-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập ôn tập - Nguyên lý kế toán | Đại học Mỏ – Địa chất
Bài tập ôn tập - Nguyên lý kế toán | Đại học Mỏ – Địa chất được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Nguyên lý kế toán (7070432) 20 tài liệu
Đại học Mỏ – Địa chất 70 tài liệu
Bài tập ôn tập - Nguyên lý kế toán | Đại học Mỏ – Địa chất
Bài tập ôn tập - Nguyên lý kế toán | Đại học Mỏ – Địa chất được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nguyên lý kế toán (7070432) 20 tài liệu
Trường: Đại học Mỏ – Địa chất 70 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mỏ – Địa chất
Preview text:
1. Nắm được tên và nội dung từng chứng từ trong đồ án.
Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp kế toán được sử dụng để phản ánh,
kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời
gian, địa điểm phát sinh nghiệp vụ đó phục vụ cho công tác kế toán và công tác quản lý.
2. Trong doanh nghiệp có mấy hình thức ghi sổ kế toán, là những loại nào ?
Trả lời : Có 4 hình thức ghi sổ kế toán:+ Hình thức Nhật ký – Sổ Cái
+ Hình thức Nhật Ký chung
+ Hình thức Chứng từ ghi sổ
+ Hình thức nhật ký –Chứng từ. -
Hình thức ghi sổ kế toán sử dụng trong đồ án, trình tự ghi sổ theo hình thức đó.
Trả lời : Hình thức Nhật ký chung a. Đặc điểm
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật
kí,trọng tâm là sổ Nhật kí chung, theo thời gian phát sinh và theo nôi dung kinh
tế của nghiệp vụ đó.Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật kí để ghi Sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. b. Các loại sổ sách
Sổ tổng hợp : Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt, Sổ cái tài khoản
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
c. Trình tự và phương pháp ghi sổ: Trình tự tóm tắt theo sơ đồ
Ưu nhược điểm :
Ưu điểm: Mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện phân công kế toán viên.
Nhược điểm: Khối lượng công việc ghi chép nhiều, trùng lặp.
Điều kiện áp dụng: Phù hợp với các đơn vị có quy mô vừa và nhỏ, có nhiều nhân viên kế toán.
3. Nêu các khoản trích theo lương, tỷ lệ trích của từng loại
Các khoản Bảo hiểm trích Trích vào Chi Phí Trích vào lương Tổng theo lương của DN cảu NLĐ 1.Bảo hiểm xã hội 17,5% 8% 25,5% 2. Bảo hiểm Y tế 3% 1,5% 4,5% 3.Bảo hiểm thất nghiệp 1% 1% 2% 4. Kinh phí công đoàn 2% 2% Tổng BH+ CĐ 23,5% 10,5% 34%
4. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm gì ? Đặc điểm của sản phẩm, dùng
loại NVL gì? Tính giá thành theo phương pháp pháp nào ? Đánh giá trị sản
phảm dở dang theo phương pháp nào?
Trả lời : Tùy vào đồ án nha VD: cty may mặc, sản phẩm phần áo, lúa gạo, hay mía
đường, thì NVL Của nó sẽ là vải, thóc, mía. -
Tính giá là phương pháp thông tin kiểm tra về sự hình thành và phát sinh chi phí
có liên quan đến từng loại vật tư, sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ. Nói cách khác,
tính giá là việc xác định giá trị ghi sổ của tài sản. -
Đánh giá sản phẩm dở dang ( do đơn vị sản xuất)
Gía gốc nhập kho = Gía trị sản phẩm dở dang đầu kì + chi phí sản xuất chi ra
trong kỳ - Gía trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
5. Có những phương pháp hoạch toàn hàng tồn kho nào ? Trong đồ án sử dụng
phương thực nào ? Phương pháp đó có cách tính toán như thế nào ? -
Có 2 phương pháp hoạch toán hàng tồn kho : + Đối với doanh nghiệp sử dụng
phương pháp kê khai thường xuyên.
+ Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ. -
Trong đồ án đang sử dụng phương thức kê khai thường xuyên.
Trị giá hàng tồn
Giá trị hàng tồn
Giá trị nhập
Giá trị xuất trong = + - kho cuối kỳ kho đầu kỳ trong kỳ kỳ
6. Có những phương pháp tính giá xuất kho nào ? Tại doanh nghiệp sử dụng
phương pháp nào, phương pháp đó tính như thế nào ?
Phương pháp tính giá xuất kho : gồm : -
Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ -
Phương pháp giá bình quân sau mỗi lần nhập -
Phương pháp nhập trước xuất trước -
Phương pháp giá thực tế đích danh -
Phương pháp giá hạch toán
Doanh nghiệp đang sử dụng phương pháp Nhập trước xuất trước
Giá thực tế xuất kho
Đơn giá thực tế từng =
Số lượng xuất từng lần * trong kỳ lần nhập
7. Nêu cách lập và tác dụng của Sổ nhật ký chung ?Sổ nhật ký đặc biệt? Sổ cái?
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật kí,trọng
tâm là sổ Nhật kí chung, theo thời gian phát sinh và theo nôi dung kinh tế của nghiệp
vụ đó.Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật kí để ghi Sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện phân công kế toán viên.
Sổ nhật ký đặc biệt hay gọi là nhật ký chuyên dùng là loại sổ được dùng để ghi riêng
các nghiệp vụ cùng diễn ra nhiều lần trong kỳ và được mở cho từng đối tượng có yêu
cầu quản lý như: nhận ký thu tiền, chi tiền, mua hàng.
Sổ cái : là loại sổ được sử dụng để ghi chép hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh theo từng chi tiêu tài chính, theo từng đối tượng kế toán cụ thể.
8. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu có những phương pháp nào ?
Doanh nghiệp sử dụng phương pháp nào ? -
Phương pháp thẻ kho song song -
Phương pháp đối chiếu luân chuyển - Pháp pháp số dư
Doanh nghiệp đang sự dụng phương pháp thẻ kho song song.
9. Nêu tính cân đối của số liệu trong bảng cân đối số phát sinh và so sánh với sổ nhật ký chung?
Nhật ký chung : là soát lại các định khoản kế toán xem đã định định khoản đối ưng
Nợ - Có đúng chưa, kiểm tra xem tiền kết chuyển vào cuối tháng đã đúng chưa , tổng
phát sinh ở Nhật ký Chung= Tổng phát sinh ở bảng cân đối tài khoản sổ phát sinh. -
Tổng số Dư Nợ đầu Kỳ= Tổng Số dư Có Đầu Kỳ -
Tổng Số Dư Nợ phát sinh trong kỳ= Tổng phát sinh Dư Có trong kỳ= Tổng phát
sinh Nợ ở Nhật ký chung= Tổng PS dư Có ở Nhật Ký Chung.
10. Cách lập bảng cân đối kế toán ( 1 chỉ tiêu bất kỳ nào đó ) cách lập bảng cân đối
số phát sinh, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
-Bảng cân đối kế toán (hay còn gọi là bảng tổng kết tài sản) là một báo cáo kế toán
phản ánh một cách tổng quát tình hình tài sản cũng như nguồn hình thành của đơn vị
tại thời điểm lập báo cáo (thường cuối tháng, quý, năm).
- Bảng cân đối số phát sinh (bảng cân đối tài khoản) là một dạng bảng kê đối chiếu
toàn bộ số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản
được sử dụng trong kỳ
- Bảng báo cáo kết quả kinh doanh là bảng số liệu phản ánh khái quát tình hình và
kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
Nội dung và kết cấu của bảng
Phần 1: Báo cáo lãi, lỗ - phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh của các
hoạt động chính và hoạt động khác của doanh nghiệp.
Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Phần 3: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT
được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa
11. Có nhưng báo cáo tài chinh nào bắt buộc sử dụng trong doanh nghiệp ?
1. Báo cáo tài chính hàng năm: bảng cân đối kế toán, báo cáo hoạt động kinh doanh,
báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh báo cáo tài chính.
2. Báo cáo tài chính giữa niên độ
3. Báo cáo tài chính hợp nhất : đối với mô hình cty mẹ phải lập báo cáo theo quy
định khoản 1 Điều 191 Luật doanh nghiệp 2014
12. Học lại nguyên tắc kế toán cơ bản - Nguyên tắc giá phí
Việc tính toán tài sản, công nợ, chi phí , doanh thu phải dựa trên giá trị thực tế tại
thời điểm phát sinh, không quan tâm đến gía thị trường. -
Nguyên tắc thận trọng
Thu nhập chỉ được ghi khi có chứng cứ chắc chắn, và chi phí được ghi ngay khi
chứng cứ có thể (chưa chắc chắn). -
Nguyên tắc phù hợp
Chi phí để tính lãi lỗ là tất cả các chi phí phải gánh chịu để tạo nên doanh thu đã
ghi nhận trong kỳ, tức là chi phí để tính lãi lỗ phải có sự phù hợp với doanh thu đã ghi nhận. -
Nguyên tắc nhất quán
Kế toán không được thay đổi các nguyên tắc, khái niệm, các chuẩn mực và
phương pháp kế toán được sử dụng từ thời kỳ này sang thời kỳ khác.
Chỉ được thay đổi khi ghi chú trong BCTC và phải báo cáo cho các cơ quan -
Nguyên tắc khách quan
Tài liệu do kế toán cung cấp phải mang tính khách quan và có thể kiểm tra được. -
Nguyên tắc trọng yếu
Một khoản mục là quan trọng nếu có lý do để biết rằng nó sẽ ảnh hưởng đến quyết
định của những người sử dụng báo cáo tài chính. -
Nguyên tắc công khai
Yêu cầu công khai đầy đủ tất cả số liệu và sự việc có liên quan đến tình hình tài
chính và kết quả hoạt động kinh doanh cuả doanh nghiệp.
Các BCTC phải có phần ghi chú thêm những thông tin quan trọng khác mà các
báo cáo chưa đề cập đến (sự thay đổi trong phương pháp kế toán, phương pháp
tính giá vốn hàng bán…). -
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Doanh thu được ghi nhận khi quyền sở hữu hàng hoá bán ra được chuyển giao,
hoặc khi các lao vụ, dịch vụ hoàn thành chuyển giao. -
Nguyên tắc rạch ròi 2 kỳ kế toán
Yêu cầu các nghiệp vụ phát sinh ở kỳ nào thì phản ánh vào kỳ kế toán đó, không
được hạch toán lẫn lộn giữa kỳ này với kỳ sau và ngược lại.
13. Học lại kết cấu các loại tài khoản ? Tài khoản lướng tính, tài khoản điều chỉnh. - Có 5 loại TKKT gồm
+ Loại tài khoản phản ánh tài sản :1,2
+ Loại phản ánh nguồn vốn : 3,4
+ Loại Tk phản ánh doanh thu và thu nhập: 5,7
+ Loại phản ánh chí phí : 6,8
+ Loại phản ánh kết quá : 9 -
Tài khoản lưỡng tính : là tài khoản mang kết cấu của tài khoản phản ánh giá trị tài
sản, vừa mang kết cấu của tài khoản phản ánh nguồn hình thành tài sản. Gồm tài
khoản phải thu khách hàng ( 131) và tài khoản phải trả người bán (331) -
Tài khoản điều chỉnh: Dùng để tính toán lại các chỉ tiêu được phản ánh ở các tài
khoản cơ bản nhằm cung cấp số liệu xác thực về tình hình tài sản tại thời điểm tính toán. -
Tài khoản điều chỉnh chia làm 2 nhóm : Nhóm điều chỉnh gián tiếp, nhóm điều chỉnh trực tiếp.
1. Công ty mà e làm đồ án là cty nào, sp sản xuất kinh doanh là gì ? ( Dễ rồi nha)
2. NVL là gì ?( Bỏ tiếp)
3. Phương pháp tính giá xuất kho ? -
Tùy từng bài đồ án, có bạn theo nhập trước xuất trước, người bình quân cả kỳ dự
trữ, người bình quân sau mỗi lần nhập..xem lại đồ án của mk nha..
4. Phương pháp đánh giá dở dang cuối kỳ .
Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính ( trực tiếp)
Phương pháp ước lượng sản phẩm tương đương
Phương pháp đánh giá theo chi phí định mức.
5. Phương pháp tính giá thành
a. Cách tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ
-Điều kiện áp dụng:
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng
một quá trình sản xuất, sử dụng một thứ nguyên liệu, thu được nhóm
sản phẩm cùng loại với kích cỡ, sản phẩm khác nhau. -Đặc điểm:
Đối tượng tập hợp chi phí là tập hợp theo nhóm sản phẩm của toàn bộ
quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm trong quy trình đó.
Cách tính giá thành theo phương pháp định mức
Điều kiện áp dụng:
+ Doanh nghiệp có quy trình sản xuất ổn định
+ Doanh nghiệp đã xây dựng và quản lý được định mức
+ Trình độ tổ chức và tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của kế toán viên tương đối vững. Giá thành Giá thành + Chênh lệch do thay + Chênh lệch do = thực tế định mức – đổi định mức – thoát ly định mức
Cách tính giá thành theo phương pháp hệ số
Tính giá thành theo phương pháp hệ số áp dụng với những doanh nghiệp mà
trong một chu kỳ sản xuất cùng sử dụng một thứ vật liệu và một lượng lao
động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không
tập hợp riêng cho từng sản phẩm.
Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn
Tính giá thành theo phương pháp giản đơn hay còn gọi là phương pháp trực
tiếp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản
đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất
ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ…). Tổng giá Chi phí Chi phí sản xuất thành Chi phí sản xuất kinh sản xuất = + doanh dở dang đầu kỳ sản xuất – kinh doanh trong kỳ dở dang cuối kỳ sản phẩm
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm
Giá thành sản phẩm đơn chiếc =
Số lượng sản phẩm hoàn thành
6. Phương pháp trích khấu hao TSCĐ.
Khấu hao theo đường thẳng
Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
Khấu hao theo số lượng và khối lượng sản phẩm.
7. Phương pháp tính thuế GTGT.
Có 2 phương pháp đó là : -
Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Thường thì hay làm về khấu trừ là chủ yếu. -
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT của đầu ra – Thuế GTGT của đầu vào được khấu trừ. -
Số thuế giá trị gia tăng đầu ra = Tổng số thuế giá trị gia tăng hàng hóa, dịch vụ
được bán ra được ghi trên hóa đơn GTGT. -
Thuế giá trị gia tăng đầu vào = Tổng số thuế giá trị gia tăng được ghi trên hóa đơn
giá trị gia tăng mua hàng hóa và dịch vụ hay sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ sản
xuất phải chịu thuế GTGT. -
Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu. 8. Cách tính LN sau thuế ? LNst=LNtt-Thuế TNDN
9. Em làm đồ án này trình tự như thế nào. -
Xây dựng các nghiệp vụ, lên nhận ký chung, từ nhật ký chung ra sổ cái…
10. Những tài khoản nào có số dư. -
Tài khoản có số dư : đầu 1,2,3,4.
11. Loại nào ko có số dư - Tài khoản đầu 5,6,7,8,9. 12. Có mấy loại tiền. -
Đồ án e có 1 loại tiền VNĐ, bạn nào có xuất khẩu, ngoại tệ thì thêm .
13. Kể tên loại doanh thu chi phí. -
Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính. VD: bán
hàng,doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu bang hàng nội bộ,
trong đó còn có giảm trừ doanh thu, do hàng bị lỗi trả lại, chiết khấu thương mại. -
Doanh thu từ hoạt động tài chính VD: đầu tư chứng khoán, cho
vay tiền lãi, cổ tức lợi nhuận được chia, lãi tỷ giá ngoại tệ. -
Doanh thu từ hoạt động bất thường.VD: thanh lý tài sản, nhượng
bán, thu tiền phạt khách hàng…
14. Kể tên các chứng từ kế toán. -
Phiếu chi, phiếu thu, biên bản bàn giao TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ,giấy tạm
ứng, phiếu xuất kho, nhập kho….
15. Kể tên các sổ kế toán. -
Sổ thì có sổ cái, sổ nhật ký chung, thẻ kho, sổ chi tiết, bảng tổng hợp nhập, xuất,
tồn, sổ quỹ tiền mặt..
16. Dựa vào đâu có báo cáo kết quả kinh doanh.
Căn cứ vào báo cáo kế quả hoạt động kinh doanh của năm trước.
Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.
17. Nghiệp vụ sau thuế NTN. -
Nghiệp vụ sau Thuế TNDN là kết chuyển lợi nhuận sau thế.chắc thế cái này ko
chắc, vì câu hỏi ko rõ lắm.
18. Thuế thu nhập doanh nghiệp ntn. Thuế TNDN= LNtt*20%