Bài tập nhóm ôn tập - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Học viện Phụ nữ Việt Nam

Hồ Chí Minh có bốn cách tiếp cận chủ yếu về văn hóa: + Tiếp cận theo nghĩa rộng, tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt của con người+ Tiếp cận theo nghĩa hẹp là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượngtầng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Trường:

Học viện Phụ nữ Việt Nam 605 tài liệu

Thông tin:
4 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập nhóm ôn tập - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Học viện Phụ nữ Việt Nam

Hồ Chí Minh có bốn cách tiếp cận chủ yếu về văn hóa: + Tiếp cận theo nghĩa rộng, tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt của con người+ Tiếp cận theo nghĩa hẹp là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượngtầng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

48 24 lượt tải Tải xuống
BÀI TẬP NHÓM 14
(Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh)
IV. Xây dựng văn hóa, đạo đức, con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Khái quát
a. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hóa
_ Hồ Chí Minh có bốn cách tiếp cận chủ yếu về văn hóa:
+ Tiếp cận theo nghĩa rộng, tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt của con người
+ Tiếp cận theo nghĩa hẹp đời sống tinh thần của hội, thuộc kiến trúc thượng
tầng
+ Tiếp cận theo nghĩa hẹp hơn bàn đến các trường học, số người đi học, xóa nạn
mù chữ, biết đọc biết viết (thường xuất hiện trong các bài nói với đồng bào miền núi)
+ Tiếp cận theo “phương thức sử dụng công cụ sinh hoạt”.
_ Tháng 8-1943, khi còn ở trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh đã đưa ra
quan niệm nhấn mạnh ý nghĩa của văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, loài người mới sáng tạo phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc,
ăn, các phương thức sử dụng. Tn bộ những sáng tạo phát minh đó tức văn
hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà
loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống đòi hỏi của sự sinh
tồn”
b. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức
_ Hồ Chí Minh đã nêu đạo đức nguồn nuôi dưỡng phát triển con người. Hồ
Chí Minh nhiều lần khẳng định đạo đức gốc, nền tảng, sức mạnh, tiêu chuẩn
hàng đầu của người cách mạng. Người coi đạo đức rất quan trọng như gốc của cây, như
ngọn nguồn của sông, suối.
_ Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm
thước đo. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài,
lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế
2. Xây dựng phát triển văn hóa, con người
_ Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội
_ Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
_ Xây dựng phát triển văn hóa snghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong
đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng; văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển
văn hóamột sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải ý chí cách mạng sự kiên
trì thận trọng
_ Phải xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển
toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến
bộ.
_ Làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành
nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa
phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp
thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một hội dân chủ, công bằng, văn
minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực
và thẩm mỹ ngày càng cao.
_ Văn hóa nền tảng tinh thần của hội. Muôn việc thành công hay thất bại của
nhân, tổ chức, cộng đồng, đất nước đều do văn hóa hay tha hóa về văn hóa. Tập trung
xây dựng văn hóa chính trị các lĩnh vực văn hóa khác như văn hóa bổn phận, văn hóa
công bộc, văn hóa ứng xử, văn hóa phê bình... Nhận thức giải quyết đúng đắn mối
quan hệ giữa văn hóa với kinh tế, chính trị, xã hội.
_ Phát huy trọng dụng nhân tố con người với tư cách trung tâm của chiến lược
phát triển, đồng thời chủ thể phát triển. Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào
tạo. Trọng dụng trí thức, nhân i. Thực hiện chính sách hội đúng đắn, công bằng
con người, tạo động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhânn trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
_ Xây dựng con người Việt Nam với những hệ giá trị chung thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
3. Xây dựng đạo đức cách mạng
_ Đạo đức Hồ Chí Minh đạo đức của bậc “đại nhân, đại trí, đại dũng”, của một
nhân, một lãnh tụ cách mạng, một người cộng sản ưu tú; đồng thời, cũng đạo đức của
một người chân chính, bình thường, gần gũi ai cũng thể học tập làm theo để trở
thành người cách mạng, người công dân tốt hơn. Hồ Chí Minh “là tấm gương sáng,
hiện thân của nền đạo đức cách mạng Việt Nam, mãi mãi ngọn đèn pha chiếu rọi con
đường rèn luyện, phấn đấu để trở nêntốt” hơn, đạt đến “chân thiện mỹ” của con người
Việt Nam ngày nay và mai sau”.
_ Đạo đức là yếu tố cơ bản của nhân cách tạo nên giá trị con người, vì vậy ai cũng phải
tu dưỡng hoàn thiện mình về đạo đức. Chính vậy, Hồ Chí Minh thường xuyên chú
trọng quan tâm giáo dục đạo đức, chăm lo rèn luyện đạo đức cho sinh viên. Người hằng
mong muốn: “Thanh niên phải có đức, có tài”
_ Học tập đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh phải trung với nước, hiếu với dân, suốt
đời đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng. Học tập đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh học
phẩm chất con người trọn đời vì nước vì dân, là học tập khí phách anh hùng, ý chí độc lập
tự cường, kiên trì mục tiêu tưởng, sáng tạo quyết thắng, không chịu khuất phục
trước mọi kẻ thù.
_ Học tập đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh phảitu dưỡng, rèn luyện theo tấm
gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công tư; đức khiêm tốn, trung thực. Hồ Chí Minh
thường dạy cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên phải cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư, ít lòng ham muốn vật chất, đó là tư cách người cán bộ cách mạng, và tự mình
Người đã gương mẫu thực hiện.
_ Học tập đạo đức Hồ Chí Minh phải đức tin tuyệt đối o sức mạnh của nhân
dân, kính trọng nhân dân hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha,
khoan dung nhân hậu với con người. Hồ Chí Minh luôn dạy cán bộ, đảng viên việc
có lợi cho dân, nhỏ, cũng phải hết sức làm, việc hại cho dân, nhỏ, cũng phải
hết sức tránh; phải gần dân, hiểu dân, phải học dân, kính trọng nhân dân; hết lòng, hết sức
phục vụ nhân dân
_ Học tập đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh còn học tập và làm theo tấm gương
về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt
được mục đích cuộc sống. Học tập tưởng đạo đức Hồ Chí Minh học tập đức tính
bình tĩnh, kiên cường, chủ động vượt qua thử thách, gian nguy, kiên trì mục đích cuộc
sống, bảo vệ chân lý, giữ vững quan điểm cách mạng của mình
_ Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là học tấm gương về chủ nghĩa yêu nước kết
hợp với chủ nghĩa quốc tế sản trong sáng. Hồ Chí Minh chẳng những một nhà yêu
nước vĩ đại, mà còn là một chiến sĩ kiên cường của phong trào cộng sản quốc tế và phong
trào giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX. Hồ Chí Minh thường dạy chúng ta phải chăm lo
bảo vệ sự đoàn kết quốc tế, vì sự nghiệp của cách mạng Việt Nam, vì nghĩa vụ cao cả đối
với cách mạng thế giới.
4. Liên hệ với chúng ta: Nhận thức đúng đắn, học tập từ gia đình, nhà trường, tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh
_ Thanh niên người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời
người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai nên cần phải chú trọng chăm lo giáo
dục tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, văn hóa cho sinh viên, hình thành thế hệ
thanh niên mới những phẩm chất tốt đẹp, khí phách quyết tâm hành động,
trách nhiệm với Tổ quốc, với nhân dân, với chế độ xã hội chủ nghĩa.
_ Vì vẫn còn có những biểu hiện tiêu cực như suy thoái về tưởng chính trị, đạo đức
lối sống, bệnh hội, chủ nghĩa nhân tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Một bộ
phận sinh viên phai nhạt niềm tin, tưởng, mất phương hướng phấn đấu, không chí
lập thân, lập nghiệp; chạy theo lối sống thực dụng, thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình
hội, sa vào hàng loạt tiêu cực. Do đó, cần phải tiếp tục đẩy mạnh việc học tập
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
_Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội.
_ Có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân
thế giới trong sự nghiệp đấu tranh hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ chủ nghĩa
hội.
_ Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.
_ lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn
trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng
_ Có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
_ Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao
lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể hội. Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu
biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.
_ Sinh viên chúng ta quyết tâm học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của
Hồ Chí Minh, thi đua học tập, rèn luyện, vì ngày mai lập nghiệp, xây dựng đất nước giàu
mạnh, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng
mong muốn.
| 1/4

Preview text:

BÀI TẬP NHÓM 14
(Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh)
IV. Xây dựng văn hóa, đạo đức, con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 1. Khái quát
a. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hóa
_ Hồ Chí Minh có bốn cách tiếp cận chủ yếu về văn hóa:
+ Tiếp cận theo nghĩa rộng, tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt của con người
+ Tiếp cận theo nghĩa hẹp là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng
+ Tiếp cận theo nghĩa hẹp hơn là bàn đến các trường học, số người đi học, xóa nạn
mù chữ, biết đọc biết viết (thường xuất hiện trong các bài nói với đồng bào miền núi)
+ Tiếp cận theo “phương thức sử dụng công cụ sinh hoạt”.
_ Tháng 8-1943, khi còn ở trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh đã đưa ra
quan niệm nhấn mạnh ý nghĩa của văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc,
ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà
loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”
b. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức
_ Hồ Chí Minh đã nêu rõ đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người. Hồ
Chí Minh nhiều lần khẳng định đạo đức là gốc, là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn
hàng đầu của người cách mạng. Người coi đạo đức rất quan trọng như gốc của cây, như
ngọn nguồn của sông, suối.
_ Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm
thước đo. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài,
lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế
2. Xây dựng phát triển văn hóa, con người
_ Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội
_ Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
_ Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong
đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng; văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển
văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng
_ Phải xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển
toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ.
_ Làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành
nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và
phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp
thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực
và thẩm mỹ ngày càng cao.
_ Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Muôn việc thành công hay thất bại của cá
nhân, tổ chức, cộng đồng, đất nước đều do có văn hóa hay tha hóa về văn hóa. Tập trung
xây dựng văn hóa chính trị và các lĩnh vực văn hóa khác như văn hóa bổn phận, văn hóa
công bộc, văn hóa ứng xử, văn hóa phê bình... Nhận thức và giải quyết đúng đắn mối
quan hệ giữa văn hóa với kinh tế, chính trị, xã hội.
_ Phát huy và trọng dụng nhân tố con người với tư cách là trung tâm của chiến lược
phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào
tạo. Trọng dụng trí thức, nhân tài. Thực hiện chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì
con người, tạo động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
_ Xây dựng con người Việt Nam với những hệ giá trị chung thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
3. Xây dựng đạo đức cách mạng
_ Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của bậc “đại nhân, đại trí, đại dũng”, của một vĩ
nhân, một lãnh tụ cách mạng, một người cộng sản ưu tú; đồng thời, cũng là đạo đức của
một người chân chính, bình thường, gần gũi ai cũng có thể học tập và làm theo để trở
thành người cách mạng, người công dân tốt hơn. Hồ Chí Minh “là tấm gương sáng, là
hiện thân của nền đạo đức cách mạng Việt Nam, mãi mãi là ngọn đèn pha chiếu rọi con
đường rèn luyện, phấn đấu để trở nên “tốt” hơn, đạt đến “chân thiện mỹ” của con người
Việt Nam ngày nay và mai sau”.
_ Đạo đức là yếu tố cơ bản của nhân cách tạo nên giá trị con người, vì vậy ai cũng phải
tu dưỡng hoàn thiện mình về đạo đức. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh thường xuyên chú
trọng quan tâm giáo dục đạo đức, chăm lo rèn luyện đạo đức cho sinh viên. Người hằng
mong muốn: “Thanh niên phải có đức, có tài”
_ Học tập đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh là phải trung với nước, hiếu với dân, suốt
đời đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng. Học tập đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh là học
phẩm chất con người trọn đời vì nước vì dân, là học tập khí phách anh hùng, ý chí độc lập
tự cường, kiên trì mục tiêu lý tưởng, sáng tạo và quyết thắng, không chịu khuất phục trước mọi kẻ thù.
_ Học tập đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh là phảitu dưỡng, rèn luyện theo tấm
gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đức khiêm tốn, trung thực. Hồ Chí Minh
thường dạy cán bộ, đảng viên, đoàn viên và thanh niên phải cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư, ít lòng ham muốn vật chất, đó là tư cách người cán bộ cách mạng, và tự mình
Người đã gương mẫu thực hiện.
_ Học tập đạo đức Hồ Chí Minh là phải có đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân
dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha,
khoan dung và nhân hậu với con người. Hồ Chí Minh luôn dạy cán bộ, đảng viên việc gì
có lợi cho dân, dù nhỏ, cũng phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân, dù nhỏ, cũng phải
hết sức tránh; phải gần dân, hiểu dân, phải học dân, kính trọng nhân dân; hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân
_ Học tập đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh còn là học tập và làm theo tấm gương
về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt
được mục đích cuộc sống. Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là học tập đức tính
bình tĩnh, kiên cường, chủ động vượt qua thử thách, gian nguy, kiên trì mục đích cuộc
sống, bảo vệ chân lý, giữ vững quan điểm cách mạng của mình
_ Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là học tấm gương về chủ nghĩa yêu nước kết
hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng. Hồ Chí Minh chẳng những là một nhà yêu
nước vĩ đại, mà còn là một chiến sĩ kiên cường của phong trào cộng sản quốc tế và phong
trào giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX. Hồ Chí Minh thường dạy chúng ta phải chăm lo
bảo vệ sự đoàn kết quốc tế, vì sự nghiệp của cách mạng Việt Nam, vì nghĩa vụ cao cả đối
với cách mạng thế giới.
4. Liên hệ với chúng ta: Nhận thức đúng đắn, học tập từ gia đình, nhà trường, tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh

_ Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là
người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai nên cần phải chú trọng chăm lo giáo
dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, văn hóa cho sinh viên, hình thành thế hệ
thanh niên mới có những phẩm chất tốt đẹp, có khí phách và quyết tâm hành động, có
trách nhiệm với Tổ quốc, với nhân dân, với chế độ xã hội chủ nghĩa.
_ Vì vẫn còn có những biểu hiện tiêu cực như suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức
lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Một bộ
phận sinh viên phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mất phương hướng phấn đấu, không có chí
lập thân, lập nghiệp; chạy theo lối sống thực dụng, thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình
và xã hội, sa vào hàng loạt tiêu cực. Do đó, cần phải tiếp tục đẩy mạnh việc học tập tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
_Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
_ Có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân
thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
_ Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.
_ Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn
trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng
_ Có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
_ Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao
vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu
biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.
_ Sinh viên chúng ta quyết tâm học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của
Hồ Chí Minh, thi đua học tập, rèn luyện, vì ngày mai lập nghiệp, xây dựng đất nước giàu
mạnh, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn.