháp năm 1992 Hiến pháp năm 2013 dựa trên những thực tiễn chủ yếu sau
đây:
2
C. Mác và Ph. Ăng-ghen: , Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 4, tr.615Toàn tập
3
V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 32, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, tr.220
6
Thứ nhất, về mặt chính trị, nước ta, vốn đất đai quý báu do công sức, mồ
hôi, xương máu của các thế hệ người Việt Nam tạo lập nên, vì vậy nó phải thuộc
về toàn thể nhân dân. Điều này đã được khẳng định trong Báo cáo thẩm tra dự
luật đất đai năm 1993 của ủy ban pháp luật của Quốc hội khóa IX được trình bày
tại kỳ họp thứ ba. Hơn nữa, hiện nay trong điều kiện nước ta “mở cửa”, chủ động
hội nhập từng bước vững chắc với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Việc xác
lập hình thức sở hữu đất đai một trong những phương thức nhằm góp phần
củng cố và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Thứ hai, về phương diện lịch sử, ở nước ta hình thức sở hữu nhà nước về đất
đai đã xuất hiện từ rất sớm tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của
dân tộc. Sự ra đời của hình thức sở hữu đất đai này xuất phát từ yêu cầu của công
cuộc đấu tranh gìn giữ độc lập dân tộc. Đạo gìn giữ, bảo vệ tất đất thiêng
liêng của Tổ quốc chính bảo vệ chủ quyền sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia
nhằm chống lại mọi hình thức xâm lược của ngoại bang. Mặt khác, việc xác định
tuyên bố đất đai thuộc về sở hữu Nhà nước đại diện vua còn mang ý
nghĩa khẳng định chủ quyền quốc gia của dân tộc. Bên cạnh đó, đối với một
nước có đại đa số người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nhưnước ta thì đất
đai có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ trên phương diện kinh tế, xã hội mà
còn trên cả khía cạnh chính trị.
Thứ ba, về mặt thực tế, hiện nay nước ta còn hơn 4,5 triệu ha đất tự nhiên
chưa sử dụng, chủ yếu đất trống, núi trọc. Việc xác lập đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do nhà nước thống nhất quản lí sẽ giúp Nhà nước có điều kiện thuận lợi
trong việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất theo kế hoạch phát triển chung nhằm
quản lí chặt chẽ và từng bước đưa diện tích đất này vào sử dụng hợp lí đi đôi với
việc cải tạo, bồi bổ vốn đất đai quý giá của quốc gia “với cách không chỉ
người quản lí nhà nước mà đồng thời là người chủ sở hữu đất đai trong cả nước,
7
Nhà nước mới thể quy hoạch chính sách khai thác hợp lí, đầu thích
đáng bảo vệ môi trường và bồi bổ đất trong cả nước cũng như từng vùng kinh
tế, làm sao để toàn bộ đất đai được sử dụng hợp lí bảo đảm nuôi sống nói chung,
bảo đảm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của hội nói riêng đối với đất đai”.
4
Bên cạnh đó, trong giai đoạn đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới về đất nước
hiện nay thì việc xác lập hình thức sở hữu toàn dân về đất đai sẽ tạo ưu thế thuận
lợi cho Nhà nước trong việc sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội vì lợi ích chung của toàn xã hội.
Thứ tư, việc duy trì và củng cố hình thức sở hữu toàn dân về đất đai trong giai
đoạn hiện nay còn căn cứ vào lí do thực tiễn sau: Các quan hệ về quản lí sử dụng
đất đai nước ta được xác lập dựa trên sở đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước thống nhất quản mang tính ổn định lâu dài. Nay nếu thay đổi hình
thức sở hữu đất đai này sẽ dẫn đến những xáo trộn trong lĩnh vực đất đai, làm
tăng tính phức tạp của các quan hệ đất đai; thậm chí dẫn đến sự mất ổn định về
chính trị - xã hội của đất nước.
II. Chứng minh quyền sử dụng đất đai của người sử dụng đất mang tính
phụ thuộc vào quyền sở hữu toàn dân về đất đai
Quyền sử dụng đất đai của người sử dụng đất mang tính phụ thuộc vào quyền
sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu
2.1. Sở hữu toàn dân về đất đai được hiểu đất đai không thuộc sở hữu
của riêng ai, toàn thể nhân dân là chủ sở hữu đối với đất đai
Điều 4 Luật Đất đai 2013 quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng
đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.” Trên sở về nguyên
4
Vũ Văn Phúc, Tạp chí của “Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện chủ sở hữu ở Việt Nam”,
Ban Tuyên giáo Trung ương , https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/che-do-so-huu-toan-dan-ve-dat-dai-do-nha-nuoc-
dai-dien-chu-so-huu-o-viet-nam-138401, 03/05/2022
8
tắc sử dụng đất của Luật Đất đai 2013 ta sẽ thấy được sự phụ thuộc về quyền sử
dụng đất đai của người sử dụng đất đai với quyền sở hữu toàn dân về đất đai
Nhà nước người đại diện chủ sở hữu. Quyền sử dụng đất đai của người sử
dụng mang tính chất trực tiếp sử dụng đất mặc dù không phải chủ sở của đất đai
nhưng chính họ là những người trực tiếp chiếm hữu. Hành vi trực tiếp chiếm hữu
đất đai của người sử dụng đất cho thấy việc sử dụng đất đai một cách độc lập của
họ đối với đại diện chủ sở hữu Nhà nước các chủ thể khác, Nhà nước
các chủ thể khác phải tôn trọng quyền chiếm hữu của họ.
Căn cứ Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất, Nhà
nước ta với cách quan quyền lực, đại biểu cho lợi ích của Nhân dân,
đóng vai trò người đại diện cho chủ sở hữu toàn dân. Nhà nước quyền
trách nhiệm tổ chức quản lý, giao cho các chủ thể (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân)
sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo tồn phát triển… Nhà nước
không mất đi quyền chiếm hữu đất đai của mình, bởi Nhà nước thực hiện
quyền chiếm hữu đất đai một cách gián tiếp thông qua các hoạt động vừa mang
tính kĩ thuật, nghiệp vụ, vừa mang tính pháp lí như đo đạc, khảo sát, đánh giá và
phân hạng đất để nắm được hiện trạng, sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước
từng địa phương.
2.2. Quyền sử dụng đất do pháp luật quy định các căn cứ, hình thức làm
phát sinhchấm dứt quyền sử dụng đất của các chủ thể là do pháp luật quy
định
Các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất của người sử dụng đất tuy bị
phụ thuộc, bị ràng buộc chi phối, kiểm soát nhưng vẫn có tính độc lập riêng. Đây
được xem biểu hiện của tính độc lập cao nhất. Nhà nước đảm bảo toàn bộ
quyền lợi dân sự của người sử dụng đất đối với quyền sử dụng đất đai. Điều này
được thể hiện rõ qua việc người sử dụng đất có thể tự do thực hiện các giao dịch
9
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp,
góp vốn quyền sử dụng đất đai. Xét về khía cạnh kinh tế, quyền sử dụng đất
5
ý nghĩa quan trọng làm thoả mãn các nhu cầu mang lại lợi ích vật chất
cho các chủ sử dụng trong quá trình sử dụng đất. Người sử dụng đất hoàn toàn
thể tự quyết định hình thức, mục đích, thời hạn, diện tích, giá đất trong quá
trình khai thác, sử dụng đất một cách độc lập với Nhà nước biểu hiện như sau:
Hình thức sử dụng đất có sự thay đổi qua các năm theo hướng người sử dụng đất
có quyền tự lựa chọn hình thức sử dụng phù hợp . Tuy nhiên, để thực hiện tất cả
6
các loại giao dịch trên đều cần phải có sự quản của Nhà nước, thông qua việc
thực hiện đăng ký, công chứng tại các cơ quan có thẩm quyền.
2.3. Quyền sở hữu toàn dân về đất đai quyền độc lập còn quyền sử dụng
đất là quyền phụ thuộc
Quyền sở hữu toàn dân về đất đai quyền trước quyền sử dụng đất
quyền sau hay thể hiểu quyền sử dụng đất quyền phái sinh từ quyền sở
hữu toàn dân về đất đai. Từ quyền sở hữu toàn dân về đất đai pháp luật quy
định, Nhà nước với cách đại diện chủ sở hữu toàn dân thực hiện việc giao
đất cho các chủ thể bằng các hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền
sử dụng đất. Đồng thời với việc giao đất thì Nhà nước phải giao quyền cho người
đất. Ngoài ra, tính phụ thuộc của quyền sử dụng đất còn thể hiện chỗ, khi
được Nhà nước giao đất thì các chủ thể phải sử dụng đúng mục đích, không được
tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất được giao. vậy, quyền sử dụng đất
quyền phái sinh từ quyền sở hữu toàn dân về đất đai.
2.4. Quyền sở hữu toàn dân về đất đai tính vĩnh viễn trong khi đó quyền
sử dụng đất thì không
5
Điều 167 Luật Đất đai 2013
6
Điều 172 Luật Đất đai 2013
10
Tính thời hạn của quyền sở hữu toàn dân về đất đai thể hiện tính không
bị giới hạn về mặt thời gian còn quyền sử dụng đất lại bị giới hạn trong một thời
gian nhất định do pháp luật quy định. dụ, thời hạn sử dụng đối với đất xây
dựng trụ sở quan, tổ chức nước ngoài chức năng ngoại giao không quá
99 năm hoặc thời hạn sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước cho thuê
không quá 50 năm. Khi hết thời hạn sử dụng đất không được Nhà nước gia
hạn thì quyền sử dụng đất của các chủ thể đương nhiên bị chấm dứt.
Như vậy quyền sử dụng đất của người sử dụng đất được phát sinh từ quyền sở
hữu toàn dân về đất đai thông qua việc Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân
trao cho các chủ thể bằng các hình thức giao đất, cho thuê đất công nhận
quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được quyền thực hiện quyền chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt đất được sự bảo hộ của Nhà nước theo quy định của pháp
luật.
III. Chứng minh quyền sử dụng đất đai của người sử dụng đất mang
tính độc lập trong quá trình khai thác, sử dụng đất
3.1. Quyền sử dụng đất của người sử dụng mang tính chất trực tiếp cụ
thể
Người sử dụng đất mặc dù không phải chủ sở hữu của đất đai nhưng chính họ
những người trực tiếp chiếm hữu. Hành vi trực tiếp chiếm hữu đất đai của
người sử dụng đất cho thấy việc sử dụng đất đai một cách độc lập của họ đối với
đại diện chủ sở hữu Nhà nước các chủ thể khác, Nhà nước các chủ thể
khác phải tôn trọng quyền chiếm hữu của họ.
3.2. Người sử dụng đất tự do thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai
Các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất của người sử dụng đất tuy bị
phụ thuộc, bị ràng buộc chi phối, kiểm soát nhưng vẫn có tính độc lập riêng. Đây
11
được xem biểu hiện của tính độc lập cao nhất. Nhà nước đảm bảo toàn bộ
quyền lợi dân sự của người sử dụng đất đối với quyền sử dụng đất đai. Điều này
được thể hiện rõ qua việc người sử dụng đất có thể tự do thực hiện các giao dịch
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp,
góp vốn quyền sử dụng đất đai. Các giao dịch này độc lập chỗ người sử dụng
7
thể chuyển giao quyền sử dụng đất cho bất cứ chủ thể nào phù hợp, đủ điều
kiện sử dụng đất đúng mục đích. Tuy nhiên, để thực hiện tất cả các loại giao
dịch trên đều cần phải sự quản của Nhà nước, thông qua việc thực hiện
đăng ký, công chứng tại các cơ quan có thẩm quyền.
Một số biểu hiện của các loại giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất:
+ Đối với giao dịch chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất,
người sử dụng đất quyền chuyển giao đất cho bất kỳ đối tượng nào đủ điều
kiện chủ thể được Nhà nước quy định, giá trị chuyển nhượng, phạt vi phạm,
cọc hợp đồng đều thì đều do hai bên giao dịch thỏa thuận;
+ Đối với việc cho thuê, cho thuê lại đất, chủ sở hữu có quyền cho bất kỳ ai có
đủ điều kiện chủ thể để sử dụng đất đúng mục đích của đất thuê thể cho
thuê với diện tích đất bất kì và không quá diện tích đất đang chiếm giữ;
+ Đối với thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất một cách hợp pháp - thực hiện
giao dịch độc lập không quan tâm đến ý chí Nhà nước. Chính điều này đã
giúp người sử dụng đất có thể dễ dàng đầu tư vào đất và thúc đẩy sự tăng trưởng
giá trị của đất.
3.3. Tính tự quyết định về hình thức, mục đích, thời hạn, diện tích, giá đất
trong quá trình khai thác, sử dụng đất
7
Điều 167 Luật Đất đai 2013
12
Người sử dụng đất hoàn toàn thể tự quyết định hình thức, mục đích, thời
hạn, diện tích, giá đất trong quá trình khai thác, sử dụng đất một cách độc lập với
Nhà nước biểu hiện như sau:
Về hình thức sử dụng đất, hình thức sử dụng đất sự thay đổi qua các năm
theo hướng người sử dụng đất có quyền tự lựa chọn hình thức sử dụng phù hợp.
8
Người sử dụng đất căn cứ vào khả năng tài chính, nhu cầu sử dụng, khả năng
khai thác có quyền tự quyết định sẽ chọn hình thức sử dụng đất nào. Luật Đất đai
2013 quy định tất cả các chủ thể không kể chủ thể trong nước hay chủ thể
vốn đầu nước ngoài đều quyền lựa chọn hình thức sử dụng đất thích hợp,
không dành riêng bất cứ một sự khác biệt hoặc ưu đãi nào đó cho các chủ thể sử
dụng đất khác nhau.
Về mục đích sử dụng đất, pháp luật quy định các trường hợp chuyển đổi mục
đích sử dụng đất phải xin phép nên người sử dụng đất có thể hiểu nếu chuyển đổi
các trường hợp còn lại thì người sử dụng đất quyền chuyển đổi ko cần xin
phép.
9
Về giá đất, trên thực tế việc quy định giá có sự linh hoạt, tôn trọng thỏa thuận
của người sử dụng đất trong quá trình xác lập giao dịch. Trên thực tế chúng ta
thấy, giá đất thị trường đang cao hơn rất nhiều so với khung giá đất bảng giá
đất. Điều này thể hiện rất rõ tính độc lập của người có quyền sử dụng đất. Căn cứ
vào tình hình phát triển kinh tế - hội tại khu vực mình sinh sống, người dân
hoàn toàn có thể quy định mức giá cho thuê, chuyển nhượng,... Đặc biệt, khoản 1
Điều 9 Nghị định 44/2014/NĐ-CP “Khi giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ
20% trở lên so với giá đất tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất tối
thiểu trong khung giá đất trong khoảng thời gian từ 180 ngày trở lên thì Chính
phủ điều chỉnh khung giá đất” cho thấy giá đất trên thị trường (giá đất dựa trên
8
Điều 172 Luật Đất đai 2013
9
Điều 57 Luật Đất đai 2013
13
sự thỏa thuận của người sử dụng đất còn quyết định ngược lại khung giá đất
Nhà nước đã công bố)
3.4. Người sử dụng đất độc lập trong việc hưởng thành quả từ khai thác đất
đai
Quyền sử dụng của người sử dụng đất là người sử dụng đất có quyền khai thác
đất đai để phục vụ các hoạt động kinh tế - hội cho bản thân họ, nên người sử
dụng đất độc lập trong việc hưởng thành quả lao động, kết quả đầu thu được
từ đất đai; độc lập trong việc hưởng các lợi nhuận từ hoạt động khai thác đất của
mình. Điều 166 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền chung của người sử dụng
đất như sau: Người sử“2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu trên đất”.
dụng đất toàn quyền trong việc khai thác đất đai để phục vụ cho hoạt động
kinh tế, đây là một trong những yếu tố thể hiện rõ nhất sự độc lập trong quyền sử
dụng đất.
Tùy vào từng loại đất khác nhau đang được sử dụng những lợi ích thu
được cũng sẽ khác nhau.dụ, đối với đất nông nghiệp thì lợi ích sẽ là các loại
nông sản, thực phẩm, hoa màu, còn đối với đất ở, lợi ích thể xây dựng
nhà để hoặc dùng để cho thuê. Việc khai thác đất đai, nâng cao hiệu quả kinh
tế được hưởng những thành quả, lợi ích yếu tố giúp phân biệt sự độc lập
trong quá trình khai thác sử dụng đất. Người sử dụng đất thể độc lập sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản tạo công ăn việc làm, kiếm
thêm thu nhập, nâng cao hiệu quả KT, chất lượng cuộc sống của người dân. Nhà
nước bảo hộ các quyền lợi ích hợp pháp về đất đai của người sử dụng đất, đồng
thời thừa nhận quyền sử dụng đất của người sử dụng đất thông qua giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, khi đó người sử dụng đất độc lập sở hữu nhà ở, tài sản
khác gắn liền với đất. Tự do khai thác, sử dụng đất theo mục đích hưởng
thành quả lao động, kết quả đầu trên đất hoặc cho phép người khác sử dụng,
14
thu những lợi ích từ việc cho thuê quyền sử dụng đất đó không phải phụ thuộc
vào ý chí của Nhà nước, các chủ thể khác.
KẾT LUẬN
Qua phân tích đã cho thấy được sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa nhà nước
nhân dân trong việc quản lý, sử dụng đất đai. Việc phân định rõ quyền nghĩa
vụ của chủ sở hữu với quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu sẽ giúp cho hệ
thống pháp luật về đất đai được ràng, minh bạch, thông quá đó, phát huy
quyền làm chủ thực sự của nhân dân, chứng minhràng hơn bản chất của nhà
nước ta nhà nước của dân, do dân dân. Song song đó, cần những quy
định cụ thể, hợp về chủ thể được quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất
đai với nguyên tắc chỉ có cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra (Quốc hội và Hội
đồng nhân dân các cấp) mới được quyền đại diện quyền sở hữu của nhân dân về
đất đai, để giúp hội ngày càng công bằng văn minh nền kinh tế thuận lợi
phát triển.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Văn bản pháp luật
15
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
2. Luật Đất đai 2013
3. Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất
II. Giáo trình
1. Trường Đại học Luật Nội, (tập I),Giáo trình Luật Đất đai Việt Nam
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2022
III. Tài liệu tham khảo khác
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật
2. C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995
3. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 32, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva
4. Nguyễn Sung, Khoa Nhà nước Pháp luật, “Chế độ sở hữu toàn dân về
đất đai- luận thực tiễn trong giảng dạy”, Trường Chính trị Duẩn,
https://truongleduan.quangtri.gov.vn/vi/hoat-dong-khoa-hoc/Nghien-cuu-trao-
doi/che-do-so-huu-toan-dan-ve-dat-dai-ly-luan-va-thuc-tien-trong-giang-day-
335.html, 25/10/2021
5. Bùi Hồng Nhung, Trường Đại học Luật Nội, “Chế độ sở hữu toàn dân
về đất đai trong Luật Đất đai năm 2013 - thực trạng và kiến nghị hoàn thiện”,
Tạp chí Tổ chức nhà nước, https://tcnn.vn/news/detail/57527/Che-do-so-huu-
toan-dan-ve-dat-dai-trong-Luat-Dat-dai-nam-2013---thuc-trang-va-kien-nghi-
hoan-thien.html, 29/03/2023
16
6. ,“Cơ sở xây dựng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai Việt Nam”
https://everest.org.vn/co-so-viec-xay-dung-che-do-so-huu-toan-dan-ve-dat-
dai-o-viet-nam/, 22/02/2023
7. Văn Phúc, “Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện
chủ sở hữu Việt Nam”, ,Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương
https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/che-do-so-huu-toan-dan-ve-dat-dai-do-nha-
nuoc-dai-dien-chu-so-huu-o-viet-nam-138401, 03/05/2022
8. Đỗ Thế Tùng, “Tìm hiểu những quan điểm bản của C.Mác về quyền sở
hữu ruộng đất để phát triển nông nghiệp”, Tạp chí Cộng sản,
https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/16933/view_content
?_contentpublisher_WAR_viettelcmsportlet_urlTitle=tim-hieu-nhung-quan-
diem-co-ban-cua-c.mac-ve-quyen-so-huu-ruong-dat-de-phat-trien-nong-
nghiep, 13/07/2012
17
| 1/17

Preview text:

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
---------------------------- Đ vừa à Nh á 1
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN STT Tên thành viên MSSV Tiến độ tham gia Đánh giá 1. Vũ Đức Dũng 463206
Tham gia, hoàn thành đầy đủ A 2. Phạm Thị Ánh Dương 463207
Tham gia, hoàn thành đầy đủ A 3. Phạm Mạnh Đạt 463209
Tham gia, hoàn thành đầy đủ A 4. Lê Minh Đức 463210
Tham gia, hoàn thành đầy đủ A 5. Nguyễn Hiệp 463211
Tham gia, hoàn thành đầy đủ A 2 MỤC LỤC
MỞ BÀI.................................................................................................................4 I.
Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chế độ sở hữu toàn dân
đối với đất đai...................................................................................................4 1.1.
Cơ sở lý luận.......................................................................................4 1.2.
Cơ sở thực tiễn....................................................................................6
II. Chứng minh quyền sử dụng đất đai của người sử dụng đất mang tính
phụ thuộc vào quyền sở hữu toàn dân về đất đai
..........................................8
2.1. Sở hữu toàn dân về đất đai được hiểu là đất đai không thuộc sở hữu
của riêng ai, toàn thể nhân dân là chủ sở hữu đối với đất đai
...................8
2.2. Quyền sử dụng đất do pháp luật quy định các căn cứ, hình thức làm
phát sinh và chấm dứt quyền sử dụng đất của các chủ thể là do pháp luật
quy định
.........................................................................................................9
2.3. Quyền sở hữu toàn dân về đất đai là quyền độc lập còn quyền sử
dụng đất là quyền phụ thuộc
......................................................................10
2.4. Quyền sở hữu toàn dân về đất đai có tính vĩnh viễn trong khi đó
quyền sử dụng đất thì không
......................................................................10
III. Chứng minh quyền sử dụng đất đai của người sử dụng đất mang
tính độc lập trong quá trình khai thác, sử dụng đất
...................................11
3.1. Quyền sử dụng đất của người sử dụng mang tính chất trực tiếp và cụ
thể
.....................................................................................................................11
3.2. Người sử dụng đất tự do thực hiện các giao dịch liên quan đến đất
đai
.................................................................................................................11
3.3. Tính tự quyết định về hình thức, mục đích, thời hạn, diện tích, giá
đất trong quá trình khai thác, sử dụng đất
................................................12
3.4. Người sử dụng đất độc lập trong việc hưởng thành quả từ khai thác
đất đai
..........................................................................................................13
KẾT LUẬN.........................................................................................................14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................16 3 MỞ BÀI
Chế độ sở hữu đất đai của các nước trên thế giới không giống nhau, nhưng tựu
trung có các hình thức cơ bản là: sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước, sở hữu tập
thể, sở hữu tư nhân. Trung Quốc quy định có hai hình thức sở hữu đất đai là sở
hữu nhà nước và sở hữu tập thể. Singapore cho phép tư nhân được sở hữu đất
đai, nhưng hầu hết (khoảng 90%) diện tích đất thuộc sở hữu nhà nước. Các nước
Mỹ, Đức, Nhật Bản, Nga đều cho phép tư nhân được sở hữu đất đai. Ở nước nào
cũng đều có một số đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng chỉ một số ít nước mới
có quy định rằng, tất cả đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Việt Nam xây dựng chế
độ quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà đại diện chủ sở hữu là Nhà nước
bên cạnh đó vẫn mang tính độc lập trong quá trình người dân sử dụng và khai
thác đất. Liệu hướng đi này vẫn phù hợp với nước ta trong thời điểm này. Nhóm
em xin đưa ra những trình bày sau đây để làm sáng tỏ điều trên. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chế độ sở hữu toàn dân
đối với đất đai
I.1. Cơ sở lý luận
Trước đây, Việt Nam cũng giống với các nước khác trên thế giới đều thừa
nhận sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về đất đai. Sau khi Hiến pháp
năm 1980 ra đời với quy định là đất đai thuộc sở hữu toàn dân (Điều 19), pháp
luật chỉ thừa nhận một hình thức sở hữu đất đai duy nhất: Sở hữu toàn dân về đất
đai. Hình thức sở hữu đất đai này tiếp tục được Hiến pháp năm 2013 khẳng định
tại Điều 53 “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng
biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư,
quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu 4
và thống nhất quản lý”. Như vậy ở Việt Nam, quan hệ đất đai mang những đặc thù nhất định.
Thông qua việc nghiên cứu một số luận điểm khoa học của các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm hiểu một số đặc trưng của chế độ chiếm hữu
ruộng đất ở Việt Nam thời phong kiến sẽ đưa ra những căn cứ lý luận nhằm sáng tỏ.
Học thuyết Mác - Lênin cho rằng nhân loại cần phải quốc hữu hóa đất đai,
phải thay thế sở hữu tư nhân về đất đai. Quốc hữu hóa đất đai là một việc làm
mang tính tất yếu khách quan và phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội loài người. Bởi lẽ:
Thứ nhất, xét trên phương diện kinh tế, việc tích tụ đất đai, tập trung đất đai
đem lại năng suất lao động và kinh tế hiệu quả cao hơn so với việc sản xuất nông
nghiệp trong điều kiện duy trì hình thức sở hữu tư nhân về đất đai.
Thứ hai, về nguồn gốc phát sinh, đất đai không do bất cứ ai tạo ra, mà là tặng
vật của thiên nhiên ban tặng cho con người, mọi người đều có quyền sử dụng.
Không ai có quyền biến đất đai - tài sản chung của con người - thành của riêng
mình. C.Mác đã khẳng định: “Quyền tư hữu ruộng đất là hoàn toàn vô lý. Nói
đến quyền tư hữu về ruộng đất chẳng khác gì nói đến quyền sở hữu cá nhân đối
với đồng loại của mình. Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì chế độ tư
hữu về ruộng đất là vô lý nhất”.1
Thứ ba, xét dưới góc độ kinh tế, hiệu quả kinh tế mà phương thức tư bản chủ
nghĩa trong sản xuất nông nghiệp làm cho đất đai bị “kiệt quệ hóa”. Do phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp dựa trên ba chủ thể cơ bản là:
1 Đỗ Thế Tùng, “Tìm hiểu những quan điểm cơ bản của C.Mác về quyền sở hữu ruộng đất để phát triển nông
nghiệp”, Tạp chí Cộng sản, https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/16933/view_content?
_contentpublisher_WAR_viettelcmsportlet_urlTitle=tim-hieu-nhung-quan-diem-co-ban-cua-c.mac-ve-quyen-so-
huu-ruong-dat-de-phat-trien-nong-nghiep, 13/07/2012 5
chủ đất; nhà tư bản; người lao động. Mặt khác xét về phương diện xã hội, sở hữu
tư nhân về đất đai vô hình chung trở thành phương tiện để giai cấp tư sản chiếm
hữu đất đai, thực hiện việc khai thác, bóc lột sức lao động của người lao động.
Để giải phóng người lao động khỏi áp bức, bóc lột, xây dựng một xã hội công
bằng, bình đẳng thì cần phải thủ tiêu hình thức sở hữu tư nhân về đất đai. Ph.Ăng
ghen đã chỉ rõ: “Đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản không phải xóa bỏ chế độ sở
hữu nói chung mà là xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản”.2
Thứ tư, quốc hữu hóa đất đai do giai cấp vô sản thực hiện phải gắn với vấn đề
vấn đề giành chính quyền và thiết lập chuyên chính vô sản. Nhiệm vụ của cuộc
cách mạng với sự thành lập chính quyền công - nông là phải xác lập chế độ sở
hữu toàn dân về đất đai trong phạm vi toàn quốc, là đem lại ruộng đất cho người
nông dân: “Ruộng đất phải là sở hữu của toàn dân và một chính quyền có tính
chất toàn quốc phải quy định điều đó”.3
Thứ năm, việc xóa bỏ chế độ tư hữu về đất đai của giai cấp tư sản là một quá
trình tiến hành lâu dài, gian khổ. Mặc dù các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -
Lênin đã khẳng định rằng việc tiến hành quốc hữu hóa đất đai là một điều tất yếu
khách quan. Song các ông cũng chỉ ra rằng không thể xóa bỏ ngay lập tức chế độ
tư hữu về ruộng đất; việc xóa bỏ này là một quá trình lâu dài. Thực tiễn cách
mạng vô sản nổ ra ở một số nước trên thế giới trong thế kỉ XX đã chứng minh
tính đúng đắn của những dự báo thiên tài và sáng suốt trên đây của C.Mác,
Ph.Ăng ghen và Lênin - những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin.
I.2. Cơ sở thực tiễn
Sự khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân của Hiến pháp năm 1980, Hiến
pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 dựa trên những thực tiễn chủ yếu sau đây:
2 C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 4, tr.615
3 V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 32, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, tr.220 6
Thứ nhất, về mặt chính trị, ở nước ta, vốn đất đai quý báu do công sức, mồ
hôi, xương máu của các thế hệ người Việt Nam tạo lập nên, vì vậy nó phải thuộc
về toàn thể nhân dân. Điều này đã được khẳng định trong Báo cáo thẩm tra dự
luật đất đai năm 1993 của ủy ban pháp luật của Quốc hội khóa IX được trình bày
tại kỳ họp thứ ba. Hơn nữa, hiện nay trong điều kiện nước ta “mở cửa”, chủ động
hội nhập từng bước vững chắc với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Việc xác
lập hình thức sở hữu đất đai là một trong những phương thức nhằm góp phần
củng cố và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Thứ hai, về phương diện lịch sử, ở nước ta hình thức sở hữu nhà nước về đất
đai đã xuất hiện từ rất sớm và tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của
dân tộc. Sự ra đời của hình thức sở hữu đất đai này xuất phát từ yêu cầu của công
cuộc đấu tranh và gìn giữ độc lập dân tộc. Đạo lí gìn giữ, bảo vệ tất đất thiêng
liêng của Tổ quốc chính là bảo vệ chủ quyền sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia
nhằm chống lại mọi hình thức xâm lược của ngoại bang. Mặt khác, việc xác định
và tuyên bố đất đai thuộc về sở hữu Nhà nước mà đại diện là vua còn mang ý
nghĩa khẳng định chủ quyền quốc gia của dân tộc. Bên cạnh đó, đối với một
nước có đại đa số người dân sống chủ yếu bằng nghề nông như ở nước ta thì đất
đai có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ trên phương diện kinh tế, xã hội mà
còn trên cả khía cạnh chính trị.
Thứ ba, về mặt thực tế, hiện nay nước ta còn hơn 4,5 triệu ha đất tự nhiên
chưa sử dụng, chủ yếu là đất trống, núi trọc. Việc xác lập đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do nhà nước thống nhất quản lí sẽ giúp Nhà nước có điều kiện thuận lợi
trong việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất theo kế hoạch phát triển chung nhằm
quản lí chặt chẽ và từng bước đưa diện tích đất này vào sử dụng hợp lí đi đôi với
việc cải tạo, bồi bổ vốn đất đai quý giá của quốc gia “với tư cách không chỉ là
người quản lí nhà nước mà đồng thời là người chủ sở hữu đất đai trong cả nước, 7
Nhà nước mới có thể quy hoạch và có chính sách khai thác hợp lí, đầu tư thích
đáng bảo vệ môi trường và bồi bổ đất trong cả nước cũng như ở từng vùng kinh
tế, làm sao để toàn bộ đất đai được sử dụng hợp lí bảo đảm nuôi sống nói chung,
bảo đảm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của xã hội nói riêng đối với đất đai”.4
Bên cạnh đó, trong giai đoạn đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới về đất nước
hiện nay thì việc xác lập hình thức sở hữu toàn dân về đất đai sẽ tạo ưu thế thuận
lợi cho Nhà nước trong việc sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội vì lợi ích chung của toàn xã hội.
Thứ tư, việc duy trì và củng cố hình thức sở hữu toàn dân về đất đai trong giai
đoạn hiện nay còn căn cứ vào lí do thực tiễn sau: Các quan hệ về quản lí sử dụng
đất đai ở nước ta được xác lập dựa trên cơ sở đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước thống nhất quản lí mang tính ổn định lâu dài. Nay nếu thay đổi hình
thức sở hữu đất đai này sẽ dẫn đến những xáo trộn trong lĩnh vực đất đai, làm
tăng tính phức tạp của các quan hệ đất đai; thậm chí dẫn đến sự mất ổn định về
chính trị - xã hội của đất nước.
II. Chứng minh quyền sử dụng đất đai của người sử dụng đất mang tính
phụ thuộc vào quyền sở hữu toàn dân về đất đai
Quyền sử dụng đất đai của người sử dụng đất mang tính phụ thuộc vào quyền
sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu
2.1. Sở hữu toàn dân về đất đai được hiểu là đất đai không thuộc sở hữu
của riêng ai, toàn thể nhân dân là chủ sở hữu đối với đất đai
Điều 4 Luật Đất đai 2013 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng
đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.” Trên cơ sở về nguyên
4 Vũ Văn Phúc, “Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện chủ sở hữu ở Việt Nam”, Tạp chí của
Ban Tuyên giáo Trung ương ,https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/che-do-so-huu-toan-dan-ve-dat-dai-do-nha-nuoc-
dai-dien-chu-so-huu-o-viet-nam-138401, 03/05/2022 8
tắc sử dụng đất của Luật Đất đai 2013 ta sẽ thấy được sự phụ thuộc về quyền sử
dụng đất đai của người sử dụng đất đai với quyền sở hữu toàn dân về đất đai mà
Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu. Quyền sử dụng đất đai của người sử
dụng mang tính chất trực tiếp sử dụng đất mặc dù không phải chủ sở của đất đai
nhưng chính họ là những người trực tiếp chiếm hữu. Hành vi trực tiếp chiếm hữu
đất đai của người sử dụng đất cho thấy việc sử dụng đất đai một cách độc lập của
họ đối với đại diện chủ sở hữu là Nhà nước và các chủ thể khác, Nhà nước và
các chủ thể khác phải tôn trọng quyền chiếm hữu của họ.
Căn cứ Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất, Nhà
nước ta với tư cách là cơ quan quyền lực, đại biểu cho lợi ích của Nhân dân,
đóng vai trò người đại diện cho chủ sở hữu toàn dân. Nhà nước có quyền và
trách nhiệm tổ chức quản lý, giao cho các chủ thể (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân)
sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo tồn và phát triển… Nhà nước
không mất đi quyền chiếm hữu đất đai của mình, bởi vì Nhà nước thực hiện
quyền chiếm hữu đất đai một cách gián tiếp thông qua các hoạt động vừa mang
tính kĩ thuật, nghiệp vụ, vừa mang tính pháp lí như đo đạc, khảo sát, đánh giá và
phân hạng đất để nắm được hiện trạng, sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước và từng địa phương.
2.2. Quyền sử dụng đất do pháp luật quy định các căn cứ, hình thức làm
phát sinh và chấm dứt quyền sử dụng đất của các chủ thể là do pháp luật quy định
Các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất của người sử dụng đất tuy bị
phụ thuộc, bị ràng buộc chi phối, kiểm soát nhưng vẫn có tính độc lập riêng. Đây
được xem là biểu hiện của tính độc lập cao nhất. Nhà nước đảm bảo toàn bộ
quyền lợi dân sự của người sử dụng đất đối với quyền sử dụng đất đai. Điều này
được thể hiện rõ qua việc người sử dụng đất có thể tự do thực hiện các giao dịch 9
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp,
góp vốn quyền sử dụng đất đai.5 Xét về khía cạnh kinh tế, quyền sử dụng đất có
ý nghĩa quan trọng vì nó làm thoả mãn các nhu cầu và mang lại lợi ích vật chất
cho các chủ sử dụng trong quá trình sử dụng đất. Người sử dụng đất hoàn toàn
có thể tự quyết định hình thức, mục đích, thời hạn, diện tích, giá đất trong quá
trình khai thác, sử dụng đất một cách độc lập với Nhà nước biểu hiện như sau:
Hình thức sử dụng đất có sự thay đổi qua các năm theo hướng người sử dụng đất
có quyền tự lựa chọn hình thức sử dụng phù hợp6. Tuy nhiên, để thực hiện tất cả
các loại giao dịch trên đều cần phải có sự quản lý của Nhà nước, thông qua việc
thực hiện đăng ký, công chứng tại các cơ quan có thẩm quyền.
2.3. Quyền sở hữu toàn dân về đất đai là quyền độc lập còn quyền sử dụng
đất là quyền phụ thuộc
Quyền sở hữu toàn dân về đất đai là quyền có trước và quyền sử dụng đất là
quyền có sau hay có thể hiểu quyền sử dụng đất là quyền phái sinh từ quyền sở
hữu toàn dân về đất đai. Từ quyền sở hữu toàn dân về đất đai mà pháp luật quy
định, Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân thực hiện việc giao
đất cho các chủ thể bằng các hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền
sử dụng đất. Đồng thời với việc giao đất thì Nhà nước phải giao quyền cho người
có đất. Ngoài ra, tính phụ thuộc của quyền sử dụng đất còn thể hiện ở chỗ, khi
được Nhà nước giao đất thì các chủ thể phải sử dụng đúng mục đích, không được
tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất được giao. Vì vậy, quyền sử dụng đất là
quyền phái sinh từ quyền sở hữu toàn dân về đất đai.
2.4. Quyền sở hữu toàn dân về đất đai có tính vĩnh viễn trong khi đó quyền
sử dụng đất thì không
5 Điều 167 Luật Đất đai 2013
6 Điều 172 Luật Đất đai 2013 10
Tính vô thời hạn của quyền sở hữu toàn dân về đất đai thể hiện ở tính không
bị giới hạn về mặt thời gian còn quyền sử dụng đất lại bị giới hạn trong một thời
gian nhất định do pháp luật quy định. Ví dụ, thời hạn sử dụng đối với đất xây
dựng trụ sở cơ quan, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao là không quá
99 năm hoặc thời hạn sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước cho thuê là
không quá 50 năm. Khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được Nhà nước gia
hạn thì quyền sử dụng đất của các chủ thể đương nhiên bị chấm dứt.
Như vậy quyền sử dụng đất của người sử dụng đất được phát sinh từ quyền sở
hữu toàn dân về đất đai thông qua việc Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân
trao cho các chủ thể bằng các hình thức giao đất, cho thuê đất và công nhận
quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được quyền thực hiện quyền chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt đất và được sự bảo hộ của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
III. Chứng minh quyền sử dụng đất đai của người sử dụng đất mang
tính độc lập trong quá trình khai thác, sử dụng đất
3.1. Quyền sử dụng đất của người sử dụng mang tính chất trực tiếp và cụ thể
Người sử dụng đất mặc dù không phải chủ sở hữu của đất đai nhưng chính họ
là những người trực tiếp chiếm hữu. Hành vi trực tiếp chiếm hữu đất đai của
người sử dụng đất cho thấy việc sử dụng đất đai một cách độc lập của họ đối với
đại diện chủ sở hữu là Nhà nước và các chủ thể khác, Nhà nước và các chủ thể
khác phải tôn trọng quyền chiếm hữu của họ.
3.2. Người sử dụng đất tự do thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai
Các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất của người sử dụng đất tuy bị
phụ thuộc, bị ràng buộc chi phối, kiểm soát nhưng vẫn có tính độc lập riêng. Đây 11
được xem là biểu hiện của tính độc lập cao nhất. Nhà nước đảm bảo toàn bộ
quyền lợi dân sự của người sử dụng đất đối với quyền sử dụng đất đai. Điều này
được thể hiện rõ qua việc người sử dụng đất có thể tự do thực hiện các giao dịch
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp,
góp vốn quyền sử dụng đất đai.7 Các giao dịch này độc lập ở chỗ người sử dụng
có thể chuyển giao quyền sử dụng đất cho bất cứ chủ thể nào phù hợp, đủ điều
kiện và sử dụng đất đúng mục đích. Tuy nhiên, để thực hiện tất cả các loại giao
dịch trên đều cần phải có sự quản lý của Nhà nước, thông qua việc thực hiện
đăng ký, công chứng tại các cơ quan có thẩm quyền.
Một số biểu hiện của các loại giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất:
+ Đối với giao dịch chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất,
người sử dụng đất có quyền chuyển giao đất cho bất kỳ đối tượng nào đủ điều
kiện là chủ thể được Nhà nước quy định, giá trị chuyển nhượng, phạt vi phạm,
cọc hợp đồng đều thì đều do hai bên giao dịch thỏa thuận;
+ Đối với việc cho thuê, cho thuê lại đất, chủ sở hữu có quyền cho bất kỳ ai có
đủ điều kiện chủ thể để sử dụng đất đúng mục đích của đất thuê và có thể cho
thuê với diện tích đất bất kì và không quá diện tích đất đang chiếm giữ;
+ Đối với thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất một cách hợp pháp - thực hiện
giao dịch độc lập mà không quan tâm đến ý chí Nhà nước. Chính điều này đã
giúp người sử dụng đất có thể dễ dàng đầu tư vào đất và thúc đẩy sự tăng trưởng giá trị của đất.
3.3. Tính tự quyết định về hình thức, mục đích, thời hạn, diện tích, giá đất
trong quá trình khai thác, sử dụng đất
7 Điều 167 Luật Đất đai 2013 12
Người sử dụng đất hoàn toàn có thể tự quyết định hình thức, mục đích, thời
hạn, diện tích, giá đất trong quá trình khai thác, sử dụng đất một cách độc lập với
Nhà nước biểu hiện như sau:
Về hình thức sử dụng đất, hình thức sử dụng đất có sự thay đổi qua các năm
theo hướng người sử dụng đất có quyền tự lựa chọn hình thức sử dụng phù hợp.8
Người sử dụng đất căn cứ vào khả năng tài chính, nhu cầu sử dụng, khả năng
khai thác có quyền tự quyết định sẽ chọn hình thức sử dụng đất nào. Luật Đất đai
2013 quy định tất cả các chủ thể không kể là chủ thể trong nước hay chủ thể có
vốn đầu tư nước ngoài đều có quyền lựa chọn hình thức sử dụng đất thích hợp,
không dành riêng bất cứ một sự khác biệt hoặc ưu đãi nào đó cho các chủ thể sử dụng đất khác nhau.
Về mục đích sử dụng đất, pháp luật quy định các trường hợp chuyển đổi mục
đích sử dụng đất phải xin phép nên người sử dụng đất có thể hiểu nếu chuyển đổi
các trường hợp còn lại thì người sử dụng đất có quyền chuyển đổi ko cần xin phép.9
Về giá đất, trên thực tế việc quy định giá có sự linh hoạt, tôn trọng thỏa thuận
của người sử dụng đất trong quá trình xác lập giao dịch. Trên thực tế chúng ta
thấy, giá đất thị trường đang cao hơn rất nhiều so với khung giá đất và bảng giá
đất. Điều này thể hiện rất rõ tính độc lập của người có quyền sử dụng đất. Căn cứ
vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực mình sinh sống, người dân
hoàn toàn có thể quy định mức giá cho thuê, chuyển nhượng,... Đặc biệt, khoản 1
Điều 9 Nghị định 44/2014/NĐ-CP “Khi giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ
20% trở lên so với giá đất tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất tối
thiểu trong khung giá đất trong khoảng thời gian từ 180 ngày trở lên thì Chính
phủ điều chỉnh khung giá đất” cho thấy giá đất trên thị trường (giá đất dựa trên
8 Điều 172 Luật Đất đai 2013
9 Điều 57 Luật Đất đai 2013 13
sự thỏa thuận của người sử dụng đất còn quyết định ngược lại khung giá đất mà Nhà nước đã công bố)
3.4. Người sử dụng đất độc lập trong việc hưởng thành quả từ khai thác đất đai
Quyền sử dụng của người sử dụng đất là người sử dụng đất có quyền khai thác
đất đai để phục vụ các hoạt động kinh tế - xã hội cho bản thân họ, nên người sử
dụng đất độc lập trong việc hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư thu được
từ đất đai; độc lập trong việc hưởng các lợi nhuận từ hoạt động khai thác đất của
mình. Điều 166 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền chung của người sử dụng
đất như sau: “2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất”. Người sử
dụng đất có toàn quyền trong việc khai thác đất đai để phục vụ cho hoạt động
kinh tế, đây là một trong những yếu tố thể hiện rõ nhất sự độc lập trong quyền sử dụng đất.
Tùy vào từng loại đất khác nhau đang được sử dụng mà những lợi ích thu
được cũng sẽ khác nhau. Ví dụ, đối với đất nông nghiệp thì lợi ích sẽ là các loại
nông sản, thực phẩm, hoa màu, … còn đối với đất ở, lợi ích có thể là xây dựng
nhà để ở hoặc dùng để cho thuê. Việc khai thác đất đai, nâng cao hiệu quả kinh
tế và được hưởng những thành quả, lợi ích là yếu tố giúp phân biệt sự độc lập
trong quá trình khai thác và sử dụng đất. Người sử dụng đất có thể độc lập sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản tạo công ăn việc làm, kiếm
thêm thu nhập, nâng cao hiệu quả KT, chất lượng cuộc sống của người dân. Nhà
nước bảo hộ các quyền lợi ích hợp pháp về đất đai của người sử dụng đất, đồng
thời thừa nhận quyền sử dụng đất của người sử dụng đất thông qua giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, khi đó người sử dụng đất độc lập sở hữu nhà ở, tài sản
khác gắn liền với đất. Tự do khai thác, sử dụng đất theo mục đích và hưởng
thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất hoặc cho phép người khác sử dụng, 14
thu những lợi ích từ việc cho thuê quyền sử dụng đất đó không phải phụ thuộc
vào ý chí của Nhà nước, các chủ thể khác. KẾT LUẬN
Qua phân tích đã cho thấy được sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa nhà nước và
nhân dân trong việc quản lý, sử dụng đất đai. Việc phân định rõ quyền và nghĩa
vụ của chủ sở hữu với quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu sẽ giúp cho hệ
thống pháp luật về đất đai được rõ ràng, minh bạch, thông quá đó, phát huy
quyền làm chủ thực sự của nhân dân, chứng minh rõ ràng hơn bản chất của nhà
nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Song song đó, cần có những quy
định cụ thể, hợp lý về chủ thể được quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất
đai với nguyên tắc chỉ có cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra (Quốc hội và Hội
đồng nhân dân các cấp) mới được quyền đại diện quyền sở hữu của nhân dân về
đất đai, để giúp xã hội ngày càng công bằng văn minh và nền kinh tế thuận lợi phát triển.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Văn bản pháp luật 15
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 2. Luật Đất đai 2013
3. Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất II. Giáo trình
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Đất đai Việt Nam (tập I),
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2022 III.
Tài liệu tham khảo khác
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật
2. C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995
3. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 32, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva
4. Nguyễn Sung, Khoa Nhà nước và Pháp luật, “Chế độ sở hữu toàn dân về
đất đai- Lý luận và thực tiễn trong giảng dạy”, Trường Chính trị Lê Duẩn,
https://truongleduan.quangtri.gov.vn/vi/hoat-dong-khoa-hoc/Nghien-cuu-trao-
doi/che-do-so-huu-toan-dan-ve-dat-dai-ly-luan-va-thuc-tien-trong-giang-day- 335.html, 25/10/2021
5. Bùi Hồng Nhung, Trường Đại học Luật Hà Nội, “Chế độ sở hữu toàn dân
về đất đai trong Luật Đất đai năm 2013 - thực trạng và kiến nghị hoàn thiện”,
Tạp chí Tổ chức nhà nước, https://tcnn.vn/news/detail/57527/Che-do-so-huu-
toan-dan-ve-dat-dai-trong-Luat-Dat-dai-nam-2013---thuc-trang-va-kien-nghi- hoan-thien.html, 29/03/2023 16
6. “Cơ sở xây dựng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam”,
https://everest.org.vn/co-so-viec-xay-dung-che-do-so-huu-toan-dan-ve-dat- dai-o-viet-nam/, 22/02/2023
7. Vũ Văn Phúc, “Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện
chủ sở hữu ở Việt Nam”, Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương,
https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/che-do-so-huu-toan-dan-ve-dat-dai-do-nha-
nuoc-dai-dien-chu-so-huu-o-viet-nam-138401, 03/05/2022
8. Đỗ Thế Tùng, “Tìm hiểu những quan điểm cơ bản của C.Mác về quyền sở
hữu ruộng đất để phát triển nông nghiệp”, Tạp chí Cộng sản,
https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/16933/view_content
?_contentpublisher_WAR_viettelcmsportlet_urlTitle=tim-hieu-nhung-quan-
diem-co-ban-cua-c.mac-ve-quyen-so-huu-ruong-dat-de-phat-trien-nong- nghiep, 13/07/2012 17