Bài tập ôn tập câu hỏi Vi mô - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Bài tập ôn tập câu hỏi Vi mô - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
1. Các điều kiện kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng hay giảm đều ảnh hưởng đến tập đoàn Samsung.
Nền kinh tế đang ở giai đoạn hưng thịnh thì nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các
chiến lược đầu tư, phát triển. GDP của Việt Nam luôn được duy trì ở mức đáng kể,
khoảng 7% trong những năm gần đây. Tuy nhiên năm 2020, do ảnh hưởng của dịch
bệnh, GDP Việt Nam chỉ tăng 2,91%, là mức tăng thấp nhất trong thập kỉ vừa qua
từ đó cũng ảnh hưởng không ít tới các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhưng với mức tăng trưởng này Việt Nam vẫn được đánh giá thành công, thuộc
nhóm tăng trưởng kinh tế cao trên thế giới. GDP tăng chứng tỏ nền kinh tế phát
triển, thu nhập của tầng lớp dân cư tăng làm tăng nhu cầu của người tiêu dùng, tăng
khả năng thanh toán cho nhu cầu của họ giúp Samsung có thể bán được nhiều mặt
hàng hơn đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Lãi suất của Việt Nam cũng ảnh
hưởng rất lớn đến Samsung. Khi tỷ lệ lãi suất tăng cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng
huy động vốnvà xử lý nguồn vốn của doanh nghiệp. Nếu mức lãi suất thích hợp
Samsung có thể vay vốn từ ngân hàng hoặc gửi tiền vào ngân hàng và cho các đối
tác vay để thu lại lợi nhuận. Hiểu được vấn đề này, ngân hàng nhà nước Việt Nam
đã liên tiếp điều chỉnh giảm 3 lần các mức lãi suất, tổng mức giảm từ 1,5% - 2%/
năm đối với lãi suất điều hành, tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại tiếp cận
vốn từ nhà nước với chi phí thấp qua đó giảm điềukiện lãi suất cho vay hỗ trợ
Samsung và các doanh nghiệp khácphục hồi sản xuất kinh doanh.-Yếu tố lạm phát
cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định chiến lược và sách lược kinh doanh.
-Năm 2020, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam cao nhất trong 5 năm vừaqua. Theo Tổng
cục Thống kê năm 2020 lạm phát cơ bản tăng2,31% so với năm 2019.Tuy nhiên
vẫn đang được kiểm soát tốt,đảm bảo được giá trị đồng tiền nên không gây quá
nhiều khókhăn cho hoạt động kinh doanh của Samsung. Ngoài ra việc kiểmsoát tốt
tỷ lệ lạm phát cũng làm cho tỷ lệ thất nghiệp ở mức trung bình đảm bảo cung cấp
cho Samsung nguồn lao động dồi dàogiúp hoạt động sản Tốc độ tăng trưởng kinh tế
tăng hay giảm đều ảnh hưởng đến tập đoàn Samsung. Nền kinh tế đang ở giai đoạn
hưng thịnh thì nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến lược đầu tư, phát triển.
GDPcủa Việt Nam luôn được duy trì ở mức đáng kể, khoảng 7% trongnhững năm
gần đây. Tuy nhiên năm 2020, do ảnh hưởng của dịchbệnh, GDP Việt Nam chỉ tăng
2,91%, là mức tăng thấp nhất trongthập kỉ vừa qua từ đó cũng ảnh hưởng không ít
tới các hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng với mức tăng trưởng
nàyViệt Nam vẫn được đánh giá thành công, thuộc nhóm tăng trưởngkinh tế cao
trên thế giới. GDP tăng chứng tỏ nền kinh tế phát triển, thu nhập của tầng lớp dân
cư tăng làm tăng nhu cầu của người tiêu dùng, tăng khả năngthanh toán cho nhu
cầu của họ giúp Samsung có thể bán đượcnhiều mặt hàng hơn đem lại lợi nhuận
cho doanh nghiệp. Lãi suất của Việt Nam cũng ảnh hưởng rất lớn đến Samsung.
Khi tỷ lệ lãi suất tăng cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng huy động vốnvà xử lý nguồn
vốn của doanh nghiệp. Nếu mức lãi suất thích hợp Samsung có thể vay vốn từ ngân
hàng hoặc gửi tiền vào ngân hàng và cho các đối tác vay để thu lại lợi nhuận. Hiểu
được vấn đề này, ngân hàng nhà nước Việt Nam đã liên tiếp điều chỉnh giảm 3 lần
các mức lãi suất, tổng mức giảm từ 1,5% - 2%/năm đối với lãi suất điều hành, tạo
điều kiện cho ngân hàng thương mại tiếp cận vốn từ nhà nước với chi phí thấp qua
đó giảm điềukiện lãi suất cho vay hỗ trợ Samsung và các doanh nghiệp khác phục
hồi sản xuất kinh doanh. Yếu tố lạm phát cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch
định chiến lược và sách lược kinh doanh. Năm 2020, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam
cao nhất trong 5 năm vừa qua. Theo Tổng cục Thống kê năm 2020 lạm phát cơ bản
tăng 2,31% so với năm 2019.Tuy nhiên vẫn đang được kiểm soát tốt, đảm bảo được
giá trị đồng tiền nên không gây quá nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của
Samsung. Ngoài ra việc kiểm soát tốt tỷ lệ lạm phát cũng làm cho tỷ lệ thất nghiệp
ở mức trung bình đảm bảo cung cấp cho Samsung nguồn lao động dồi dào giúp
hoạt động sản xuất diễn ra linh hoạt. 2. Chính trị - pháp luật
Samsung phải đáp ứng các quy định và luật pháp về bảo vệ môi trường của các
quốc gia và khu vực nơi hoạt động. Việc không tuân thủ các quy định và luật pháp
có thể gây ra các khoản phạt và tổn thất về uy tín cho Samsung. Pháp luật hoàn
chỉnh sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động một cách an toàn bình đẳng và bảo vệ
quyền lợi cho công ty. Chính trị cũng là yếu tố quan trọng trong việc quản lý môi
trường. Samsung phải liên tục tương tác với các cơ quan chính phủ và chính trị để
đảm bảo tuân thủ các quy định và luật pháp về môi trường, và đồng thời đóng góp
cho các chương trình bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Bất kỳ quốc gia
nào có môi trường chính trị không ổn định và sự thay đổi bất ổn trong cơ cấu chính
phủ hiện tại đều bị gián đoạn kinh doanh và làm ăn thua lỗ. Với việc Samsung hiện
đang hoạt động tại hơn 80 quốc gia, lo ngại khủng bố đặt ra một thách thức lớn
khác để hoạt động kinh doanh suôn sẻ. 3. Văn hoá – xã hội
Đói với văn hóa Việt Nam, người Việt không có xu hướng dung hàng nội, thậm chí
khi chất lượng sản phẩm của một số hàng nội địa không thua kém gì nước ngoài thì
tâm lý chung của người Việt vẫn thích dùng hàng ngoại hơn. Nhất là đối với ngành
điện tử, chưa có công ty điện tử Việt Nam nào có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu
cầu của thị trường. Vì vậy con đường phát triển cho những công ty điện tử Việt
Nam còn rất khó khăn, còn Samsung đã trở thành thương hiệu quen thuộc của người Việt. 4. Nhân khẩu học
Đối tượng khách hàng mục tiêu của Samsung là Nam và Nữ, tuổi từ18 – 35, sống ở
thành thị tại 2 thành phố lớn (TP.HCM và Hà Nội), thu nhập nhóm A, quan tâm tới
công nghệ và các giải pháp giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách nhanh
chóng, tiết kiệm thời gian.
Giới tính: Đối tượng khách hàng mục tiêu của Samsung bao gồm cả Nam và Nữ.
Vị trí địa lý: Đối tượng khách hàng mục tiêu của Samsung sống ở thành thị
tại 2 thành phố lớn (TP.HCM và Hà Nội).
Tuổi: Đối tượng khách hàng mục tiêu của Samsung tập trung ở nhóm Thanh
niên (18 – 24 tuổi) và Trưởng thành (25 – 35 tuổi), tùy danh mục sản phẩm và thương hiệu.
Thu nhập: Đối tượng khách hàng mục tiêu của Samsung tập trung ở nhóm
thu nhập Nhóm A (15 – 150 triệu VND).
Thái độ: Đối tượng khách hàng mục tiêu của Samsung quan tâm tới công
nghệ và các giải pháp giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách nhanh
chóng, tiết kiệm thời gian.
Hành vi sống: Đối tượng khách hàng mục tiêu của Samsung thường tìm tòi
các giải pháp hiện đại giúp cuộc sống dễ dàng hơn.
5. Kỹ thuật – công nghệ
Với các công nghệ đột phá được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ “Vạn
vật Kết nối (IoT)”, Samsung cho thấy cuộc sống con người đã trở nên tiện lợi hơn
vượt bậc, trải nghiệm sinh hoạt hàng ngày cũng được nâng cao, loại bỏ những điều
phức tạp, kèm theo sự an tâm tuyệt đối đến từ mức độ bảo mật cao.
Bộ Phận Điện Tử Tiêu Dùng tại Công ty cho biết: “Samsung đặc biệt định vị để
cung cấp cho người tiêu dùng đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ AI và IoT tiên tiến
dựa trên danh mục các sản phẩm đa dạng từ TV, màn hình, thiết bị âm thanh, đồ gia
dụng cho đến các thiết bị di động. Chúng tôi đang nỗ lực để định hình một kỷ
nguyên của cuộc sống kết nối với các sản phẩm và dịch vụ có khả năng tương tác
liền mạch với nhau để làm cho cuộc sống của người tiêu dùng trở nên phong phú
hơn, thông minh hơn và thú vị hơn. MÔI TRƯỜNG VI MÔ
1) Đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Sự khác biệt hóa sản phẩm diễn ra mạnh mẽ trong ngành là một trong mô hình 5 áp
lực cạnh tranh của Samsung, các công ty thường bán các sản phẩm khác biệt hóa
thay vì một sản phẩm tiêu chuẩn hóa. Khách hàng cũng tìm kiếm các sản phẩm khác biệt.
Hoạt động quảng cáo và dịch vụ khách hàng được chú trọng. Bên cạnh đó, yêu cầu
về vốn trong ngành cao cũng gây khó khăn cho những người mới tham gia thành
lập doanh nghiệp. Tất cả những yếu tố này làm cho mối đe dọa từ những đối thủ
tiềm tàngtrở nên thấp hơn.
Nhìn chung, mối đe dọa từ đối thủ tiềm tàng là khá thấp đối với Samsung. Việc xây
dựng một thương hiệu lớn như vậy không hề đơn giản khi cần đầu tư nhiều về tài
chính cộng với marketing và nguồn nhân lực có tay nghề cao. Vì vậy, rào cản gia
nhập là cao. Người ta có thể tham gia với quy mô nhỏ hơn và nâng cao thương hiệu
địa phương, nhưng khi đó mức độ cạnh tranh của các thương hiệu dẫn đầu thị
trường đã là rất cao rồi. Hơn nữa, áp lực pháp lý và quy định cũng tác động làm
tăng các rào cản gia nhập thị trường.
Đây là một áp lực không cao đối với Samsung vì để có thể gia nhập ngành thì các
thương hiệu mới phải trải qua nhiều rào cản khác nhau. Ngành càng dễ gia nhập thì
tỉ lệ cạnh tranh càng cao, trong đó quan trọng là hàng rào chi phí quyết định. Điều
này đe dọa các doanh nghiệp mới và mức độ cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn.
Việc thâm nhập vào thị trường mới là rất khó khăn đối bởi việc xây dựng chuỗi
cung ứng và mạng lưới phân phối là điều không hề đơn giản.
Samsung có thể tận dụng lợi thế về quy mô mà tập đoàn có được trong ngành để
chống lại những công ty mới gia nhập thông qua lợi thế về chi phí.
Tập trung vào đổi mới để phân biệt sản phẩm của mình với sản phẩm của những
công ty mới gia nhập. Đầu tư cho marketing để xây dựng nhận diện thương hiệu
mạnh mẽ. Điều này sẽ giúp Samsung giữ chân khách hàng của mình và tránh mất
họ vào taynhững người mới tham gia. 2) Nhà cung cấp
Số lượng nhà cung cấp trong ngành mà Tập đoàn Samsung đang hoạt động là rất
nhiều so với người mua. Điều này có nghĩa là các nhà cung cấp có ít quyền kiểm
soát hơn về giá cả và làm cho khả năng thương lượng của các nhà cung cấp trở
thành một lực lượng yếu hơn.
Sản phẩm mà các nhà cung cấp này cung cấp khá tiêu chuẩn hóa, ít khác biệt và có
chi phí chuyển đổi thấp. Điều này giúp những người mua như Tập đoàn Samsung
dễ dàng chuyển đổi nhà cung cấp hơn. Khả năng thương lượng của nhà cung cấp giảm.
Ngoài ra, Samsung còn có nhà máy Samsung Electronics với khả năng tự sản xuất
chip nhớ, bộ xử lý và màn hình. Do đó, Samsung có thể tự cung cấp nhiều linh kiện
cho chính mình mà không cần phụ thuộc vào nhà cung cấp bên ngoài và những
thay đổi về giá xuất phát từ nhà cung cấp. Điều này làm giảm khả năng thương
lượng của nhà cung cấp.
Tập đoàn Samsung là một khách hàng quan trọng đối với các nhà cung cấp của họ
trong ngành công nghiệp điện tử ngày nay. Do đó, khả năng thương lượng của các
nhà cung cấp trở thành một lực lượng yếu hơn trong ngành. 3) Người mua
Samsung là một tập đoàn đa ngành, sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau bao
gồm smartphone, TV, các sản phẩm liên quan đến máy tính và thiết bị gia dụng…
Do đó, khả năng thương lượng của các khách hàng cá nhân có thể thấp, nhưng khả
năng thương lượng của người mua doanh nghiệp và khách hàng với tư cách là một nhóm là rất đáng kể.
Hiện nay, có rất nhiều yếu tố làm gia tăng khả năng thương lượng của khách hàng.
Họ được tự do lựa chọn, tổng hợp nguồn thông tin trước khi mua sản phẩm. Bởi vì
không có chi phí chuyển đổi nên kết quả là khả năng thương lượng của khách hàng
được tăng cao. Đối với các công ty đang tham gia thị trường điện, điện tử, điện gia
dụng, áp lực này còn lớn hơn. Người mua không chỉ quan tâm đến chất lượng mà
còn chú trọng đến những dịch vụ sau bán và các phụ kiện thay thế khi có sự cố đối
với sản phẩm của họ. Nghe qua thì có vẻ như khách hàng sẽ phải phụ thuộc vào
công ty nhưng thực chất không phải vậy. Khách hàng mới là người thực sự có
quyền lực, đặc biệt là ở những thị trường mới nổi, người tiêu dùng tại đây được biết
đến là những người khó tính khi quyết định mua sản phẩm hoặc dịchvụ.
Samsung là một thương hiệu lâu đời và việc tập trung liên tục vào đổi mới công
nghệ cũng là một yếu tố quan trọng dẫn đến khả năng thương lượng của thương
hiệu cao hơn so với khách hàng 4) Sản phẩm thay thế
Thị trường White Goods (Thiết bị gia dụng) tràn ngập nhiều sản phẩm thay thế. Do
đó, những công ty công nghệ như Samsung cần cẩn thận trong việc quyết định
chiến lược marketing phù hợp.
Các thương hiệu và sản phẩm thay thế cũng đang gây ra mối đe dọa đối với thương
hiệu Samsung. Các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Samsung là SONY, LG và Apple.
MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ I. Văn hóa tổ chức Triết lý của Samsung:
Triết lý quản lý của Samsung : “Tài năng, sự sáng tạo và cống hiến của nhân viên
chúng tôi là nhân tố then chốt cho sự nỗ lực và những bước tiến dài trong công
nghệ mà chúng tôi làm được tạo nên tiềm năng vô hạn để đạt được chuẩn mực cuộc
sống cao hơn ở khắp mọi nơi”.
Samsung Việt Nam : “ Cống hiến tài năng và công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm
và dịch vụ siêu việt, bằng cách đó đóng góp cho một xã hội toàn cầu tốt đẹp hơn” II. Yếu tố nhân lực
Nguồn nhân lực sắn có
Cuối năm 2014, Samsung Electronics có khoảng 489000 nhân viên làm việc tại
tất cả các công ty con trên toàn thế giới. Đội ngũ những nhà nghiên cứu và kỹ sư
tài năng là một trong những tài sản quý giá nhất của công ty điện tử Samsung.
Samsung luôn đầu tư nhân lực cho R&D làm việc trongviện nghiên cứu và phát
triển mỗi ngày. Với 42 viện nghiên cứu khả thi trên khắp thếgiới, họ nghiên cứu
về công nghệ chiến lược cho tương lai và những công nghệ chính để định hướng
cho những xu thế mới của thị trường
Chế độ công khai thu nạp nhân tài
Doanh nghiệp Hàn Quốc sớm đã thịnh hành kinh doanh theo phương thức gia
tộc nhưng Tập đoàn Samsung dẫn đầu tiến hành chế độ công khai thu nạp nhân
tài. Những người này hiện đã trở thành trụ cột của tập đoàn thúc đẩy sự nghiệp
của tập đoàn phát triểnmạnh mẽ. Chế độ này liên tục duy trì đến nay. Ngoài giới
kinh tế, giới học thuật ra,Samsung còn thu hút những quan chức của Bộ Tư
pháp, Bộ Quốc phòng... đã nghỉ hưu, rồi còn chú trọng thu hút nhân tài nước
ngoài, cho họ cơ hội phát triển tài năng III.
Văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam
Người Việt Nam có tinh thần làm việc tập thể rất kém: Khi làm việc tập thể, họít
phân chia công việc cụ thể, thường hay cả nể nhau, ngại va chạm nên hiệu quả
công việc đem lại thường không tốt.Người Việt Nam có xu hướng tránh nhận trách nhiệm
Việt Nam được đánh giá là nước có khoảng cách quyền uy khá lớn với số liệu
định lượnglà 70, điều này làm hạn chế việc trao đổi thông tin giữa cấp trên và
cấp dưới, dẫn đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp bị giảm. Có tâm lý tránh bất
định: Thích được làm việc trong môi trường có nhiều quy phạm, nên người Việt
Nam thường sáng tạo rất kém, không thích những ý tưởng quá kỳ lạ.Thiếu sự
gắn bó với công ty: Không những giới quản lý cấp trung mà ngay cả công nhân
các loại hình đơn giản cũng dễ dàng chuyển từ chỗ làm này sang chỗ làm khác,
họ sẵn sàng bỏ chỗ làm nếu cho rằng mình bị đối xử bất công, có nơi khác chào mời lương cao hơn.
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CẤP KINH DOANH