-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập ôn hè môn Tiếng Việt lớp 1 (33 đề) | Kết nối tri thức
Phiếu bài tập ôn hè môn tiếng Việt lớp 1 lên lớp 2 theo chương trình mới giúp các em học sinh lớp 1 tham khảo, luyện giải đề thật thành thạo để nắm vững kiến thức, tự tin hơn khi bước vào lớp 2 năm 2023 - 2024.
Bài tập ôn hè Tiếng Việt 1 21 tài liệu
Tiếng Việt 1 3.3 K tài liệu
Bài tập ôn hè môn Tiếng Việt lớp 1 (33 đề) | Kết nối tri thức
Phiếu bài tập ôn hè môn tiếng Việt lớp 1 lên lớp 2 theo chương trình mới giúp các em học sinh lớp 1 tham khảo, luyện giải đề thật thành thạo để nắm vững kiến thức, tự tin hơn khi bước vào lớp 2 năm 2023 - 2024.
Chủ đề: Bài tập ôn hè Tiếng Việt 1 21 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 1 3.3 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 1
Preview text:
Bài tập ôn hè môn Tiếng Việt lớp 1 Đề 1
Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Trăng như quả thị chín vàng
Để cho cô Tấm nhẹ nhàng bước ra
Trăng như là chiếc bánh đa
Để cho cu Tí dâng quà biếu ông.
1. Trong bài thơ sau, chữ “trăng” xuất hiện bao nhiêu lần? A. 2 lần B. 3 lần C. 4 lần
2. Trăng được so sánh với cái gì? A. quả thị chín vàng B. chiếc bánh đa C. Cả 2 đáp án trên
3. Trăng là chiếc bánh đa để làm gì?
A. Để cho cu Tí dâng quà biếu ông
B. Để cho cô Tấm nhẹ nhàng bước ra C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Viết chính tả
Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi, bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!
Câu 3. Điền vào chỗ trông: a. ch hay tr: - …ường học - kể …uyện - …ật tự - …anh vẽ - …ủ nhật b. gi , d hay r: - …a đình em - …a trắng hồng - …íu rít - con …ao - …ao bài tập về nhà Đáp án
Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Trăng như quả thị chín vàng
Để cho cô Tấm nhẹ nhàng bước ra
Trăng như là chiếc bánh đa
Để cho cu Tí dâng quà biếu ông.
1. Trong bài thơ sau, chữ “trăng” xuất hiện bao nhiêu lần? A. 2 lần
2. Trăng được so sánh với cái gì? C. Cả 2 đáp án trên
3. Trăng là chiếc bánh đa để làm gì?
A. Để cho cu Tí dâng quà biếu ông
Câu 2. (Học sinh tự viết)
Câu 3. Điền vào chỗ trông: a. ch hay tr: - trường học - kể chuyện - trật tự - tranh vẽ - chủ nhật b. gi , d hay r: - gia đình em - da trắng hồng - ríu rít - con dao - giao bài tập về nhà Đề 2
Câu 1. Cho đoạn thơ sau: Bàn tay mẹ Bế chúng con Bàn tay mẹ Chăm chúng con Cơm con ăn Tay mẹ nấu Nước con uống Tay mẹ đun Trời nóng bức Gió từ tay mẹ Con ngủ ngon Trời giá rét Cũng từ tay mẹ Ủ ấm con Bàn tay mẹ Vì chúng con Từ tay mẹ Con lớn khôn
(Bàn tay mẹ, Tạ Hữu Yên)
1. Tìm trong bài các tiếng có chứa vần: ay, ươc
2. Đặt câu với các từ vừa tìm được.
Câu 2. Điền vào chỗ trống: a. ăc hay âc - s… đẹp - quả g… - gió b… - hướng b… - gi… mơ b. iêp hay ươp - rạp x… - quả m… - b… nhảy - xanh b… - nườm n… c. oa hay oe - bông h… - x… ô - đỏ h… - dầu h… - tròn x…
Câu 3. Chọn các từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: xinh, mới, khỏe, giỏi. a. Cô giáo em rất…
b. Bạn Hoa là một học sinh…
c. Bố mua cho em một quyển vở…
d. Hùng là một cậu bé rất… Câu 4.
a. Tìm các từ chỉ nghề nghiệp (Ví dụ: cô giáo, bác sĩ, y tá, công nhân, họa sĩ…)
b. Đặt câu với các từ vừa tìm được (Ví dụ: Mẹ em là cô giáo) Đáp án
Câu 1. Cho đoạn thơ sau: 1.
Các tiếng có chứa vần “ay”: tay
Các tiếng có chứa vần “ước”: nước 2.
- Em bé có đôi bàn tay mũm mĩm.
- Mẹ đang nấu nước cho em uống.
Câu 2. Điền vào chỗ trống: a. ăc hay âc - sắc đẹp - quả gấc - gió bấc - hướng bắc - giấc mơ b. iêp hay ươp - rạp xiếc - quả mướp - bước nhảy - xanh biếc - nườm nườm c. oa hay oe - bông hoa - xòe ô - đỏ hoa - dầu hoa - tròn xoe
Câu 3. Chọn các từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: xinh, mới, khỏe, giỏi. a. Cô giáo em rất xinh
b. Bạn Hoa là một học sinh giỏi.
c. Bố mua cho em một quyển vở mới
d. Hùng là một cậu bé rất khỏe. Câu 4.
a. Tìm các từ chỉ nghề nghiệp (Ví dụ: cô giáo, bác sĩ, y tá, công nhân, họa sĩ…)
b. Đặt câu với các từ vừa tìm được (Ví dụ: Mẹ em là cô giáo) Đề 3
Câu 1. Đặt câu với các từ sau: - Bông hoa... - Bàn tay... - Đôi mắt... - Nụ cười... - Ông nội... - Cô giáo...
Câu 2. Viết chính tả: Trăng sáng Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời Trăng tròn như cái đĩa Lơ lửng mà không rơi.
Những hôm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi Em đi trăng theo bước Như muốn cùng đi chơi.
Câu 3. Sắp xếp các từ sau để tạo thành câu có nghĩa: a. Bông/rất/hoa/thơm. b. Nhà/có/năm/người./em
c. Em/học/môn/tiếng Việt./thích
d. màu/vàng./có/Ngôi trường/ Câu 4. Nối: A B 1. Bố em a. rửa sạch bàn tay. 2. Con mèo b. là bộ đội. 3. Bông hoa c. trèo lên cây cau. 4. Bé ngoan d. màu hồng. Đáp án
Câu 1. Đặt câu với các từ sau:
- Bông hoa đang khoe sắc trong vườn.
- Bàn tay mẹ rất ấm áp.
- Đôi mắt của con mèo tròn xoe.
- Nụ cười của cô giáo thật hiền từ.
- Ông nội của em đã tám mươi tuổi.
- Cô giáo đang giảng bài say sưa.
Câu 2. (Học sinh tự viết)
Câu 3. Sắp xếp các từ sau để tạo thành câu có nghĩa: a. Bông hoa rất thơm. b. Nhà em có năm người.
c. Em thích học môn tiếng Việt.
d. Ngôi trường có màu vàng Câu 4. Nối: 1. Bố em là bộ đội.
2. Con mèo trèo lên cây cau. 3. Bông hoa màu hồng.
4. Bé ngoan rửa sạch bàn tay. Đề 4
Câu 1. Viết chính tả: Con vỏi, con voi, Cái vòi đi trước.
Hai chân trước đi trước, Hai chân sau đi sau.
Còn cái đuôi thì đi sau chót.
Câu 2. Cho đoạn thơ sau: “Sắp mưa Sắp mưa Những con mối Bay ra Mối trẻ Bay cao Mối già Bay thấp Gà con Rối rít tìm nơi Ẩn nấp Ông trời Mặc áo giáp đen Ra trận Muôn nghìn cây mía Múa gươm Kiến Hành quân Đầy đường” (Mưa, Trần Đăng Khoa)
1. Đoạn thơ tả cảnh lúc nào? A. Sắp mưa B. Trời nắng C. Mùa đông
2. Những con vật nào được nhắc tới trong đoạn thơ? A. Bướm, gà con, ong B. Con mối, gà con, kiến C. Ếch, chó, lợn 3. Gà con đang làm gì? A. Chạy theo mẹ B. Kiếm mồi C. Tìm nơi ẩn nấp
4. Ông mặt trời như thế nào? A. Mặc áo giáp đen
B. Đỏ rực như quả cầu C. Tròn như quả bóng
Câu 3. Gạch chân dưới từ viết sai chính tả, sửa lại cho đúng: a. Năm nay, em xáu tuổi. b. Mẹ em là bác xĩ.
c. Cô dáo của em rất xinh đẹp.
d. Con đường làng ghập ghềnh.
Câu 4. Đặt câu với các từ sau: buồn bã, quả dừa, nứt nẻ, cà rốt, vạm vỡ, gom góp, tấp nập. Đáp án
Câu 1. (Học sinh tự viết) Câu 2.
1. Đoạn thơ tả cảnh lúc nào? A. Sắp mưa
2. Những con vật nào được nhắc tới trong đoạn thơ? B. Con mối, gà con, kiến 3. Gà con đang làm gì? C. Tìm nơi ẩn nấp
4. Ông mặt trời như thế nào? A. Mặc áo giáp đen
Câu 3. Gạch chân dưới từ viết sai chính tả, sửa lại cho đúng:
a. Năm nay, em xáu tuổi. (Chữa: sáu)
b. Mẹ em là bác xĩ. (Chữa: sĩ)
c. Cô dáo của em rất xinh đẹp. (Chữa: giáo)
d. Con đường làng ghập ghềnh. (chữa: gập ghềnh)
Câu 4. Đặt câu với các từ sau: buồn bã, quả dừa, nứt nẻ, cà rốt, vạm vỡ, gom góp, tấp nập.
- Cô ấy đang rất buồn bẫ. - Quả dừa có màu xanh.
- Đôi bàn chân của bác Năm đã nứt nẻ.
- Những chú thỏ rất thích ăn cà rốt.
- Hùng có thân hình vạm vỡ.
- Số tiền này do bạn Hoa gom góp được.
- Đường phố buổi chiều thật tấp nập. Đề 5
Câu 1. Điền l hoặc n vào chỗ trống: a. quả … ê b. số … năm c. ...ấm hương d. cao …ớn e. ...âng ... âng g. con ...ợn
Câu 2. Em hãy tìm và sửa lại những lỗi chính tả có trong đoạn văn sau:
Cây rừa sanh toả nhiều tàu,
Dang tay đón gió, gật đầu gọi chăng.
Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa - đàn nợn con nằm trên cao. Đêm hè hoa lở cùng sao,
Tàu dừa - chiếc nược chải vào mây xanh.
(Cây dừa, Trần Đăng Khoa)
Câu 3. Viết chính tả: Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi, ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con. (Ca dao)
Câu 4. Đặt câu với các từ: xinh đẹp, hiền lành, tốt bụng. Đáp án
Câu 1. Điền l hoặc n vào chỗ trống: a. quả lê b. số năm c. nấm hương d. cao lớn e. lâng lâng g. con lợn
Câu 2. Em hãy sửa lại những lỗi chính tả có trong đoạn văn sau:
Cây dừa xanh toả nhiều tàu,
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.
Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao. Đêm hè hoa nở cùng sao,
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
(Cây dừa, Trần Đăng Khoa)
Câu 3. (Học sinh tự viết) Câu 4.
- Hoa là một cô bé xinh đẹp.
- Chị Lan rất hiền lành.
- Hùng là một người bạn tốt bụng. Đề 6
Câu 1. Đọc thành tiếng và thực hiện các yêu cầu dưới đây: Ve và kiến
Ve và Kiến cùng sống trên cây nhưng mỗi người một nết. Kiến chăm chỉ làm
việc suốt ngày. Thức ăn kiếm được ăn không hết. Kiến để dành phòng khi mùa
đông. Ve thì nhởn nhơ ca hát suốt ngày mùa hè.
Mùa đông đến, thức năm khan hiếm, Ve đói đành tìm Kiến xin ăn. Kiến cho ve
ăn rồi hỏi Ve làm gì suốt mùa hè. Ve đáp: - Tôi ca hát. Kiến bảo
- Ca hát là tốt nhưng cũng cần phải lao động nữa chứ.
1. Ve và Kiến cùng sống ở đâu? A. Trên cây B. Dòng sông C. Dưới mặt đất 2. Kiến như thế nào? A. Lười biếng ham chơi
B. Chăm chỉ làm việc suốt ngày C. Thích ca hát quanh năm
3. Ve đã làm gì suốt mùa hè? A. Nhảy múa B. Kiếm ăn C. Ca hát
4. Tìm các từ trong bài có chứa vần ông?
Câu 2. Viết chính tả:
- Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết
- Thế thì làm sao con biết
Là trời ở những đâu đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong, bao giờ con tới!
- Con yêu mẹ bằng Hà Nội Để nhớ mẹ con tìm đi
Từ phố này đến phố kia
Con sẽ gặp ngay được mẹ
- Hà Nội còn là rộng quá
Các đường như nhện giăng tơ
Nào những phố này phố kia
Gặp mẹ làm sao gặp hết!
- Con yêu mẹ bằng trường học
Suốt ngày con ở đấy thôi
Lúc con học, lúc con chơi Là con cũng đều có mẹ
- Nhưng tối con về nhà ngủ
Thế là con lại xa trường
Còn mẹ ở lại một mình
Thì mẹ nhớ con lắm đấy Tính mẹ cứ là hay nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con Nếu có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó - À mẹ ơi có con dế
Luôn trong bao diêm con đây Mở ra là con thấy ngay Con yêu mẹ bằng con dế
(Con yêu mẹ, Xuân Quỳnh) Câu 3. Nối: A B 1. Cái đồng hồ chăm chỉ làm mật. 2. Con ong dùng để quét nhà. 3. Hoa mai kêu tích tắc. 4. Cái chổi nở vào mùa xuân.
Câu 4. Em hãy kể về thầy cô giáo của mình. Đáp án Câu 1.
1. Ve và Kiến cùng sống ở đâu? A. Trên cây 2. Kiến như thế nào?
B. Chăm chỉ làm việc suốt ngày
3. Ve đã làm gì suốt mùa hè? C. Ca hát
4. Các từ trong bài có chứa vần ông: sống, không, đông (mùa đông), động (lao động).
Câu 2. (Học sinh tự viết) Câu 3. Nối:
1. Cái đồng hồ kêu tích tắc.
2. Con ong chăm chỉ làm mật
3. Hoa mai nở vào mùa xuân.
4. Cái chổi dùng để quét nhà.
Câu 4. Em hãy kể về thầy cô giáo của mình. Gợi ý:
Cô giáo em tên là Nguyễn Thu Hà. Cô ba mươi tư tuổi. Cô Hà rất xinh đẹp.
Dáng người cao. Mái tóc dài và đen nhánh. Khuôn mặt trái xoan. Nước da trắng
hồng. Em thích nhất là giọng nói nhẹ nhàng của cô. Khi cô giảng bài, cả lớp đều
chăm chú lắng nghe. Em rất yêu quý cô. Đề 7
Câu 1. Viết chính tả: Con ong chuyên cần
Con ong bé nhỏ chuyên cần
Mải mê bay khắp cánh đồng gần xa Ong đi tìm hút nhụy hoa
Về làm mật ngọt thật là đáng khen.
Câu 2. Điền tr hay ch? a. con …âu b. ...ung thành c. ...iếc bút d. con ...im e. ca ...ù
Câu 3. Chọn cách từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
a. Những bông hoa trong vườn đã … .
b. Con đường vừa được … xong.
c. Cô giáo giống như … hiền.
d. Chiếc đồng hồ kêu … .
(xây, nở, mẹ, tích tắc)
Câu 4. Sắp xếp các từ sau để tạo thành câu có nghĩa:
a. Nghỉ hè/được/về/em/quê/thăm
b. Mùa xuân/đâm chồi/cây cối/nảy lộc
c. Con mèo/có/nhà em/mềm mượt/bộ lông
d. Em/yêu/rất/quê hương/mình/của Đáp án
Câu 1. (Học sinh tự viết)
Câu 2. Điền tr hay ch? a. con trâu b. trung thành c. chiếc bút d. con chim e. ca trù
Câu 3. Chọn cách từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
a. Những bông hoa trong vườn đã nở
b. Con đường vừa được xây xong.
c. Cô giáo giống như mẹ hiền.
d. Chiếc đồng hồ kêu tích tắc.
Câu 4. Sắp xếp các từ sau để tạo thành câu có nghĩa:
a. Nghỉ hè, em được về thăm quê.
b. Mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc.
c. Con mèo nhà em có bộ lông mềm mượt.
d. Em rất yêu quê hương của mình. Đề 8
Câu 1. Nối cột A với cột B để tạo thành cao hoàn chỉnh: A B 1. Em bé
a. là một cậu bé dễ thương. 2. Cái bàn b. tròn như cái đĩa. 3. Hồ Gươm c. nằm ở Hà Nội. 4. Mặt trời d. có bốn chân. 5. Hùng
e. đang nằm ngủ trong nôi.
Câu 2. Viết chính tả:
Trời sinh ra trước nhất Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần Không dáng cây ngọn cỏ Mặt trời cũng chưa có Chỉ toàn là bóng đêm Không khí chỉ màu đen Chưa có màu sắc khác
(Trích Chuyện cổ tích loài người, Xuân Quỳnh)
Câu 3. Đặt câu với các từ sau: a. giúp đỡ b. cây tre c. chúc mừng d. con mèo
Câu 4. Sửa lỗi sai trong các câu sau:
a. Cánh đồng lúa đã trín vàng.
b. Chiếc ghế đã bị ghãy mất một chân.
c. Cô dáo đang giảng bài say sưa.
e. Đã khuyu rồi nên làng xóm yên lặng đến lạ thường. Đáp án
Câu 1. Nối cột A với cột B để tạo thành cao hoàn chỉnh:
1. Em bé đang nằm ngủ trong nôi. 2. Cái bàn có bốn chân.
3. Hồ Gươm nằm ở Hà Nội.
4. Mặt trời tròn như cái đĩa.
5. Hùng là một cậu bé dễ thương.
Câu 2. (Học sinh tự hoàn thành)
Câu 3. Đặt câu với các từ sau:
a. Hà thường giúp đỡ bạn bè trong lớp.
b. Cây tre được trồng nhiều ở làng quê.
c. Bố mẹ chúc mừng em vì được học sinh giỏi.
d. Nhà em có một con mèo rất đáng yêu.
Câu 4. Sửa lỗi sai trong các câu sau:
a. Cánh đồng lúa đã chín vàng.
b. Chiếc ghế đã bị gãy mất một chân.
c. Cô giáo đang giảng bài say sưa.
e. Đã khuya rồi nên làng xóm yên lặng đến lạ thường. Đề 9
Câu 1. Cho đoạn văn sau:
Học quả là khó khăn, gian khổ. Bố muốn con đến trường với niềm hăng say và
niềm phấn khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ, tối đến trường sau một
ngày lao động vất vả. Cả những người lính vừa ở thao trường về là ngồi ngay
vào bàn đọc đọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm điếc mà vẫn thích học.
Con hãy tưởng tượng mà xem, nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân
loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man. Bố tin rằng con sẽ luôn
cố gắng và không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy. (Lời khuyên của bố)
1. Theo người bố, việc học như thế nào? A. Khó khăn, gian khổ B. Dễ dàng, nhanh chóng C. Cả 2 đáp án trên
2. Người bố trong đoạn văn muốn con đến trường như thế nào? A. Chăm chỉ học tập.
B. Với niềm hăng say và niềm phấn khởi C. Vui vẻ, hạnh phúc
3. Nếu phong trào học tập bị dừng lại thì nhân loại sẽ như thế nào?
A. Chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.
B. Vẫn tiếp tục phát triển C. Cả 2 đáp án trên
4. Qua bài đọc trên, người bố muốn nhắn nhủ điều gì?
A. Khuyên con phải cố gắng kiên trì học tập.
B. Khuyên con vừa học tập, vừa vui chơi C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Viết chính tả
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhuỵ vàng.
Nhuỵ vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. (Ca dao)
Câu 3. Tìm và sửa lỗi sai trong bài sau: Em yêu nhà em Hàng soan trước ngõ Hoa sao suyến nở Như mây từng chùm. Em yêu tiếng chim Đầu hồi nảnh nót Mái vàng thơm phức Dạ đầy sân phơi. Em yêu ngôi nhà Gỗ, tre mộc mạc Như yêu đất nước Bốn mùa chim ca. (Ngôi nhà)
Câu 4. Đặt câu với các từ sau: ngôi nhà, gia đình, yêu thương, vui vẻ. Đáp án
Câu 1. Cho đoạn văn sau:
Học quả là khó khăn, gian khổ. Bố muốn con đến trường với niềm hăng say và
niềm phấn khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ, tối đến trường sau một
ngày lao động vất vả. Cả những người lính vừa ở thao trường về là ngồi ngay
vào bàn đọc đọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm điếc mà vẫn thích học.
Con hãy tưởng tượng mà xem, nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân
loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man. Bố tin rằng con sẽ luôn
cố gắng và không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy. (Lời khuyên của bố)
1. Theo người bố, việc học như thế nào? A. Khó khăn, gian khổ
2. Người bố trong đoạn văn muốn con đến trường như thế nào?
B. Với niềm hăng say và niềm phấn khởi
3. Nếu phong trào học tập bị dừng lại thì nhân loại sẽ như thế nào?
A. Chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.
4. Qua bài đọc trên, người bố muốn nhắn nhủ điều gì?
A. Khuyên con phải cố gắng kiên trì học tập.
Câu 2. (Học sinh tự viết) Câu 3. Em yêu nhà em Hàng soan trước ngõ Hoa sao suyến nở Như mây từng chùm. Em yêu tiếng chim Đầu hồi nảnh nót Mái vàng thơm phức Dạ đầy sân phơi. Em yêu ngôi nhà Gỗ, tre mộc mạc Như yêu đất nước Bốn mùa chim ca. (Ngôi nhà) Câu 4.
- Ngôi nhà của em được sơn màu xanh lá cây.
- Em rất yêu mọi người trong gia đình.
- Bố mẹ rất yêu thương em.
- Em rất vui vẻ khi được điểm tốt. Đề 10
Câu 1. Viết chính tả:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! (Ca dao)
Câu 2. Thi tìm nhanh các từ: a. Chỉ màu sắc b. Chỉ loài vật Câu 3. Điền a. d/r hay gi tiếng … ao ...ao hàng con ...un cái ...ổ ...áng vẻ cá ...ô b. ay hay ây máy b… nhảy d.... c… ổi m… áo s… rượu m… mắn
Câu 4. Em hãy tự giới thiệu về bản thân. Đáp án
Câu 1. (Học sinh tự viết)
Câu 2. Thi tìm nhanh các từ:
a. Chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, đen, trắng…
b. Chỉ loài vật: chó, mèo, lợn, gà, ong, gấu, hổ… Câu 3. Điền a. d/r hay gi tiếng rao giao hàng con giun cái rổ dáng vẻ cá rô b. ay hay ây máy bay nhảy dây cây ổi may áo say rượu may mắn Câu 4. - Em tên là… - Tuổi tác
- Học sinh lớp mấy? Trường nào? - Sở thích? Sở ghét? - Ước mơ? Đề 11
Câu 1. Viết chính tả
Trời xanh của mỗi người Bầu trời xanh của bà
Vuông bằng khung cửa sổ Bà nhìn qua mỗi chiều Nhớ bao là chuyện cũ Trời xanh của mẹ em Là vệt dài tít tắp Khi nhắc về bố em Mắt mẹ nhìn đăm đắm Trời xanh của bố em Hình răng cưa nham nhở Trời xanh giữa đạn bom Rách, còn chưa kịp vá Trời xanh của riêng em Em chưa nhìn thấy hết Dài và rộng đến đâu Ai bảo giùm em biết? Dài và rộng đến đâu Lớn rồi em sẽ biết. (Xuân Quỳnh)
Câu 2. Chọn từ đúng điền vào chỗ trống:
a. Bức tranh này được vẽ bằng màu … (xáp/sáp).
b. Trong vườn, mẹ em trồng rất nhiều rau ... cá. (diếp/giếp)
c. Con gà … thức dậy từ rất sớm. (trống/chống)
d. Những bông hoa trong vườn đã … rực rỡ. (nở/lở)
Câu 3. Sắp xếp các từ sau để được câu có nghĩa: a. mẹ/rất/yêu/Em
b. bà ngoại/Năm nay/đã/bảy mươi/tuổi
c. Ngôi nhà/sơn/được/màu/đỏ
d. Cả nhà/yêu/nhau/em/rất
Câu 4. Đặt câu với từ: gia đình, yêu thương. Đáp án
Câu 1. (Học sinh tự viết) Câu 2.
a. Bức tranh này được vẽ bằng màu sáp
b. Trong vườn, mẹ em trồng rất nhiều rau diếp cá.
c. Con gà trống thức dậy từ rất sớm.
d. Những bông hoa trong vườn đã nở rực rỡ.
Câu 3. Sắp xếp các từ sau để được câu có nghĩa: a. Em rất yêu mẹ.
b. Năm nay, bà ngoại em đã bảy mươi tuổi.
c. Ngôi nhà được sơn màu đỏ.
d. Cả nhà em rất yêu thương nhau. Câu 4.
- Gia đình em gồm có bốn thành viên.
- Cô giáo rất yêu thương chúng em. Đề 12
Câu 1. Viết chính tả:
Ngày xưa, có một con thỏ đi tới một cái ao để uống nước. Tình cờ nó trông thấy
một con rùa đang chậm chạp đi tới. Thỏ liền lên tiếng chế nhạo Rùa. Rùa cảm
thấy bị làm nhục và thách Thỏ chạy đua.
Thỏ cười mỉa và chấp nhận cuộc đua. Sáng hôm sau, cả hai cùng gặp nhau ở
điểm khởi hành và cuộc đua bắt đầu. Như dễ thấy, Thỏ vượt xa rùa về phía trước.
Sau khi phóng được nửa đường, Thỏ bắt đầu cảm thấy buồn chán. Thấy Rùa
còn khá xa phía sau, Thỏ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi một chút. Rồi thỏ dừng lại
và tìm ăn những ngọn cỏ xanh non bên đường. Sau khi no bụng, Thỏ cảm thấy
buồn ngủ. Thỏ bèn tìm một bụi cây có bóng mát và đặt mình xuống ngủ.
(Trích truyện Thỏ và Rùa) Câu 2. Nối Đồ dùng Hoạt động 1. sách a. đọc 2. bút màu b. viết 3. phấn c. tô 4. ghế d. ngồi
Câu 3. Đặt câu với các từ sau: màu đỏ, vui vẻ
Câu 4. Hoàn thành các câu sau:
a. Nhà cửa đã được dọn dẹp…
b. Cây cam này do ông em …
c. Hà Nội là … của đất nước Việt Nam. d. Ông trăng có hình… Đáp án
Câu 1. (Học sinh tự viết) Câu 2. 1. a 2. c 3. b 4. d Câu 3.
- Hoa phượng có màu đỏ
- Em cảm thấy rất vui vẻ.
Câu 4. Hoàn thành các câu sau:
a. Nhà cửa đã được dọn dẹp sạch sẽ.
b. Cây cam này do ông em chăm sóc.
c. Hà Nội là thủ đô của đất nước Việt Nam.
d. Ông trăng có hình tròn. Đề 13
Câu 1. Tiếng nào có vần au? Tiến nào của vần âu? con sâu đằng sau lau dọn cau có trâu đồng
Câu 2. Viết chính tả:
Cuộc chia tay của những con búp bê
Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:
- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.
Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt
tuyệt vọng nhìn tôi. Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã
sưng mọng lên vì khóc nhiều. (Khánh Hoài)
Câu 3. Đặt câu với từ hiền lành, tốt bụng.
Câu 4. Tìm và sửa lỗi sai trong các câu sau:
a. Những chùm vải thều được các bác nông dân thu hoạch.
b. Các bác sĩ đang khám bịnh.
c. Vườn nhà em có rất nhiều chái cây.
d. Trận trung kết đang diễn ra. Đáp án
Câu 1. Tiếng nào có vần au? Tiến nào của vần âu?
• Tiếng có vần au: đằng sau, lau dọn, cau có
• Tiếng có vần âu: con sâu, trâu đồng
Câu 2. (Học sinh tự viết) Câu 3.
- Hằng là một cô bé hiền lành.
- Thành là một người bạn tốt bụng.
Câu 4. Tìm và sửa lỗi sai trong các câu sau:
a. Những chùm vải thều được các bác nông dân thu hoạch. (vải thiều)
b. Các bác sĩ đang khám bịnh. (khám bệnh)
c. Vườn nhà em có rất nhiều chái cây. (trái cây)
d. Trận trung kết đang diễn ra. (chung kết) Đề 14
Câu 1. Viết chính tả
Sao không về Vàng ơi? Sao không về hả chó? Nghe bom thằng Mỹ nổ Mày bỏ chạy đi đâu? Tao chờ mày đã lâu Cơm phần mày để cửa Sao không về hả chó? Tao nhớ mày lắm đó Vàng ơi là Vàng ơi! (Trần Đăng Khoa)
Câu 2. Hãy tìm từ viết sai chính tả trong các từ sau:
a. cái rổ, gia đình, rung rinh, rịu ràng
b. chị gái, quả chanh, trung tâm, chung thành
c. mùa xuân, sâu sắc, nắm sôi, nước sôi
d. ấm lo, lấp lánh, non sông, làm ơn
Câu 3. Chọn từ thích hợp điền vào các câu sau:
a. Bầu trời mới …. làm sao!
b. Thời tiết mùa đông rất …
c. Nước đã được đun …
d. Đất nước Việt Nam rất …
(xinh đẹp, lạnh, trong xanh, sôi)
Câu 4. Đặt câu với từ mải mê, chăm chỉ Đáp án
Câu 1. (Học sinh tự viết)
Câu 2. Hãy tìm từ viết sai chính tả trong các từ sau: a. rịu ràng b. chung thành c. nắm sôi d. ấm lo
Câu 3. Chọn từ thích hợp điền vào các câu sau:
a. Bầu trời mới trong xanh làm sao!
b. Thời tiết mùa đông rất lạnh.
c. Nước đã được đun sôi.
d. Đất nước Việt Nam rất xinh đẹp.
(xinh đẹp, lạnh, trong xanh, sôi) Câu 4.
- Em bé đang mải mê chơi búp bê.
- Em cố gắng học thật chăm chỉ. Đề 15
Câu 1. Đặt câu với các từ sau: bánh chưng, kính mắt
Câu 2. Cho biết trong đoạn thơ sau, từ nào chứa vần ay, ây:
“Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi
Ngày ngày Bác mỉm miệng cười
Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà Ngoài sân có mấy con gà
Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi Em nghe như Bác dạy lời
Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa
Trồng rau, quét bếp, đuổi gà
Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi”
(Ảnh Bác, Trần Đăng Khoa)
Câu 3. Viết chính tả:
Tôi và Dế Trũi rủ nhau đi ngao du thiên hạ. Chúng tôi ngày đi, đêm nghỉ, cùng
nhau say ngắm dọc đường.
Ngày kia, đến một bờ sông, chúng tôi ghép ba bốn lá bèo sen lại, làm một chiếc
bè. Bè theo dòng nước trôi băng băng.
Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt, trông thấy cả hòn cuội trắng tinh
nằm dưới đáy. Nhìn hai bên bờ sông, cỏ cây và những làng gần, núi xa hiện ra
luôn mới. Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó
đứng trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tôi. Những ả cua kềnh cũng giương
đôi mắt lồi, âu yếm ngó theo. Đàn săn sắt và cá thầu dầu thoáng gặp đâu cũng
lăng xăng cố bơi theo chiếc bè, hoan nghênh váng cả mặt nước. (Tô Hoài) Câu 4. Sắp xếp:
a. con mèo/Đôi mắt/nhà em/của/ to/tròn/và/rất
b. Chiếc/này/là/sinh nhật/quà/của/máy tính/bố mẹ/em/tặng
c. Trong rừng/loài vật/các/cùng nhau/thi chạy
d. Buổi sáng/trong xanh/và/thăm thẳm/bầu trời Đáp án Câu 1.
- Tết năm nay, nhà em sẽ gói bánh chưng.
- Chiếc kính mắt của bạn Hòa là kính cận. Câu 2.
• Các từ chứa vần ay: ngày ngày, dạy, bay
• Các từ chứa vần ây: mấy
Câu 3. (Học sinh tự làm). Câu 4. Sắp xếp:
a. Đôi mắt của con mèo nhà em rất to và tròn.
b. Chiếc máy tính này là quà sinh nhật của bố mẹ tặng em.
c.Trong rừng, các loài vật đang cùng nhau thi chạy.
d. Buổi sáng, bầu trời trong xanh và thăm thẳm. Đề 16
Câu 1. Viết chính tả:
Chuột con đáng yêu
Chú chuột nọ bé nhất lớp nên thường bị bạn trêu, Một hôm, chuột phụng phịu nói với mẹ:
- Ở trường, các bạn gọi con là “Tí Teo”. Con chả đi học nữa. Ngừng một lát, chú thở dài, nói thêm:
- Ước gì con to như bạn voi.
Chuột mẹ dịu dàng:
- Họ nhà ta ai cũng bé nhỏ, con ạ. Nếu con to như voi thì làm sao mẹ bế được con?
Chuột con nghe vậy, hiểu ra ngay. Nó dụi đầu vào lòng mẹ, nói:
- Vậy thì con thích là chuột con bé nhỏ của mẹ hơn.
Câu 2. Tìm ba tiếng có chứa vần: oai, oanh. Câu 3. Điền: a. phụ h… b. kh… tàu c. d… binh d. sản x… e. t… thủy g. vải th…
Câu 4. Sắp xếp thành một đoạn văn hoàn chỉnh: a. Năm nay, em bảy tuổi.
b. Gia đình em có bốn người: bố, mẹ, anh trai và em.
c. Em tên là Nguyễn Minh Anh.
d. Em là học sinh lớp 2A, trường Tiểu học Nguyễn Du.
e. Em rất yêu quý gia đình của mình. Đáp án
Câu 1. (Học sinh tự viết)
Câu 2. Tìm ba tiếng có chứa vần: oai, oanh.
- oai: quả xoài, củ khoai,
- oanh: loanh quanh, vàng oanh, Câu 3. Điền: a. phụ huynh b. khoang tàu c. duyệt binh d. sản xuất e. tàu thủy g. vải thều
Câu 4. Sắp xếp thành một đoạn văn hoàn chỉnh:
c. Em tên là Nguyễn Minh Anh.
d. Em là học sinh lớp 2A, trường Tiểu học Nguyễn Du. a. Năm nay, em bảy tuổi.
b. Gia đình em có bốn người: bố, mẹ, anh trai và em.
e. Em rất yêu quý gia đình của mình. Đề 17
Câu 1. Viết chính tả:
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất
thân thiết. Bỗng một hôm, cô Mắt đến than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng:
- Bác Tai, hai anh và tôi làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng
làm gì cả, chỉ ngồi ăn không. Nay, chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão
Miệng có sống được không.
Cậu Chân, cậu Tay cũng nói:
- Phải đấy! Chúng ta phải đi nói cho lão Miệng biết để lão tự lo lấy. Chúng ta
vất vả nhiều rồi. Nay đã đến lúc lão phải tự mình đi tìm lấy thức ăn, xem lão có làm nổi không nào. (Truyện ngụ ngôn)
Câu 2. Tiếng nào chứa vần anh, tiếng nào chứa vần ach? a. sách vở b. lanh chanh c. sạch sẽ d. hôi tanh e. mách lẻo g. trách nhiệm h. cách làm
Câu 3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Em là … lớp một. (học sinh/y tá)
b. … dùng để quét nhà. (Cái chổi/Cái thước)
c. Em được bầu làm … (lớp trưởng/bác sĩ)
d. Em rất … khi được điểm mười. (sung sướng/chán nản)
Câu 4. Đặt câu với các từ: mùa xuân, mĩ thuật. Đáp án
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Tiếng nào chứa vần anh, tiếng nào chứa vần ach? a. sách vở: ach b. lanh chanh: anh c. sạch sẽ: ach d. hôi tanh: anh e. mách lẻo: ach g. trách nhiệm: ach h. cách làm: ach
Câu 3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Em là học sinh lớp một.
b. Cái chổi dùng để quét nhà.
c. Em được bầu làm lớp trưởng
d. Em rất sung sướng khi được điểm mười. Câu 4.
- Mùa xuân, thời tiết trở nên ấm áp hơn.
- Môn học mà em thích nhất là mĩ thuật. Đề 18
Câu 1. Viết chính tả:
Đoàn thuyền đánh cá
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi! (Huy Cận)
Câu 2. Tìm và sửa lỗi sai trong các câu sau:
a. Những bông hoa trong vườn đã lở rộ.
b. Anh chai của em là sinh viên đại học.
c. Con ghà trống có cái mào đỏ rực.
d. Đêm khuyu, làng xóm rất yên tĩnh.
Câu 3. Đặt câu với các từ: điện thoại, quả xoài, xoay quanh.
Câu 4. Điền r/d hoặc gi:
“Một hôm người ... ì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái ...ỏ bảo ra đồng
bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn:
- Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ.
Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa
cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ...uộng nọ sang ...uộng kia, mãi đến
chiều vẫn không được gì.”
(Theo truyện cổ tích Tấm Cám) Đáp án
Câu 1. Học sinh tự viết
Câu 2. Tìm và sửa lỗi sai trong các câu sau:
a. Những bông hoa trong vườn đã lở rộ. (nở rộ)
b. Anh chai của em là sinh viên đại học. (anh trai)
c. Con ghà trống có cái mào đỏ rực. (gà trống)
d. Đêm khuyu, làng xóm rất yên tĩnh. (đêm khuya) Câu 3.
- Chiếc điện thoại của chị Lan có thể nghe nhạc, chơi game, lên mạng…
- Những quả xoài trên cây đã bắt đầu chín.
- Trái đất xoay quanh Mặt trời.
Câu 4. Điền r/d hoặc gi:
“Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng
bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn:
- Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ.
Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa
cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến
chiều vẫn không được gì”. Đề 19
Câu 1. Viết chính tả: Bà cháu
1. Ngày xưa, ở làng kia, có hai em bé ở với bà. Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau,
tuy vất vả nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm.
Một hôm, có cô tiên đi ngang qua cho một hạt đào và dặn: “Khi bà mất, gieo hạt
đào này bên mộ, các cháu sẽ giàu sang, sung sướng”.
2. Bà mất. Hai anh em đem hạt đào gieo bên mộ bà. Hạt đào vừa gieo xuống đã
nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu trái vàng, trái bạc.
3. Nhưng vàng bạc, châu báu không thay được tình thương ấm áp của bà. Nhớ
bà, hai anh em càng ngày càng buồn bã.
4. Cô tiên lại hiện lên. Hai anh em òa khóc xin cô hóa phép cho bà sống lại. Cô
tiên nói: “Nếu bà sống lại thì ba bà cháu sẽ cực khổ như xưa, các cháu có chịu
không?” Hai anh em cùng nói: “Chúng cháu chỉ cần bà sống lại”.
Cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm. Lâu đài, ruộng vườn phút chốc biến mất. Bà
hiện ra móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng.
Câu 2. Đọc lại bài Bà cháu, trả lời câu hỏi:
1. Tìm trong bài tiếng có chứa vần: eo, ao
2. Khi cô tiên hiện lên, hai anh em đã xin điều gì?
Câu 3. Chọn đáp án đúng: a. múa … (sạp/sáp) b. … ngô (bắp/bát) c. … múa (tập/tắt) d. dừa … (xiêm/xiên)
Câu 4. Đặt câu với các từ: thông minh, chăm chỉ. Đáp án
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Đọc lại bài Bà cháu, trả lời câu hỏi:
1. Các tiếng có chứa vần eo: gieo
Các tiếng có chứa vần ao: cháo, đào, thảo, vào
2. Khi cô tiên hiện lên, hai anh em đã xin cho bà sống lại.
Câu 3. Chọn đáp án đúng: a. múa sạp b. bắp ngô c. tập múa d. dừa xiêm Câu 4.
- Mạnh là một đứa trẻ rất thông minh.
- Em cố gắng chăm chỉ học tập. Đề 20
Câu 1. Viết chính tả: Tiếng gà trưa Tiếng gà trưa Mang bao nhiêu hạnh phúc Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ (Xuân Quỳnh)
Câu 2. Viết lại cho đúng quy tắc viết hoa:
a. việt nam, hà nội, nha trang, phú quốc
b. quỳnh anh, thu hà, tuấn anh, quang hiếu
Câu 3. Đặt câu với các từ: quê hương, cánh đồng.
Câu 4. Tìm từ viết sai chính tả:
a. rụt rè, gia đình, cái dổ
b. siêng năng, nắm xôi, xút bóng
c. trung tâm, che đậy, chung bình
d. cơm nắm, lo ấm, trông nom Đáp án
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Viết lại cho đúng quy tắc viết hoa:
a. Việt Nam, Hà Nội, Nha Trang, Phú Quốc
b. Quỳnh Anh, Thu Hà, Tuấn Anh, Quang Hiếu Câu 3.
- Quê hương em mới đẹp làm sao.
- Cánh đồng quê em rộng mênh mông.
Câu 4. Tìm từ viết sai chính tả: a. cái dổ - cái rổ b. xút bóng - sút bóng c. chung bình - trung bình d. lo ấm - no ấm Đề 21
Câu 1. Viết chính tả:
Ếch ngồi đáy giếng
Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài
con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả
giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé
bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.
Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ộp ộp. Nó
nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên
đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. (Truyện ngụ ngôn)
Câu 2. Điền vào chỗ trống: a. tr hay ch - ...ung tâm - chương …ình - ...ính xác - …ẻ em
b. ươn hay ương - t… lai - con l… - x… rồng - b.. chải Câu 3. Nối: A B 1. Con gà
a. là thủ đô của Việt Nam 2. Em bé b. gáy ò… ó… o... 3. Mùa đông c. nằm ngủ trong nôi 4. Hà Nội d. rất lạnh
Câu 4. Đặt câu với các từ: ngoan ngoãn, vui vẻ. Đáp án
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2. a. tr hay ch - trung tâm - chương trình - chính xác - trẻ em
b. ươn hay ương - tương lai - con lươn - xương rồng - bươn chải Câu 3. 1. b 2. c 3. d 4. a Câu 4.
- Hồng là một đứa bé ngoan ngoãn.
- Em cảm thấy rất vui vẻ. Đề 22
Câu 1. Viết chính tả: Bầm ơi
Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe! Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. (Tố Hữu)
Câu 2. Tìm và sửa lỗi sai:
a. Trong gia đình, em yêu quý nhất là ông lội.
b. Buổi chiều, ánh nắng vẫn còn trói trang.
c. Cây cối trong vừn đã bắt đầu đâm trồi nảy lộc.
d. Mùa xuân, thời tiết ấm áp hơn dất nhiều.
Câu 3. Từ nào khác với từ còn lại? a. nóng, khóc, lạnh, mát b. bố, anh, mèo, mẹ
c. con lợn, con ong, hoa lan, con chó
d. mùa xuân, mùa hè, mùa thu, vui vẻ
Câu 4. Đặt câu với các từ sau: dạy dỗ, chăm sóc. Đáp án
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Tìm và sửa lỗi sai:
a. Trong gia đình, em yêu quý nhất là ông lội. (ông nội)
b. Buổi chiều, ánh nắng vẫn còn trói trang. (chói chang)
c. Cây cối trong vừn đã bắt đầu đâm trồi nảy lộc. (vườn - chồi)
d. Mùa xuân, thời tiết ấm áp hơn dất nhiều. (rất)
Câu 3. Từ nào khác với từ còn lại? a. khóc b. mèo c. hoa lan d. vui vẻ Câu 4.
- Cô giáo đã dạy dỗ chúng em nên người.
- Bác sĩ đang chăm sóc người ốm. Đề 23
Câu 1. Viết chính tả:
Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi
đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều
chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.
Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:
- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:
- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
(Lợn cưới áo mới, Truyện cười Việt Nam)
Câu 2. Tiếng nào có vần inh? Tiếng nào có vần ich?
Các từ gồm: phích nước, xinh đẹp, kinh ngạc, tích cực, thông minh, hình ảnh,
cái xích, ngọc bích, nghịch ngợm, lung linh, kịch bản.
Câu 3. Đặt câu với các từ: phích nước, nghịch ngợm.
Câu 4. Điền ng hoặc ngh vào chỗ trống:
a. Em bé đang nằm ...ủ trong nôi.
b. Các bác nông dân đang ngồi ...ỉ.
c. Con ...ựa đang phi nước đại.
d. Cậu ấy thật ngốc ...ếch! Đáp án
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2.
• Tiếng nào có vần inh: xinh đẹp, kinh ngạc, thông minh, hình ảnh, lung linh.
• Tiếng nào có vần ich: phích nước, tích cực, cái xích, ngọc bích, nghịch ngợm, kịch bản. Câu 3.
- Nước nóng ở trong phích nước màu đỏ.
- Ở trường, Hoàn rất nghịch ngợm.
Câu 4. Điền ng hoặc ngh vào chỗ trống:
a. Em bé đang nằm ngủ trong nôi.
b. Các bác nông dân đang ngồi nghỉ.
c. Con ngựa đang phi nước đại.
d. Cậu ấy thật ngốc nghếch! Đề 24
Câu 1. Viết chính tả: Kể cho bé nghe Hay nói ầm ĩ Là con vịt bầu Hay hỏi đâu đâu Là con chó vện Hay chăng dây điện Là con nhện con Ăn no quay tròn Là cối xay lúa Mồm thở ra gió Là cái quạt hòm Không thèm cỏ non Là con trâu sắt Rồng phun nước bạc Là chiếc máy bơm Dùng miệng nấu cơm Là cua, là cáy Chẳng vui cũng nhảy Là chú cào cào Đêm ngồi đếm sao Là ông cóc tía Ríu ran cành khế Là cậu chích choè Hay múa xập xoè Là cô chim trĩ (Trần Đăng Khoa)
Câu 2. Đặt câu với các từ: con vật, đáng yêu.
Câu 3. Tiếng nào có vần oan? Tiếng nào có vần oat?
Các từ gồm: ngoan ngoãn, hoạt bát, hoa xoan, hoạt hình, đoạt giải, hoàn toàn,
soát bài, hàng loạt, đoàn tàu, sinh hoạt. Câu 4. Nối: A B 1. Đám mây a. cong hình lưỡi liềm 2. Bài toán b. trắng như bông 3. Chiếc thuyền c. rất khó. 4. Mảnh trăng d. lần đầu ra khơi. Đáp án
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2.
- Con vật mà em yêu thích nhất là con mèo.
- Chú gà con rất đáng yêu. Câu 3.
• Tiếng nào có vần oan: ngoan ngoãn, hoa xoan, hoàn toàn, đoàn tàu.
• Tiếng nào có vần oat: hoạt bát, hoạt hình, đoạt giải, soát bài, hàng loạt, sinh hoạt. Câu 4. Nối: 1. b 2. c 3. d 4. a Đề 25
Câu 1. Viết chính tả:
Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc
phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn
như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu
ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã
vậy tính nết lại ăn xổi ở thì (thật chỉ vì ốm đau luôn, không làm được), có một
cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi.
(Trích Dế Mèn phiêu lưu ký, Tô Hoài)
Câu 2. Tìm và sửa lỗi sai:
a. Em đang nàm bài tập môn Toán.
b. Em bé nằm ngủ chong nôi.
c. Chú ong nâu dất chăm chỉ.
d. Cậu bé đang xay xưa đọc sách.
Câu 3. Đặt câu với các từ: hòa bình, trẻ em.
Câu 4. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Năm nay, em được sáu … (tuổi/ngày)
b. Hùng … hơn Long (cao/ghét)
c. Cô Tấm rất … (hiền dịu/độc ác)
d. Em thích … sườn xào chua ngọt (ăn/uống) Đáp án
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2. a. nàm - làm b. chong - trong c. dất - rất d. xay xưa - say sưa Câu 3.
- Mọi người đều yêu hòa bình, ghét chiến tranh.
- Bác Hồ rất yêu quý trẻ em.
Câu 4. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Năm nay, em được sáu tuổi. b. Hùng cao hơn Long.
c. Cô Tấm rất hiền dịu.
d. Em thích ăn sườn xào chua ngọt Đề 26
Câu 1. Viết chính tả:
Trâu ơi ta bảo trâu này:
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày giữ nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn. (Ca dao)
Câu 2. Tiếng nào chứa vần kênh? Tiếng nào chứa vần êch?
Các tiếng là: con kênh, bập bênh, mênh mông, lệch hướng, con ếch, chênh vênh,
trắng bệch, xộc xệch, bập bênh. Câu 3. a. Điền s hay x? - chim … ẻ - thùng … ơn - xa ...ôi - ..ứ sở
b. Dấu hỏi hay dấu ngã? - số le - thuy thủ - re phải - sạch se
Câu 3. Đặt câu với từ: nông dân, vất vả.
Câu 4. Tìm một số từ chỉ nghề nghiệp. Đáp án
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2.
Tiếng chứa vần kênh: con kênh, bập bênh, mênh mông, chênh vênh,
Tiếng chứa vần êch: lệch hướng, con ếch, trắng bệch, xộc xệch, Câu 3. a. Điền s hay x? - chim sẻ - thùng sơn - xa xôi - xứ sở
b. Dấu hỏi hay dấu ngã? - số lẻ - thuỷ thủ - rẽ phải - sạch sẽ Câu 3.
- Các bác nông dân đang cấy lúa.
- Bố em làm việc rất vất vả.
Câu 4. Một số từ chỉ nghề nghiệp: nông dân, giáo viên, y tá, bác sĩ, luật sư, ca
sĩ, diễn viên, đầu bếp… Đề 27
Câu 1. Viết chính tả:
Bà còng đi chợ trời mưa,
Cái tôm cái tép đi đưa bà còng.
Đưa bà đến quãng đường đông,
Đưa bà vào tận ngõ trong nhà bà.
Tiền bà trong túi rơi ra,
Tép, tôm nhặt được trả bà mua rau.
Câu 2. Tiếng nào có vần inh? Tiếng nào có vần ich? a. phích nước b. xinh đẹp c. tích điểm d. minh tinh e. kinh ngạc g. có ích
Câu 3. Đặt câu với các từ: diễn kịch, lịch bàn. Câu 4.
a. Điền ai hay ay - x… thóc - ngày m… - t… họa - hát h…
b. Điền r hay d - hát ...u - nhảy ...ây - ...õ ràng - nước ...a Đáp án
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Tiếng nào có vần inh? Tiếng nào có vần ich? a. phích nước - vần ich b. xinh đẹp - vần inh c. tích điểm - vần ich d. minh tinh - vần inh e. kinh ngạc - vần inh g. có ích - vần ich Câu 3.
- Lớp chúng em sẽ biểu diễn kịch vào cuối tuần sau.
- Hồng tặng em một quyển lịch bàn tuyệt đẹp. Câu 4.
a. Điền ai hay ay - xay thóc - ngày mai - tai họa - hát hay
b. Điền r hay d - hát ru - nhảy dây - rõ ràng - nước da Đề 28
Câu 1. Viết chính tả: Hạt nắng bé con
Mẹ Mặt Trời thả hạt nắng xuống đất chơi.
Hạt nắng gặp bông hoa bị gãy cành đang sụt sùi khóc. Nó an ủi, rồi gửi tặng
bông hồng chiếc khăn vàng óng. Nghe hạt mầm thì thầm, nó phải hơi ấm xuống
đất. Thế là mầm cây đội đất nhô lên.
Khi mẹ Mặt Trời gọi, hạt nắng bám cánh tay hồng của mẹ về bên kia núi.
Câu 2. Tìm và sửa lỗi sai:
a. Bông hoa hồng có màu đỏ giực giỡ.
b. Trẻ em là tương nai của đất lước.
c. Ông nội em là cựu triến binh.
d. Em rất thích ăn trôm trôm.
Câu 3. Đặt câu với các từ sau: an ủi, múi cam.
Câu 4. Kể tên các con vật nuôi. (Ví dụ: mèo…) Đáp án
Câu 1. Học sinh tự viết
Câu 2. Tìm và sửa lỗi sai:
a. Bông hoa hồng có màu đỏ giực giỡ. (rực rỡ)
b. Trẻ em là tương nai của đất lước. (tương lai)
c. Ông nội em là cựu triến binh. (chiến binh)
d. Em rất thích ăn trôm trôm. (chôm chôm) Câu 3.
- Thu đang an ủi để Hòa đỡ tủi thân.
- Những múi cam có rất nhiều nước.
Câu 4. Tên các con vật nuôi: chó, mèo, lợn, gà, bò, trâu, vịt, ngan… Đề 29
Câu 1. Viết chính tả: “Làm anh khó đấy Phải đâu chyện đùa Với em gái bé
Phải “người lớn” cơ. Mẹ cho quà bánh Chia em phần hơn Có đồ chơi đẹp Cũng nhường em luôn Làm anh thật khó Nhưng mà thật vui Ai yêu em bé Thì làm được thôi.”
(Làm anh, Phan Thị Thanh Nhàn)
Câu 2. Đặt câu với các từ: em gái, dỗ dành, dịu dàng.
Câu 3. Tiếng nào có vần ay, vần ai? a. cái tai b. gay go c. may mắn d. bay cao e. tai tiếng
Câu 4. Tìm các từ chỉ màu sắc. Đáp án
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2.
- Em gái của tôi rất xinh xắn và dễ thương.
- Mẹ phải dỗ dành em bé đang khóc.
- Cô giáo rất dịu dàng. Câu 3.
• Vần ay: gay go, may mắn, bay cao
• Vần ai: cái tai, tai tiếng.
Câu 4. Các từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, đen., trắng… Đề 30
Câu 1. Viết chính tả:
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhuỵ vàng.
Nhuỵ vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. (Ca dao)
Câu 2. Chọn đáp án đúng:
a. Tôi là một học sinh hiền lành/chăm chỉ.
b. Em bé nằm rất ngoan ngoãn/dịu dàng. c. Tôi thích ăn/xơi kem.
d. Con thỏ chạy rất cao/nhanh.
Câu 3. Tìm các từ chỉ con vật.
Câu 4. Đặt câu với từ: yêu thích, chăm ngoan. Đáp án
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2. a. chăm chỉ b. ngoan ngoãn c. ăn kem d. rất nhanh
Câu 3. Các từ chỉ con vật gồm chó, mèo, voi, khỉ… Câu 4.
- Tôi rất yêu thích vẽ tranh.
- Cậu ấy vừa chăm ngoan, lại vừa học giỏi. Đề 31
Câu 1. Viết chính tả: Con yêu mẹ
- Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết
- Thế thì làm sao con biết
Là trời ở những đâu đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong, bao giờ con tới!
- Con yêu mẹ bằng Hà Nội Để nhớ mẹ con tìm đi
Từ phố này đến phố kia
Con sẽ gặp ngay được mẹ
- Hà Nội còn là rộng quá
Các đường như nhện giăng tơ
Nào những phố này phố kia
Gặp mẹ làm sao gặp hết! (Xuân Quỳnh)
Câu 2. Đặt câu với các từ: yêu thương, Hà Nội.
Câu 3. Điền s hay x? a. xa …ôi b. …anh lá cây c. nước …ôi d. …ức khỏe e. giàu …ang
Câu 4. Tìm các từ chỉ ngoại hình. Đáp án
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2.
- Gia đình em rất yêu thương nhau.
- Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.
Câu 3. Điền s hay x? a. xa xôi b. xanh lá cây c. nước sôi d. sức khỏe e. giàu sang Câu 4.
Các từ chỉ ngoại hình gồm có: xinh, đẹp, thấp, cao, béo, gầy… Đề 32
Câu 1. Viết chính tả:
Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài
con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả
giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé
bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.
Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ộp ộp. Nó
nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên
đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
(Ếch ngồi đáy giếng, Truyện ngụ ngôn)
Câu 2. Tìm các tiếng có chứa vần: “iêng, ung” trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng trên ở Câu 1.
Câu 3. Đặt câu với từ: hoảng sợ, bầu trời, con trâu.
Câu 4. Tìm một số từ chỉ tính cách. Đáp án
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Các tiếng có chứa vần: “iêng, ung” trong văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”:
- Vần “iêng”: giếng, tiếng. - Vần “ung”: xung, vung Câu 3.
- Hôm qua, tôi đã bị cậu làm cho một phen hoảng sợ.
- Bầu trời trong xanh như một tấm thảm khổng lồ.
- Con trâu là người bạn của nông dân. Câu 4.
Một số từ chỉ tính cách: hiền, dữ, ác, đanh đá, ghê gớm…