Bài tập nhóm So sánh hai thể loại Chèo và Tuồng - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Bài tập nhóm So sánh hai thể loại Chèo và Tuồng - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
12 trang 6 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập nhóm So sánh hai thể loại Chèo và Tuồng - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Bài tập nhóm So sánh hai thể loại Chèo và Tuồng - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

330 165 lượt tải Tải xuống
Nhóm 7:
- Lường Văn Cương( nhóm trưởng)
- Nguyễn Hoàng Anh
- Trần Thị Quỳnh Dương
- Trịnh Thị Ánh Hồng
- Huỳnh Thị Hằng
- Vi Thị Thu Hà
- Trương Bá Hoàng
- Lê Thị Thanh Trúc
- Lý Thị Kim Huệ
- Đỗ Thị Phương Anh
- Đỗ Vũ Vân Anh
Đề tài: So sánh hai thể loại Chèo và Tuồng
I – Giới thiệu khái quát Chèo và Tuồng
1 – Chèo
Khái niệm
-Chèo là nghệ thuật sân khấu cổ truyền của Việt Nam phát triển mạnh mẽ tại
miền Bắc, Bắc Trung Bộ mang đậm bản sắc dân tộc. Từ thời xưa Chèo được coi
là loại hình sân khấu hội hè, thường được biểu diễn trong những lễ hội hoặc
những dịp đặc biệt. Phần ngôn từ đa thanh, đa nghĩa giàu sự ví von, tự sự trữ
tình.
Nguồn gốc
Chèo được hình thành từ thế kỷ X dưới thời nhà Đinh (vua Đinh Tiên Hoàng),
lúc bấy giờ kinh đô của nước là là Hoa Lư (Ninh Bình), đây cũng được coi là
đất tổ của loại hình nghệ thuật sân khấu này. Bà Phạm Thị Trân được coi là bà
tổ của Chèo. Sau đó chèo phát triển nhanh, lan rộng ra toàn lãnh thổ Đại Cồ
Việt bao gồm miền Bắc và Bắc Trung Bộ hiện nay.
Sự phát triển, chiều dài lịch sử
-Chèo: là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam. Chèo phát triển
mạnh ở phía bắc Việt Nam với trọng tâm là vùng đồng bằng sông Hồng cùng
hai khu vực lan tỏa là trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Loại hình
sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và
được coi là loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa
thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình. Nếu sân
khấu truyền thống Trung Quốc có đại diện tiêu biểu là Kinh kịch của Bắc Kinh
thì đại diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam là chèo.
Nghệ thuật sân khấu chèo đã trải qua quá trình lịch sử lâu dài từ thế kỉ 10 tới
nay, đã đi sâu vào đời sống xã hội Việt Nam. Chèo phản ánh đầy đủ mọi góc độ
của bản sắc dân tộc Việt Nam: lạc quan, nhân ái, yêu cuộc sống yên lành, bình
dị, nhưng tràn đầy tự hào dân tộc, kiên cường đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ
quốc. Cũng chính vì nội dung tư tưởng lành mạnh đó mà trong chèo có đầy đủ
các thể loại văn học: trữ tình, lãng mạn, anh hùng ca, sử thi, thơ ca giáo huấn...
hơn hẳn các loại hình nghệ thuật khác như tuồng, cải lương, ca kịch… Từ năm
2021, Nghệ thuật chèo đồng bằng sông Hồng được lập hồ sơ đề nghị UNESCO
ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện
2 – Tuồng
Khái niệm
-Tuồng là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền đặc sắc của Việt Nam được
hình thành trên cơ sở ca vũ nhạc và các trò diễn xướng dân gian vốn có từ lâu
đời và rất phong phú của dân tộc Việt Nam.
-Tuồng hay còn được gọi là hát bộ (hát bội), tuồng là một hình thức nhạc kịch
cổ của Việt Nam mang âm hưởng hùng tráng. Nhân vật trong tuồng thường là
những tấm gương sáng trung với nước, hiếu với dân, xả thân vì đại nghĩa và
những bài học về lẽ ứng xử. Nhiều nhà nghiên cứu về nghệ thuật dân gian của
Việt Nam gọi tuồng là sân khấu của những người anh hùng.
Nguồn gốc
Là một loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền dân gian nên không ai biết thời
gian xuất hiện chính xác của hát tuồng. Theo các nhà nghiên cứu và dựa theo
lịch sử của đất nước có 3 giả thuyết về nguồn gốc của tuồng như sau:
- Nghệ thuật tuồng ra đời vào thời Trần – XIII: Vào cuối thế kỷ 12, quân ta đại
thắng quân xâm lược Nguyên Mông và bắt được kép hát người Trung Quốc là
Lý Nguyên Cát, hắn đã được giữ lại để mua vui cho cung đình nhà Trần. Lý
Nguyên Cát đã dựa theo các truyện cổ để tạo ra tuồng vì thế mà nghệ thuật
tuồng có bị ảnh hưởng bởi hí kịch Trung Quốc. Tuy nhiên nhiều nhà nghiên
cứu khẳng định rằng Tuồng đã có mặt trước đó nhưng chưa có hình thức biểu
diễn chuyên nghiệp mà thôi.
- Tuồng ra đời vào thế kỷ XVII tại Bình Định: Theo giả thuyết này, người đầu
tiên phát triển nghệ thuật hát tuồng tại Việt Nam chính là Đào Duy Từ, ông đã
đem tuồng vào Đàng Trong để truyền dạy cho mọi người. Đào Duy Từ vốn là
con trai trong một phường chèo chuyên nghiệp, ông đã từ Chèo mà sáng tạo
thêm để tạo ra nghệ thuật tuồng. Tuy vậy không có tài liệu hay dấu tích lịch sử
cụ thể nào chứng minh được điều này.
- Tuồng phát triển từ các trò diễn sân khấu vào XVI-XVII: Nghệ thuật tuồng
tiền thân chỉ là các trò diễn sân khấu nhưng chưa được biểu diễn chuyên
nghiệp như các loại hình nghệ thuật khác. Chỉ mãi cho đến cuối thế kỷ XVI và
thế kỷ XVII thì tuồng mới đạt đến đỉnh cao và phát triển thành loại hình biểu
diễn chuyên nghiệp.
Nguồn gốc của tuồng từ thời phong kiến nhưng không có tài liệu nào ghi rõ
ràng.
Sự phát triển, chiều dài lịch sử
- Nghệ thuật tuồng trong thời kỳ phong kiến
Quá trình phát triển của hát tuồng thời kỳ đầu gặp khá nhiều khó khăn do quan
niệm biểu diễn sân khấu thời đó là những trò du hí của tiểu nhân chỉ có ở Đàng
Trong (miền Trung và miền Nam) mới được coi trọng. Vào thời Tây Sơn,
tuồng cũng được ưa chuộng hơn rất nhiều, tuồng thời kỳ này bị ảnh hưởng
mạnh mẽ của giọng người dân Bình Định nên được gọi là hát tuồng Bình
Định.
Triều Nguyễn được coi là thời kỳ thịnh vượng nhất của nghệ thuật tuồng, có
rất nhiều công trình, cơ quan cung đình được xây dựng như Thanh Bình từ
đường, Thanh Bình thự, Duyệt Thị đường. Chính vua Minh Mạng còn tham
gia vào viết kịch bản cho vở tuồng Quần tiên hiến thọ.
Sang tới thời vua Tự Đức, nghệ thuật tuồng được hoàn thiện về mọi mặt, nhà
hát tường Minh Khiêm đường được xây dựng trong lăng Tự Đức. Những vở
tuồng phát triển lên tới 20 hồi hay hàng trăm hồi kéo dài tới mấy năm trời.
Không chỉ trong cung đình, tuồng được dân chúng đua nhau lập đoàn và biểu
diễn. Biểu diễn hát tuồng trong các hội hè, tết lễ,…
- Hát tuồng trong thời cận đại
Thời kỳ cận đại – thế kỷ XX, thời gian chuyển giao giữa thời phong kiến và
hiện đại, nghệ thuật tuồng vẫn được coi là quốc kịch của nước ta. Loại hình
nghệ thuật này có những thay đổi để bắt kịp thời đại. Trong giai đoạn 1930 –
1945 tuồng ảnh hưởng mạnh bởi các tác phẩm văn học lãng mạn.
Từ sau năm 1954, tuồng bị cấm bởi đây là sản phẩm phong kiến, có ảnh hưởng
không tốt với chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước, có ảnh
hưởng tới tư tưởng của mọi người. Tuy vậy nhà hát Tuồng Việt Nam vẫn được
thành lập trong thời gian này (năm 1959) với chủ trương phát huy văn hóa dân
tộc.
Từ sau kháng chiến chống Mỹ, nghệ thuật tuồng được coi trọng và dần có
những bước phát triển nhất định. Năm 1976, đất nước thống nhất, hội diễn
tuồng toàn quốc tổ chức ngay tại Bình Định thu hút rất nhiều đoàn tuồng trên
toàn quốc.
- Nghệ thuật tuồng trong giai đoạn hiện đại
Hát tuồng ngày nay không chỉ đơn giản là một loại hình nghệ thuật dân gian
cần được bảo tồn mà còn là nét đẹp trong văn hóa của người Việt đáng để giới
thiệu với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên kể từ sau thời kỳ cận đại, nghệ thuật tuồng
đang gặp phải nguy cơ bị mai một do thời cuộc, trong giai đoạn đổi mới hiện
nay thì thiếu sự quan tâm của cộng đồng cũng như của giới trẻ.
II – So sánh
1 - Giống nhau
- Đề tài: thường lấy cảm hứng từ cuộc sống và phản ánh những thói đời trong xã
hội xưa
- Nhân vật: mang tính dập khuôn, ước lệ, chuẩn hóa
- Lời thoại: có đối thoại, độc thoại, bàng thoại
- Trang phục: đều mô phỏng theo trang phục của các nhân vật trong cuộc sống, để
ý vào trang phục của các diễn viên trên sân khấu, khán giả phần nào nhận ra được
thân phận, địa vị, giai cấp, nhân phẩm, tính cách của họ.
- Hình thành hai hình thức âm nhạc sân khấu là hát nói, hát bài bản. Mỗi hình thức
âm nhạc trên diễn tả hai đặc tính sân khấu là sắc thái tính cách nhân vật và tình
huống kịch tính. Dù cấu trúc âm nhạc khác nhau về giai điệu nhưng chèo và tuồng
có chung hình thức diễn tả tình cảm sắc thái sân khấu vui buồn, hờn dỗi, lo lắng,
băn khoăn, giận dữ và uất hận.
-Sân khấu biểu diễn: Sân khấu biểu diễn chèo và tuồng đa dạng: sân đình, sân khấu
chuyên nghiệp, các lễ hội ở một số đền chùa,...
2 - Khác nhau
- Đề tài
Xoay quanh vấn đề giáo dục, ứng xử giữa người với người, thường theo triết lí dân
gian hoặc tư tưởng Nho giáo .Lấy từ truyện cổ dân gian hoặc tích truyện có sẵn.
(chèo)
- Nhằm phê phán thói xấu của xã hội phong kiến, của thế lực ở những bọn quan lại.
( tuồng )
- Nội dung, đề tài
+Chèo: miêu tả cuộc sống bình dị của người dân nông dân thể hiện khát vọng sống
thanh bình giữa 1 xã hội phong kiến đầy bất công, ca ngợi những phẩm chất cao cả
của con người. Nội dung của các vở chèo lấy từ những truyện cổ tích, truyện ngụ
ngôn được nâng lên 1 mức cao bằng nghệ thuật sân khấu mang giá trị hiện thực và
nhân đạo sâu sắc. Trong chèo cái thiện luôn thắng cái ác. Chèo được phân loại
thành chèo sân đình, chèo cải lương, chèo trải hê, chèo hiện đại.
+Tuồng: Ca tụng hành động anh hùng của các giới quyền quý, thường nói về long
tru can, mưu mô, tranh quyền đoạt vị. Hình thức trình bày theo 1 câu chuyện có nội
dung thống nhất, xã hội được phản ánh trong tuồng là xã hội phong kiến đã suy
tàn, giai cấp phong kiến phong lưu đã chia bè xè cánh, tranh giành cấu xé lẫn nhau
quyết liệt.
- Nhân vật
Nhân vật thường không đi kèm với lời danh xưng(chèo )
- Nhân vật chính xuất hiện với lời xưng danh.
- Lời thoại của nhân vật luôn có ý mỉa mai, châm biếm nhau và gây cười.
(tuồng )
- Về nguồn gốc
+Chèo: hình thành từ thế kỉ X dưới thời nhà Đinh, bắt nguồn từ âm nhạc và múa
dân gian và lan rộng ra khắp vùng châu thổ Bắc Bộ.
+Tuồng: xuất hiện từ thế kỉ XII đời nhà Trần, là loại hình sân khấu cung đình dành
cho cung vua, phủ chúa. Tuồng có nguồn gốc từ sân khấu Trung Quốc du nhập vào
nước ta dưới thời nhà Lý được khởi xướng thời nhà Tiền Lê.
- Đặc điểm
+Chèo: bao gồm yếu tố kịch tính, kĩ thuật tự sự, phương pháp biểu hiện tính cách
nhân vật (tính chất ước lệ và cách điệu), ngôn ngữ chèo có những đoạn sử dụng
câu thơ chữ Hán, điển cố hoặc những câu ca dao lục bát rất tự do, phóng khoáng về
câu chữ. Chèo không có cấu trúc cố định vì vậy vở kịch kéo dài hay cắt ngắn tùy
thuộc vào cảm hứng của người nghệ sĩ.
+Tuồng: phải có kịch bản, đạo diễn và 1 dàn diễn viên có tay nghề, đặc biệt phải có
những đào kép chính thật xuất sắc. Trong nghệ thuật biểu diễn tuồng, từng động
tác diễn xuất, câu chữ của ca từ của người diễn viên khi thể hiện đều được bình
phẩm ngay bởi tiếng trống chầu.
- Về kịch bản : Tuồng có kịch bản hoàn chỉnh. Chèo cũng có kịch bản nhưng diễn
viên phải ứng diễn nhiều hơn.
- Về trang phục
+Chèo: phục trang các vai diễn cơ bản giống nhau, những bộ quần áo thường mặc
hằng ngày của những người dân quê.
+Tuồng: phục trang dựa theo kiểu phục trang của vua quan trong triều
- Hóa trang
+Chèo: thường được hóa trang đơn giản với những đường nét mềm mại, đoan
trang.
+Tuồng: cầu kì, mang tính ước lệ cao.
- Múa
+ Chèo: mềm dẻo
+Tuồng: dứt khoát, mạnh mẽ
- Về tính chất: Tuồng thiên về bi tráng còn chèo thiên về hài
- Hát
+Chèo: lối hát sân khấu, một người hoặc hát đồng ca
+Tuồng: hát bội, hát opera, hát hồ Quảng,...
- Đạo cụ
+Chèo: Đàn nguyệt, đàn nhị và đàn bầu, sáo, trống chèo
+Tuồng: Trống chiến, đồng la.
III – Giá trị nghệ thuật của Chèo và Tuồng trong văn hóa Việt Nam
1 – Chèo
- Chèo phản ánh đầy đủ mọi góc độ của bản sắc dân tộc Việt Nam: lạc quan,
nhân ái, yêu cuộc sống yên lành, bình dị, nhưng tràn đầy tự hào dân tộc, kiên
cường đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc thân yêu. Cũng chính vì nội dung tư
tưởng lành mạnh đó mà trong chèo có đầy đủ các thể loại văn học: trữ tình lãng
mạn, anh hùng ca, sử thi, thơ ca giáo huấn (giảng kinh truyện, khuyên đạo đức)…
hơn hẳn các loại hình nghệ thuật khác như tuồng, quan họ… Cùng những thăng
trầm của lịch sử dân tộc, Chèo đã tự mình vận động và phát triển phù hợp với mỗi
giai đoạn lịch sử để kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển nội tâm của con người cá
thể, và mỗi ngày một thêm hoàn chỉnh về giai điệu, nhuần nhuyễn tinh vi về lời
hát, lời thơ, đã trở thành một một bộ phận văn học vô cùng quý báu của dân tộc.
- Chèo không những mang đến sự yêu thích cho người dân mà đến thần linh
cũng thích. Ở những lễ hội tại những đình, miếu, đền trong không khí linh thiêng,
thâm nghiêm, các vị thần thưởng thức những làn điệu chèo trong sự tôn kính của
các con dân. Ngay trong đời thường nhật mỗi khi có dịp vui, như dịp khao làng,
khao thọ, khao được thăng chức, khao thi đỗ thì người ta cũng mời những nghệ sĩ
chèo. Hay đơn giản là trong những lúc nhàn rỗi, hay đang lao động mệt mỏi người
ta cũng cất lên những làn điệu chèo để xua đi những sự mệt mỏi. Cũng khi có
chuyện buồn thì những lời ca tiếng hát, vần thơ để sẻ chia tâm sự, để hoà mình vào
thế giới nội tâm sâu thẳm của những tri âm. Chèo thực sự đã đồng hành cùng tâm
hồn và văn hóa của người Việt. Trải qua bao thăng trầm, biến đổi của lịch sử chèo
ngày càng hoàn thiện và chiếm phần quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần
của người Việt.
- Chèo là một hình thức sân khấu dân tộc xuất hiện và phát triển trong sinh
hoạt văn hóa của người dân, là một nghệ thuật tổng hợp. Phải được tai nghe các
điệu hát, mắt thấy các cảnh trên sân khấu, các động tác cử chỉ của nhân vật… thì
mới hiểu thấu nội dung và nghệ thuật của chèo. Tác giả chèo dựa vào những sự
tích vốn có trong các truyện cổ tích, truyện nôm, mà dựng nên vở. Hoàn cảnh
không gian và thời gian trong chèo cũng tự do như trong truyện cổ tích, sinh động
và tiến triển rất nhanh. Từ nội dung lời ca, lối múa và âm thanh nhạc khí của chèo,
cho đến lề lối hát và động tác múa của đào kép …, với phối khí của nhịp trống, đan
lẫn với tiếng đàn, tiếng sáo, tiếng mõ. Tất cả âm thanh tượng hình ấy, đều mang tải
tâm hồn trong mỗi câu thơ, mỗi lời hát của tác giả. Những làn điệu chèo chủ yếu
mang tải nội dung ca ngợi nghĩa khí cao đẹp, tấm lòng thủy chung của người phụ
nữ, phản ánh những cái thiện, cái đẹp trong cuộc sống. Nói đến nghệ thuật chèo,
trước tiên phải nói đến những câu thơ sâu lắng và ý tình, từ hiện thực cảnh vật sống
động, chứa đựng trong nội dung bài thơ ấy. Để tạo ra tiếng ca, tiếng nhạc độc đáo
làm nên nghệ thuật chèo thì cần phải có: một là những lời thơ, hai là những lời hát
của những người nghệ sĩ tài ba, ba là nhạc đệm của trống, sênh tiền, đàn nguyệt….
Cái bất ngờ nhất là càng tìm hiểu sâu thì mới thấy chèo thực sự là hình thức biểu
diễn nghệ thuật chuyên nghiệp độc đáo của Việt Nam. Chèo bao hàm rất nhiều
hình thức nghệ thuật trong đó có nghệ thuật ca hát, nghệ thuật múa và nghệ thuật
trình diễn. Chính những hình thức này đã làm nên nét độc đáo trong chèo.
2 – Tuồng
-Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung
báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về cách ứng xử của con người giữa
cái chung và cái riêng, giữa gia định và tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng
thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng. Có thể nói Tuồng là sân khấu của những người anh
hùng...
- Đồng thời, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là tư
tưởng Nho giáo nên phần lớn nội dung của các vở tuồng trong thời kỳ này đều đề
cao tinh thần trung quân ái quốc, đạo đức luân lý gia đình và xã hội được nêu trong
Tam cương và Ngũ luân. Đó là mối quan hệ về trung, hiếu, tiết, nghĩa giữa vua tôi,
cha con, anh em, bạn bè, chồng vợ... mà ta thấy được khi thưởng thức nghệ thuật
Tuồng
- Tuồng chú trọng vào việc ca tụng hành động của những anh hùng, và có sự ảnh
hưởng của Kinh kịch bắt nguồn từ Trung Hoa.
- Tuồng là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền đặc sắc của Việt Nam có tính
tổng hợp cao, nó là sự phối hợp một cách nhuần nhuyễn giữa văn học, âm nhạc, vũ
đạo, hội họa và các trò diễn xướng dân gian. Yếu tố hội họa của tuồng cổ thể hiện
rõ nhất trong mặt nạ và trang phục, qua đó mà khán giả có thể dễ dàng nhận biết rõ
đặc điểm của từng nhân vật. Mỗi một vở hay một tiết mục Tuồng đều phải dựng
trên một kịch bản văn học. Trong đó lời thoại và lời hát đều sử dụng các thể thơ.
Những kịch bản của Tuồng cung đình luôn khẳng định, ca ngợi sự tất thắng của
chính nghĩa, của cái thiện và đạo lý của con người. Chất bi hùng đã tạo nên đặc
trưng thẩm mỹ độc đáo nhất của tuồng. Mỗi vở tuồng, mỗi nhân vật trình diễn đều
mang ý nghĩa sâu sắc đó là những bài học, những tấm gương về đạo lý, đặc biệt là
đạo trung quân ái quốc.
- Tuồng vừa chứa đựng yếu tố của sân khấu cổ điển lại vừa chứa đựng những yếu
tố của sân khấu hiện đại. Yếu tố cổ điển biểu hiện ở chỗ tất cả những điệu hát, điệu
múa được đúc kết trở thành khuôn vàng thước ngọc, hiện đại ở chỗ người diễn viên
biểu diễn trên sân khấu không cần cảnh trí, Tuồng là loại sân khấu tổng thể, ở đây
các yếu tố ca, vũ nhạc được phát triển một cách hài hoà trong nghệ thuật biểu diễn.
Vì thế tuồng là một di sản văn hóa có chiều dài lịch sử, đã kết tinh nhiều giá trị
thẩm mỹ độc đáo đáng trân trọng. Tuồng thực sự là một nghệ thuật cổ truyền chứa
đựng những tinh túy, tạo nên bản sắc của văn hóa dân tộc. Chính bởi vậy cần bảo
tồn, phát triển nghệ thuật sân khấu tuồng để không chỉ bảo tồn phát huy nền văn
hóa vốn quý của cha ông truyền lại mà còn đưa nghệ thuật tuồng đi đến bạn bè
quốc tế.
IV – Hiện trạng, thách thức của nghệ thuật Chèo và Tuồng
1 – Hiện trạng
- Trong thời kỳ đổi mới, chuyển đổi sang cơ chế thị trường và nhất là trong
thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa dân
tộc bắt đầu nảy sinh những khó khăn, tiêu cực, thiếu lành mạnh. Cụ thể là xu
hướng thương mại hóa nghệ thuật dân tộc đang lan ra trên khắp các sân khấu
biểu diễn. Các loại hình nghệ thuật truyền thống như cải lương, quan họ, dân
ca kịch đặc biệt là tuồng và chèo ngày càng lún sâu vào bế tắc, không có
hoặc rất ít khán giả, nhất là khán giả trẻ. Các rạp hát dành cho nghệ thuật
dân tộc phần lớn là vắng khách, "tối đèn". Ðể thu hút người xem, nhiều đơn
vị nghệ thuật phải chuyển đổi phương thức xây dựng tiết mục, cụ thể là cải
tiến, cách tân, làm mới sân khấu truyền thông, biến tuồng, chèo, cải lương
thành kịch nói pha bài ca; âm nhạc hiện đại chiếm tỷ lệ áp đảo trong các dàn
nhạc truyền thống. Chưa kể là hình thức trang trí, phục trang ngày càng xa
với nguyên tắc cách điệu, ước lệ và tượng trưng mà các thế hệ nghệ nhân
trước đây đã dày công sáng tạo và đúc kết thành đặc trưng, thi pháp nghệ
thuật đặc sắc và độc đáo của dân tộc ta mà thế giới phải chú ý, khâm phục,
ngợi ca.
- Đối với nghệ thuật chèo, ta thấy có phần khả quan hơn trong việc bảo tồn và
phát huy nghệ thuật truyền thống. Nói chung là người xem vẫn còn đến với
sân khấu chèo, dù không đông như ngày xưa. Tuy vậy, hiện tượng cải tiến,
cách tân chèo cổ vẫn còn khá phổ biến trong những vở diễn mới, rõ nhất là
trong những vở đề tài hiện đại. Ở sân khấu này, bản sắc chèo truyền thống
thường bị mờ nhạt bởi sắc mầu đậm đặc của nghệ thuật kịch nói, hoặc ô-pê-
ra. Nhiều khán giả than phiền rằng, đi xem tuồng, xem chèo mà không được
nghe hát tuồng, chèo thì còn thú vị gì nữa!
- Ngoài ra còn có tình trạng các nhà hát hay đoàn chèo bị thu hẹp về quy mô
hay nhiều nghệ sĩ khó bám trụ được với nghề, thậm chí là bỏ nghề.
2 – Thách thức
*Hạn chế cách tiếp cận khán giả
Hiện nay, một số loại hình nghệ thuật, như nhạc trẻ, phim ảnh, hài kịch… đang
dần chiếm ưu thế, có lượng người xem đông đảo. Nhưng ngược lại, có vẻ như,
các loại hình nghệ thuật truyền thống, như chèo và tuồng lại mất dần đi người
xem. Đặc biệt là tầng lớp trẻ đang không hiểu rõ hoặc hiểu sai về chèo, cách
tiếp cận của 2 loại hình nghệ thuật này cũng gặp nhiều hạn chế. Như vậy, việc
thu hút và giữ được lửa trong nghệ thuật chèo và tuồng là điều mà giới nghệ sĩ
phải cân đo đong đếm, đặc biệt là trong khâu tuyển chọn người tài và có niềm
đam mê . Các nhà hát chèo, sân khấu tuồng luôn luôn chào đón, mở cửa nhưng
vẫn còn ít khán giả đến xem. Kênh truyền thông cho các loại hình nghệ thuật
truyền thống vẫn còn hạn chế, kênh truyền thông cho nhà hát và sân khấu đã nỗ
lực ,nhưng không đồng bộ.
Rạp có nhưng hệ thống bán vé không có, maketing cho truyền thông còn hạn
chế. Nhà nước đã quan tâm nhưng còn nhiều vấn đề bất cập với nghệ thuật chèo
và tuồng
*Khó khăn trong đào tạo nhân lực cho nghệ thuật chèo và tuồng
Giới trẻ hiện nay ít quan tâm đến âm nhạc cổ truyền, không hiểu hết ý nghĩa sâu
sắc của những vở chèo cổ, tuồng cổ Đặc trưng của bộ môn nghệ thuật chèo và
tuồng rất khó, đòi hỏi phải những người có trình độ, hiểu biết mới sáng tạo
được. Yêu cầu chuyên môn, năng khiếu đối với các nghệ sĩ làm nghệ thuật
tuồng rất cao, từ đội ngũ sáng tạo cho đến diễn viên, thế nhưng, thu nhập của
nghệ sĩ chèo và tuồng lại đang tỉ lệ nghịch khi thù lao còn quá thấp. Điều này đã
tác động lớn đến các diễn viên, khiến các diễn viên khó tâm huyết với nghề khi
cuộc sống mưu sinh quá vất vả. Hơn nữa, các bạn trẻ yêu nghệ thuật có năng
khiếu nghệ thuật cũng không lựa chọn chèo và tuồng để theo đuổi, để học nghề
vì học tuồng quá lao lực, đòi hỏi diễn viên phải thực có tài năng mà ra trường,
chèo và tuồng lại không có đất diễn, nói chi đến phát triển sự nghiệp. Chính vì
vậy, việc đào tạo nhân lực cho nghệ thuật dân tộc gặp khó khăn ngay từ đầu
vào.
Nhiều năm nay, tình trạng thí sinh dự thi vào các ngành nghệ thuật truyền thống
không nhiều mà ngày càng có xu hướng giảm. Đơn cử như Trường Đại học Sân
khấu Điện ảnh Hà Nội đã hơn 6 năm nay không hề tổ chức được khóa diễn viên
tuồng nào vì không có hồ sơ dự tuyển.
3 - Giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống chèo và tuồng
- Trên thực tế, dù cuộc sống có phát triển như thế nào thì nghệ thuật truyền thống
như chèo, tuồng, dân ca kịch vẫn là hồn cốt của dân tộc, tinh hoa hun đúc bao
nhiêu truyền thống lịch sử cha ông của chúng ta. Nghệ thuật truyền thống sẽ là
món ăn tinh thần trong văn hóa của người Việt Nam. Bởi vậy, nhiều ý kiến cho
rằng để không làm gián đoạn dòng chảy sân khấu truyền thống cần có những giải
pháp để bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống nói chung và nghệ thuật chèo
và tuồng nói riêng.
- Trước tiên các cấp, ngành cần có những chính sách, giải pháp hỗ trợ kịp thời để
những người làm nghề, đặc biệt là những nghệ sĩ trẻ yên tâm cống hiến.
- Tiếp đó, là cần tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành
và Nhân dân về những giá trị độc đáo của nghệ thuật truyền thống như chèo, tuồng,
kịch nói.
- Tăng cường đầu tư nguồn lực để tuyên truyền, quảng bá, đổi mới phương thức
tiếp cận nhằm đưa nghệ thuật truyền thống đến gần hơn nữa với công chúng, đặc
biệt là thế hệ trẻ.
- Ngoài ra, để đưa các loại hình nghệ thuật, đặc biệt là loại hình nghệ thuật truyền
thống đến gần với công chúng, đòi hỏi ngành văn hóa nói chung và các đơn vị, tổ
chức nghệ thuật nói riêng cần phải thay đổi tư duy và phương thức tiếp cận, xây
dựng các vở diễn có chất lượng cao, phù hợp và thỏa mãn nhu cầu của khán giả...
| 1/12

Preview text:

Nhóm 7:
- Lường Văn Cương( nhóm trưởng) - Nguyễn Hoàng Anh - Trần Thị Quỳnh Dương - Trịnh Thị Ánh Hồng - Huỳnh Thị Hằng - Vi Thị Thu Hà - Trương Bá Hoàng - Lê Thị Thanh Trúc - Lý Thị Kim Huệ - Đỗ Thị Phương Anh - Đỗ Vũ Vân Anh
Đề tài: So sánh hai thể loại Chèo và Tuồng
I – Giới thiệu khái quát Chèo và Tuồng 1 – Chèo  Khái niệm
-Chèo là nghệ thuật sân khấu cổ truyền của Việt Nam phát triển mạnh mẽ tại
miền Bắc, Bắc Trung Bộ mang đậm bản sắc dân tộc. Từ thời xưa Chèo được coi
là loại hình sân khấu hội hè, thường được biểu diễn trong những lễ hội hoặc
những dịp đặc biệt. Phần ngôn từ đa thanh, đa nghĩa giàu sự ví von, tự sự trữ tình.  Nguồn gốc
Chèo được hình thành từ thế kỷ X dưới thời nhà Đinh (vua Đinh Tiên Hoàng),
lúc bấy giờ kinh đô của nước là là Hoa Lư (Ninh Bình), đây cũng được coi là
đất tổ của loại hình nghệ thuật sân khấu này. Bà Phạm Thị Trân được coi là bà
tổ của Chèo. Sau đó chèo phát triển nhanh, lan rộng ra toàn lãnh thổ Đại Cồ
Việt bao gồm miền Bắc và Bắc Trung Bộ hiện nay.
 Sự phát triển, chiều dài lịch sử
-Chèo: là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam. Chèo phát triển
mạnh ở phía bắc Việt Nam với trọng tâm là vùng đồng bằng sông Hồng cùng
hai khu vực lan tỏa là trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Loại hình
sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và
được coi là loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa
thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình. Nếu sân
khấu truyền thống Trung Quốc có đại diện tiêu biểu là Kinh kịch của Bắc Kinh
thì đại diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam là chèo.
Nghệ thuật sân khấu chèo đã trải qua quá trình lịch sử lâu dài từ thế kỉ 10 tới
nay, đã đi sâu vào đời sống xã hội Việt Nam. Chèo phản ánh đầy đủ mọi góc độ
của bản sắc dân tộc Việt Nam: lạc quan, nhân ái, yêu cuộc sống yên lành, bình
dị, nhưng tràn đầy tự hào dân tộc, kiên cường đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ
quốc. Cũng chính vì nội dung tư tưởng lành mạnh đó mà trong chèo có đầy đủ
các thể loại văn học: trữ tình, lãng mạn, anh hùng ca, sử thi, thơ ca giáo huấn...
hơn hẳn các loại hình nghệ thuật khác như tuồng, cải lương, ca kịch… Từ năm
2021, Nghệ thuật chèo đồng bằng sông Hồng được lập hồ sơ đề nghị UNESCO
ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện 2 – Tuồng  Khái niệm
-Tuồng là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền đặc sắc của Việt Nam được
hình thành trên cơ sở ca vũ nhạc và các trò diễn xướng dân gian vốn có từ lâu
đời và rất phong phú của dân tộc Việt Nam.
-Tuồng hay còn được gọi là hát bộ (hát bội), tuồng là một hình thức nhạc kịch
cổ của Việt Nam mang âm hưởng hùng tráng. Nhân vật trong tuồng thường là
những tấm gương sáng trung với nước, hiếu với dân, xả thân vì đại nghĩa và
những bài học về lẽ ứng xử. Nhiều nhà nghiên cứu về nghệ thuật dân gian của
Việt Nam gọi tuồng là sân khấu của những người anh hùng.  Nguồn gốc
Là một loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền dân gian nên không ai biết thời
gian xuất hiện chính xác của hát tuồng. Theo các nhà nghiên cứu và dựa theo
lịch sử của đất nước có 3 giả thuyết về nguồn gốc của tuồng như sau:
- Nghệ thuật tuồng ra đời vào thời Trần – XIII: Vào cuối thế kỷ 12, quân ta đại
thắng quân xâm lược Nguyên Mông và bắt được kép hát người Trung Quốc là
Lý Nguyên Cát, hắn đã được giữ lại để mua vui cho cung đình nhà Trần. Lý
Nguyên Cát đã dựa theo các truyện cổ để tạo ra tuồng vì thế mà nghệ thuật
tuồng có bị ảnh hưởng bởi hí kịch Trung Quốc. Tuy nhiên nhiều nhà nghiên
cứu khẳng định rằng Tuồng đã có mặt trước đó nhưng chưa có hình thức biểu
diễn chuyên nghiệp mà thôi.
- Tuồng ra đời vào thế kỷ XVII tại Bình Định: Theo giả thuyết này, người đầu
tiên phát triển nghệ thuật hát tuồng tại Việt Nam chính là Đào Duy Từ, ông đã
đem tuồng vào Đàng Trong để truyền dạy cho mọi người. Đào Duy Từ vốn là
con trai trong một phường chèo chuyên nghiệp, ông đã từ Chèo mà sáng tạo
thêm để tạo ra nghệ thuật tuồng. Tuy vậy không có tài liệu hay dấu tích lịch sử
cụ thể nào chứng minh được điều này.
- Tuồng phát triển từ các trò diễn sân khấu vào XVI-XVII: Nghệ thuật tuồng
tiền thân chỉ là các trò diễn sân khấu nhưng chưa được biểu diễn chuyên
nghiệp như các loại hình nghệ thuật khác. Chỉ mãi cho đến cuối thế kỷ XVI và
thế kỷ XVII thì tuồng mới đạt đến đỉnh cao và phát triển thành loại hình biểu diễn chuyên nghiệp.
Nguồn gốc của tuồng từ thời phong kiến nhưng không có tài liệu nào ghi rõ ràng.
 Sự phát triển, chiều dài lịch sử
- Nghệ thuật tuồng trong thời kỳ phong kiến
Quá trình phát triển của hát tuồng thời kỳ đầu gặp khá nhiều khó khăn do quan
niệm biểu diễn sân khấu thời đó là những trò du hí của tiểu nhân chỉ có ở Đàng
Trong (miền Trung và miền Nam) mới được coi trọng. Vào thời Tây Sơn,
tuồng cũng được ưa chuộng hơn rất nhiều, tuồng thời kỳ này bị ảnh hưởng
mạnh mẽ của giọng người dân Bình Định nên được gọi là hát tuồng Bình Định.
Triều Nguyễn được coi là thời kỳ thịnh vượng nhất của nghệ thuật tuồng, có
rất nhiều công trình, cơ quan cung đình được xây dựng như Thanh Bình từ
đường, Thanh Bình thự, Duyệt Thị đường. Chính vua Minh Mạng còn tham
gia vào viết kịch bản cho vở tuồng Quần tiên hiến thọ.
Sang tới thời vua Tự Đức, nghệ thuật tuồng được hoàn thiện về mọi mặt, nhà
hát tường Minh Khiêm đường được xây dựng trong lăng Tự Đức. Những vở
tuồng phát triển lên tới 20 hồi hay hàng trăm hồi kéo dài tới mấy năm trời.
Không chỉ trong cung đình, tuồng được dân chúng đua nhau lập đoàn và biểu
diễn. Biểu diễn hát tuồng trong các hội hè, tết lễ,…
- Hát tuồng trong thời cận đại
Thời kỳ cận đại – thế kỷ XX, thời gian chuyển giao giữa thời phong kiến và
hiện đại, nghệ thuật tuồng vẫn được coi là quốc kịch của nước ta. Loại hình
nghệ thuật này có những thay đổi để bắt kịp thời đại. Trong giai đoạn 1930 –
1945 tuồng ảnh hưởng mạnh bởi các tác phẩm văn học lãng mạn.
Từ sau năm 1954, tuồng bị cấm bởi đây là sản phẩm phong kiến, có ảnh hưởng
không tốt với chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước, có ảnh
hưởng tới tư tưởng của mọi người. Tuy vậy nhà hát Tuồng Việt Nam vẫn được
thành lập trong thời gian này (năm 1959) với chủ trương phát huy văn hóa dân tộc.
Từ sau kháng chiến chống Mỹ, nghệ thuật tuồng được coi trọng và dần có
những bước phát triển nhất định. Năm 1976, đất nước thống nhất, hội diễn
tuồng toàn quốc tổ chức ngay tại Bình Định thu hút rất nhiều đoàn tuồng trên toàn quốc.
- Nghệ thuật tuồng trong giai đoạn hiện đại
Hát tuồng ngày nay không chỉ đơn giản là một loại hình nghệ thuật dân gian
cần được bảo tồn mà còn là nét đẹp trong văn hóa của người Việt đáng để giới
thiệu với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên kể từ sau thời kỳ cận đại, nghệ thuật tuồng
đang gặp phải nguy cơ bị mai một do thời cuộc, trong giai đoạn đổi mới hiện
nay thì thiếu sự quan tâm của cộng đồng cũng như của giới trẻ. II – So sánh 1 - Giống nhau
- Đề tài: thường lấy cảm hứng từ cuộc sống và phản ánh những thói đời trong xã hội xưa
- Nhân vật: mang tính dập khuôn, ước lệ, chuẩn hóa
- Lời thoại: có đối thoại, độc thoại, bàng thoại
- Trang phục: đều mô phỏng theo trang phục của các nhân vật trong cuộc sống, để
ý vào trang phục của các diễn viên trên sân khấu, khán giả phần nào nhận ra được
thân phận, địa vị, giai cấp, nhân phẩm, tính cách của họ.
- Hình thành hai hình thức âm nhạc sân khấu là hát nói, hát bài bản. Mỗi hình thức
âm nhạc trên diễn tả hai đặc tính sân khấu là sắc thái tính cách nhân vật và tình
huống kịch tính. Dù cấu trúc âm nhạc khác nhau về giai điệu nhưng chèo và tuồng
có chung hình thức diễn tả tình cảm sắc thái sân khấu vui buồn, hờn dỗi, lo lắng,
băn khoăn, giận dữ và uất hận.
-Sân khấu biểu diễn: Sân khấu biểu diễn chèo và tuồng đa dạng: sân đình, sân khấu
chuyên nghiệp, các lễ hội ở một số đền chùa,... 2 - Khác nhau - Đề tài
Xoay quanh vấn đề giáo dục, ứng xử giữa người với người, thường theo triết lí dân
gian hoặc tư tưởng Nho giáo .Lấy từ truyện cổ dân gian hoặc tích truyện có sẵn. (chèo)
- Nhằm phê phán thói xấu của xã hội phong kiến, của thế lực ở những bọn quan lại. ( tuồng ) - Nội dung, đề tài
+Chèo: miêu tả cuộc sống bình dị của người dân nông dân thể hiện khát vọng sống
thanh bình giữa 1 xã hội phong kiến đầy bất công, ca ngợi những phẩm chất cao cả
của con người. Nội dung của các vở chèo lấy từ những truyện cổ tích, truyện ngụ
ngôn được nâng lên 1 mức cao bằng nghệ thuật sân khấu mang giá trị hiện thực và
nhân đạo sâu sắc. Trong chèo cái thiện luôn thắng cái ác. Chèo được phân loại
thành chèo sân đình, chèo cải lương, chèo trải hê, chèo hiện đại.
+Tuồng: Ca tụng hành động anh hùng của các giới quyền quý, thường nói về long
tru can, mưu mô, tranh quyền đoạt vị. Hình thức trình bày theo 1 câu chuyện có nội
dung thống nhất, xã hội được phản ánh trong tuồng là xã hội phong kiến đã suy
tàn, giai cấp phong kiến phong lưu đã chia bè xè cánh, tranh giành cấu xé lẫn nhau quyết liệt. - Nhân vật
Nhân vật thường không đi kèm với lời danh xưng(chèo )
- Nhân vật chính xuất hiện với lời xưng danh.
- Lời thoại của nhân vật luôn có ý mỉa mai, châm biếm nhau và gây cười. (tuồng ) - Về nguồn gốc
+Chèo: hình thành từ thế kỉ X dưới thời nhà Đinh, bắt nguồn từ âm nhạc và múa
dân gian và lan rộng ra khắp vùng châu thổ Bắc Bộ.
+Tuồng: xuất hiện từ thế kỉ XII đời nhà Trần, là loại hình sân khấu cung đình dành
cho cung vua, phủ chúa. Tuồng có nguồn gốc từ sân khấu Trung Quốc du nhập vào
nước ta dưới thời nhà Lý được khởi xướng thời nhà Tiền Lê. - Đặc điểm
+Chèo: bao gồm yếu tố kịch tính, kĩ thuật tự sự, phương pháp biểu hiện tính cách
nhân vật (tính chất ước lệ và cách điệu), ngôn ngữ chèo có những đoạn sử dụng
câu thơ chữ Hán, điển cố hoặc những câu ca dao lục bát rất tự do, phóng khoáng về
câu chữ. Chèo không có cấu trúc cố định vì vậy vở kịch kéo dài hay cắt ngắn tùy
thuộc vào cảm hứng của người nghệ sĩ.
+Tuồng: phải có kịch bản, đạo diễn và 1 dàn diễn viên có tay nghề, đặc biệt phải có
những đào kép chính thật xuất sắc. Trong nghệ thuật biểu diễn tuồng, từng động
tác diễn xuất, câu chữ của ca từ của người diễn viên khi thể hiện đều được bình
phẩm ngay bởi tiếng trống chầu.
- Về kịch bản : Tuồng có kịch bản hoàn chỉnh. Chèo cũng có kịch bản nhưng diễn
viên phải ứng diễn nhiều hơn. - Về trang phục
+Chèo: phục trang các vai diễn cơ bản giống nhau, những bộ quần áo thường mặc
hằng ngày của những người dân quê.
+Tuồng: phục trang dựa theo kiểu phục trang của vua quan trong triều - Hóa trang
+Chèo: thường được hóa trang đơn giản với những đường nét mềm mại, đoan trang.
+Tuồng: cầu kì, mang tính ước lệ cao. - Múa + Chèo: mềm dẻo
+Tuồng: dứt khoát, mạnh mẽ
- Về tính chất: Tuồng thiên về bi tráng còn chèo thiên về hài - Hát
+Chèo: lối hát sân khấu, một người hoặc hát đồng ca
+Tuồng: hát bội, hát opera, hát hồ Quảng,... - Đạo cụ
+Chèo: Đàn nguyệt, đàn nhị và đàn bầu, sáo, trống chèo
+Tuồng: Trống chiến, đồng la.
III – Giá trị nghệ thuật của Chèo và Tuồng trong văn hóa Việt Nam 1 – Chèo -
Chèo phản ánh đầy đủ mọi góc độ của bản sắc dân tộc Việt Nam: lạc quan,
nhân ái, yêu cuộc sống yên lành, bình dị, nhưng tràn đầy tự hào dân tộc, kiên
cường đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc thân yêu. Cũng chính vì nội dung tư
tưởng lành mạnh đó mà trong chèo có đầy đủ các thể loại văn học: trữ tình lãng
mạn, anh hùng ca, sử thi, thơ ca giáo huấn (giảng kinh truyện, khuyên đạo đức)…
hơn hẳn các loại hình nghệ thuật khác như tuồng, quan họ… Cùng những thăng
trầm của lịch sử dân tộc, Chèo đã tự mình vận động và phát triển phù hợp với mỗi
giai đoạn lịch sử để kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển nội tâm của con người cá
thể, và mỗi ngày một thêm hoàn chỉnh về giai điệu, nhuần nhuyễn tinh vi về lời
hát, lời thơ, đã trở thành một một bộ phận văn học vô cùng quý báu của dân tộc. -
Chèo không những mang đến sự yêu thích cho người dân mà đến thần linh
cũng thích. Ở những lễ hội tại những đình, miếu, đền trong không khí linh thiêng,
thâm nghiêm, các vị thần thưởng thức những làn điệu chèo trong sự tôn kính của
các con dân. Ngay trong đời thường nhật mỗi khi có dịp vui, như dịp khao làng,
khao thọ, khao được thăng chức, khao thi đỗ thì người ta cũng mời những nghệ sĩ
chèo. Hay đơn giản là trong những lúc nhàn rỗi, hay đang lao động mệt mỏi người
ta cũng cất lên những làn điệu chèo để xua đi những sự mệt mỏi. Cũng khi có
chuyện buồn thì những lời ca tiếng hát, vần thơ để sẻ chia tâm sự, để hoà mình vào
thế giới nội tâm sâu thẳm của những tri âm. Chèo thực sự đã đồng hành cùng tâm
hồn và văn hóa của người Việt. Trải qua bao thăng trầm, biến đổi của lịch sử chèo
ngày càng hoàn thiện và chiếm phần quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. -
Chèo là một hình thức sân khấu dân tộc xuất hiện và phát triển trong sinh
hoạt văn hóa của người dân, là một nghệ thuật tổng hợp. Phải được tai nghe các
điệu hát, mắt thấy các cảnh trên sân khấu, các động tác cử chỉ của nhân vật… thì
mới hiểu thấu nội dung và nghệ thuật của chèo. Tác giả chèo dựa vào những sự
tích vốn có trong các truyện cổ tích, truyện nôm, mà dựng nên vở. Hoàn cảnh
không gian và thời gian trong chèo cũng tự do như trong truyện cổ tích, sinh động
và tiến triển rất nhanh. Từ nội dung lời ca, lối múa và âm thanh nhạc khí của chèo,
cho đến lề lối hát và động tác múa của đào kép …, với phối khí của nhịp trống, đan
lẫn với tiếng đàn, tiếng sáo, tiếng mõ. Tất cả âm thanh tượng hình ấy, đều mang tải
tâm hồn trong mỗi câu thơ, mỗi lời hát của tác giả. Những làn điệu chèo chủ yếu
mang tải nội dung ca ngợi nghĩa khí cao đẹp, tấm lòng thủy chung của người phụ
nữ, phản ánh những cái thiện, cái đẹp trong cuộc sống. Nói đến nghệ thuật chèo,
trước tiên phải nói đến những câu thơ sâu lắng và ý tình, từ hiện thực cảnh vật sống
động, chứa đựng trong nội dung bài thơ ấy. Để tạo ra tiếng ca, tiếng nhạc độc đáo
làm nên nghệ thuật chèo thì cần phải có: một là những lời thơ, hai là những lời hát
của những người nghệ sĩ tài ba, ba là nhạc đệm của trống, sênh tiền, đàn nguyệt….
Cái bất ngờ nhất là càng tìm hiểu sâu thì mới thấy chèo thực sự là hình thức biểu
diễn nghệ thuật chuyên nghiệp độc đáo của Việt Nam. Chèo bao hàm rất nhiều
hình thức nghệ thuật trong đó có nghệ thuật ca hát, nghệ thuật múa và nghệ thuật
trình diễn. Chính những hình thức này đã làm nên nét độc đáo trong chèo. 2 – Tuồng
-Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung
báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về cách ứng xử của con người giữa
cái chung và cái riêng, giữa gia định và tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng
thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng. Có thể nói Tuồng là sân khấu của những người anh hùng...
- Đồng thời, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là tư
tưởng Nho giáo nên phần lớn nội dung của các vở tuồng trong thời kỳ này đều đề
cao tinh thần trung quân ái quốc, đạo đức luân lý gia đình và xã hội được nêu trong
Tam cương và Ngũ luân. Đó là mối quan hệ về trung, hiếu, tiết, nghĩa giữa vua tôi,
cha con, anh em, bạn bè, chồng vợ... mà ta thấy được khi thưởng thức nghệ thuật Tuồng
- Tuồng chú trọng vào việc ca tụng hành động của những anh hùng, và có sự ảnh
hưởng của Kinh kịch bắt nguồn từ Trung Hoa.
- Tuồng là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền đặc sắc của Việt Nam có tính
tổng hợp cao, nó là sự phối hợp một cách nhuần nhuyễn giữa văn học, âm nhạc, vũ
đạo, hội họa và các trò diễn xướng dân gian. Yếu tố hội họa của tuồng cổ thể hiện
rõ nhất trong mặt nạ và trang phục, qua đó mà khán giả có thể dễ dàng nhận biết rõ
đặc điểm của từng nhân vật. Mỗi một vở hay một tiết mục Tuồng đều phải dựng
trên một kịch bản văn học. Trong đó lời thoại và lời hát đều sử dụng các thể thơ.
Những kịch bản của Tuồng cung đình luôn khẳng định, ca ngợi sự tất thắng của
chính nghĩa, của cái thiện và đạo lý của con người. Chất bi hùng đã tạo nên đặc
trưng thẩm mỹ độc đáo nhất của tuồng. Mỗi vở tuồng, mỗi nhân vật trình diễn đều
mang ý nghĩa sâu sắc đó là những bài học, những tấm gương về đạo lý, đặc biệt là đạo trung quân ái quốc.
- Tuồng vừa chứa đựng yếu tố của sân khấu cổ điển lại vừa chứa đựng những yếu
tố của sân khấu hiện đại. Yếu tố cổ điển biểu hiện ở chỗ tất cả những điệu hát, điệu
múa được đúc kết trở thành khuôn vàng thước ngọc, hiện đại ở chỗ người diễn viên
biểu diễn trên sân khấu không cần cảnh trí, Tuồng là loại sân khấu tổng thể, ở đây
các yếu tố ca, vũ nhạc được phát triển một cách hài hoà trong nghệ thuật biểu diễn.
Vì thế tuồng là một di sản văn hóa có chiều dài lịch sử, đã kết tinh nhiều giá trị
thẩm mỹ độc đáo đáng trân trọng. Tuồng thực sự là một nghệ thuật cổ truyền chứa
đựng những tinh túy, tạo nên bản sắc của văn hóa dân tộc. Chính bởi vậy cần bảo
tồn, phát triển nghệ thuật sân khấu tuồng để không chỉ bảo tồn phát huy nền văn
hóa vốn quý của cha ông truyền lại mà còn đưa nghệ thuật tuồng đi đến bạn bè quốc tế.
IV – Hiện trạng, thách thức của nghệ thuật Chèo và Tuồng 1 – Hiện trạng
- Trong thời kỳ đổi mới, chuyển đổi sang cơ chế thị trường và nhất là trong
thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa dân
tộc bắt đầu nảy sinh những khó khăn, tiêu cực, thiếu lành mạnh. Cụ thể là xu
hướng thương mại hóa nghệ thuật dân tộc đang lan ra trên khắp các sân khấu
biểu diễn. Các loại hình nghệ thuật truyền thống như cải lương, quan họ, dân
ca kịch đặc biệt là tuồng và chèo ngày càng lún sâu vào bế tắc, không có
hoặc rất ít khán giả, nhất là khán giả trẻ. Các rạp hát dành cho nghệ thuật
dân tộc phần lớn là vắng khách, "tối đèn". Ðể thu hút người xem, nhiều đơn
vị nghệ thuật phải chuyển đổi phương thức xây dựng tiết mục, cụ thể là cải
tiến, cách tân, làm mới sân khấu truyền thông, biến tuồng, chèo, cải lương
thành kịch nói pha bài ca; âm nhạc hiện đại chiếm tỷ lệ áp đảo trong các dàn
nhạc truyền thống. Chưa kể là hình thức trang trí, phục trang ngày càng xa
với nguyên tắc cách điệu, ước lệ và tượng trưng mà các thế hệ nghệ nhân
trước đây đã dày công sáng tạo và đúc kết thành đặc trưng, thi pháp nghệ
thuật đặc sắc và độc đáo của dân tộc ta mà thế giới phải chú ý, khâm phục, ngợi ca.
- Đối với nghệ thuật chèo, ta thấy có phần khả quan hơn trong việc bảo tồn và
phát huy nghệ thuật truyền thống. Nói chung là người xem vẫn còn đến với
sân khấu chèo, dù không đông như ngày xưa. Tuy vậy, hiện tượng cải tiến,
cách tân chèo cổ vẫn còn khá phổ biến trong những vở diễn mới, rõ nhất là
trong những vở đề tài hiện đại. Ở sân khấu này, bản sắc chèo truyền thống
thường bị mờ nhạt bởi sắc mầu đậm đặc của nghệ thuật kịch nói, hoặc ô-pê-
ra. Nhiều khán giả than phiền rằng, đi xem tuồng, xem chèo mà không được
nghe hát tuồng, chèo thì còn thú vị gì nữa!
- Ngoài ra còn có tình trạng các nhà hát hay đoàn chèo bị thu hẹp về quy mô
hay nhiều nghệ sĩ khó bám trụ được với nghề, thậm chí là bỏ nghề. 2 – Thách thức
*Hạn chế cách tiếp cận khán giả
Hiện nay, một số loại hình nghệ thuật, như nhạc trẻ, phim ảnh, hài kịch… đang
dần chiếm ưu thế, có lượng người xem đông đảo. Nhưng ngược lại, có vẻ như,
các loại hình nghệ thuật truyền thống, như chèo và tuồng lại mất dần đi người
xem. Đặc biệt là tầng lớp trẻ đang không hiểu rõ hoặc hiểu sai về chèo, cách
tiếp cận của 2 loại hình nghệ thuật này cũng gặp nhiều hạn chế. Như vậy, việc
thu hút và giữ được lửa trong nghệ thuật chèo và tuồng là điều mà giới nghệ sĩ
phải cân đo đong đếm, đặc biệt là trong khâu tuyển chọn người tài và có niềm
đam mê . Các nhà hát chèo, sân khấu tuồng luôn luôn chào đón, mở cửa nhưng
vẫn còn ít khán giả đến xem. Kênh truyền thông cho các loại hình nghệ thuật
truyền thống vẫn còn hạn chế, kênh truyền thông cho nhà hát và sân khấu đã nỗ
lực ,nhưng không đồng bộ.
Rạp có nhưng hệ thống bán vé không có, maketing cho truyền thông còn hạn
chế. Nhà nước đã quan tâm nhưng còn nhiều vấn đề bất cập với nghệ thuật chèo và tuồng
*Khó khăn trong đào tạo nhân lực cho nghệ thuật chèo và tuồng
Giới trẻ hiện nay ít quan tâm đến âm nhạc cổ truyền, không hiểu hết ý nghĩa sâu
sắc của những vở chèo cổ, tuồng cổ Đặc trưng của bộ môn nghệ thuật chèo và
tuồng rất khó, đòi hỏi phải những người có trình độ, hiểu biết mới sáng tạo
được. Yêu cầu chuyên môn, năng khiếu đối với các nghệ sĩ làm nghệ thuật
tuồng rất cao, từ đội ngũ sáng tạo cho đến diễn viên, thế nhưng, thu nhập của
nghệ sĩ chèo và tuồng lại đang tỉ lệ nghịch khi thù lao còn quá thấp. Điều này đã
tác động lớn đến các diễn viên, khiến các diễn viên khó tâm huyết với nghề khi
cuộc sống mưu sinh quá vất vả. Hơn nữa, các bạn trẻ yêu nghệ thuật có năng
khiếu nghệ thuật cũng không lựa chọn chèo và tuồng để theo đuổi, để học nghề
vì học tuồng quá lao lực, đòi hỏi diễn viên phải thực có tài năng mà ra trường,
chèo và tuồng lại không có đất diễn, nói chi đến phát triển sự nghiệp. Chính vì
vậy, việc đào tạo nhân lực cho nghệ thuật dân tộc gặp khó khăn ngay từ đầu vào.
Nhiều năm nay, tình trạng thí sinh dự thi vào các ngành nghệ thuật truyền thống
không nhiều mà ngày càng có xu hướng giảm. Đơn cử như Trường Đại học Sân
khấu Điện ảnh Hà Nội đã hơn 6 năm nay không hề tổ chức được khóa diễn viên
tuồng nào vì không có hồ sơ dự tuyển.
3 - Giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống chèo và tuồng
- Trên thực tế, dù cuộc sống có phát triển như thế nào thì nghệ thuật truyền thống
như chèo, tuồng, dân ca kịch vẫn là hồn cốt của dân tộc, tinh hoa hun đúc bao
nhiêu truyền thống lịch sử cha ông của chúng ta. Nghệ thuật truyền thống sẽ là
món ăn tinh thần trong văn hóa của người Việt Nam. Bởi vậy, nhiều ý kiến cho
rằng để không làm gián đoạn dòng chảy sân khấu truyền thống cần có những giải
pháp để bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống nói chung và nghệ thuật chèo và tuồng nói riêng.
- Trước tiên các cấp, ngành cần có những chính sách, giải pháp hỗ trợ kịp thời để
những người làm nghề, đặc biệt là những nghệ sĩ trẻ yên tâm cống hiến.
- Tiếp đó, là cần tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành
và Nhân dân về những giá trị độc đáo của nghệ thuật truyền thống như chèo, tuồng, kịch nói.
- Tăng cường đầu tư nguồn lực để tuyên truyền, quảng bá, đổi mới phương thức
tiếp cận nhằm đưa nghệ thuật truyền thống đến gần hơn nữa với công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ.
- Ngoài ra, để đưa các loại hình nghệ thuật, đặc biệt là loại hình nghệ thuật truyền
thống đến gần với công chúng, đòi hỏi ngành văn hóa nói chung và các đơn vị, tổ
chức nghệ thuật nói riêng cần phải thay đổi tư duy và phương thức tiếp cận, xây
dựng các vở diễn có chất lượng cao, phù hợp và thỏa mãn nhu cầu của khán giả...