Bài tập nhóm về Kỷ luật lao động và vật chất - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Bài tập nhóm về Kỷ luật lao động và vật chất - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

BÀI TẬP KỶ LUẬT LAO ĐỘNG -
TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
Thành viên nhóm:
Lê Hoàng An - 22003152
Công Thị Ngọc Anh - 22001257
Nguyễn Tiến Quân - 22200039
Trần Chấn Hưng - 2192313
Nguyễn Thị Yến Nhi - 22206674
Bài làm
Tình huống 1:
Căn cứ khoản 4 điều 122 ( Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao
động ) : Không được xử lý kỷ luật đối với người lao động trong khoảng
thời gian sau đây: d) Người lao động nữ mang thai, người lao động nghỉ
thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Theo khoản 2 điều 125 áp dụng hình thức sa thải đối với người lao động có
hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh.
=> Tuy nhiên hiện nay anh A đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi nên
sẽ tạm thời được miễn trừ hình phạt và xử lý sau khi con anh đủ 12
tháng tuổi tức 1/1/2022
Tình huống 2:
Trong trường hợp cháu bé ở câu trên tức con anh A là con nuôi nhưng có
giấy tờ hợp pháp.
=> Công ty đưa ra quyết định xử phạt anh A vào ngày 4/1/2021 là
hoàn toàn sai vì dù là con nuôi nhưng đã có giấy tờ hợp pháp đầy
đủ tức anh A đang chịu trách nhiệm chăm sóc đứa bé như con đẻ
của mình. Vậy nên công ty không thể lấy lý do con nuôi để xử phạt
anh A trước ngày 1/1/2022.
Tình huống 3:
Theo khoản 1 Điều 119 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động
sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ
quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh nơi người sử dụng lao
động đăng ký kinh doanh.
=> Vì vậy, cơ sở tại Hà Nội sẽ đăng ký tại sở Lao động Thương binh và
xã hội thành phố Hà Nội. Cơ sở Đà Nẵng đăng ký tại Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng. Tương tự với các cơ sở
khác.
Tình huống 4:
* Cơ sở pháp lý:
Theo khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019:
Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà
người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư
hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người
chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp
luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
Nghị định 145/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động:
Điều 70: Trình tự, thủ tục xử lý lao động
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động tại khoản 6 Điều 122 của Bộ luật
Lao động được quy định như sau:
2. Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2
Điều 123 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động tiến hành họp xử
lý kỷ luật lao động như sau:
b) Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần
phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ
luật Lao động phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động.
Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp
theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng
lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai
bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời
gian, địa điểm họp;
c) Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời
gian, địa điểm đã thông báo quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp quy định tại
điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động không xác nhận
tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến
hành họp xử lý kỷ luật lao động.
=> Như vậy, trong trường hợp này, công ty hoàn toàn có quyền tiến
hành xử lý kỷ luật lao động đối với anh A khi anh này vắng mặt trong
cuộc họp xử lý kỷ luật lao động. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động này sẽ
được quyết định bởi người sử dụng lao động về thời gian và địa điểm
và tiến hành với việc vắng mặt của anh A.
Ngoài anh A, công ty cần tiến hành thông báo đến ban giám đốc công
ty (người sử dụng lao động), ban chấp hành Công đoàn cơ sở và những
bên có liên quan (người làm chứng cho lỗi vi phạm của anh A,...)
Tình huống 5:
Anh A khiếu nại công ty đã xử lý kỷ luật lao động sai vì cả 3 lần anh đều
không nhận được thư mời họp. Lý do anh bị tạm giữ tại cơ quan công an do
bị tình nghi là đồng phạm trong vụ trộm cắp tài sản của anh B. Hỏi anh A
khiếu nại đúng hay sai?
Căn cứ Điều 122 quy định như sau:Bộ luật Lao động 2019
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong
thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng
lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết
luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
125 của Bộ luật này;
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con
dưới 12 tháng tuổi.
=> Anh A thực hiện khiếu nại công ty vì đã xử lý kỷ luật lao động là
đúng. Vì anh A không nhận được thư mời họp lần thứ ba do đang bị
tạm giữ tại cơ quan công an, anh có thể cung cấp thông tin và bằng
chứng liên quan đến việc anh không thể tham dự cuộc họp do tình
hình khẩn cấp nêu trên. Anh A cũng có quyền khiếu nại và yêu cầu
công ty xem xét lại quyết định xử lý kỷ luật lao động và xem xét các
yếu tố mới phát sinh trong vụ việc.
Tình huống 6:
Biên bản xử lý kỷ luật lao động anh A nhưng không có chữ ký của Chủ tịch
BCH công đoàn và chữ ký anh A. Căn cứ vào điều 122 của Bộ luật lao
động Việt Nam 2019 và căn cứ vào khoản 3 điều 70 của nghị định
145/2020/NĐ-CP.
3. Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản,
thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự
cuộc họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao
động, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản
nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
Như vậy, trường hợp người lao động không ký vào biên bản cuộc họp
xử lý kỷ luật lao động thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không
ký vào nội dung biên bản.
Biên bản vẫn là căn cứ để xử lý kỷ luật lao động và người sử dụng lao
động vẫn có thể tiến hành xử lý kỷ luật đối với người lao động đó.
Tình huống 7:
Căn cứ vào điều 122 của Bộ luật lao động Việt Nam năm 2019 thì việc xử
lý kỷ luật lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động
tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên và người
lao động phải có mặt.
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ
sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm
mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức
khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao
động tại sở bao gồm công đoàn sở tổ chức của người lao động tại
doanh nghiệp (khoản 3 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019).
Như vậy, pháp luật không quy định việc được ủy quyền cho người khác
tham gia xử kỷ luật người lao động tuy nhiên cũng không quy định
cấm.
Cho nên trong trường hợp Giám đốc muốn ủy quyền cho một người
khác tiến hành xử lý kỷ luật lao động thì vẫn được ủy quyền toàn bộ
tất cả các mức độ xử nhưng phải thể hiện thông qua văn bản ủy
quyền.
Tình huống 8:
Theo quy định của Bộ luật Lao động Việt Nam năm 2019, người lao động
có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong quá trình
làm việc. Mức bồi thường thiệt hại do lỗi gây ra trong quá trình lao động
được xác định theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời.
Trong trường hợp này, anh C đã làm mất máy phát điện trị giá 10 triệu
đồng của công ty. Do đó, anh C có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho
công ty.
Về mức bồi thường, công ty quyết định khấu trừ vào tiền lương hàng tháng
của anh C theo mức khấu trừ 10% của giá trị máy phát điện đã mất. Mức
khấu trừ này là phù hợp với quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, công ty cần lưu ý một số vấn đề sau khi thực hiện việc khấu
trừ tiền lương của anh C:
Công ty phải có văn bản yêu cầu anh C bồi thường thiệt hại.
Công ty phải có văn bản xác định mức bồi thường thiệt hại.
Công ty phải khấu trừ tiền lương của anh C theo mức khấu trừ đã được
xác định.
Công ty phải trả lại cho anh C số tiền còn lại sau khi đã khấu trừ hết số
tiền bồi thường thiệt hại.
Nếu công ty thực hiện đầy đủ các quy định trên thì việc khấu trừ tiền
lương của anh C là đúng pháp luật.
Lương anh C là 8 triệu đồng. Với mức khấu trừ 10% của giá trị máy
phát điện đã mất, số tiền mà anh C phải bồi thường là 1 triệu đồng. Do
đó, công ty sẽ khấu trừ vào tiền lương hàng tháng của anh C trong vòng
8 tháng. Mỗi tháng, anh C sẽ bị khấu trừ 125.000 đồng.
Để đảm bảo quyền lợi của anh C, công ty nên khấu trừ tiền lương của
anh C theo từng tháng, chứ không nên khấu trừ hết số tiền bồi thường
thiệt hại trong một lần. Điều này sẽ giúp anh C có thời gian để thu xếp
tài chính và hoàn trả khoản nợ cho công ty.
Tình huống 9:
Anh C làm vậy là đúng pháp luật.
Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động chỉ
được khấu trừ tiền lương của người lao động trong các trường hợp sau:
Để bồi thường thiệt hại do lỗi của người lao động gây ra trong
quá trình làm việc;
Để thực hiện các khoản bồi thường, trợ cấp theo quy định của
pháp luật;
Doanh nghiệp bị thua lỗ, kinh doanh khó khăn;
Để thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Trong trường hợp này, anh C không đồng ý với cách khấu trừ vào lương
của công ty. Điều này có nghĩa là anh C cho rằng việc khấu trừ tiền
lương của anh là không đúng quy định của pháp luật. Do đó, anh C có
quyền khởi kiện công ty ra tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết
tranh chấp.
Tranh chấp của anh C với công ty gọi là tranh chấp lao động.
Tranh chấp lao động là tranh chấp giữa người lao động với người sử
dụng lao động về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động. Tranh chấp
lao động bao gồm tranh chấp cá nhân và tranh chấp tập thể.
Trong trường hợp này, tranh chấp của anh C với công ty là tranh chấp
cá nhân về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động, cụ thể là tranh
chấp về tiền lương.
Vì vậy, anh C có quyền khởi kiện công ty ra tòa án có thẩm quyền
để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định
của pháp luật để giải quyết tranh chấp và đảm bảo quyền lợi hợp
pháp của anh C.
| 1/9

Preview text:

BÀI TẬP KỶ LUẬT LAO ĐỘNG -
TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT Thành viên nhóm: Lê Hoàng An - 22003152
Công Thị Ngọc Anh - 22001257
Nguyễn Tiến Quân - 22200039 Trần Chấn Hưng - 2192313
Nguyễn Thị Yến Nhi - 22206674 Bài làm Tình huống 1:
Căn cứ khoản 4 điều 122 ( Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao
động ) : Không được xử lý kỷ luật đối với người lao động trong khoảng
thời gian sau đây: d) Người lao động nữ mang thai, người lao động nghỉ
thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Theo khoản 2 điều 125 áp dụng hình thức sa thải đối với người lao động có
hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh.
=> Tuy nhiên hiện nay anh A đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi nên
sẽ tạm thời được miễn trừ hình phạt và xử lý sau khi con anh đủ 12
tháng tuổi tức 1/1/2022
Tình huống 2:
Trong trường hợp cháu bé ở câu trên tức con anh A là con nuôi nhưng có giấy tờ hợp pháp.
=> Công ty đưa ra quyết định xử phạt anh A vào ngày 4/1/2021 là
hoàn toàn sai vì dù là con nuôi nhưng đã có giấy tờ hợp pháp đầy
đủ tức anh A đang chịu trách nhiệm chăm sóc đứa bé như con đẻ
của mình. Vậy nên công ty không thể lấy lý do con nuôi để xử phạt
anh A trước ngày 1/1/2022.
Tình huống 3:
Theo khoản 1 Điều 119 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động
sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ
quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh nơi người sử dụng lao
động đăng ký kinh doanh.
=> Vì vậy, cơ sở tại Hà Nội sẽ đăng ký tại sở Lao động Thương binh và
xã hội thành phố Hà Nội. Cơ sở Đà Nẵng đăng ký tại Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng. Tương tự với các cơ sở khác.
Tình huống 4: * Cơ sở pháp lý:
Theo khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019:
Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà
người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư
hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người
chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
Nghị định 145/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động:
Điều 70: Trình tự, thủ tục xử lý lao động
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động tại khoản 6 Điều 122 của Bộ luật
Lao động được quy định như sau:
2. Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2
Điều 123 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động tiến hành họp xử
lý kỷ luật lao động như sau:
b) Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần
phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ
luật Lao động phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động.
Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp
theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng
lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai
bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời
gian, địa điểm họp
;
c) Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời
gian, địa điểm đã thông báo quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp quy định tại
điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động không xác nhận
tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến
hành họp xử lý kỷ luật lao động.

=> Như vậy, trong trường hợp này, công ty hoàn toàn có quyền tiến
hành xử lý kỷ luật lao động đối với anh A khi anh này vắng mặt trong
cuộc họp xử lý kỷ luật lao động. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động này sẽ
được quyết định bởi người sử dụng lao động về thời gian và địa điểm
và tiến hành với việc vắng mặt của anh A.
Ngoài anh A, công ty cần tiến hành thông báo đến ban giám đốc công
ty (người sử dụng lao động), ban chấp hành Công đoàn cơ sở và những
bên có liên quan (người làm chứng cho lỗi vi phạm của anh A,...)
Tình huống 5:
Anh A khiếu nại công ty đã xử lý kỷ luật lao động sai vì cả 3 lần anh đều
không nhận được thư mời họp. Lý do anh bị tạm giữ tại cơ quan công an do
bị tình nghi là đồng phạm trong vụ trộm cắp tài sản của anh B. Hỏi anh A khiếu nại đúng hay sai?
Căn cứ Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết
luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

=> Anh A thực hiện khiếu nại công ty vì đã xử lý kỷ luật lao động là
đúng. Vì anh A không nhận được thư mời họp lần thứ ba do đang bị
tạm giữ tại cơ quan công an, anh có thể cung cấp thông tin và bằng
chứng liên quan đến việc anh không thể tham dự cuộc họp do tình
hình khẩn cấp nêu trên. Anh A cũng có quyền khiếu nại và yêu cầu
công ty xem xét lại quyết định xử lý kỷ luật lao động và xem xét các
yếu tố mới phát sinh trong vụ việc.
Tình huống 6:
Biên bản xử lý kỷ luật lao động anh A nhưng không có chữ ký của Chủ tịch
BCH công đoàn và chữ ký anh A. Căn cứ vào điều 122 của Bộ luật lao
động Việt Nam 2019 và căn cứ vào khoản 3 điều 70 của nghị định 145/2020/NĐ-CP.
3. Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản,
thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự
cuộc họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao
động, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản
nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
Như vậy, trường hợp người lao động không ký vào biên bản cuộc họp
xử lý kỷ luật lao động thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không
ký vào nội dung biên bản.

Biên bản vẫn là căn cứ để xử lý kỷ luật lao động và người sử dụng lao
động vẫn có thể tiến hành xử lý kỷ luật đối với người lao động đó.
Tình huống 7:
Căn cứ vào điều 122 của Bộ luật lao động Việt Nam năm 2019 thì việc xử
lý kỷ luật lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động
tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên và người lao động phải có mặt.
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ
sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm
mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức
khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao
động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại
doanh nghiệp (khoản 3 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019).
Như vậy, pháp luật không quy định việc được ủy quyền cho người khác
tham gia xử lý kỷ luật người lao động tuy nhiên cũng không có quy định cấm.
Cho nên trong trường hợp Giám đốc muốn ủy quyền cho một người
khác tiến hành xử lý kỷ luật lao động thì vẫn được ủy quyền toàn bộ ở
tất cả các mức độ xử lý nhưng phải thể hiện thông qua văn bản ủy quyền.
Tình huống 8:
Theo quy định của Bộ luật Lao động Việt Nam năm 2019, người lao động
có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong quá trình
làm việc. Mức bồi thường thiệt hại do lỗi gây ra trong quá trình lao động
được xác định theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời.
Trong trường hợp này, anh C đã làm mất máy phát điện trị giá 10 triệu
đồng của công ty. Do đó, anh C có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
Về mức bồi thường, công ty quyết định khấu trừ vào tiền lương hàng tháng
của anh C theo mức khấu trừ 10% của giá trị máy phát điện đã mất. Mức
khấu trừ này là phù hợp với quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, công ty cần lưu ý một số vấn đề sau khi thực hiện việc khấu
trừ tiền lương của anh C:
Công ty phải có văn bản yêu cầu anh C bồi thường thiệt hại.
Công ty phải có văn bản xác định mức bồi thường thiệt hại.
Công ty phải khấu trừ tiền lương của anh C theo mức khấu trừ đã được xác định.
Công ty phải trả lại cho anh C số tiền còn lại sau khi đã khấu trừ hết số
tiền bồi thường thiệt hại.
Nếu công ty thực hiện đầy đủ các quy định trên thì việc khấu trừ tiền
lương của anh C là đúng pháp luật.
Lương anh C là 8 triệu đồng. Với mức khấu trừ 10% của giá trị máy
phát điện đã mất, số tiền mà anh C phải bồi thường là 1 triệu đồng. Do
đó, công ty sẽ khấu trừ vào tiền lương hàng tháng của anh C trong vòng
8 tháng. Mỗi tháng, anh C sẽ bị khấu trừ 125.000 đồng.
Để đảm bảo quyền lợi của anh C, công ty nên khấu trừ tiền lương của
anh C theo từng tháng, chứ không nên khấu trừ hết số tiền bồi thường
thiệt hại trong một lần. Điều này sẽ giúp anh C có thời gian để thu xếp
tài chính và hoàn trả khoản nợ cho công ty. Tình huống 9:
Anh C làm vậy là đúng pháp luật.
Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động chỉ
được khấu trừ tiền lương của người lao động trong các trường hợp sau:
● Để bồi thường thiệt hại do lỗi của người lao động gây ra trong quá trình làm việc;
● Để thực hiện các khoản bồi thường, trợ cấp theo quy định của pháp luật;
● Doanh nghiệp bị thua lỗ, kinh doanh khó khăn;
● Để thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong trường hợp này, anh C không đồng ý với cách khấu trừ vào lương
của công ty. Điều này có nghĩa là anh C cho rằng việc khấu trừ tiền
lương của anh là không đúng quy định của pháp luật. Do đó, anh C có
quyền khởi kiện công ty ra tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Tranh chấp của anh C với công ty gọi là tranh chấp lao động.
Tranh chấp lao động là tranh chấp giữa người lao động với người sử
dụng lao động về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động. Tranh chấp
lao động bao gồm tranh chấp cá nhân và tranh chấp tập thể.
Trong trường hợp này, tranh chấp của anh C với công ty là tranh chấp
cá nhân về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động, cụ thể là tranh chấp về tiền lương.
Vì vậy, anh C có quyền khởi kiện công ty ra tòa án có thẩm quyền
để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định
của pháp luật để giải quyết tranh chấp và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của anh C.