Bài tập nhóm môn Kinh tế vĩ mô đề tài "Phân tích tình hình kinh tế vĩ mô của Hàn Quốc"

Bài tập nhóm môn Kinh tế vĩ mô đề tài "Phân tích tình hình kinh tế vĩ mô của Hàn Quốc" của Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD|36477832
BÀI TẬP NHÓM MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
Chủ đề:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ CỦA HÀN QUỐC
TRONG HAI GIAI ĐOẠN 2019 - 2021 VÀ 2022 NAY
PHẦN MỞ ĐẦU
Thời kì thuộc địa của Nhật Bản (1910 - 1945) và Chiến tranh Triều Tiên kéo dài
3 năm (1950 – 1953) đã tàn phá nặng nề đất nước Hàn Quốc, khiến nước này trở
thành một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới với mt nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu và sự thiệt hại trầm trọng của cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, nhờ nỗ lực cải cách của Chính phủ với Kỳ tích sông Hán” từ năm
1960, Hàn Quốc đã chuyển mình từ một quốc gia phải dựa vào viện trợ của Mỹ
để tồn tại đến mt cường quốc về công nghiệp và dịch vụ với vị thế nền kinh tế
lớn thứ 4 châu Á, thứ 13 thế giới với tổng giá trị GDP 1,673 nghìn tỷ USD
(2022). Vì lẽ đó, Hàn Quốc được coi là trường hợp phát triển kinh tế thành công
điển hình của một nước thuộc “Thế giới Thứ Ba”.
Trong giai đoạn 2019 nay, thế giới đã chứng kiến một loạt các biến động lớn,
trong đó phải kể đến sự bùng phát của đại dịch Covid 19. Trước sự kiện này,
liệu kinh tế Hàn Quốc có giữ được đà phát triển ổn định hay không? Bài viết này
sẽ phân tích tình hình kinh tế Hàn Quốc trong giai đoạn kể trên.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÀN QUỐC
1.1. Một vài nét chính về Hàn Quc
Vị trí địa lý: Hàn Quốc là một quốc gia nằm ở phía Đông Bắc lục địa châu
Á trên bán đảo Triều Tiên, có chiều dài từ Bắc tới Nam là 1.100 km với diện tích
khoảng 100.210 km
2
(đứng thứ 108 trên thế giới) dân số khoảng 51 triệu người.
Chế độ chính trị: Dân chủ cộng hoà nghị viện.
lOMoARcPSD|36477832
Kinh tế: Hàn Quốc nền kinh tế thị trường phát triển, được Ngân hàng
Thế giới phân loại là quốc gia "OECD thu nhập cao" và có cấu GDP được
hỗ trợ phần lớn bởi lĩnh vực công nghiệp dịch vụ nhưng chỉ một lượng nhỏ đến
từ khu vực nông nghiệp.
Văn hóa: Xứ sở Kim Chi nền văn hoá đặc sắc, mang sự pha trộn giữa
truyền thống đương đại. Nơi đây nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh, âm
nhạc, điện ảnh đã lan tỏa văn hóa Hàn Quốc trên toàn thế giới.
Giáo Dục và Nghiên Cứu: Đây hai lĩnh vực được đánh giá cao trong nền
văn hóa Hàn Quốc và được coi là chìa khóa để đạt được thành công.
Một vài chỉ số nổi bật về kinh tế và xã hội:
- Là nền kinh tế lớn thứ 13 thế giới, thứ 4 châu Á
- Chỉ số đổi mới: 58,6 điểm, xếp hạng 10 thế giới
- Chỉ số phát triển con người: 0,925%, xếp hạng 19 (năm 2022)
- Tỷ lệ biết chữ đạt 99%, Tỷ lệ sinh viên đại học đạt 60%
1.2. Một số thế mạnh của Hàn Quốc
Vốn vật chất
- Hàn Quốc đã đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp
chính, như ô tô, điện tử, hoá chất, thép
- Các khu công nghiệp và khu vực đô thị đã được phát triển đthuận tiện cho
sản xuất và giao thông vận tải.
- Các tập đoàn lớn nSamsung, Hyundai, và LG… đóng vai trò quan trọng
trong việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.
Vốn nhân công
- Hàn Quốc có một lực lượng lao động hiệu quả và có trình độ cao, đặc biệt
trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, kỹ thuật, nghiên cứu phát
triển.
lOMoARcPSD|36477832
- Hệ thống giáo dục tiên tiến của Hàn Quốc đào tạo ra nhiều chuyên gia
chất lượng, giúp nước này duy trì phát triển sự chuyển đổi từ kinh tế
nông nghiệp sang kinh tế dựa trên tri thức.
Kiến thức công nghệ
- Hàn Quốc đã đặt nặng vào nghiên cứu phát triển công nghệ mới. Các
tập đoàn công nghiệp lớn thường xuyên đầu tư o các dán nghiên cứu
để giữ vững địa vị cạnh tranh.
- Sự hỗ trợ tchính phủ thông qua các chính sách chiến lược công nghiệp
cũng đã giúp nước này phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ
sáng tạo.
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KINH TẾ HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2019-2021
2.1. GDP và tăng trưởng GDP
2.1.1. Trước đại dịch COVID – 19
Năm 2019, kinh tế thế giới nói chung kinh tế Hàn Quốc nói riêng liên tục
phải đối mặt với nhiều biến động và thách thức. Đó là sự suy yếu của thương mại
toàn cầu, sự chững lại của nền kinh tế Trung Quốc châu Âu, chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung Quốc, sự biến động giá dầu,… Dưới tác động của những sự kiện
trên, thị trường lao động nước này đã gặp nhiều khó khăn, nợ gia đình ở mức cao,
tiêu dùng nội địa không lạc quan. Tuy nhiên nhờ vào việc xuất khẩu các mặt hàng
chủ yếu, nhất là về chip bán dẫn, Hàn Quốc đã thu về thành tựu nhất định.
lOMoARcPSD|36477832
Hình 2.1. Top 10 mặt hàng xuất khẩu của Hàn Quốc năm 2019
Theo báo cáo về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Tổ chức Hợp tác phát
triển kinh tế (OECD), GDP danh nghĩa của Hàn Quốc năm 2019 đạt 1.651,42 tỷ
USD, tốc độ tăng trưởng đạt 2,0%, xếp vị trí thứ 10 trong 38 quốc gia thành viên
OECD và xếp thứ 12 thế giới.
2.1.2. Trong đại dịch COVID – 19
Đầu năm 2022, đại dịch COVID-19 bùng phát tại Vũ Hán (Trung Quốc)
đã nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu. Hàn Quốc là mt trong những quốc gia đầu
tiên bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Về phía cung:
Sự bùng phát dịch đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến cho
nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc gặp khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên liệu
linh kiện, dẫn đến sản xuất bị đình trệ và giảm cung hàng hóa, dịch vụ. Điều này
làm giảm tổng cầu trong nước.
lOMoARcPSD|36477832
Cụ thể, trong năm 2020, sản lượng công nghiệp của Hàn Quốc giảm 3,3%
(mức giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008). Nhiều
ngành công nghiệp quan trọng của Hàn Quốc như sản xuất ô tô, điện tử, hóa chất
đều bị ảnh hưởng nặng nề.
Về phía cầu:
Việc thực hiện các biện pháp phong toả giãn cách hội đã hạn chế hoạt
động mua sắm của người dân tại các cửa hàng trung tâm thương mại, khiến
cho nhu cầu tiêu dùng của người dân Hàn Quốc giảm t (mặc dù hoạt động
thương mại điện tử có thể phần nào khắc phục được).
Ngoài ra, với việc hoạt động sản xuất bị ngưng trệ, các doanh nghiệp đã
tạm thời ngừng hoạt động, khiến người lao động rơi vào trạng thái thất nghiệp. Sự
mất mát trong thu nhập đã làm giảm sức mua của người dân, dẫn đến tổng cầu
giảm mạnh.
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ thất nghiệp ở Hàn Quốc năm 2020
Những tác động tiêu cực kể trên đã làm cho GDP năm 2020 giảm còn
1.644,31 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng giảm 1% so với năm 2019.
Tuy nhiên đến năm 2021, nền kinh tế n Quốc đã ghi nhận sự phục hồi
mạnh mẽ. Nguyên nhân chính là do nền kinh tế toàn cầu đã phục hồi sau đại dịch
lOMoARcPSD|36477832
COVID-19, nhu cầu tiêu dùng đầu tư tăng cao, c chính sách hỗ trợ kinh
tế của chính phủ Hàn Quốc đã phát huy hiệu quả. Ngân hàng Trung ương n
Quốc cho biết tổng sản phẩm quốc nội GDP của Hàn Quốc trong quý 1 tăng 1,6%
so với quý trước, dẫn đầusự phục hồi trong xuất khẩu và nhu cầu trong nước.
Tiêu dùng cá nhân tăng trở lại 1,1%, trong khi xuất khẩu và đầu tư cơ sở vật chất
tăng lần lượt 1,9% 6,6%. GDP của quốc gia này trong quý 1 vượt qua mức của
quý 4 năm 2019, thời điểm ngay trước khi đại dịch bùng phát. Sự phục hồi trong
quý 1 năm 2021 của Hàn Quốc nhanh hơn so với triển vọng mà các tổ chức quốc
tế ngân hàng đầu toàn cầu đưa ra, khi GDP thực tế đã vượt mức trước khủng
hoảng Covid-19
Biểu đồ 2.2. GDP (đơn vị: nghìn tỷ won) của Hàn Quốc
2.2. Lạm phát
2.2.1. Trước đại dịch COVID – 19
Với sự phát triển ổn định và quy mô kinh tế ngày càng mở rộng, Hàn Quốc
đã duy trì mức lạm phát thấp trong nhiều năm trước khi đại dịch bùng phát. Theo
các chỉ số kinh tế, tỷ lệ lạm phát thường duy trì dưới mức 2-3% giai đoạn 2018 -
2020, cho thấy sự ổn định trong việc quản giá cả chính sách tiền tệ của Chính
lOMoARcPSD|36477832
phủ. Tuy nhiên, vẫn một số ngành hay mặt hàng n Quốc tăng giá trước
COVID, cụ thể như sau:
- Thịt: Giá thịt bò tăng 1,9% , giá thịt gà tăng 2,5% trong cùng kỳ.
- Thực phẩm tươi sống: Giá hồi tăng 2,1%, giá rốt tăng 1,2, giá táo tăng
1,7% trong cùng kỳ.
- Bất động sản: Gbất động sản ở Hàn Quốc tăng trong năm 2019, với mức
tăng trung bình khoảng 5%. Giá nhà cũng tăng trong năm này, với mức
tăng trung bình khoảng 6%.
Nguyên nhân khiến các ngành/ mặt hàng trên tăng giá bao gồm:
- Tăng trưởng kinh tế ổn định đã tạo ra nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu về bất
động sản tăng cao.
- Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) đã nới lỏng chính sách tiền tệ
trong năm 2019, dẫn đến dòng tiền chảy vào thị trường bất động sản.
- Lãi suất cho vay mua nhà ở Hàn Quốc duy trì ở mức thấp, khiến việc mua
nhà trở nên dễ dàng hơn.
- Giá dầu thế giới tăng cũng đã dẫn đến chi phí vận chuyển và sản xuất tăng,
khiến giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng lên.
Nhìn chung, tình hình lạm phát của Hàn Quốc trước COVID tương đối ổn
định. Tuy nhiên, có một số ngành hay mặt hàng có mức tăng giá đáng kể, chủ yếu
là do nhu cầu tiêu dùng tăng cao và giá nguyên liệu đầu vào tăng.
2.2.2. Trong đại dịch COVID -19
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc( BoK) ngày 20/12 cho biết, lạm phát
nước này tăng khoảng 5% ở thời điểm hiện tại, song sẽ chậm lại “đều đặn” do giá
dầu ổn định tác động của suy thoái kinh tế trong ngoài nước. Dự báo mới
nhất này đưa ra sau khi Bok tăng lãi suất chuẩn thêm 2.75% kể từ tháng 8/2021
lOMoARcPSD|36477832
để kiểm soát lạm phát vốn để tăng tốc với tốc độ nhanh nhất trong hơn 2 thập kỉ
trở lại đây.
Lạm phát của Hàn Quc chủ yếu được thúc đẩy bởi giá năng lượng hàng
hóa chính tăng mạnh trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn kết hợp
với cuộc sống xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra vào tháng 2/2022.
Theo BOK, lạm phát đã tăng trung bình 5.1% cho đến tháng 11/2022 dự
báo mức tăng giá cả năm 2022 scao hơn mức tăng 4.7% được ghi nhận trong
năm 2008( thời điểm Hàn Quốc đang giữa cuộc khủng hoảng tài chính) sẽ
đạt mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ một cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998
với 7.5%. BoK cũng dự báo rằng lạm phát bản( không bao gồm giá lương thực
và năng lượng biến động) sẽ tăng với tốc độ tương tự như năm 2008 khi duy trì
mức 3.6%.
2.3. Công cụ chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá
2.3.1. Trước đại dịch COVID – 19
Trong giai đoạn trước khi đại dịch COVID 19 bùng phát, đhỗ trợ ng
trưởng nền kinh tế giảm thất nghiệp, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK)
đã triển khai các công cụ chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá như sau:
Về công cụ chính sách tiền tệ:
- Duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức 1,75%.
- Thực hiện nhiều nghiệp vụ thị trường mở mua trái phiếu chính phủ
Về công cụ chính sách tài khoá:
- Tăng dphòng ngân sách cho năm 2019 thêm 20 nghìn twon (17,2 tỷ
USD) để tăng cường khả năng ứng phó với những rủi ro kinh tế tiềm ẩn.
- Tăng chi tiêu ngân sách cho các mục tiêu như đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ vừa, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi chiến tranh
thương mại M- Trung.
lOMoARcPSD|36477832
2.3.2. Trong đại dịch Covid - 19
Để ứng phó với tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, BOK đã triển
khai một loạt các biện pháp nhằm kích thích nền kinh tế, bao gồm:
Về công cụ chính sách tiền tệ:
- Hạ lãi suất bản 7 lần, từ mức 1,75% xuống còn 0,25%. Đây mức lãi
suất thấp nhất trong lịch sử Hàn Quốc. Việc giảm lãi suất đã làm giảm chi
phí đi vay của các doanh nghiệp và hộ gia đình, từ đó khuyến khích đầu tư
và tiêu dùng. Điều này sẽ làm tăng tổng cầu.
- Triển khai các chương trình mua tài sản bao gồm mua trái phiếu chính phủ,
trái phiếu doanh nghiệp và chứng khoán có thế chấp. Mua tài sản của ngân
hàng trung ương sẽ làm tăng cung tiền trong nền kinh tế. Điều này sẽ làm
giảm lãi suất và khuyến khích đầu tư và tiêu dùng
Kết quả: Các biện pháp nới lỏng tiền tcủa BOK đã giúp giảm lãi suất
cho vay, thúc đẩy tín dụng hỗ trợ tiêu dùng, đầu tư. Theo thống kê của Ngân
hàng Thế giới, tổng tín dụng của Hàn Quốc đã tăng 9,7% trong năm 2020.
Về công cụ chính sách tài khóa:
Trong năm 2020, Chính phủ Hàn Quốc đã triển khai các gói kích thích kinh
tế như sau:
- Chính phủ n Quốc chi cho ngân sách bổ sung trị g11,7 nghìn tỷ won
(9,8 tỷ USD) để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Con số
này đã vượt qua ngân sách bổ sung để ứng phó với đợt bùng phát Hội chứng
hấp Trung Đông (MERS) năm 2015, khiến đây trở thành gói bổ sung
lớn nhất cho đến nay nhằm đối pdịch bệnh truyền nhiễm của Hàn Quốc.
- Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ:
+ Cung cấp hỗ trợ tài chính trị giá 40 nghìn tỷ won (34,2 tỷ USD).
+ Triển khai gói hỗ trợ 38 tỷ USD
- Đối với người lao động bị mất việc làm: Cung cấp gói hỗ trợ tiền mặt trị
giá 100 nghìn tỷ won (86,4 tỷ USD) nhằm giúp người lao động thu nhập
để trang trải cuộc sống trong thời gian thất nghiệp
lOMoARcPSD|36477832
- Đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp: hỗ trợ khoản thanh toán tiền mặt
trị giá 9,7 nghìn tỷ won (7,4 tỷ USD) cho 14,78 triệu hộ gia đình, chiếm
khoảng 50% số hộ gia đình trên toàn quốc.
Giải thích tác động của các công cụ chính sách tài khoá và t
Năm 2021, Chính phủ Hàn Quốc đã chi 810,6 nghìn tỷ won (666,6 tỷ USD)
cho các công cụ chính sách tài khóa, tăng 12,1% so với năm 2020.
Bảng 2.1. Bảng số liệu các công cụ chính sách tài kh
của Hàn Quốc năm 2021
Các gói kích thích kinh tế của chính phủ Hàn Quốc đã giúp giảm bớt tác
động tiêu cực của dịch bệnh đối với nền kinh tế. Theo thống của Ngân hàng
Thế giới, GDP của Hàn Quốc đã giảm 1,0% trong năm 2020, mức giảm thấp hơn
nhiều so với mức giảm trung bình của các nền kinh tế phát triển.
Kết quả: Nhờ các chính sách tiền tệ tài khóa của chính phủ, nền kinh tế
Hàn Quốc đã phục hồi nhanh chóng sau khi dịch COVID - 19 được kiểm soát.
Theo đó:
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Tăng 4,0% trong năm 2021
lOMoARcPSD|36477832
- Tỷ lệ thất nghiệp: Giảm từ 4,0% trong năm 2020 xuống 3,0% trong năm
2021.
- Lạm phát: Duy trì ở mức thấp, dưới 2%.
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH KINH TẾ HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2022 –
NAY
3.1. GDP và tăng trưởng GDP
Nhìn chung, nền kinh tế Hàn Quốc từ năm 2022 đến nay thể được đánh
giá vẫn còn đang hồi phục sau đại dịch Covid 19 với mức tăng trưởng GDP như
sau:
Năm 2022: Tăng trưởng GDP 2.6%
Năm 2023: + Quý I và II: Tăng trưởng GDP 0.9%
+ Quý III: Tăng trưởng GDP 1.4%
NĂM 2022:
Nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 2.6%, thấp hơn với mức 4.1% của năm
2021. Tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong năm 2022 có những điểm tích cực
như sau:
- Xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022, đạt mức
tăng trưởng 14.8% so với năm trước. Điều này là do nhu cầu toàn cầu phục
hối sau đại dịch, đặc biệt nhu cầu đối với các sản phẩm công nghệ cao
của Hàn Quốc.
- Tiêu dùng nội địa của Hàn Quốc cũng tăng trưởng 2022, đạt mức tăng
cường 3.5% so với năm trước. Điều này do nền kinh tế Hàn Quốc đã
phục hồi sau đại dịch và người tiêu dùng có nhiều tiền hơn để chi tiêu.
- Tăng trưởng đầu mạnh mẽ, tăng 10.5% so với năm trước. Điều này là do
các doanh nghiệp Hàn Quốc đang tăng cường đầu tư vào nghiên cứu
phát triển, cũng như đầu vào các linh vực mới nổi như công nghệ xanh
và năng lượng tái tạo.
lOMoARcPSD|36477832
Biểu đồ 3.1. GDP thực tế theo ngành của Hàn Quốc năm 2022
Nhận xét biểu đồ:
Sản xuất là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế Hàn Quốc, với
28,9% GDP. Ngành này bao gồm các hoạt động sản xuất hàng hóa, chẳng hạn
như ô tô, điện tử và công nghiệp nặng.
Thương mại dịch vụ ngành chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, với 27,7%
GDP. Ngành này bao gồm các hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như bán lẻ, nhà
hàng và dịch vụ tài chính.
Xây dựng là ngành chiếm tỷ trọng lớn thứ ba, với 13,4% GDP. Ngành này
bao gồm các hoạt động xây dựng, chẳng hạn như xây dựng nhà cửa, tòa nhà
cơ sở hạ tầng.
Các ngành khác, bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm tỷ
trọng còn lại của nền kinh tế Hàn Quốc, với 29,0% GDP.
Qua đó có ta có thể thấy:
lOMoARcPSD|36477832
- Sản xuất: Sản xuất một ngành quan trọng của nền kinh tế Hàn Quốc,
đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế tạo ra việc làm. Ngành này
được hỗ trợ bởi các yếu tố như lực lượng lao động có trình độ cao, sở hạ
tầng mạnh mẽ và các chính sách hỗ trợ của chính phủ.
- Thương mại và dịch vụ: Thương mại và dịch vụ là ngành phát triển nhanh
nhất của nền kinh tế Hàn Quốc. Ngành này được hỗ trợ bởi sự phát triển
của kinh tế số và thương mại toàn cầu.
- Xây dựng: Xây dựng là một ngành quan trọng của nền kinh tế Hàn Quốc,
đóng góp đáng kể cho cơ sở htầng và tạo ra việc làm. Ngành này được hỗ
trợ bởi sự phát triển của các dự án cơ sở hạ tầng lớn, chẳng hạn như tuyến
đường sắt cao tốc và sân bay mới.
- Các ngành khác: Các ngành khác đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Hàn
Quốc, cung cấp thực phẩm và nguyên liệu thô. Tuy nhiên, những ngành
này đang gặp phải những thách thức, chẳng hạn như giá cả biến động và sự
cạnh tranh từ các nước khác.
NĂM 2023:
Theo dữ liệu sơ bộ từ BoK, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc
trong quý III đã tăng 0,6% so với quý trước. Trước đó, GDP của Hàn Quốc đã
tăng 0,6% trong quý II và 0,3% trong quý I của năm 2023.
Nếu tính theo năm thì nền kinh tế Hàn Quốc đã tăng trưởng 1,4% trong quý
III, sau khi đạt mức tăng trưởng 0,9% trong cả quý I quý II. Nền kinh tế lớn
thứ 4 châu Á đang trên đà phục hồi sau khi suy giảm 0,3% trong quý IV năm
2022.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP của Hàn Quốc trong năm 2023
đạt 1.960 tỷ USD, tăng 2,2% so với năm 2022. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất
trong 10 năm qua, do tác động của một số yếu tố, bao gồm:
lOMoARcPSD|36477832
Dưới đây là một số phân tích cụ thvề tác động của những sự kiện này đến
GDP của Hàn Quốc:
- Cuộc xung đột tại Ukraine:
o Cuộc xung đột tại Ukraine đã khiến cho giá dầu thô khí đốt tăng
cao. Hàn Quốc một nước nhập khẩu năng lượng lớn, do đó, giá
năng lượng tăng cao đã làm tăng chi phí sản xuất của các doanh
nghiệp Hàn Quốc, khiến cho lợi nhuận ca doanh nghiệp giảm sút.
o Cuộc xung đột tại Ukraine cũng đã gây ra gián đoạn trong chuỗi cung
ứng toàn cầu, khiến cho các doanh nghiệp Hàn Quốc gặp khó khăn
trong việc nhập khẩu nguyên liệu thô và linh kiện.
- Lạm phát gia tăng:
o Lạm phát cao làm giảm sức mua của người tiêu dùng, khiến cho nhu
cầu tiêu dùng giảm sút. Điều này đã tác động tiêu cực đến các ngành
sản xuất hàng tiêu dùng, chẳng hạn như ô tô, điện tử và thời trang.
o Lạm phát cao cũng làm tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp,
khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm sút.
- Chính sách thắt chặt tiền tệ:
o Lãi suất cao hơn làm cho việc đi vay trở nên đắt đỏ hơn, khiến người
tiêu dùng doanh nghiệp ít khả năng chi tiêu. Điều này đã tác
động tiêu cực đến các ngành tiêu dùng và sản xuất.
Nhìn chung, những sự kiện trên đã khiến cho nền kinh tế Hàn Quốc tăng
trưởng chậm lại trong năm 2023.
3.1.2 Tăng trưởng GDP
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, mức tăng trưởng GDP tăng 2,6% so
với năm 2021. Đây là mức tăng trưởng chậm hơn so với mức tăng trưởng 4,1%
lOMoARcPSD|36477832
của năm 2021, nhưng vẫn mức tăng trưởng dương thứ hai cao nhất trong số các
nền kinh tế G20.
Dưới đây mt số sự kiện thúc đẩy mức tăng trưởng GDP của Hàn Quốc
trong năm 2022:
- Xuất khẩu mạnh mẽ: Xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng 17,5% trong năm
2022, do nhu cầu toàn cầu phục hồi sau đại dịch COVID-19. Xuất khẩu là
động lực chính của tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc, chiếm khoảng 50% GDP
của nước này.
- Tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực công nghiệp: Lĩnh vực công nghiệp của
Hàn Quốc, bao gồm sản xuất và xây dựng, đã tăng trưởng 3,2% trong năm
2022. Lĩnh vực này đóng góp khoảng 35% GDP của Hàn Quốc.
Biểu đồ 3.1. Tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp của Hàn Quốc năm 2022
- Đầu tư mạnh mẽ: Đầu tư của Hàn Quốc đã tăng 5,4% trong năm 2022, do
doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ. Đầu tư
động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc, chiếm khoảng 20%
GDP của nước này.
lOMoARcPSD|36477832
Nhìn chung, những sự kiện trên đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Hàn Quốc trong năm 2022. Tuy nhiên, nền kinh tế Hàn Quốc vẫn phải đối mặt
với một số thách thức, chẳng hạn như giá năng lượng tăng cao gián đoạn chuỗi
cung ứng.
Biểu đồ 3.2. Mức tăng trưởng GDP từ năm 2021 đến nửa đầu năm 2023
Báo cáo thứ hai cho thấy nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 0.6% so với
quý trước trong quý 9 năm 2023, cùng tốc độ với quý trước. Về mặt chi tiêu, tiêu
dùng cá nhân tăng 0.3% (so với -0.7% trong Quý II), do chi tiêu cho các dịch vụ
(ví dụ: nhà hàng và chỗ ở, giải trí và văn hóa) tăng lên. Tiêu dùng của chính phủ
tăng 0.2% (so với -2.1% trong Quý II), với chi tiêu gia tăng cho phúc lợi an sinh
xã hội bằng hiện vật (ví dụ: ngân sách tính toán).
Đầu tư xây dựng tăng 2.1% (so với -0.8% trong Quý II) do xây dựng công
trình công trình dân dụng đều tăng. Đầu sở vật chất giảm 2.2% (so với
+0.5% trong Quý II), do đầu tư vào máy móc giảm. Trong khi đó, xuất khẩu tăng
3.4% do xuất khẩu chất bán dẫn,máy móc chất bán dẫn tăng. Nhập khẩu tăng
2.3%, chủ yếu do tăng nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ.
lOMoARcPSD|36477832
3.2. Lạm phát
Lạm phát chung đã giảm so với mức đỉnh 6,3% vào tháng 7 năm 2022, mặc
đã tăng trở lại lên 3,7% trong tháng 9 do giá nhập khẩu thực phẩm năng
lượng toàn cầu tăng trở lại cũng như điều kiện thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến sản
lượng nông nghiệp trong nước. Lạm phát cơ bản đã giảm dần, từ 4,3% vào tháng
11 năm 2022 xuống còn 3,3% do lạm phát dịch vụ sau đại dịch vẫn ở mức cao.
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát:
- Đầu tiên, giá năng lượng và thực phẩm toàn cầu đã tăng cao do cuộc xung
đột ở Ukraine cũng như điều kiện thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến sản lượng
nông nghiệp trong nước.
- Thứ hai, các chính sách tiền tnới lỏng của nhiều ngân hàng trung ương
trong thời kỳ đại dịch COVID-19 đã dẫn đến sự gia tăng cung tiền, từ đó
làm tăng lạm phát.
- Thứ ba, chi phí vận tải và logistics tăng cao cũng đã góp phần làm tăng giá
cả hàng hóa và dịch vụ.
lOMoARcPSD|36477832
Biểu đồ 3.1. Tốc độ gia tăng giá tiêu dùng (tỉ lệ lạm phát)
3.3. Công cụ chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá
Cũng như nhiều nền kinh tế tiên tiến khác, Hàn Quốc phải đối mặt với thách
thức lạm phát tăng trưởng chậm lại sau đại dịch. Tăng trưởng bắt đầu chậm lại
vào giữa năm 2022 do nhu cầu toàn cầu về thiết bị điện tử suy yếu nhu cầu
trong nước suy yếu trong bối cảnh bình thường hóa chính sách tài khóa thắt
chặt tiền tệ. Lạm phát đã giảm đều đặn sau khi đạt đỉnh vào giữa năm 2022, phản
ánh giá hàng hóa toàn cầu giảm và chính sách thắt chặt, mặc dù lạm phát cơ bản
vẫn tương đối dai dẳng. Các lỗ hổng tài chính đã xuất hiện trong bối cảnh thị
trường nhà đất suy thoái và lãi suất tăng.
Từ năm 2022, sau khi đại dịch COVID 19 bắt đầu chấm dứt, BOK đã thực
hiện chính sách tiền tệ và tài khoá như sau:
Về chính sách tiền tệ:
- Tăng lãi suất bản lên từ mức 0,5% vào tháng 1/2022 lên 1,25% vào tháng
1/2023.
- Bắt đầu giảm quy mô chương trình mua tài sản của mình.
Về chính sách tài khoá:
- Giảm chi tiêu công từ 26,2% GDP trong năm 2021 xuống 25,5% GDP trong
năm 2022.
- Chính phủ Hàn Quốc cũng đã tăng thuế, bao gồm thuế thu nhập cá nhân
thuế giá trị gia tăng.
Tác động cụ thể của các chính sách đó đến tổng cung, tổng cầu
- Tăng lãi suất sẽ làm tăng chi phí đi vay của các doanh nghiệp hộ gia
đình, từ đó kìmm đầu tư và tiêu dùng. Điều này sẽ làm giảm tổng cầu.
- Giảm quy mô chương trình mua tài sản sẽ làm giảm cung tiền trong nền
kinh tế. Điều này sẽ làm tăng lãi suất và kìm hãm đầu tư và tiêu dùng.
lOMoARcPSD|36477832
- Giảm chi tiêu công sẽ làm giảm tổng cầu trực tiếp.
- Tăng thuế sẽ làm giảm thu nhập khả dụng của các doanh nghiệp và hộ gia
đình, từ đó kìmm tiêu dùng. Điều này cũng sẽ làm giảm tổng cầu.
Các chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá của Hàn Quốc đã góp phần làm
giảm lạm phát từ mức 5,9% trong tháng 6 năm 2022 xuống còn 4,5% trong
tháng 1 năm 2023. Tuy nhiên, các chính sách này cũng đã làm giảm tốc độ tăng
trưởng kinh tế của Hàn Quốc.
| 1/19

Preview text:

lOMoARcPSD| 36477832
BÀI TẬP NHÓM MÔN KINH TẾ VĨ MÔ Chủ đề:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ CỦA HÀN QUỐC
TRONG HAI GIAI ĐOẠN 2019 - 2021 VÀ 2022 – NAY PHẦN MỞ ĐẦU
Thời kì thuộc địa của Nhật Bản (1910 - 1945) và Chiến tranh Triều Tiên kéo dài
3 năm (1950 – 1953) đã tàn phá nặng nề đất nước Hàn Quốc, khiến nước này trở
thành một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới với một nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu và sự thiệt hại trầm trọng của cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, nhờ nỗ lực cải cách của Chính phủ với “Kỳ tích sông Hán” từ năm
1960, Hàn Quốc đã chuyển mình từ một quốc gia phải dựa vào viện trợ của Mỹ
để tồn tại đến một cường quốc về công nghiệp và dịch vụ với vị thế là nền kinh tế
lớn thứ 4 châu Á, thứ 13 thế giới với tổng giá trị GDP là 1,673 nghìn tỷ USD
(2022). Vì lẽ đó, Hàn Quốc được coi là trường hợp phát triển kinh tế thành công
điển hình của một nước thuộc “Thế giới Thứ Ba”.
Trong giai đoạn 2019 – nay, thế giới đã chứng kiến một loạt các biến động lớn,
trong đó phải kể đến sự bùng phát của đại dịch Covid – 19. Trước sự kiện này,
liệu kinh tế Hàn Quốc có giữ được đà phát triển ổn định hay không? Bài viết này
sẽ phân tích tình hình kinh tế Hàn Quốc trong giai đoạn kể trên. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÀN QUỐC
1.1. Một vài nét chính về Hàn Quốc
Vị trí địa lý: Hàn Quốc là một quốc gia nằm ở phía Đông Bắc lục địa châu
Á trên bán đảo Triều Tiên, có chiều dài từ Bắc tới Nam là 1.100 km với diện tích
khoảng 100.210 km2 (đứng thứ 108 trên thế giới) và dân số khoảng 51 triệu người.
Chế độ chính trị: Dân chủ cộng hoà nghị viện. lOMoARcPSD| 36477832
Kinh tế: Hàn Quốc có nền kinh tế thị trường phát triển, được Ngân hàng
Thế giới phân loại là quốc gia "OECD có thu nhập cao" và có cơ cấu GDP được
hỗ trợ phần lớn bởi lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nhưng chỉ một lượng nhỏ đến
từ khu vực nông nghiệp.
Văn hóa: Xứ sở Kim Chi có nền văn hoá đặc sắc, mang sự pha trộn giữa
truyền thống và đương đại. Nơi đây nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh, âm
nhạc, điện ảnh đã lan tỏa văn hóa Hàn Quốc trên toàn thế giới.
Giáo Dục và Nghiên Cứu: Đây là hai lĩnh vực được đánh giá cao trong nền
văn hóa Hàn Quốc và được coi là chìa khóa để đạt được thành công.
Một vài chỉ số nổi bật về kinh tế và xã hội:
- Là nền kinh tế lớn thứ 13 thế giới, thứ 4 châu Á
- Chỉ số đổi mới: 58,6 điểm, xếp hạng 10 thế giới
- Chỉ số phát triển con người: 0,925%, xếp hạng 19 (năm 2022)
- Tỷ lệ biết chữ đạt 99%, Tỷ lệ sinh viên đại học đạt 60%
1.2. Một số thế mạnh của Hàn Quốc Vốn vật chất
- Hàn Quốc đã đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp
chính, như ô tô, điện tử, hoá chất, thép
- Các khu công nghiệp và khu vực đô thị đã được phát triển để thuận tiện cho
sản xuất và giao thông vận tải.
- Các tập đoàn lớn như Samsung, Hyundai, và LG… đóng vai trò quan trọng
trong việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Vốn nhân công
- Hàn Quốc có một lực lượng lao động hiệu quả và có trình độ cao, đặc biệt
trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, kỹ thuật, và nghiên cứu phát triển. lOMoARcPSD| 36477832
- Hệ thống giáo dục tiên tiến của Hàn Quốc đào tạo ra nhiều chuyên gia có
chất lượng, giúp nước này duy trì và phát triển sự chuyển đổi từ kinh tế
nông nghiệp sang kinh tế dựa trên tri thức.
Kiến thức công nghệ
- Hàn Quốc đã đặt nặng vào nghiên cứu và phát triển công nghệ mới. Các
tập đoàn công nghiệp lớn thường xuyên đầu tư vào các dự án nghiên cứu
để giữ vững địa vị cạnh tranh.
- Sự hỗ trợ từ chính phủ thông qua các chính sách và chiến lược công nghiệp
cũng đã giúp nước này phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ và sáng tạo.
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KINH TẾ HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2019-2021
2.1. GDP và tăng trưởng GDP
2.1.1. Trước đại dịch COVID – 19
Năm 2019, kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Hàn Quốc nói riêng liên tục
phải đối mặt với nhiều biến động và thách thức. Đó là sự suy yếu của thương mại
toàn cầu, sự chững lại của nền kinh tế Trung Quốc và châu Âu, chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung Quốc, sự biến động giá dầu,… Dưới tác động của những sự kiện
trên, thị trường lao động nước này đã gặp nhiều khó khăn, nợ gia đình ở mức cao,
tiêu dùng nội địa không lạc quan. Tuy nhiên nhờ vào việc xuất khẩu các mặt hàng
chủ yếu, nhất là về chip bán dẫn, Hàn Quốc đã thu về thành tựu nhất định. lOMoARcPSD| 36477832
Hình 2.1. Top 10 mặt hàng xuất khẩu của Hàn Quốc năm 2019
Theo báo cáo về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Tổ chức Hợp tác và phát
triển kinh tế (OECD), GDP danh nghĩa của Hàn Quốc năm 2019 đạt 1.651,42 tỷ
USD, tốc độ tăng trưởng đạt 2,0%, xếp vị trí thứ 10 trong 38 quốc gia thành viên
OECD và xếp thứ 12 thế giới.
2.1.2. Trong đại dịch COVID – 19
Đầu năm 2022, đại dịch COVID-19 bùng phát tại Vũ Hán (Trung Quốc) và
đã nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu. Hàn Quốc là một trong những quốc gia đầu
tiên bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Về phía cung:
Sự bùng phát dịch đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến cho
nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc gặp khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên liệu và
linh kiện, dẫn đến sản xuất bị đình trệ và giảm cung hàng hóa, dịch vụ. Điều này
làm giảm tổng cầu trong nước. lOMoARcPSD| 36477832
Cụ thể, trong năm 2020, sản lượng công nghiệp của Hàn Quốc giảm 3,3%
(mức giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008). Nhiều
ngành công nghiệp quan trọng của Hàn Quốc như sản xuất ô tô, điện tử, hóa chất
đều bị ảnh hưởng nặng nề. Về phía cầu:
Việc thực hiện các biện pháp phong toả và giãn cách xã hội đã hạn chế hoạt
động mua sắm của người dân tại các cửa hàng và trung tâm thương mại, khiến
cho nhu cầu tiêu dùng của người dân Hàn Quốc giảm sút (mặc dù hoạt động
thương mại điện tử có thể phần nào khắc phục được).
Ngoài ra, với việc hoạt động sản xuất bị ngưng trệ, các doanh nghiệp đã
tạm thời ngừng hoạt động, khiến người lao động rơi vào trạng thái thất nghiệp. Sự
mất mát trong thu nhập đã làm giảm sức mua của người dân, dẫn đến tổng cầu giảm mạnh.
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ thất nghiệp ở Hàn Quốc năm 2020
Những tác động tiêu cực kể trên đã làm cho GDP năm 2020 giảm còn
1.644,31 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng giảm 1% so với năm 2019.
Tuy nhiên đến năm 2021, nền kinh tế Hàn Quốc đã ghi nhận sự phục hồi
mạnh mẽ. Nguyên nhân chính là do nền kinh tế toàn cầu đã phục hồi sau đại dịch lOMoARcPSD| 36477832
COVID-19, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư tăng cao, và các chính sách hỗ trợ kinh
tế của chính phủ Hàn Quốc đã phát huy hiệu quả. Ngân hàng Trung ương Hàn
Quốc cho biết tổng sản phẩm quốc nội GDP của Hàn Quốc trong quý 1 tăng 1,6%
so với quý trước, dẫn đầu là sự phục hồi trong xuất khẩu và nhu cầu trong nước.
Tiêu dùng cá nhân tăng trở lại 1,1%, trong khi xuất khẩu và đầu tư cơ sở vật chất
tăng lần lượt 1,9% và 6,6%. GDP của quốc gia này trong quý 1 vượt qua mức của
quý 4 năm 2019, thời điểm ngay trước khi đại dịch bùng phát. Sự phục hồi trong
quý 1 năm 2021 của Hàn Quốc nhanh hơn so với triển vọng mà các tổ chức quốc
tế và ngân hàng đầu tư toàn cầu đưa ra, khi GDP thực tế đã vượt mức trước khủng hoảng Covid-19
Biểu đồ 2.2. GDP (đơn vị: nghìn tỷ won) của Hàn Quốc
2.2. Lạm phát
2.2.1. Trước đại dịch COVID – 19
Với sự phát triển ổn định và quy mô kinh tế ngày càng mở rộng, Hàn Quốc
đã duy trì mức lạm phát thấp trong nhiều năm trước khi đại dịch bùng phát. Theo
các chỉ số kinh tế, tỷ lệ lạm phát thường duy trì dưới mức 2-3% giai đoạn 2018 -
2020, cho thấy sự ổn định trong việc quản lý giá cả và chính sách tiền tệ của Chính lOMoARcPSD| 36477832
phủ. Tuy nhiên, vẫn có một số ngành hay mặt hàng ở Hàn Quốc tăng giá trước COVID, cụ thể như sau:
- Thịt: Giá thịt bò tăng 1,9% , giá thịt gà tăng 2,5% trong cùng kỳ.
- Thực phẩm tươi sống: Giá cá hồi tăng 2,1%, giá cà rốt tăng 1,2, giá táo tăng 1,7% trong cùng kỳ.
- Bất động sản: Giá bất động sản ở Hàn Quốc tăng trong năm 2019, với mức
tăng trung bình khoảng 5%. Giá nhà cũng tăng trong năm này, với mức
tăng trung bình khoảng 6%.
Nguyên nhân khiến các ngành/ mặt hàng trên tăng giá bao gồm:
- Tăng trưởng kinh tế ổn định đã tạo ra nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu về bất động sản tăng cao.
- Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) đã nới lỏng chính sách tiền tệ
trong năm 2019, dẫn đến dòng tiền chảy vào thị trường bất động sản.
- Lãi suất cho vay mua nhà ở Hàn Quốc duy trì ở mức thấp, khiến việc mua
nhà trở nên dễ dàng hơn.
- Giá dầu thế giới tăng cũng đã dẫn đến chi phí vận chuyển và sản xuất tăng,
khiến giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng lên.
Nhìn chung, tình hình lạm phát của Hàn Quốc trước COVID tương đối ổn
định. Tuy nhiên, có một số ngành hay mặt hàng có mức tăng giá đáng kể, chủ yếu
là do nhu cầu tiêu dùng tăng cao và giá nguyên liệu đầu vào tăng.
2.2.2. Trong đại dịch COVID -19
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc( BoK) ngày 20/12 cho biết, lạm phát ở
nước này tăng khoảng 5% ở thời điểm hiện tại, song sẽ chậm lại “đều đặn” do giá
dầu ổn định và tác động của suy thoái kinh tế trong và ngoài nước. Dự báo mới
nhất này đưa ra sau khi Bok tăng lãi suất chuẩn thêm 2.75% kể từ tháng 8/2021 lOMoARcPSD| 36477832
để kiểm soát lạm phát vốn để tăng tốc với tốc độ nhanh nhất trong hơn 2 thập kỉ trở lại đây.
Lạm phát của Hàn Quốc chủ yếu được thúc đẩy bởi giá năng lượng và hàng
hóa chính tăng mạnh trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn kết hợp
với cuộc sống xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra vào tháng 2/2022.
Theo BOK, lạm phát đã tăng trung bình 5.1% cho đến tháng 11/2022 và dự
báo mức tăng giá cả năm 2022 sẽ cao hơn mức tăng 4.7% được ghi nhận trong
năm 2008( thời điểm Hàn Quốc đang ở giữa cuộc khủng hoảng tài chính) và sẽ
đạt mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ một cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998
với 7.5%. BoK cũng dự báo rằng lạm phát cơ bản( không bao gồm giá lương thực
và năng lượng biến động) sẽ tăng với tốc độ tương tự như năm 2008 khi duy trì ở mức 3.6%.
2.3. Công cụ chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá
2.3.1. Trước đại dịch COVID – 19
Trong giai đoạn trước khi đại dịch COVID – 19 bùng phát, để hỗ trợ tăng
trưởng nền kinh tế và giảm thất nghiệp, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK)
đã triển khai các công cụ chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá như sau:
Về công cụ chính sách tiền tệ:
- Duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức 1,75%.
- Thực hiện nhiều nghiệp vụ thị trường mở mua trái phiếu chính phủ
Về công cụ chính sách tài khoá:
- Tăng dự phòng ngân sách cho năm 2019 thêm 20 nghìn tỷ won (17,2 tỷ
USD) để tăng cường khả năng ứng phó với những rủi ro kinh tế tiềm ẩn.
- Tăng chi tiêu ngân sách cho các mục tiêu như đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. lOMoARcPSD| 36477832
2.3.2. Trong đại dịch Covid - 19
Để ứng phó với tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, BOK đã triển
khai một loạt các biện pháp nhằm kích thích nền kinh tế, bao gồm:
Về công cụ chính sách tiền tệ:
- Hạ lãi suất cơ bản 7 lần, từ mức 1,75% xuống còn 0,25%. Đây là mức lãi
suất thấp nhất trong lịch sử Hàn Quốc. Việc giảm lãi suất đã làm giảm chi
phí đi vay của các doanh nghiệp và hộ gia đình, từ đó khuyến khích đầu tư
và tiêu dùng. Điều này sẽ làm tăng tổng cầu.
- Triển khai các chương trình mua tài sản bao gồm mua trái phiếu chính phủ,
trái phiếu doanh nghiệp và chứng khoán có thế chấp. Mua tài sản của ngân
hàng trung ương sẽ làm tăng cung tiền trong nền kinh tế. Điều này sẽ làm
giảm lãi suất và khuyến khích đầu tư và tiêu dùng
Kết quả: Các biện pháp nới lỏng tiền tệ của BOK đã giúp giảm lãi suất
cho vay, thúc đẩy tín dụng và hỗ trợ tiêu dùng, đầu tư. Theo thống kê của Ngân
hàng Thế giới, tổng tín dụng của Hàn Quốc đã tăng 9,7% trong năm 2020.
Về công cụ chính sách tài khóa:
Trong năm 2020, Chính phủ Hàn Quốc đã triển khai các gói kích thích kinh tế như sau:
- Chính phủ Hàn Quốc chi cho ngân sách bổ sung trị giá 11,7 nghìn tỷ won
(9,8 tỷ USD) để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Con số
này đã vượt qua ngân sách bổ sung để ứng phó với đợt bùng phát Hội chứng
hô hấp Trung Đông (MERS) năm 2015, khiến đây trở thành gói bổ sung
lớn nhất cho đến nay nhằm đối phó dịch bệnh truyền nhiễm của Hàn Quốc.
- Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ:
+ Cung cấp hỗ trợ tài chính trị giá 40 nghìn tỷ won (34,2 tỷ USD).
+ Triển khai gói hỗ trợ 38 tỷ USD
- Đối với người lao động bị mất việc làm: Cung cấp gói hỗ trợ tiền mặt trị
giá 100 nghìn tỷ won (86,4 tỷ USD) nhằm giúp người lao động có thu nhập
để trang trải cuộc sống trong thời gian thất nghiệp lOMoARcPSD| 36477832
- Đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp: hỗ trợ khoản thanh toán tiền mặt
trị giá 9,7 nghìn tỷ won (7,4 tỷ USD) cho 14,78 triệu hộ gia đình, chiếm
khoảng 50% số hộ gia đình trên toàn quốc.
Giải thích tác động của các công cụ chính sách tài khoá và t
Năm 2021, Chính phủ Hàn Quốc đã chi 810,6 nghìn tỷ won (666,6 tỷ USD)
cho các công cụ chính sách tài khóa, tăng 12,1% so với năm 2020.
Bảng 2.1. Bảng số liệu các công cụ chính sách tài khoá
của Hàn Quốc năm 2021
Các gói kích thích kinh tế của chính phủ Hàn Quốc đã giúp giảm bớt tác
động tiêu cực của dịch bệnh đối với nền kinh tế. Theo thống kê của Ngân hàng
Thế giới, GDP của Hàn Quốc đã giảm 1,0% trong năm 2020, mức giảm thấp hơn
nhiều so với mức giảm trung bình của các nền kinh tế phát triển.
Kết quả: Nhờ các chính sách tiền tệ và tài khóa của chính phủ, nền kinh tế
Hàn Quốc đã phục hồi nhanh chóng sau khi dịch COVID - 19 được kiểm soát. Theo đó:
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Tăng 4,0% trong năm 2021 lOMoARcPSD| 36477832
- Tỷ lệ thất nghiệp: Giảm từ 4,0% trong năm 2020 xuống 3,0% trong năm 2021.
- Lạm phát: Duy trì ở mức thấp, dưới 2%.
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH KINH TẾ HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2022 – NAY
3.1. GDP và tăng trưởng GDP
Nhìn chung, nền kinh tế Hàn Quốc từ năm 2022 đến nay có thể được đánh
giá vẫn còn đang hồi phục sau đại dịch Covid 19 với mức tăng trưởng GDP như sau:
Năm 2022: Tăng trưởng GDP 2.6%
Năm 2023: + Quý I và II: Tăng trưởng GDP 0.9%
+ Quý III: Tăng trưởng GDP 1.4% NĂM 2022:
Nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 2.6%, thấp hơn với mức 4.1% của năm
2021. Tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong năm 2022 có những điểm tích cực như sau:
- Xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022, đạt mức
tăng trưởng 14.8% so với năm trước. Điều này là do nhu cầu toàn cầu phục
hối sau đại dịch, đặc biệt là nhu cầu đối với các sản phẩm công nghệ cao của Hàn Quốc.
- Tiêu dùng nội địa của Hàn Quốc cũng tăng trưởng 2022, đạt mức tăng
cường 3.5% so với năm trước. Điều này là do nền kinh tế Hàn Quốc đã
phục hồi sau đại dịch và người tiêu dùng có nhiều tiền hơn để chi tiêu.
- Tăng trưởng đầu tư mạnh mẽ, tăng 10.5% so với năm trước. Điều này là do
các doanh nghiệp Hàn Quốc đang tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và
phát triển, cũng như đầu tư vào các linh vực mới nổi như công nghệ xanh
và năng lượng tái tạo. lOMoARcPSD| 36477832
Biểu đồ 3.1. GDP thực tế theo ngành của Hàn Quốc năm 2022
Nhận xét biểu đồ:
Sản xuất là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế Hàn Quốc, với
28,9% GDP. Ngành này bao gồm các hoạt động sản xuất hàng hóa, chẳng hạn
như ô tô, điện tử và công nghiệp nặng.
Thương mại và dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, với 27,7%
GDP. Ngành này bao gồm các hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như bán lẻ, nhà
hàng và dịch vụ tài chính.
Xây dựng là ngành chiếm tỷ trọng lớn thứ ba, với 13,4% GDP. Ngành này
bao gồm các hoạt động xây dựng, chẳng hạn như xây dựng nhà cửa, tòa nhà và cơ sở hạ tầng.
Các ngành khác, bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm tỷ
trọng còn lại của nền kinh tế Hàn Quốc, với 29,0% GDP.
Qua đó có ta có thể thấy: lOMoARcPSD| 36477832 -
Sản xuất: Sản xuất là một ngành quan trọng của nền kinh tế Hàn Quốc,
đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm. Ngành này
được hỗ trợ bởi các yếu tố như lực lượng lao động có trình độ cao, cơ sở hạ
tầng mạnh mẽ và các chính sách hỗ trợ của chính phủ. -
Thương mại và dịch vụ: Thương mại và dịch vụ là ngành phát triển nhanh
nhất của nền kinh tế Hàn Quốc. Ngành này được hỗ trợ bởi sự phát triển
của kinh tế số và thương mại toàn cầu. -
Xây dựng: Xây dựng là một ngành quan trọng của nền kinh tế Hàn Quốc,
đóng góp đáng kể cho cơ sở hạ tầng và tạo ra việc làm. Ngành này được hỗ
trợ bởi sự phát triển của các dự án cơ sở hạ tầng lớn, chẳng hạn như tuyến
đường sắt cao tốc và sân bay mới. -
Các ngành khác: Các ngành khác đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Hàn
Quốc, cung cấp thực phẩm và nguyên liệu thô. Tuy nhiên, những ngành
này đang gặp phải những thách thức, chẳng hạn như giá cả biến động và sự
cạnh tranh từ các nước khác. NĂM 2023:
Theo dữ liệu sơ bộ từ BoK, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc
trong quý III đã tăng 0,6% so với quý trước. Trước đó, GDP của Hàn Quốc đã
tăng 0,6% trong quý II và 0,3% trong quý I của năm 2023.
Nếu tính theo năm thì nền kinh tế Hàn Quốc đã tăng trưởng 1,4% trong quý
III, sau khi đạt mức tăng trưởng 0,9% trong cả quý I và quý II. Nền kinh tế lớn
thứ 4 châu Á đang trên đà phục hồi sau khi suy giảm 0,3% trong quý IV năm 2022.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP của Hàn Quốc trong năm 2023
đạt 1.960 tỷ USD, tăng 2,2% so với năm 2022. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất
trong 10 năm qua, do tác động của một số yếu tố, bao gồm: lOMoARcPSD| 36477832
Dưới đây là một số phân tích cụ thể về tác động của những sự kiện này đến GDP của Hàn Quốc: -
Cuộc xung đột tại Ukraine:
o Cuộc xung đột tại Ukraine đã khiến cho giá dầu thô và khí đốt tăng
cao. Hàn Quốc là một nước nhập khẩu năng lượng lớn, do đó, giá
năng lượng tăng cao đã làm tăng chi phí sản xuất của các doanh
nghiệp Hàn Quốc, khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm sút.
o Cuộc xung đột tại Ukraine cũng đã gây ra gián đoạn trong chuỗi cung
ứng toàn cầu, khiến cho các doanh nghiệp Hàn Quốc gặp khó khăn
trong việc nhập khẩu nguyên liệu thô và linh kiện. - Lạm phát gia tăng:
o Lạm phát cao làm giảm sức mua của người tiêu dùng, khiến cho nhu
cầu tiêu dùng giảm sút. Điều này đã tác động tiêu cực đến các ngành
sản xuất hàng tiêu dùng, chẳng hạn như ô tô, điện tử và thời trang.
o Lạm phát cao cũng làm tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp,
khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm sút. -
Chính sách thắt chặt tiền tệ:
o Lãi suất cao hơn làm cho việc đi vay trở nên đắt đỏ hơn, khiến người
tiêu dùng và doanh nghiệp ít có khả năng chi tiêu. Điều này đã tác
động tiêu cực đến các ngành tiêu dùng và sản xuất.
Nhìn chung, những sự kiện trên đã khiến cho nền kinh tế Hàn Quốc tăng
trưởng chậm lại trong năm 2023.
3.1.2 Tăng trưởng GDP
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, mức tăng trưởng GDP tăng 2,6% so
với năm 2021. Đây là mức tăng trưởng chậm hơn so với mức tăng trưởng 4,1% lOMoARcPSD| 36477832
của năm 2021, nhưng vẫn là mức tăng trưởng dương thứ hai cao nhất trong số các nền kinh tế G20.
Dưới đây là một số sự kiện thúc đẩy mức tăng trưởng GDP của Hàn Quốc trong năm 2022: -
Xuất khẩu mạnh mẽ: Xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng 17,5% trong năm
2022, do nhu cầu toàn cầu phục hồi sau đại dịch COVID-19. Xuất khẩu là
động lực chính của tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc, chiếm khoảng 50% GDP của nước này. -
Tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực công nghiệp: Lĩnh vực công nghiệp của
Hàn Quốc, bao gồm sản xuất và xây dựng, đã tăng trưởng 3,2% trong năm
2022. Lĩnh vực này đóng góp khoảng 35% GDP của Hàn Quốc.
Biểu đồ 3.1. Tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp của Hàn Quốc năm 2022 -
Đầu tư mạnh mẽ: Đầu tư của Hàn Quốc đã tăng 5,4% trong năm 2022, do
doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ. Đầu tư là
động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc, chiếm khoảng 20% GDP của nước này. lOMoARcPSD| 36477832
Nhìn chung, những sự kiện trên đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Hàn Quốc trong năm 2022. Tuy nhiên, nền kinh tế Hàn Quốc vẫn phải đối mặt
với một số thách thức, chẳng hạn như giá năng lượng tăng cao và gián đoạn chuỗi cung ứng.
Biểu đồ 3.2. Mức tăng trưởng GDP từ năm 2021 đến nửa đầu năm 2023
Báo cáo thứ hai cho thấy nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 0.6% so với
quý trước trong quý 9 năm 2023, cùng tốc độ với quý trước. Về mặt chi tiêu, tiêu
dùng cá nhân tăng 0.3% (so với -0.7% trong Quý II), do chi tiêu cho các dịch vụ
(ví dụ: nhà hàng và chỗ ở, giải trí và văn hóa) tăng lên. Tiêu dùng của chính phủ
tăng 0.2% (so với -2.1% trong Quý II), với chi tiêu gia tăng cho phúc lợi an sinh
xã hội bằng hiện vật (ví dụ: ngân sách tính toán).
Đầu tư xây dựng tăng 2.1% (so với -0.8% trong Quý II) do xây dựng công
trình và công trình dân dụng đều tăng. Đầu tư cơ sở vật chất giảm 2.2% (so với
+0.5% trong Quý II), do đầu tư vào máy móc giảm. Trong khi đó, xuất khẩu tăng
3.4% do xuất khẩu chất bán dẫn,máy móc và chất bán dẫn tăng. Nhập khẩu tăng
2.3%, chủ yếu do tăng nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ. lOMoARcPSD| 36477832
3.2. Lạm phát
Lạm phát chung đã giảm so với mức đỉnh 6,3% vào tháng 7 năm 2022, mặc
dù đã tăng trở lại lên 3,7% trong tháng 9 do giá nhập khẩu thực phẩm và năng
lượng toàn cầu tăng trở lại cũng như điều kiện thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến sản
lượng nông nghiệp trong nước. Lạm phát cơ bản đã giảm dần, từ 4,3% vào tháng
11 năm 2022 xuống còn 3,3% do lạm phát dịch vụ sau đại dịch vẫn ở mức cao.
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát:
- Đầu tiên, giá năng lượng và thực phẩm toàn cầu đã tăng cao do cuộc xung
đột ở Ukraine cũng như điều kiện thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp trong nước.
- Thứ hai, các chính sách tiền tệ nới lỏng của nhiều ngân hàng trung ương
trong thời kỳ đại dịch COVID-19 đã dẫn đến sự gia tăng cung tiền, từ đó làm tăng lạm phát.
- Thứ ba, chi phí vận tải và logistics tăng cao cũng đã góp phần làm tăng giá
cả hàng hóa và dịch vụ. lOMoARcPSD| 36477832
Biểu đồ 3.1. Tốc độ gia tăng giá tiêu dùng (tỉ lệ lạm phát)
3.3. Công cụ chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá
Cũng như nhiều nền kinh tế tiên tiến khác, Hàn Quốc phải đối mặt với thách
thức lạm phát và tăng trưởng chậm lại sau đại dịch. Tăng trưởng bắt đầu chậm lại
vào giữa năm 2022 do nhu cầu toàn cầu về thiết bị điện tử suy yếu và nhu cầu
trong nước suy yếu trong bối cảnh bình thường hóa chính sách tài khóa và thắt
chặt tiền tệ. Lạm phát đã giảm đều đặn sau khi đạt đỉnh vào giữa năm 2022, phản
ánh giá hàng hóa toàn cầu giảm và chính sách thắt chặt, mặc dù lạm phát cơ bản
vẫn tương đối dai dẳng. Các lỗ hổng tài chính đã xuất hiện trong bối cảnh thị
trường nhà đất suy thoái và lãi suất tăng.
Từ năm 2022, sau khi đại dịch COVID 19 bắt đầu chấm dứt, BOK đã thực
hiện chính sách tiền tệ và tài khoá như sau:
Về chính sách tiền tệ:
- Tăng lãi suất cơ bản lên từ mức 0,5% vào tháng 1/2022 lên 1,25% vào tháng 1/2023.
- Bắt đầu giảm quy mô chương trình mua tài sản của mình.
Về chính sách tài khoá:
- Giảm chi tiêu công từ 26,2% GDP trong năm 2021 xuống 25,5% GDP trong năm 2022.
- Chính phủ Hàn Quốc cũng đã tăng thuế, bao gồm thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.
Tác động cụ thể của các chính sách đó đến tổng cung, tổng cầu
- Tăng lãi suất sẽ làm tăng chi phí đi vay của các doanh nghiệp và hộ gia
đình, từ đó kìm hãm đầu tư và tiêu dùng. Điều này sẽ làm giảm tổng cầu.
- Giảm quy mô chương trình mua tài sản sẽ làm giảm cung tiền trong nền
kinh tế. Điều này sẽ làm tăng lãi suất và kìm hãm đầu tư và tiêu dùng. lOMoARcPSD| 36477832
- Giảm chi tiêu công sẽ làm giảm tổng cầu trực tiếp.
- Tăng thuế sẽ làm giảm thu nhập khả dụng của các doanh nghiệp và hộ gia
đình, từ đó kìm hãm tiêu dùng. Điều này cũng sẽ làm giảm tổng cầu.
Các chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá của Hàn Quốc đã góp phần làm
giảm lạm phát từ mức 5,9% trong tháng 6 năm 2022 xuống còn 4,5% trong
tháng 1 năm 2023. Tuy nhiên, các chính sách này cũng đã làm giảm tốc độ tăng
trưởng kinh tế của Hàn Quốc.